Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Xuất khẩu lao động ở tỉnh thừa thiên huế hiện nay...

Tài liệu Xuất khẩu lao động ở tỉnh thừa thiên huế hiện nay

.PDF
117
393
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------ HỒ THỊ MẪN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Huế, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------ HỒ THỊ MẪN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số : 60310102 Định hướng đào tạo : Nghiên cứu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỒ MINH TRANG Huế, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Huế, tháng 10 năm 2018 Người cam đoan Hồ Thị Mẫn i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cám ơn quý thầy giáo, quý cô giáo vàcác anh chị chuyên viên của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hồ Minh Trang - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế; Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện, cung cấp thông tin số liệu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và tập thể học viên lớp Cao học K17 KTCT đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn tiện luận văn này. Trong thời gian thực hiện đề tài, bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và tập trung cao độ nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu chưa có cũng như thời gian nghiên cứu hạn hẹp vì vừa đi làm vừa đi học nên nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo,quý cô giáo và các bạn có quan tâm để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 10 năm 2018 Học viên Hồ Thị Mẫn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.........................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 3.1.Mục tiêu chung......................................................................................................3 3.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 4.1. Ðối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4 5.1. Phương phápthu thập thông tin ............................................................................4 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu................................................4 5.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi ...................................................4 5.4. Phương pháp chuyên gia ......................................................................................5 6. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................5 7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................5 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ÐỘNG.........................................................................................................................6 1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động ....................................................................6 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................6 1.1.1.1. Lao động.........................................................................................................6 1.1.1.2. Nguồn lao động ..............................................................................................6 1.1.1.3. Sức lao động...................................................................................................6 iii 1.1.1.4. Thị trường lao động........................................................................................7 1.1.1.5. Xuất khẩu lao động .......................................................................................8 1.1.1.6. Hợp tác quốc tế về lao động..........................................................................9 1.1.2. Phân loại và các hình thức xuất khẩu lao động.................................................9 1.1.2.1. Phân loại.........................................................................................................9 1.1.2.2. Các hình thức xuất khẩu lao động................................................................10 1.1.3. Tác động của xuất khẩu lao động...................................................................10 1.1.3.1. Tác động đối với nước xuất khẩu lao động..................................................10 1.1.3.2. Tác động đối với nước nhập khẩu lao động.................................................13 1.1.4. Nội dung, đặc điểm của xuất khẩu lao động..................................................14 1.1.4.1. Nội dung của xuất khẩu lao động..............................................................14 1.1.4.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động..............................................................14 1.1.5. Xu hướng và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động ...................16 1.1.5.1. Xu hướng xuất khẩu lao động ......................................................................16 1.1.5.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động .....................................18 1.1.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động...............................................21 1.1.6.1. Hiệu quả về mặt kinh tế ...............................................................................21 1.1.6.2. Giải quyết các vấn đề của xã hội..................................................................23 1.1.6.3. Hiệu quả về đào tạo nhân lực và tiếp cận khoa học kỹ thuật .......................23 1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước ....................................................................................................23 1.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số nước trên thế giới ...................23 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Philippin ..........................................................................23 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ .............................................................................25 1.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của mốt số địa phương trong nước ............27 1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa ................................................................27 1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An ...................................................................29 1.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi ..............................................................30 1.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế.................................................31 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................34 iv CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNGỞ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................................35 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế...........................35 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên. .....................................................................................35 2.1.1.1.Vị trí địa lí .....................................................................................................35 2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết..........................................................................................35 2.1.1.3. Địa hình đất đai và tài nguyên thiên nhiên...................................................36 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ...........................................................................38 2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế.....................................................................................38 2.1.2.2. Đặc điểm về xã hội......................................................................................42 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động...................................................45 2.1.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................45 2.1.3.2. Khó khăn ......................................................................................................46 2.2. Phân tích và đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2017 ......................................................................47 2.2.1. Phân tích hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017..................................................................................................................47 2.2.1.1. Số lượng lao động xuất khẩu........................................................................47 2.2.1.2. Chất lượng lao động xuất khẩu ....................................................................50 2.2.1.3. Thị trường xuất khẩu lao động.....................................................................54 2.2.1.4. Hình thức xuất khẩu lao động ......................................................................56 2.2.1.5. Công tác tổ chức, quản lý xuất khẩu lao động. ............................................58 2.2.1.6. Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động................................................59 2.2.1.7. Thu nhập và chi phí xuất cảnh của người lao động .....................................60 2.2.2. Đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua .....................................................................................................................63 2.2.2.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân ............................................................65 2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ..............................................................................72 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................76 v CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .........................................................77 3.1. Phướng hướng và mục tiêu xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025...........................................................................................................................77 3.1.1 Phương hướng xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.....77 3.1.2. Mục tiêu xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 .............78 3.1.2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................78 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................78 3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế ......................78 3.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động................78 3.2.2. Khai thác thị trường xuất khẩu lao động.........................................................79 3.2.3. Tạo nguồn lao động để đưa đi xuất khẩu lao động .........................................80 3.2.4. Tăng cường các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động ...................................82 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động ............................................................................................................85 3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của chính quyền và sự vào cuộc của Mặt trận, đoàn thể các cấp đối với công tác xuất khẩu lao động ........86 Tóm tắt chương 3.....................................................................................................89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................90 1. Kết luận .................................................................................................................90 2. Kiến nghị ...............................................................................................................91 2.1. Đối với Nhà nước...............................................................................................91 2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................................92 2.3. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động ........................................................92 2.4. Đối với người lao động ......................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94 PHỤ LỤC.................................................................................................................96 BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG VÀ CÁC NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN…… ....…. GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN……………………………………… ....… XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VÀ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN……………………………………………………....…. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội CNH-HĐH :Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa DN XKLĐ : Doanh nghiệp xuất khẩu lao động HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế- Xã hội LĐXK : Lao động xuất khẩu LĐ : Lao động LĐ-TB&XH : Lao động-Thương binh và Xã hội NLĐ : Người lao động NKLĐ : Nhập khẩu lao động TTH : Thừa Thiên Huế UBND : Ủy ban nhân dân SLĐ : Sức lao động XKLĐ : Xuất khẩu lao động vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu tổng sản phẩm theo khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015- 2017 (tính theo giá hiện hành) ........................................................42 Bảng 2.2 : Tình hình dân số và lao động trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế từ năm 2015-2017..................................................................................................................43 Bảng 2.3: Số lượng lao động xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huếtừ năm 2013 đến 2017...........................................................................................................................48 Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2013 – 2017 .......................................................................................................55 Bảng 2.5 : Tổng hợp xuất khẩu lao động theo hình thức trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 ..........................................................................................57 Bảng 2.6: Thu nhập của người lao động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2017 ở một số thị trường chủ yếu...........................................61 Bảng 2.7: Tổng chi phí xuất cảnh một số thị trường chủ yếu của người lao động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.............................................................62 Bảng 2.8. Đánh giá hiệu quả hoạt hoạt động xuất khẩu lao động và chất lượng lao động tham gia xuất khẩu thời gian qua…………………………………………….62 Bảng 2.9. Đánh giá về công tác tuyên truyền; cơ chế tổ chức điều hành; công tác phân tích dự báo thị trường và hiệu quả hoạt động của doanh nghiêp xuất khẩu lao động trong thời gian qua…………………………………………………………...62 Bảng 2.10: Thu nhập và số tiền tích lũy của lao động xuất khẩu đã về nướccủa tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua .........................................................................66 Bảng 2.11: Một số chính sách, chế độ được các cơ quan chức năng thực hiện trong thời gian qua..............................................................................................................72 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn của lao động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................................................51 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................................................52 ix MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hơn mười năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là cơ hội tốt để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, được đối xử bình đẳng trên “sân chơi chung” của thế giới. Hội nhập đem lại nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn, tri thức cao; các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao động… được thiết lập tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại nhiều cơ hội thay đổi công việc và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động nông nghiệp hiện nay. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và thiết bị sản xuất và các hoạt động trao đổi chuyên gia giữa các nước với Việt Nam sẽ làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật, hợp tác quốc tế về lao động có cơ hội phát triển, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nhân lực, để có thể làm chủ các công nghệ và thiết bị tiên tiến trên thế giới. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Ðảng và Nhà nước góp phần giải quyết việc làm; nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động góp phần giảm nghèo bền vững đồng thời thúc đẩy phát triền kinh tế xã hội; nâng cao chất lượng nguồn lao động đặc biệt là về trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nguồn lực lao động dồi dào với 632.086 lao động, trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao (lao động từ 15 đến 34 tuổi chiếm 36,8%) mỗi năm. Mặt dù từ 2015 đến nay, công tác giải quyết việc làm đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, nhưng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm mới chỉ đáp ứng được từ 15.000 - 17.000 người. Trước tình hình đó, xuất khẩu lao động có vai trò rất quan trọng, vừa giải quyết việc làm, vừa giúp người lao động có thu nhập, tạo điều kiện học nghề, tiếp 1 thu kỹ thuật tiên tiến để làm giàu, thoát nghèo đối với người lao động tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Trong những năm qua hoạt động XKLĐ ở tỉnh TTH đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã hình thành được thị trường xuất khẩu lao động ra nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Ðài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, các nước Trung Đông…Số lượng người lao động xuất khẩu mỗi năm tăng lên đáng kể, chỉ riêng năm 2017 đã có tới 702 người đi xuất khẩu lao động, thu nhập của lao động xuất khẩu tăng lên so với lao động trong nước (bình quân từ 1030 triệu đồng/tháng), điều đó đã góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác, tạo sự phát triển và ổn định chung của tỉnh. Tuy nhiên, XKLĐ ở Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: số lao động đi xuất khẩu lao động có tăng so với các năm trước nhưng chất lượng lao động đi xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với lực lượng tiềm năng lao động của tỉnh; một bộ phận lớn doanh nghiệp trên địa bàn không thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo về lao động, việc làm với cơ quan quản lý nhà nước; công tác dự báo và hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động chưa được tổ chức thực hiện tốt. Đây cũng chính là những vấn đề đang được các cấp chính quyền của tỉnh TTH quan tâm. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động là yêu cầu hết sức cấp thiết đối với tỉnh nhà. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huếhiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Xuất khẩu lao động là chủ đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đã có nhiều công trình và nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này như: - Dương Ngự Bình (2007), “Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế. Trường Ðại học Kinh Tế Ðại học Huế. - Trần Xuân Thọ (2009), “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Tiến Dũng (2010), “Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế - Luật. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2 - Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2016), “Nâng cao xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An”, luận án Tiến sĩ kinh tế. Học viện Khoa học xã hội - Vũ Thị Thanh Hà (2016), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội. Các đề tài này đã góp phần làm rõ nhiều nội dung lý luận và thực tiền về xuất khẩu lao động, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung và một số tỉnh nói riêng. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, chưa có công trình nào nghiên cứu về Xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ 2013-2017. Đó là lí do tác giả chọn đề tài “Xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động. - Phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động xuất khẩu lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ 2013-2017. - Ðề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Ðối tượng nghiên cứu Ðề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu xuất khẩu lao động ra nước ngoài. 3 - Về không gian: tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: phân tích thực trạng xuất khẩu lao động từ năm 2013 đến 2017 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương phápthu thập thông tin Để làm rõ hơn hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh TTH, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. - Số liệu thứ cấp: Ðề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh; HĐND và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và một số sách báo, tạp chí… - Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua việc phát phiếu khảo sát người đi XKLĐ đã về nước, người lao động đang được đào tạo nguồn để chuẩn bị xuất khẩu lao động nhằm biết được tình hình xuất khẩu lao động và một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động của tỉnh TTH. 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu Các tài liệu sau khi được thống kê sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích dựa trên các nội dung cần nghiên cứu. Kết hợp giữa các thông tin từ nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp phản ánh thực trạng xuất khẩu lao động. Phương pháp này gồm: - Thống kê mô tả và tổng hợp so sánh các số liệu - Xử lý số liệu tính toán bằng phần mền excel Dựa trên các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, lập biểu mẫu và tính toán bằng phần mền excel. Sau đó dựa trên bảng biểu mẫu đã được tổng hợp, tác giả tiến hành so sánh và phân tích các nội dung để đánh giá các vấn đề cần nghiên cứu. 5.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi Dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với công thức tínhn=N/(1+N*e2).Trên cơ sở biết N= 568 (tổng số lao động xuất khẩu đã về nước của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017), sai số e=10%, tác giả có n= 85,02 Cụ thể tác giả phát 90 phiếu điều tra lao động tham gia xuất khẩu lao động đã về nước và thu được 85 phiếu hợp lệ. 4 Ngoài ra tác giả còn điều tra các đối tượng đang được đào tạo nguồn để chuẩn bị xuất khẩu lao người trên địa bàn tỉnh đầu năm 2018 trên cơ sở biết tổng N=99 (lao động nguồn đang được đào tạo để chuẩn bị cho XKLĐ), sai số e=10%. Tác giả phát 50 phiếu điều tra cho các đối tượng đang được đào tạo nguồn. Tổng số phiếu tác giả phát ra để điều tra là 140 phiếu và thu về 135 phiếu hợp lệ. 5.4. Phương pháp chuyên gia Tiến hành phỏng vấn sâu 30 chuyên gia và cán bộ lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế (lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm giới thiệu việc làm và một số chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động) nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của đề tài - Đề tài góp phần làm rơ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu. - Góp phần làm cơ sở để tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng chính sách, giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động. Chương 2:Thực trạng xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ÐỘNG 1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Lao động Lao động là hoạt động có mục đích, ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Đó là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế. [1; 469] Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất, là hoạt động của con người và là một dịch vụ hàng hóa lao động. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. [22] 1.1.1.2. Nguồn lao động Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Nguồn lao động ở nước ta bao gồm những người có độ tuổi tròn 15 tuổi trở lên.[22] 1.1.1.3. Sức lao động Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì sức lao động cũng là một loại hàng hóa và cũng được trao đổi trên thị trường nước ngoài. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt không chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thông thường là khi sử dụng nó 6 sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó mà còn thể hiện ở chất lượng hàng hóa phụ thuộc chặt chẽ vào một loại nhân tố có tính đặc thù, ngoài ra hàng hoá sức lao động còn là một sản phẩm có tư duy, có đời sống tinh thần. Thông qua thị trường lao động, sức lao động được xác định giá cả. Hàng hoá sức lao động cũng tuân theo quy luật cung – cầu của thị trường. Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động (tiền công) thấp, ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động, giá cả sức lao động sẽ trở nên cao hơn. 1.1.1.4. Thị trường lao động Thị trường lao động: là nơi diễn ra quan hệ thương lượng về việc làm giữa người lao động (cung lao động) và người sử dụng lao động (cầu lao động) theo nguyên tắc thỏa thuận về việc làm, tiền công và các điều kiện làm việc khác bằng hình thức hợp đồng lao động theo pháp luật lao động quy định. Trong mỗi xã hội, nơi nào xuất hiện nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn lao động cung cấp, ở đó sẽ hình thành nên thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường, người lao đông muốn tìm việc phải thông qua thị trường lao động. Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế, nó bao gồm toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực mua bán, trao đổi và thuê mướn sức lao động. Trên thị trường lao động, mối quan hệ được thiết lập giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động. Qua đó, cung-cầu về lao động ảnh hưởng tới tiền công lao động và mức tiền công lao động cũng ảnh hưởng tới cung- cầu lao động.[6] Cầu lao động: là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hoá sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động, khi giá cả tăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu về lao động giảm hoặc tăng. [20] Cung lao động: là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao 7 động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng thì lượng cung lao động tăng và ngược lại.[20] 1.1.1.5. Xuất khẩu lao động XKLĐ là một hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại, hình thức đặc thù của hoạt động xuất khẩu nói chung, trong đó hàng hóa đem xuất khẩu là dịch vụ bán quyền sử dụng sức lao động cho con người. XKLĐ mang tính chất tất yếu khách quan của quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào của sản xuất dùng để chỉ hoạt động kinh tế của một quốc gia do các tổ chức kinh tế thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế của một nước khác có nhu cầu sử dụng lao động xuất khẩu.[2; 427] XKLĐ là sự di chuyển quốc tế về sức lao động có chủ đích, mục đích và được pháp luật cho phép.Hay nói cách khác, XKLĐ là hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc nhằm tăng thu nhập và ngoại tệ cho đất nước đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động. Xuất khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế được thực hiện chủ yếu dựa vào quan hệ cung – cầu lao động. Nó chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường. Bên cầu phải tính toán kỹ hiệu quả của việc nhập khẩu lao động từ đó cần phải xác định chặt chẽ số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động hợp lý. Mặt khác, bên cung có mong muốn xuất khẩu càng nhiều lao động càng tốt. Do vậy, muốn cho loại hàng hoá đặc biệt này chiếm đựơc ưu thế trên thị trường lao động, bển cung phải có sự chuẩn bị và đầu tư để được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời các yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động cao. XKLĐ không chỉ đơn thuần là đưa lao động sang làm việc ở nước ngoài mà nó còn biểu hiện ở một khía cạnh khác, đó là xuất khẩu lao động tại chỗ XKLĐ tại chỗ (XKLĐ nội biên): người lao động trong nước làm việc trong các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet. Tuy nhiên thời gian làm việc, học tập, tiền lương và những quy định khác thì thuộc sự quản lý của chủ thể sử dụng lao động đã được ký kết trong hợp đồng. 8 XKLĐ mang tính đặc thù của xuất khẩu hàng hóa nói chung, nhưng hàng hóa được đem đi xuất khẩu ở đây vô cùng đặc biệt, đó là hàng hóa dịch vụ bán quyền sử dụng sức lao động của người lao động. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thời hạn và công việc được thực hiện theo luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 1.1.1.6. Hợp tác quốc tế về lao động Là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia trên cơ sở các hiệp định đã được thỏa thuận và ký kết giữa các quốc gia, nó là hợp đồng có thời hạn hợp pháp được pháp luật cho phép giữa các quốc gia hợp tác về lao động. Nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài gọi là nước xuất lao động, còn nước tiếp nhận lao động và sử dụng lao động gọi là nước nhập khẩu lao động. 1.1.2. Phân loại và các hình thức xuất khẩu lao động 1.1.2.1. Phân loại Căn cứ vào cung lao động xuất khẩu Nhóm các nước phát triển: Có xu hướng gửi lao động kỹ thuật cao sang các nước đang phát triển để thu ngoại tệ. Trường hợp này không phải là chảy máu chất xám mà là đầu tư chất xám có mục đích. Việc đầu tư nhằm một phần thu lại kinh phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm, một phần khác lớn hơn là phát huy năng lực trình độ đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuật bậc cao ở nước ngoài…để thu ngoại tệ. Nhóm các nước đang phát triển: có xu hướng gửi lao động bậc trung hoặc bậc thấp sang các nước có nhu cầu để lấy tiền công và tích luỹ ngoại tệ, giảm bớt khó khăn kinh tế và sức ép việc làm trong nước. Căn cứ vào cầu lao động xuất khẩu Lao động có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoài làm 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan