Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ý nghĩa của bài học “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh tr...

Tài liệu Ý nghĩa của bài học “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống đại dịch covid – 19 ở việt nam

.DOCX
13
1
129

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1 NỘI DUNG ............................................................................................................................ 2 1. Cơ sở của bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế”. ...................................................................................... 2 1.1. 1.1.1. Bài học xuất phát từ chủ nghĩa Mác Lê-nin. ................................................... 2 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp nối chủ nghĩa Mác Lê-nin. ................................. 2 1.2. 2. Cơ sở lý luận. ........................................................................................................ 2 Cơ sở thực tiễn trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước ở Việt Nam......... 4 1.2.1. Trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. ............................................... 4 1.2.2. Trên con đường xây dựng đất nước. ............................................................... 5 Ý nghĩa của bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống đại dịch Covid – 19 ở Việt Nam. ............................................................................................................................... 6 2.1. Tình hình đại dịch Covid – 19 trong thời gian vừa qua. ...................................... 6 2.2. Việc áp dụng bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống Covid – 19 ở Việt Nam. …………………………………………………………………………………….7 2.2.1. Sức mạnh dân tộc, sức mạnh trong nước. ....................................................... 7 2.2.2. Kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc tế. ......................................... 8 2.3. Ý nghĩa của bài học trên trong việc chống Covid đối với Việt Nam. ................... 8 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. .. MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, việc hội nhập hóa và toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ vào mọi mặt đời sống xã hội của tất cả các nước trên thế giới, không một quốc gia, một dân tộc nào phát triển mà tách biệt và cô lập với thế giới. Nhận thức rõ xu thế tất yếu đó, ngay từ đại hội VI, Đảng đã chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Và lịch sử đã cho ta thấy việc này là hoàn toàn chính xác và vì vậy, tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng đã nêu ra một trong những bài học kinh nghiệm lớn đó là: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế ... phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại”. Trong những năm tháng chiến đấu và xây dựng đất nước, nhờ vận dụng và phát triển sáng tạo bài học này trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng đối với không chỉ trong mà ngoài nước, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong trường quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Năm 2020, dịch bệnh Covid – 19 đã trở thành mối đe dọa đối với toàn thể nhân loại. Trong thời điểm này, những đóng góp của Việt Nam đối với thế giới cũng như sự giúp đỡ của các nước trên thế giới đối với Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, được người dân trong nước và bạn bè quốc tế ghi nhận. Có thể thấy rõ ý nghĩa của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế đã giúp Đảng và nhà nước đã và đang dần vượt qua đại dịch khủng khiếp này. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài “Ý nghĩa của bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống đại dịch Covid – 19 ở Việt Nam”. Bài làm của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai lầm, mong thầy cô góp ý để bài làm của em trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG 1. Cơ sở của bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế”. 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Bài học xuất phát từ chủ nghĩa Mác Lê-nin. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế là nguyên tắc chiến lược, là quy luật giành thắng lợi của cách mạng vô sản. Mục tiêu của phong trào cộng sản quốc tế không chỉ là giải phóng giai cấp công nhân, mà còn là giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản văn minh. Nhận rõ bản chất quốc tế của sự nghiệp cách mạng vô sản, khi viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã đề ra khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Chủ nghĩa Mác Lê-nin đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và điều kiện để hoàn thành sứ mệnh đó là giai cấp công nhân phải thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đảng Cộng sản phải phải nhận thức đúng nội dung, đặc điểm, xu thế phát triển của thời đại, bởi đó là cơ sở đề ra những đường lối cách mạng đúng đắn, chỉ ra những con đường phù hợp cho từng hoàn cảnh và giai đoạn của đất nước. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp nối chủ nghĩa Mác Lê-nin. Đầu thế kỷ XX, trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm thấy chủ nghĩa Mác Lê-nin, sớm nhận thức đúng tính chất, xu thế của thời đại mới, do đó Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Thấm nhuần tư tưởng Mác Lê-nin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố thời đại, yếu tố quốc tế đối với điều kiện của Việt Nam lúc bấy giờ. Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại chứa nhiều nội dung quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã đi đúng quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới, phù hợp với xu thế thời đại. Đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. (Bài học xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.) Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh nhấn mạnh sức mạnh dân tộc là nguồn lực nội sinh giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh thời đại là nguồn lực bên ngoài, nó sẽ làm cho sức mạnh dân tộc được tăng lên và nó cũng chỉ phát huy tác dụng thông qua nhân tố bên trong, đó là sức mạnh dân tộc. Người nhiều lần chỉ rõ: “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, hay “Muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúp mình đã”, hoặc “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được hưởng độc lập”. Phải kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập dân tộc mình với các mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. (Bài học xuất phát từ mối quan hệ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan trong sự vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng.) Với tư tưởng Hồ Chí Minh, điểu kiện và nguyên tắc của việc “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại luôn phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, giải quyết đúng đắn mối quan hệ và quyền lợi của các giai cấp trong dân tộc với nghĩa vụ quốc tế. Thêm vào đó, đoàn kết quốc tế nhằm tăng cường sức mạnh cho dân tộc nhưng mặt khác còn góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân tiến bộ phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của đất nước. Đồng thời, đoàn kết quốc tế trên cơ sở bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Phải đi theo nguyên tắc này, Đảng và nhà nước mới có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế một cách hợp lý, hiệu quả nhất, đem lại những lợi ích và thành công thiết thực cho đất nước. Đây cũng là điều kiện và nguyên tắc mà tới tận bây giờ Đảng ta vẫn tuân theo và áp dụng trong thực tiễn. 1.2. Cơ sở thực tiễn trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước ở Việt Nam. 1.2.1. Trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Việt Nam đã phát huy tối đa sức mạnh quốc tế, sức mạnh thời đại; kết hợp chúng một cách vô cùng hiệu quả với sức mạnh dân tộc. Bởi vậy, đã làm thay đổi tương quan lực lượng ngày càng có lợi trong chiến đấu và chiến thắng thực dân, đế quốc, các thế lực phản động, làm nên một trong những bản hùng ca đẹp nhất của loài người tiến bộ trong thế kỷ XX. Ở hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng và nhà nước ta đã phát động các cuộc phong trào yêu nước, chống giặc, giơ cao ngọn cờ độc lập và chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã tập trung toàn thể lực lượng từ tất cả những người Việt Nam yêu nước, yêu độc lập tự do,…. Mọi lực lượng từ tiền tuyến đến hậu phương, từ nông thôn đến thành thị đã phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết to lớn của dân tộc dựa trên nền tảng vững chắc là liên minh công – nông và trí thức, dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa. ( Đây chính là sức mạnh dân tộc, sức mạnh trong nước.) Ở một khía cạnh khác, lý tưởng cách mạng và mục tiêu chính trị của cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa của dân tộc ta là tiến tới hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và xây dựng xã hội tiến bộ, phù hợp với mục tiêu, khát vọng chung của thời đại. Cùng với đó, đường lối chiến lược ngoại giao đúng đắn và nghệ thuật đấu tranh ngoại giao khéo léo, sáng tạo của Đảng đã giúp chúng ta phát huy cao độ yếu tố quốc tế, yếu tố thời đại thành sức mạnh hiện thực, vì vậy cuộc kháng chiến của nhân dân ta này càng nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ không chỉ về tinh thần mà còn cả về vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới. Và chính nhờ có những điều ấy, Việt Nam đã chiến thắng trong các cuộc chiến chống đế quốc, thực dân và tiến tới con đường xây dựng đất nước. (Sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc tế đã được kết hợp cùng với sức mạnh dân tộc, đem lại hiệu quả lớn.) Thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, nhờ Đảng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế đã tạo nên nguồn sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. 1.2.2. Trên con đường xây dựng đất nước. Đảng ta đã vận dụng và phát triển bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới. Đảng luôn coi trọng vị trí và ý nghĩa của bài học, xem đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Từ lịch sử các cuộc chiến đã qua đối với con đường xây dựng đất nước, Đảng quan niệm sức mạnh dân tộc bao gồm: sức mạnh lịch sử truyền thống, ý chí vươn lên của cả dân tộc; là sức mạnh của đường lối đúng đắn sáng tạo, sức mạnh của kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng an ninh, đối ngoại; là sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đối với sức mạnh thời đại, Đảng thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại: độc lập tự chủ hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc; vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc và và tiến bộ xã hội trên thế giới. Nhờ việc áp dụng bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế”, Đảng và nhà nước đã thu lại được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam sáng tạo, thông minh, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ và hiện đại. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tin tưởng vào Đảng và chế độ. Ngoài ra, quan hệ ngoại giao của nước ta được mở rộng, đem lại cho đất nước môi trường quốc tế hòa bình, hữu nghị và các điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, bảo đảm quốc phòng, an ninh... Các nguồn lực quốc tế đã góp phần khắc phục được khủng hoảng và ra khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; xã hội ổn định; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thêm vào đó, vị thế nước ta trên trường quốc tế cũng không ngừng nâng cao; sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta tiếp tục đi lên với những triển vọng tốt đẹp. 2. Ý nghĩa của bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống đại dịch Covid – 19 ở Việt Nam. 2.1. Tình hình đại dịch Covid – 19 trong thời gian vừa qua. Năm 2020, dịch bệnh Covid đã xuất hiện lần đầu tại Việt Nam và chỉ trong thời gian ngắn đã trở thành một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự bùng phát của COVID-19 đã tạo nên tình trạng khẩn cấp về sức khỏe của cả nhân loại và đang được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Tính tới 6h sáng ngày 18/06/2021, cả thế giới có 178 triệu ca, trong đó có trên 3,85 triệu ca tử vong. Có thể thấy rõ rằng dịch bệnh Covid - 19 đã và đang làm đảo lộn toàn nhân loại, có những tác động tiêu cực đối với toàn thể nhân loại. Đại dịch là nguyên nhân trực tiếp gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu với mức độ nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, thậm chí được so sánh với cuộc đại suy thoái kinh tế những năm 30 của thế kỷ trước, cùng nhiều hệ lụy phức tạp khác. Dịch bệnh bùng nổ khiến các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, dẫn đến việc sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng hàng hóa của không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới bị đứt gãy, gây ảnh hưởng xấu tới toàn bộ các hoạt động thương mại trên toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Những con số thống kê trên nhiều mặt báo đã giúp chúng ta hiểu được thực trạng rằng Covid – 19 thực sự là dịch bệnh khủng khiếp đối với toàn thể các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Tình trạng suy thoái kinh tế dẫn đến mất việc làm và giảm thu nhập trở thành một vấn đề đáng lo ngại nhất và khả năng sẽ còn kéo dài. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ LĐTBXH, số lao động đang làm việc quý 1/2020 giảm hơn 680 nghìn so với quý 4/2019. Tỷ lệ thất nghiệp không tăng cao nhưng tỷ lệ thiếu việc làm đã tăng từ gần 590 ngàn (1,22%) lên hơn 970 ngàn (2,03%). Đó chưa kể sự suy giảm về tổng số giờ làm việc cũng như năng suất lao động do đại dịch COVID-19. 2.2. Việc áp dụng bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống Covid – 19 ở Việt Nam. 2.2.1. Sức mạnh dân tộc, sức mạnh trong nước. Có thể thấy, sức mạnh dân tộc, nội lực, sức mạnh toàn Đảng, toàn dân đã được thể hiện rõ rệt trong thời kỳ chống dịch bởi sự quyết liệt trong chỉ đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước; bên cạnh đó còn là sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước mà Việt Nam đã có những thành công ban đầu và hiện vẫn đang giữ phong độ là một điểm sáng trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid – 19 trên toàn thế giới. Đảng và nhà nước ta đã xác định được rõ nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid – 19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần giải quyết trong thời điểm như hiện nay, đồng thời luôn phải giữ tinh thần chống dịch với mức độ cao nhất, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; phải luôn bình tĩnh, chủ động, tin tưởng vào sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo các cấp để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân chống dịch. sThêm vào đó, chúng ta còn tuyên truyền, cảnh báo về dịch bệnh, nhằm nâng cao ý thức người dân về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Đồng thời cũng đưa ra những biện pháp trừng phạt nặng nề đối với những cá nhân, tổ chức đưa ra những thông tin sai lệch về dịch bệnh, nhằm đưa tới người dân những thông tin xác thực và đúng nhất về dịch và phòng chống dịch. Thêm vào đó, Đảng và nhà nước cũng hỗ trợ những doanh nghiệp cũng như cá nhân chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do Covid – 19. Nước ta đã có những giải pháp và chính sách nhằm giúp tình hình kinh tế được vực lên như : hỗ trợ người dân giải cứu nông sản, cung cấp tài nguyên cho những vùng đặc biệt bị ảnh hưởng, …. Ngoài ra, trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Việt Nam quyết tâm tự sản xuất vaccine chống Covid, và dự kiến vào khoảng cuối tháng 9 năm nay, vaccine sẽ chính thức được đưa vào sử dụng trong thực tiễn. Thủ tướng khẳng định: “Tạo mọi điều kiện sản xuất bằng được vắc xin phòng chống Covid – 19 để chủ động lo cho người dân.”. 2.2.2. Kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc tế. Dù cho có vai trò quyết định, thế nhưng sức mạnh dân tộc hay nội lực không phải là tất cả. Sẽ là hạn chế và khiếm khuyết nếu không kể đến những nguồn lực bên ngoài, những sức mạnh thời đại trong việc góp phần phòng và chống dịch. Có thể thấy, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính và trang thiết bị y tế từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế phục vụ kiểm soát dịch bệnh trong nước. Thế giới đã và đang dốc lòng, dốc sức nghiên cứu ra loại vaccine Covid tốt nhất từ đó cùng thế giới thực hiện tiêm phòng toàn bộ cả nước, hướng đến việc phòng chống Covid – 19 một cách triệt để nhất. Việt Nam dưới nguồn cung ứng của Nga, Mỹ, Anh đang dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine Covid – 19. Mặt khác, dù cho cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng với truyền thống nhân ái, tương trợ, kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, trong hơn một năm qua Việt Nam đã có những hỗ trợ tích cực, kịp thời đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã tặng hai nước Lào, Campuchia các trang thiết bị y tế gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hệ thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trị giá hơn 7 tỷ đồng cho mỗi nước. Việt Nam tặng Indonesia 500 dụng cụ xét nghiệm; tặng Myanmar 50.000 USD để cùng chung sức phòng, chống COVID-19. Ngay khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã tặng Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc vật tư, trang thiết bị y tế gồm máy thở, quần áo sát khuẩn, găng tay, khẩu trang y tế với tổng trị giá 500.000 USD,… Cùng với rất nhiều sự giúp đỡ không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần, sẵn sàng chia sẻ cách phòng dịch đối với tất cả các nước trên toàn thế giới. 2.3. Ý nghĩa của bài học trên trong việc chống Covid đối với Việt Nam. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, nhưng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc, đất nước đã đạt được những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước. Trong khi kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. … Khi các quốc gia thành viên ASEAN đang phải nỗ lực phòng, chống dịch Covid – 19, với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ động dẫn dắt, điều phối ASEAN vượt qua nhiều thách thức, ứng phó hiệu quả với dịch bệnh Covid – 19, đồng thời, phát huy tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế. Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức hữu nghị của Việt Nam đều tích cực tham gia hỗ trợ các quốc gia, đối tác gặp khó khăn. Mô hình phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 hiệu quả, cùng với tinh thần trách nhiệm và nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Trước sự hỗ trợ của Việt Nam, trong phát biểu tại các buổi lễ trao tặng, các Đại sứ các nước đã đánh giá cao và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ và người dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý báu dành cho Chính phủ và người dân các nước trong lúc khó khăn; bày tỏ xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam, dù cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid – 19, nhưng đã sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân các nước thời gian qua ở Việt Nam, trong đó có chữa trị cho những người có kết quả dương tính với virus corona. Các Đại sứ cũng đánh giá đây là sự động viên tinh thần to lớn, thông điệp về tình đoàn kết và cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến cam go với dịch bệnh hiện nay và khẳng định các nước sẽ phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dân; đồng thời, duy trì quan hệ hợp tác, giao thương, phối hợp chia sẻ thông tin và hỗ trợ cùng nhau vượt qua khó khăn, đó là một ASEAN “Gắn kết và chủ động thích ứng”. “Chính những thành quả ấn tượng mà Việt Nam đạt được trong thực hiện "mục tiêu kép" ở trong nước và đóng góp hiệu quả trên trường quốc tế đã giúp Việt Nam nâng tầm vị thế, tạo được niềm tin trong khu vực và toàn cầu, một lần nữa khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” – giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales của Australia nhấn mạnh. Page 11 of 10 KẾT LUẬN Từ những thực tiễn và kết quả đã đạt được trong nhiều năm qua nói chung cũng như trong việc phòng tránh dịch bệnh Covid – 19 nói riêng, ta có thể ý nghĩa của bài học “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong công cuộc xây dựng đất nước cũng như trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những bài học quý báu được rút ra từ xưa và vẫn còn được áp dụng cho tới thời đại ngày nay. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, trong Đại hội XIII diễn ra vào tháng 1/2021 cũng đã diễn ra với chủ đề “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Với tình hình dịch bệnh hiện nay, Đảng và nhà nước cũng chủ trương kết hợp sức mạnh thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới; hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 đề ra; trong đó cần nêu cao quyết tâm, tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo mục tiêu đề ra; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là cần chỉ đạo thực hiện ngay những công việc còn tồn đọng hoặc chậm tiến độ, đẩy nhanh tiến độ công việc và thủ tục liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp và người dân. Bài làm của em do hạn chế về kiến thức cũng như kỹ năng nên chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn !/. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] V.I.Lênin (1977): Toàn tập, tập 36, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. [2] Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam (1998): Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam (1986): Văn kiện Đại hội đại biểu (ĐHĐB) toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu (ĐHĐB) toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu (ĐHĐB) toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9] PGSTS.Nguyễn Trọng Phúc (2019): Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [10] Các số liệu thống kê: https://ncov.moh.gov.vn/ [11] Trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Việt Nam quyết tâm tự sản xuất vaccine : https://ncov.moh.gov.vn/en/-/6847912-238
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng