Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Kỹ năng thuyết trình 4 cách giải quyết vấn đề hiệu quả đối với người lãnh đạo...

Tài liệu 4 cách giải quyết vấn đề hiệu quả đối với người lãnh đạo

.DOCX
4
239
53

Mô tả:

4 cách giải quyết vấn đề hiệu quả đối với người lãnh đạo
4 CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI NGƯỜI LÃNH ĐẠO Dù bạn là lãnh đạo một doanh nghiệp lớn hay chỉ là chủ doanh nghiệp nhỏ, dưới đây là 4 cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất mà tạp chí Forbes nhắc bạn cần chú ý. Minh bạch truyền thông là điều kiện tiên quyết để giải quyết mọi khúc mắc 1. Minh bạch truyền thông: Giải quyết vấn đề đòi hỏi truyền thông phải minh bạch, nơi mọi vấn đề của nhân viên cũng như quan điểm của họ cần được tự do thể hiện. Kinh nghiệm cho thấy nhiều vấn đề sẽ không được giải quyết nếu chưa đi đến được tận gốc của chúng, khi mọi người không nói ra. Truyền thông là sự cần thiết cơ bản. Nhưng nhiều khi những người liên quan lại ngại nói ra vì sợ ảnh hưởng tới công việc của mình, vì thế họ che dấu những sai lầm của bản thân hay của những đồng nghiệp. Tiến trình giải quyết vấn đề do vậy sẽ như là một cuộc săn tìm kho báu. Truyền thông chỉ thực sự hiệu quả đối với những vấn đề cần giải quyết khi người lãnh đạo có khả năng chú ý lắng nghe, tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại cởi mở bằng cách đảm bảo một môi trường an toàn cho người đối thoại, để người đối thoại nói ra vấn đề và đưa ra các cách giải quyết phù hợp. Một khi tất cả các tiếng nói được lắng nghe, và tất cả các quan điểm được xem xét và nhìn nhận đúng mức, người lãnh đạo (và nhóm làm việc của mình) có thể vẽ ra một con đường hành động tin cậy và bền vững. Đừng lúc nào cũng giả tưởng rằng những người quanh bạn đã được tạo điều kiện thoải mái để chia sẻ ý nghĩ của họ. Mà người lãnh đạo cần phải tin tưởng vào bản thân và trực giác của mình để thách thức toàn nhóm làm việc thực thi nhiệm vụ một cách đàng hoàng và tìm được một giải pháp hợp lý cho thách thức đó. 2. Triệt hạ các thành lũy Truyền thông minh bạch đồng nghĩa với việc bạn dỡ bỏ được các thành lũy, tạo ra được một tổ chức không biên giới trong đó, văn hóa doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng một tập thể đầy sức mạnh. Những chướng ngại vật bất ngờ sẽ khiến lịch làm việc của bạn xáo trộn. Vì vậy, hãy tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả bằng sự hợp tác giữa các bộ phận với nhau, và tự giải quyết được các vấn đề nảy sinh. Cách tổ chức công việc kiểu co cụm, khu trú các bộ phận rất dễ tạo ra các vấn đề và rất nhiều người không thể giải quyết triệt để được các vấn đề nảy sinh nếu cứ giữ khư khư cách tổ chức công việc này. Đây là lý do tại sao hiện nay, không gian làm việc mới luôn là nơi truyền bá tinh thần doanh nghiệp trong đó nhân viên được tự do di chuyển và hợp tác chéo với nhau để giải quyết các vấn đề tồn đọng. Nhân viên cũng có thể khám phá những người đang quan tâm tới mình và giao tiếp với nhau. Khi bạn hiểu được các giới hạn của không gian làm việc của mình thì bạn sẽ có khả năng mở rộng hơn tầm ảnh hưởng của mình. Điều này sẽ không xảy ra đối với các không gian trong đó khu trú, hạn chế các vị trí làm việc của mỗi người. Tại một nơi làm việc mà chỉ có các vị trí biệt lập với nhau, việc giải quyết các vấn đề chung sẽ khó hơn vì mỗi người tham gia phải dựa vào nỗ lực cá nhân chứ không phải là cách giải quyết tập thể, nhóm. Khi tổ chức công việc kiểu các ‘ốc đảo’, bạn rất dễ biến mỗi người thành một ‘ngôi sao’. Điều này khiến mỗi người cảm thấy khó khăn hơn khi giúp đỡ ai đó hoặc làm điều gì đó cho ai. Phá bỏ các rào cản ‘ốc đảo’ cho phép người lãnh đạo dễ dàng ‘thổi lửa’ vào nhân viên để cùng xắn tay giải quyết các vấn đề chung. Không chỉ giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức tìm nhanh hơn các giải pháp cho những vấn đề khó khăn, cách tổ chức công việc ‘không biên giới’ còn giúp bản thân doanh nghiệp được vững bền hơn. 3. Đầu óc thoáng Dỡ bỏ các rào cản vô hình và đẩy mạnh truyền thông nội bộ giúp mọi người có đầu óc thoáng hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện để mọi người làm việc tập thể thoải mái với nhau hơn, giúp tổ chức và các thành viên trong đó hoạt động hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu bạn cho phép mọi người làm việc theo kiểu ‘mạnh ai nấy làm’, ‘không ai biết đến ai’ thì việc giải quyết các vấn đề nảy sinh sẽ lâu hơn và con đường dẫn tới thành công sẽ mù mịt hơn. Rất nhiều người trong khi làm việc đã vô tình tạo ra những sự ‘hỗn loạn’ không cần thiết trong khi đó sự trơ ì, thiếu hiệu quả trong công việc của họ lại ít bị chú ý. Có những dạng người thường làm cho những vấn đề trở nên trầm trọng hơn, khó giải quyết hơn bởi họ hay phức tạp hóa vấn đề. Hãy khám phá những người linh hoạt và có các nhân tố tiềm năng lãnh đạo trong doanh nghiệp/tổ chức của mình và bạn sẽ nhận thấy ví dụ về các lợi ích của người có đầu óc thoáng đạt. Thường thì những người này luôn có khả năng đưa ra các phát kiến hoặc ý tưởng rất nhanh để giải quyết vấn đề. Những người có đầu óc hẹp hòi thường luôn nhìn ra các trở ngại và những nguy cơ luôn là người đồng hành đối với họ. Những người thiển cận thường nhìn những thứ xung quanh mình như những vướng mắc chứ không nghĩ chính những khó khăn lại là cơ hội để họ thể hiện mình tốt hơn. Như vậy, hãy chú ý quan sát hành động của những người khác mỗi khi bạn thấy có vấn đề hoặc khúc mắc cần giải quyết nhé. 4. Chiến lược nền tảng vững chắc Nếu không có chiến lược, sự thay đổi chắc chắn chỉ là sự thay thế chứ không phải là phát triển. Một chiến lược vững chắc được đưa ra phải tính đến việc giải quyết mọi vấn đề nảy sinh. Rất nhiều nhà lãnh đạo muốn mổ xẻ vấn đề khi nó xảy ra chứ không phải là thay đổi chiến lược theo vấn đề nảy sinh đó. Những nhà lãnh đạo hiệu quả luôn là người biết cách giải quyết vấn đề. Họ cũng luôn là những người biết tập hợp con người, nguồn lực, ngân sách và kiến thức cần thiết từ các kinh nghiệm sẵn có để giải quyết một vấn đề nảy sinh nào đó. Họ biết truyền cảm hứng vào trò chơi để mọi người cùng tham gia và giải quyết theo cách sáng tạo và nhanh nhất. Đối với họ, mỗi khi có vấn đề xảy ra, đó cũng là cơ hội để mọi người gần với nhau hơn. Bạn chắc chắn sẽ không thể hiểu rõ được tiềm năng của ai đó, nếu như không gắn họ vào một vấn đề cần giải quyết tập thể. Người lãnh đạo thực tế là người biết kết nối các cá nhân trong một tập thể, từ đó vạch ra trước kế hoạch hành động. Họ có chiến lược để giải quyết các vấn đề, thông qua cách tiếp cận và xử lý vấn đề đó. Họ có thể dự đoán được vấn đề và huy động sức mạnh tập thể để đảm bảo nguồn nhân lực của mình có khả năng đảm bảo chiến lược tìm được giải pháp bền vững cho mọi vấn đề. Theo Báo mới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan