Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu giày dép việt nam sang thị trường mĩ...

Tài liệu Xuất khẩu giày dép việt nam sang thị trường mĩ

.DOCX
20
222
50

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU:............................................................................................................................2 CHƯƠNG 1: NGHIEÊN CỨU SẢN PHẨM.............................................................................3 1.1 Khái quát sản phẩm:...................................................................................................3 1.2 Đặc điểm sản phẩm:....................................................................................................3 1.2.1 Đặc điểm về cảm quan và vật lý:........................................................................3 1.2.2 Đặc điểm hóa lý:...................................................................................................3 1.3 Tính năng công dụng:.................................................................................................3 1.4 Chất lượng:..................................................................................................................3 1.5 Quy trình sản xuất:.....................................................................................................4 1.6 Tình hình sản xuất:.....................................................................................................4 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG............................................................................5 2.1 Ngoài nước ( Hoa Kỳ).......................................................................................................5 2.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách thương mại................................5 2.1.2 Tập quán và thị hiếu.................................................................................................6 2.1.3 Dung lượng thị trường.............................................................................................7 2.1.4 Các quy định nhập khẩu hàng hóa.........................................................................9 2.1.5 Đối thủ cạnh tranh....................................................................................................9 2.2 Trong nước.......................................................................................................................10 2.2.1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách thương mại..............................10 2.2.2 Các quy định xuất khẩu giày dép..............................................................................11 2.2.3 Chính sách tiền tệ - tín dụng.....................................................................................12 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN THƯƠNG NHÂN VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG......................14 3.1 Lựa chọn thương nhân.................................................................................................14 3.1.1 Lựa chọn đối tác kinh doanh................................................................................14 3.1.2 Tiêu chí lựa chọn đối tác.........................................................................................14 3.1.3 Cách tìm kiếm đối tác..............................................................................................15 3.2 Soạn thảo hợp đồng...............................................................................................15 1 KẾT LUẬN...............................................................................................................................18 LỜI MỞ ĐẦU: Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và nhà nước Việt Nam đã được khẳng định tại Đại hội Đảng VII và trong Nghị quyết 01 NQ/TƯ của Bộ chính trị, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Với vị trí là một trong 3 nghành xuất khẩu chủ lực, nghành giày dép Việt Nam luôn là một trong những nghành được quan tâm hàng đầu trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam là phù hợp với điều kiện nước ta theo xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới. Với chủ chương mà Đảng và Nhà nước đề ra là: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và chất lượng sức cạnh tranh” thì Việt Nam cần phải thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt thực hiện những giải pháp mở rộng thị trường nước ngoài nhằm tăng cường xuất khẩu, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của cả nước. Trong hệ thống các thị trường xuất khẩu của hàng giày dép Việt Nam, thị trường Mĩ hiện đang là thị trường đầy hứa hẹn. Mĩ là thị trường lớn trên thế giới, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Kể từ sau khi nhà nước có chính sách mở cửa đến nay, hàng giày dép Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các nước trong và ngoài khu vực và thị trường Mĩ. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng giày dép sang Mĩ, Việt Nam không chỉ có được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương mà còn thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu hàng giày dép sang Mĩ luôn là một trong những vấn đề quan tâm của Nhà nước ta. Nhận thức được vấn đề có ý nghĩa trên đây và với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu sâu về thị trường Mĩ và hoạt động xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam, chúng em đã chọn đề tài:”Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường Mĩ. 2 CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM 1.1 Khái quát sản phẩm: - Giày dép là mặt hàng có sự khác biệt so với những hàng hoá tiêu dùng khác ví dụ như thực phẩm. Đây là mặt hàng gắn liền, không thể thiếu với mỗi người dân. Giày dép có nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau, mang nhiều công dụng, tính năng khác nhau. 1.2 Đặc điểm sản phẩm: 1.2.1 Đặc điểm về cảm quan và vật lý: - Giày, dép đi lại đời thường: Giày vải, giày sadal, dép đi trong nhà, dép đi dạo… - Giày, dép chuyên dụng: Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày luyện tập và các loại tương tự. - Ngoài ra, màu sắc rất đa dạng và phong phú. 1.2.2 Đặc điểm hóa lý: - Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt. - Giày, dép có đế ngoài bằng cao su hoặc plastic. 1.3 Tính năng công dụng: - Ngoài việc bảo vệ bàn chân, giày dép là sản phẩm mang tính thời trang. Tùy từng mùa, thời tiết, đặc điểm địa lý sẽ có từng loại giày dép khác nhau, mang một công dụng riêng. Và tùy từng vùng miền khác nhau khách hàng cũng có những thị hiếu khác nhau. Khách hàng cũng có thể chọn theo sở thích cá nhân. - Giày dép có thể nói lên cá tính, phong cách người mang nó. - Ngoài ra, tính thời trang có yếu tố rất quyết định trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, sản phảm giày dép có kiểu dáng lạ, đẹp, đúng thị hiếu, sẽ tăng thêm tính cạnh tranh cho mặt hàng. 1.4 Chất lượng: - Ngày này, việc ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất giày dép rất được xem trọng, vì các doanh nghiệp ngày càng muốn thỏa mãn những yêu cầu về 3 1.5 1.6 sở thích giày dép của khách hàng và khách hàng cũng ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn cho từng sản phẩm. - Thị trường càng lớn thì yêu cầu về chất lượng càng cao. Quy trình sản xuất: - Các quy trình cơ bản để sản xuất giày: tạo mẫu, sản xuất đế, khâu mũi giày, hoàn chỉnh mũi giày, lắp ráp hoàn chỉnh. - Sản xuất đế giày có các công nghệ: ép đúc, ép phun, ép dán và lưu hóa. - Về mũ giày có các loại: mũ vải, mũ da, mũ giày thể thao, mũ giày sadal. Tình hình sản xuất: - Tình hình sản xuất và tiêu thụ giày dép trên thế giới: Theo Tạp chí World Footwear năm 2013 sản xuất giày dép trên toàn thế giới lần đầu tiên đạt trên 22 tỷ đôi. Cơ cấu các nước sản xuất hầu như không thay đổi so với các năm trước. Tính chung châu Á làm ra 87% tổng sản lượng giày dép toàn cầu, tỷ lệ này không thay đổi trong 3 năm qua. Trung Quốc đứng đầu, chiếm 2/3 tổng số giày dép bán ra trên thế giới (cứ 3 đôi giày bán trên thế giới thì 2 đôi sản xuất tại Trung Quốc). - Tình hình sản xuất giày dép Việt Nam: Từ nhiều năm qua, hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo phương thức nhận nguyên liệu gia công cho thương nhân nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu) .Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong năm 2012 tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; trong đó, xuất theo hình thức gia công chiếm 52,7%, xuất theo hình thức sản xuất xuất khẩu chiếm 44,6%. Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành da giày. Lợi thế trước tiên là xóa bỏ mức thuế hiện tại từ 3,5 - 57.4% để hưởng ưu đãi các dòng sản phẩm da giày về mức 0%, từ đó giúp DN ngành da giày tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay, ngành Da giày là một trong những ngành quan trọng trong đàm phán của phía Việt Nam tại TPP. Mặc dù giá trị gia tăng của ngành da giầy không lớn nhưng với trên 500 DN, 600.000 lao động, ngành da giầy đã mang lại công việc cho một số lượng lớn lao động phổ thông. 4 5 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 2.1 Ngoài nước ( Hoa Kỳ) 2.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách thương mại. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America), thường gọi là Hoa Kỳ hoặc Hoa Kỳ, gồm 50 bang và đặc khu Colombia (tức là thủ đô Washington) hợp thành. Hoa Kỳ nằm ở Tây bán cầu, Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico và vịnh Mexico, Đông giáp Đại Tây Dương, Tây giáp Thái Bình Dương, bang Alaska nằm phía Tây bắc Canada, quần đảo Hawaii ở Thái Bình Dương. Với diện tích 9.629.047 km 2, Hoa Kỳ đứng thứ 4 thế giới sau Liên bang Nga, Canada, Trung Quốc, chiếm 6,2% diện tích toàn cầu. Phần lục địa chính từ Đông sang Tây rộng 4.500 km, từ Bắc xuống Nam rộng 2.500 km. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc: da trắng (69,1%), da đen (12,1%), gốc Latin (Hispanic) (12,5%), gốc Châu á (3,6%), thổ dân Hoa Kỳ (0,8%). Hiện nay và trong nhiều năm nữa, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2007, GDP của Hoa Kỳ ước đạt xấp xỉ 13,79 nghìn tỷ USD (tính theo giá Đô la cùng năm), chiếm khoảng 26% tổng GDP toàn thế giới. Nếu tính theo sức mua (PPP) thì GDP của Hoa kỳ chiếm khoảng 20%. Thu nhập bình quân đầu người ở Hoa Kỳ năm 2007 đạt 43,594 USD, xếp thứ 9 trên thế giới. Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ năm 2007 gồm dịch vụ 78,7%, công nghiệp chế tạo 20,3%, và nông nghiệp 1%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Hoa Kỳ vẫn có xu hướng tăng. Kể từ thập kỷ 90 trở lại đây, Hoa Kỳ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Hoa Kỳ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi đó mức tăng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ chỉ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực tế bình quân của Hoa Kỳ từ năm 2000 trở lại đây thấp hơn so với thập kỷ 90 và không ổn định. Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tư vấn v.v. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hiện nay, Hoa 6 Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng đô la. Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khóang. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá. Tổng kim ngạch thương mại quốc tế (gồm cả hàng hóa và dịch vụ) của Hoa Kỳ năm 2005 đạt xấp xỉ 3,27 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2004, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá khoảng 2,57 nghìn tỷ, chiếm 78% và bằng 20% GDP. Chính sách thương mại của Hoa Kỳ nói chung là tự do và mở rộng. Hàng hoá nước ngoài vào thị trường Hoa Kỳ phải chịu các mức thuế khác nhau và phải chịu sự điều chỉnh của các luật lệ và quy định của nước này. Đối với hệ thống thuế quan Hoa Kỳ áp dụng ba biểu thuế suất. Một là, hệ thống thuế quan theo quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) áp dụng cho những quốc gia thành viên của WTO. Hai là, hệ thống thuế quan theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập áp dụng cho các nước đang phát triển được Hoa Kỳ cho phép. Ba là, hệ thống thuế quan cho các quốc gia có quan hệ không thân thiện với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có một hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật thương mại (UCC) được coi là bộ luật cái của hệ thống pháp luật về thương mại của Hoa Kỳ bao gồm: luật về trách nhiệm sản phẩm (theo luật này, nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá sản phẩm bán ra trên thị trường Hoa Kỳ), luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng... Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn áp dụng công cụ phi thuế quan rất nghặt nghèo như: vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đóng gói, bao bì, nhãn mác hàng hóa... Chính vì vậy để có thể thành công thâm nhập thị trường vô cùng tiềm năng và cũng đầy phức tạp này các doanh nghiệp Việt Nam cần có một hiểu biết sâu sắc và nắm vững các đặc trưng của nó. 2.1.2 Tập quán và thị hiếu. Hoa Kỳ là thị trường lớn, thị hiếu đa dạng và tương đối dễ tính: 7 Trước hết phải thấy rằng Hoa Kỳ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó, nền kinh tế sẽ phát triển. Hàng hóa dù chất lượng cao hay vừa đều có thể được bán trên thị trường Hoa Kỳ vì các tầng lớp dân cư ở nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hoá. Riêng đối với các nước đang phát triển và Việt Nam khi xuất hàng vào thị trường Hoa Kỳ cần phải lấy giá cả làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ, nhưng phải đa dạng và hợp thị hiếu. Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới.Tài nguyên phong phú, không bị ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới cộng với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài đã tạo cho Hoa Kỳ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho người dân. Với thu nhập đó, mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này. Cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian người tiêu dùng Hoa Kỳ có một niềm tin gần như tuyệt đối vào hệ thống các cửa hàng đại lý bán lẻ của mình, họ có sự đảm bảo về chất lượng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu, hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại. Vì vậy, sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu đơn lẻ thường không mấy khi đe doạ được sự hiện thương mại của những người đến trước. Con đường mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi thường tốn từ 10-20 năm để có lòng tin giờ đây phần nào không còn tỏ ra thích hợp tại thị trường Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ không có các lề ước và tiêu chuẩn thẩm Hoa Kỳ xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn giáo của mình và theo thời gian hoà trộn, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng ở Hoa Kỳ so với người tiêu dùng ở các nước châu Âu. Cùng một số đồ vật nhưng thời gian sử dụng của họ có thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng các nước phát triển khác. Với sự thay đổi luôn như vậy, giá cả lại trở nên có vai trò rất quan trọng. Điều này giải thích tại sao hàng hóa tiêu dùng từ một số nước đang phát triển chất lượng kém hơn nhưng vẫn có chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ vì giá bán thực sự cạnh tranh ( trong khi điều này lại khó xảy ra tại châu Âu). 8 2.1.3 Dung lượng thị trường Dung lượng thị trường Hoa Kỳ rất lớn do Hoa Kỳ có dân số đông, thu nhập bình quân đầu người cao. Sức mua của người Hoa Kỳ lớn vì họ chi tiêu mua sắm nhiều. Trong năm 2004, tổng doanh số bán hàng tại Hoa Kỳ đã lên tới hơn 4 nghìn tỷ USD, tăng 8% so với năm 2003. Theo thống kê, trong 15 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm của người Hoa Kỳ đã từ 6% giảm xuống còn 1%. Hàng hoá mà người Hoa Kỳ tiêu dùng hầu hết được nhập khẩu từ bên ngoài. Các nước không chỉ sản xuất mà còn cho người Hoa Kỳ vay tiền để mua hàng hoá của họ và như vậy nước Hoa Kỳ mắc nợ thế giới ngày một nhiều. Nhiều ngành công nghiệp Hoa Kỳ đã mất khả năng sản xuất, sản xuất không đủ, bán hàng không đủ để giảm nợ. Thậm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ hết năm 2004 đã ở mức xấp xỉ 6% GDP. Các chuyên gia kinh tế quốc tế đã đánh giá Hoa Kỳ là một xã hội tiêu thụ. Cơ cấu thị trường và mặt hàng tiêu thụ ở Hoa Kỳ rất đa dạng, nhu cầu hàng hoá ở từng vùng không giống nhau. Hàng hoá dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường Hoa Kỳ vì ở đây có nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, sản phẩm không chỉ chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo. Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Hoa Kỳ có một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập của người dân cao với thu nhập đó mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này. Cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian, người tiêu dùng Hoa Kỳ có niềm tin tuyệt đối vào hệ thống của hàng đại lý bán lẻ của mình. Họ có sự bảo đảm về chất lượng bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại. Thị trường Hoa Kỳ luôn thu hút mọi nhà xuất khẩu trên khắp thế giới, khi đã qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm và thâm nhập được vào hệ thống phân phối, các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ nhận được những đơn đặt hàng rất lớn, ổn định và lâu dài đem lại nguồn doanh thu ổn định và ngày càng tăng, giúp các nhà sản xuất tái đầu tư mở rộng sản xuất, liên tục phát triển. 9 Thị trường Hoa Kỳ được quản lý trên cơ sở pháp luật. Trong thương mại, các văn bản luật bao gồm luật điều chỉnh chung, luật điều chỉnh từng nhóm các mặt hàng và thậm chí một số mặt hàng có luật điều chỉnh riêng. Các luật này rất chặt chẽ và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống luật này khá phức tạp và làm cho các nhà xuất khẩu nước ngoài gặp khó khăn nếu không nắm vững. 2.1.4 Các quy định nhập khẩu hàng hóa Theo quy định của luật thương mại Hoa Kỳ, giầy dép bao gồm tất cả giầy dép các loại cho người lớn và trẻ em làm bằng cao su, nhựa, da, da hỗn hợp, da lơn, gỗ, vải,v.v. Ngoài ra còn bao gồm cả mũi/gót giầy băng kim loai, giầy trượt tuyết, trượt băng, ủng lao động, sandan, ủng đi mưa, dép trong nhà, giầy thể thao và các phụ kiện giầy dép. Việc nhập khẩu phải: Phù hợp quy chế hạn ngạch và visa nhập khẩu theo Hiệp định Đa Sợi (MultiFibber Arangements) do Bộ Thương mại (DOC) quản lý, đối với giầy dép có các thành phần bằng vải. Xuất trình tờ khai hải quan về nước xuất xứ, nếu giầy dép các các thành phần từ vải. Phù hợp các quy định về lập hoá đơn nhập khẩu đối với giầy dép và nguyên, phụ liệu. Phù hợp với quy định về nhãn mác theo Luật về phân biệt các sản phẩm sợi dệt (TFPIA) và Luật về nhãn hiệu sản phẩm len (WPLA) và Quy Tắc về Nhãn hiệu (Care Labeling Rule). Phù hợp các tiêu chuẩn chống cháy của Uỷ Ban An Toàn Tiêu dùng (CPSC) theo đạo luật về vải dễ cháy (FFA). Nhập khẩu hàng giầy dép có các thành phần từ vải nói chung cũng thuộc hàng nhạy cảm. Các chuyến hàng không phù với các quy đinh ở trên sẽ bị tịch thu và phạt. Cần tuân theo quy định về xác định nước xuất xứ Thỉnh thoảng USDA có thể giám định tại cảng đối với các sản phẩm làm từ một số nguyên liệu cây. Hạn chế nhập khẩu một số loai cây nguyên liệu quý hiếm dùng làm nguyên liệu làm mũ. 10 2.1.5 Đối thủ cạnh tranh Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc. Với ưu thế giá rẻ và mẫu mã đa dạng, Trung Quốc áp đảo Việt Nam về sản lượng xuất khẩu. Sản lượng của Trung Quốc gấp Việt Nam 13 lần. Tương quan giữa 2 nước đang có xu hướng rút ngắn lại. Năm 2000, giá trị giầy dép xuất khẩu của Việt Nam thậm chí chỉ bằng 1,36% so với Trung Quốc nhưng cho đến năm 2007 thì tỷ lệ này đã là 7,5%. Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nước khác vào thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm hoặc không tăng. Braxin và Indonesia giảm rõ rệt. Italia vẫn duy trì ở mức 1,1 tỷ USD cho đến 1,2 tỷ USD. Nhưng với mức tăng trưởng ấn tượng như trên thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ nhanh chóng vượt Italia để trở thành nước đứng thứ 2 về xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ. 2.2 Trong nước 2.2.1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách thương mại. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm. Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 tiếp tục ổn định và đạt được một số kết quả khá: Sản xuất trong nước có nhiều cải thiện. Tăng trưởng theo xu hướng tích cực. Các cân đối vĩ mô giữ ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tham gia vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu do năng lực cạnh tranh thấp, thương hiệu sản phẩm yếu và uy tín doanh nghiệp chưa có nhiều cải thiện. Bên cạnh đó, tình hình cung, cầu trên thị trường thế giới còn nhiều biến động phức tạp gây áp lực cạnh tranh cho xuất khẩu của Việt Nam. Tiêu thụ các mặt hàng nông sản trong nước thể hiện nhiều bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nông dân. Về vấn đề xã hội: - Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/7/2015 ước tính là 53,86 triệu người, tăng 147 nghìn người so với cùng 11 thời điểm năm 2014, bao gồm lao động nam 27,75 triệu người, chiếm 51,53%; lao động nữ 26,11 triệu người, chiếm 48,47%. Xét theo khu vực, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 16,81 triệu người, chiếm 31,2%; khu vực nông thôn là 37,05 triệu người, chiếm 68,8%. - Trong tháng Sáu, cả nước có 17,2 nghìn hộ thiếu đói, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2014, tương ứng với 75,8 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm21,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có 183,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 756,2 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 34,4%. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 16,4 nghìn tấn lương thực và 8,5 tỷ đồng, riêng tháng Sáu hỗ trợ 1,2 nghìn tấn lương thực. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 20152020 [10] là 8,4%, giảm 1,4 điểm phần trăm so với năm 2013, trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị là 3%, giảm 0,7 điểm phần trăm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn là 10,8%, giảm 1,9 điểm phần trăm. 2.2.2 Các quy định xuất khẩu giày dép Các yêu cầu đối với xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ tương tự như các yêu cầu của Châu Âu, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt. Từ quan điểm của các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển, việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Trước tiên, có vô số các quy định mới với giấy chứng nhận đòi hỏi khắt khe và các yêu cầu điều tra an ninh. Thứ hai, rất nhiều thông tin do các nhà chức trách Hoa Kỳ yêu cầu nhà xuất khẩu phải xử lý và gửi theo đường điện tử. Có rất nhiều quy định do mỗi bang ở Hoa Kỳ đặt ra. Do đó, các nhà nhập khẩu không chỉ phải chú ý đến luật pháp của liên bang mà còn đến luật pháp của mỗi bang cụ thể nơi mà sản phẩm được bán ra. Yêu cầu pháp lý Các vấn đề về y tế, an toàn và môi trường hiện đang được quan tâm hơn bao giờ hết tại Hoa Kỳ. Đặc biệt là sau sự kiện tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, các mối lo ngại về y tế công cộng ngày càng tăng vì các nhà chức trách Hoa Kỳ phải 12 đối mặt với mọi nguy cơ có thể và có thể nhận thấy về hành động khủng bố đe dọa tới an toàn cộng cộng, đặc biệt liên quan đến việc nhập khẩu. Tại Hoa Kỳ, các điều luật ảnh hưởng tới giày dép liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau: Luật nhãn mác, Luật chất thải rắn, Luật sở hữu trí tuệ, Luật địa phương, bang, liên bang, Các quy định về vật liệu làm giày dép. Yêu cầu thuế quan Từ khi Việt Nam có hiệp định thương mại song phương giữa hai nước và là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ được hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR). Yêu cầu thị trường Bên cạnh các yêu cầu tương tự như của thị trường EU, các nhà mua hàng có thể đặt ra các yêu cầu cụ thể. DN cần trực tiếp trao đổi với các khách hàng tiềm năng để biết rõ về những yêu cầu của họ. - Nhãn mác sản phẩm: Mọi sản phẩm muốn được bán và nhập khẩu vào thị trường EU, cần đảm bảo ghi đầy đủ các thông tin trên sản phẩm (bề mặt giầy, đường viền, đế giầy) làm bằng chất liệu gì (da, giả da, da bóng, vải hoặc nguyên liệu khác). - Đóng gói: Tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn đóng gói của Châu Âu (có thể tái sử dụng, hoặc tái chế, tái sản xuất năng lượng; có khối lượng và trọng lượng tối thiểu để đảm bảo mức độ an toàn, vệ sinh và được người tiêu dùng chấp nhận). Ngoài ra, còn có các yêu cầu về khối lượng tối đa và những quy định cụ thể về đóng gói thùng gỗ. - Yêu cầu về chất lượng: Kiểm tra chất lượng dựa trên tiêu chuẩn của EU, các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn ISO khác. - Công ước thương mại về những loài vật có nguy cơ tiệt chủng (CITES), trong đó bao gồm các quy định (EC 338/97) đối với các sản phẩm da bao gồm nguyên liệu từ những loài vật có nguy cơ tiệt chủng. 2.2.3 Chính sách tiền tệ - tín dụng Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát dưới 5%, 13 đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,2%, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có kế hoạch giảm tiếp lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1-1,5 điểm %/năm. Khó khăn trong duy trì mặt bằng lãi suất hiện tại Lạm phát hai tháng đầu năm 2015 liên tiếp giảm ngay trong mùa cao điểm tiêu dùng là thuận lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát thấp và đưa tới kỳ vọng có thể tiếp tục hạ lãi suất. Theo đánh giá thì lãi suất thực ở Việt Nam đang chuyển sang nguỡng tích cực. Tiếp tục giảm lãi suất cho vay là mục tiêu, nhưng ngay việc giữ được mặt bằng hiện có cũng đã là khó khăn vì có thể xuất hiện những yếu tố cản trở, đó là: Khả năng giá dầu không giảm tiếp mà có thể tăng lên trong năm 2015. Nếu giá dầu lên mức 70-90 USD/thùng thì lạm phát có thể tăng lên. Đến nay sau 15 lần giảm liên tiếp, ngày 11/3, giá xăng dầu trong nước đã bắt đầu tăng mạnh. Giá điện tăng 7,5% từ ngày 16/3 tạo ra tâm lý cộng hưởng đối với người tiêu dùng. Kinh tện tăng 7,5% từ ngày 16/3 tạo ra tâm lý cộng hưởng đối vớiu cầu vốn có thể tăng lên và gây áp lực đối với lãi suất. Điều này cũng bắt đầu có dấu hiệu xảy ra trong hai tháng đầu năm, khi tăng trưởng tín dụng tăng gần 1% trong khi những năm trước đều tăng trưởng âm kéo dài. Với những diễn biến trên, dự báo chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng thận trọng. Trong những tháng còn lại của năm 2015, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: tiếp tục theo dõi sát và chủ động ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình trong nước và quốc tế; tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Trên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, chủ động điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá; điều hành tăng trưởng tín dụng gắn với bảo đảm chất lượng, cơ cấu tín dụng hợp lý và khả năng huy động vốn; tiếp tục kiểm soát và xử lý nợ xấu. Trên cơ sở chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng đề ra từ đầu năm, NHNN đã điều hành tín dụng theo hướng linh hoạt, phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu. Dòng vốn tín dụng được thực hiện phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. 14 CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN THƯƠNG NHÂN VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG 3.1 Lựa chọn thương nhân 3.1.1 Lựa chọn đối tác kinh doanh Qúa trình lựa chọn đối tác kinh doanh thường kéo dài và mệt mỏi hơn bạn tưởng. Hãy thực hiện dần theo 6 bước cơ bản dưới đây: 1.Liệt kê tiêu chí về đối tác sẽ được lựa chọn Tài sản/tố chất nào của đối tác mà bạn cho là không thể thiếu được 2.Tìm kiếm đối tác thực tế thuê người thực hiện việc tìm kiếm 3.Sàng lọc danh sách sơ khảo ban đầu Nói chuyện với ứng cử viên, trao đổi thông tin, tạo mối quan tâm 4.Lựa chọn từ danh sách sơ khảo Hành động theo lý trí. Cũng có thể xem xét tới yếu tố nhân học 5.Đạt tới thoả thuận về tiếp cận thị trường Lập kế hoạch cùng nhau. Nhất trí các điều khoản. Dự thảo hợp đồng 6.Xác nhận sự cộng tác Giao trách nhiệm. Nhất trí về giai đoạn thử thách. 3.1.2 Tiêu chí lựa chọn đối tác Bạn phải lựa chọn một đối tác thương mại có thể giúp bạn tiếp cận khách mua hoặc các kênh phân phối mà khách hàng của bạn thường mua. Khi nghiên cứu thị trường, bạn đã biết kênh phân phối nào là phù hợp với bạn. Do vậy, có thể bạn cũng có nhìn nhận chung về hình thức và loại hình cộng tác nào tốt hơn cả. Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra bản liệt kê các tiêu chí về đối tác cần lựa chọn của bạn. Ví dụ danh sách này có thể chỉ rõ: • "Đối tác phải vững mạnh, nổi tiếng, đáng tin cậy; • "Đối tác phải là doanh nghiệp vừa, có nguồn tài chính vững chắc và quản lý tốt; • "Đối tác phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng không có sự cạnh tranh với công ty của bạn 15 • "Đối tác phải có văn phòng thích hợp, phương tiện lưu kho, có ít nhấp một đội ngũ bán hàng 10 người, có điện thoại, fax, e-mail và hệ thống quản lý tin học hoá; • " Đối tác phải tuyển dụng ít nhất 1 cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành hàng của bạn; người đó có thể sẽ trở thành "trưởng dự án" và phải giữ liên lạc với bạn". 3.1.3 Cách tìm kiếm đối tác Sau đó bạn bắt đầu thực sự công việc tìm kiếm đối tác. Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin qua internet, lựa chọn danh sách đối tác sơ khảo ban đầu. Bạn cần đi thực tế, nghe ngóng thông tin, so sánh và lựa chọn. Sau đó, bạn cần tới thăm các đối tác kinh doanh có triển vọng (đại lý, nhà nhập khẩu, các công ty kinh doanh...) để gặp gỡ từng cá nhân. Bạn có thể yêu cầu một nhân viên trung thực và có kinh nghiệm làm việc này. Các giải pháp khác nữa là thuê chuyên gia tư vấn hoặc bạn cần tham gia hội chợ triển lãm với hy vọng đối tác tiềm năng có thể sẽ trưng bày hàng ở đó. Hoặc bạn truyền tin tìm kiếm đối tác qua các tổ chức địa phương. Nhưng cuối cùng bạn cần đích thân quyết định sự lựa chọn cuối cùng. Không ai có thể thay thế bạn trong công việc tế nhị này bởi sự phán đoán cá nhân là rất quan trọng khi đánh giá con người. Bạn cần tự mình làm việc đó. 3.2 Soạn thảo hợp đồng CONTRACT No: 13/CT010915 Date: 1ST September, 2015 in VIETNAM BETWEEN: LEGAMEX CORPORATION Address: 15 Trường Sơn Street, 10 Dictrict , Ho Chi Minh City, Vietnam Tel: 84-08-38653195 Fax: 84-08-38641265 Website: www.legamex.com.vn - www.legamex.vn Email: [email protected] Represented by Mr: NGUYEN VAN DUNG 16 Hereinafter called THE BUYER AND: Address: Tel: Telex: Fax: Represented by Mr: Hereinafter caller THE SELLER The above parties hereby agreed that Seller shall sell and Buyer shall buy te following commodity with the following terms and conditions: 1/ Commodity: Vietnamese Shoe 2/ Specification: 3/Quantity: 10,000 shoes ( 5% more or less at Buyer option ) 4/ Packing: in new single jute bags of 50kgs net each 5/ Shipment: 10,000 shoes on 31st, October 6/ Price: 30 USD/shoes FOB Saigon Port 7/ Payment: By Irrevocable Letter of Credit at sight L/C Buyer shall open an irrevocable Letter of Credit at sight L/C in favor of Vietcombank requiring the following documents for negotiation: - Full set Clean on Board Bill of Lading - Certificate of weight and quality issued by independent surveyor - Certificate of origin - Phytosanitary certificate - Full set of commercial invoice - Fummigation certificate - Certificate of vessel’s Hatch cleanliness 8/PRE – SHIPMENT SURVEY: Buyer shall have right to pre – shipment survey of cargo 9/ INSURANCE: To be converred by the Buyer 17 10/ ARBITRATION: Any disputes, controversy or claim arising out of or relating to this contract or breach therefore, which can not amicably be settled by the parties hereto 11/ Loading terms: - At the load port, the cargo is to be loaded at the rate of 1,000 shoes per weather working days of 24 consecutive hours, Sunday and holiday excepted unless used. If the Notice of Readiness is presented before 12 hours noon laytime to commence at 13 hours the same day. If the Notice of Readiness is given after 12 hours noon but before the close of office ( 17:00 hours ) the laytime to commence from 8:00A.M on the next working day. Dunnage to be for Buyer/ Shipowner’s account - Shore tally at the Seller’s account and on board vessel tally at Buyer/ Shipowwner’s account - At load port, tax for cargo is to Seller’s accout - Dammurage/Despatch as per Charter party - All other terms as per Gencon Charter party 12/APPLICABLE: This contract shall be governed by and construed according to the laws of The USA 13/ FORCE MAJEURE: The force majeure (Exemption) Clause of The International Chamber of Commerce (ICC Publication no. 412) is hereby incorporated in this contract 14/ SURVEY: The supervision and survey of the Vietnamese Shoes at stores qualiy,weight,quantity, numbers of bags, conditions of boxes and packing will be done by Vinacontrol in Vietnam, the cost there of beig to Seller’s account 15/ Others: The Trade Terms used here in shall be inpreted in accordance 2010 including its amendment. This sales contract is done in Vietnam 1 st September, 2015 in 04 English originals, 02 for eachside SIGNED SIGNED ( SELLER) ( BUYER ) 18 KẾT LUẬN Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, thì xuất khẩu càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, đặc biệt là đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, đang trên con đường tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Vì vậy, xuất khẩu được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất để thực hiện thành công các mục tiêu trên. Mặc dù trong các năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã đạt được nhiều kết quả khả quan song nó vẫn còn gặp nhiều trở ngại do các yếu tố khách quan và chủ quan gây nên. Chính vì vậy, để hạn chế được những khó khăn và tồn tại trên thì Nhà nước cần phải thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu cùng với các nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Qua đó góp phần nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Hy vọng rằng, dựa vào những tiềm lực của Việt Nam cùng với các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đúng đắn của nước ta, thì các hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ ngày một phát triển và đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần xây dựng đất nước ngày một phồn vinh và giàu đẹp. Tài liệu tham khảo: 19 1/ Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015; Tổng cục thống kê(https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14371) 2/Bài viết “10 tháng đầu năm, tính dụng tăng trưởng đạt 12,51%”- 01/11/2015 ;An ninh tiền tệ và truyền thông(ANTT) 3/Giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ;Hai Khanh Freight Fowarders JSC(http://haikhanh.com/bai-viet/van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien) 4/ Phân tích chính sách tài chính-tiền tệ năm 2015; Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia(NCEIF)( http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/phantichcacchinhsachtai-nd-17004.html) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng