Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn phường giáp bát,...

Tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn phường giáp bát, quận hoàng mai, thành phố hà nội

.PDF
63
1
110

Mô tả:

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI NGUYỄN PHƯƠNG LINH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN PHƯỜNG GIÁP BÁT, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hà Nội, tháng 07/2022 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI NGUYỄN PHƯƠNG LINH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN PHƯỜNG GIÁP BÁT, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH TIẾN VIỆT Hà Nội, tháng 07/2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu và tư liệu được sử dụng trong luận văn đảm bảo độ chính xác, trung thực và tin cậy. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN PHƯƠNG LINH DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Số vụ vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực trên địa bàn phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội các năm 2019, 2020, 2021 ... 32 Bảng 2.2: Tỷ lệ số vụ xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa so với tổng số vụ xử phạt vi phạm hành chính của phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong các năm 2019, 2020, 2021 ....................................... 32 Biểu đồ 2.1: So sánh sự chênh lệch về số vụ vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực trên địa bàn phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong 3 năm từ 2019-2021 ............................................................................... 34 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm trung bình của số vụ xử phạt hành chính trong một số lĩnh vực trên địa bàn phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong các năm từ 2019-2021 .................................................................... 35 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: ............................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................... 3 3.1. Mục đích nghiên cứu: .......................................................................... 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:.......................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: ................................................... 5 7. Bố cục của luận văn: ................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA ........ 7 1.1 Khái niệm, đặc điểm về xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực văn hóa 7 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của văn hóa .................................................. 7 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính ............................... 9 1.1.3 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ..... 11 1.1.4 Khái niệm, đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ............................................................................................... 12 1.2 Pháp Luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ............ 14 1.2.1 Đối tượng của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ................................................................................................................... 15 1.2.2 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa . 15 1.2.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ...... 18 1.2.4 Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa . 19 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TẠI PHƯỜNG GIÁP BÁT, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 22 2.1 Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát .......................................................................................... 22 2.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu ..................................................... 22 2.1.2 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại địa bàn phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội ........................................... 24 2.1.3 Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa của UBND phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội ............................... 27 2.1.4 Những hạn chế còn tồn tại từ thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa của phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội ....................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát ............................. 30 2.2.1 Nguyên nhân khách quan: ............................................................... 30 2.2.2 Nguyên nhân chủ quan: ................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC, HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TẠI PHƯỜNG GIÁP BÁT, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.Error! Bookmark not defined. 3.1 Rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ..................................................... 39 3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về nguyên tắc xử lý .......... 39 3.1.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình thức xử phạt ........ 40 3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về thủ tục xử phạt......................................... 43 3.2 Bổ sung cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ, phương tiện hỗ trợ, áp dụng công nghệ thông tin để đội ngũ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa có thể kịp thời đáp ứng được với thực tiễn ...................... 45 3.3 Tập trung, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất đội ngũ cán bộ công chức tham gia thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa............................ 47 3.4 Đẩy mạnh các hoạt dộng tuyên truyền pháp luật đến người dân, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân nhất là trong lĩnh vực văn hóa .................................................................................................. 49 KẾT LUẬN .................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Việt Nam ta có truyền thống lịch sử lâu đời, hơn 4000 năm xây dựng đất nước, luôn giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các thế hệ đi trước truyền lại. Văn hóa ở đây không chỉ là phong tục tập quán, không chỉ là lễ nghĩa mà rộng hơn còn là các cư xử giữa người với người, giữa công dân với xã hội. Nhất là trong thời đại công nghệ số 4.0, hội nhập toàn cầu, việc có thể duy trì và phát huy nét đẹp trong truyền thống văn hóa của quốc gia, tiếp thu những nền văn hóa văn minh và tránh bị ảnh hưởng bởi những sự du nhập của văn hóa không phù hợp với bản sắc của nước nhà là một thách thức lớn. Nhận thấy sự cần thiết, nhà nước ta đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong lĩnh vực văn hóa, xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh văn hóa. Việc ban hành và thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua đã được tiến hành đồng bộ trên cả nước, tại các địa phương. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật còn nhiều những bất cập, vướng mắc, chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng mong muốn của xã hội. Có những sự vụ, sự việc về vi phạm trong lĩnh vực văn hóa nhưng với chế tài xử phạt nhẹ, chưa đủ sức răn đe khiến cho chủ thể vẫn tiếp tục vi phạm, có tâm lý coi nhẹ pháp luật. Do vậy, việc nghiên cứu và hệ thống pháp luật toàn diện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, cũng như tìm hiểu, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện vấn đề này là cần thiết. Phường có diện tích có diện tích gần 0.8km2, dân số 12.752 người. Bốn phía Đông, Tây, Nam Bắc của phường Giáp Bát lần lượt giáp với phường Tương Mai, phường Phương Liệt, phường Thịnh Liệt, phường Đồng Tâm. Đặc biệt phường Giáp Bát có bến xe phía Nam (Bến xe Giáp Bát) là nơi trung 2 chuyển của người dân và vận tải hàng hóa, mỗi ngày có hàng vạn lượt khách và hàng hoá qua lại tại đây. Từ những đặc điểm địa lý tự nhiên, cùng với các địa điểm đặc biệt như bến xe là nơi tập trung đông người đã khiến phường Giáp Bát trở thành nơi giao lưu nhiều thành phần văn hóa và cũng sẽ là nơi thường xuyên xảy ra những vi phạm về lĩnh vực văn hóa. Vì vậy, học viên xin lựa chọn đề tài “ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa- Từ thực tiễn phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài xử phạt vi phạm hành chính, các nghiên cứu đi từ tổng quát đến cụ thể. Những nghiên cứu tổng quát có giá trị tham khảo tiêu biểu như: “Bàn về vấn đề vi phạm hành chính nhiều lần và thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính” của tác giả Nguyễn Hoàng Việt, Đào Thùy Linh, Tạp chí Nghề Luật số 4/2019, tr. 61-66; “Một số góp ý hoàn thiện Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Trần Quốc Huy, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24/2018, tr. 48-52; “Sự chồng chéo giữa biện pháp khắc phục hậu quả với các hình thức xử phạt trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả Cao Vũ Minh trên Tạp chí nhà nước và pháp luật số 10/2018, tr. 38 – 47, Bình luận 2014 luật Xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xuất bản năm 2014, chủ biên Nguyễn Ngọc Duy; Bình Luận Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Hiện Hành xuất bản năm 2018, chủ biên Nguyễn Ngọc Điệp….Các công trình nêu trên nghiên cứu những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong các lĩnh vực cụ thể thì có các luận văn thạc sĩ nghiên cứu đem lại những giá trị nhất định như: Hoàng Thị Phương Ly (2016), “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch”, Luận văn thạc sĩ luật học , 3 Trường Đại học Luật Hà Nội; Trần Thị Lan Anh (2016); Bùi Ngọc Tuấn (2017) “ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn tỉnh Phú Yên”, Luận văn thạc sĩ luật, Học viện Hành chính Quốc gia; Dương Thị Tuyên (2018) “ Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thực tiễn các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ, Bắc, Học viện Khoa học xã hội, Nguyễn Đức Long (2020) “ Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thực tiễn tại quận Bắc Từ Liêm- TP Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Thùy Trang (2016) “ Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”. Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Tuy nhiên, để thống kê các nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thì lại chưa được phổ biến. Đặc biệt nghiên cứu cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội thì chưa có. Chính vì thế, trên cơ sở kế thừa và vận dụng có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước, luận văn đi sâu tìm hiểu pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn thi hành tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; nghiên cứu, phân tích, so sánh với thực tiễn để đưa ra những đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm mục đích khắc phục, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Các nhiệm vụ nghiên cứu mà luận văn tập trung bao gồm: Nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính 4 và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Tìm hiểu pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Đánh giá thực trạng thực thi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh văn hóa tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Đưa ra kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các đối tượng sau: Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; Thực tiễn thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tại Việt Nam, pháp luật về xử phạm vi phạm hành chính về văn hóa có phạm vị nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác chứ không chỉ đứng một mình. Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu này, tác giả xin giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những nội dung sau: Về nội dung: Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật có liên quan khác. Về không gian: Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính về văn hóa trong phạm vi phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Về thời gian: Luận văn nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá thực tiễn xử phạt 5 vi phạm hành chính về văn hóa tại địa bàn phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội từ năm 2019 đến năm 2021 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác Lê-Nin với các phương pháp lịch sử, phân tích, thống kê, tổng hợp để nghiên cứu đề tài. Cụ thể: trong chương 1, tác giả sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử, phân tích, so sánh để nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, nhằm làm rõ khái niệm, nội dung, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Chương 2 tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh khi nghiên cứu thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, tác giả kết hợp phương pháp phân tích để đưa ra được các nguyên nhân, hạn chế tồn đọng xong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; Chương 3 tác giả sử dụng phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp, phương pháp liệt – kê, …để đưa ra những kiến nghị, đề xuất, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Luận văn giúp làm rõ khái niệm nội dung, nguyên tắc và các vấn đề lý luận pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Ngoài ra, luận văn sẽ hệ thống lại các văn bản pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa đang có hiệu lực tại Việt Nam. Căn cứ vào nghiên cứu mà đánh giá được thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát. Từ đó mà góp thêm 6 các dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa cho các nghiên cứu sau. Luận văn dựa trên thực trạng mà tìm hiểu và phân tích ra được các nguyên nhân của hạn chế từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. 7. Bố cục của luận văn: Luận văn được chia thành 3 phần chính, bao gồm: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Chương 2: Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về lĩnh vực văn hóa và xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của văn hóa a) Khái niệm văn hóa: Văn hóa có mối liên hệ đến với mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống từ những sản phẩm là vật chất như nhà cửa, phương tiện đi lại, trang phục cho đến những sản phẩm phi vật chất là ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị. Văn hóa hiện diện trong cuộc sống thường ngày như lẽ tất nhiên, không thể thiếu. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa về văn hóa với nội dung nhấn mạnh vào việc sáng tác của cộng đồng, cùng với đó là tiến trình phát triển lịch sử mà con người trải qua đã tạo nên những giá trị nhân văn phổ quát, bản sắc cũng như đặc thù riêng của mỗi dân tộc.1 Theo Từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản Dân trí có định nghĩa về văn hoá như sau: "Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lịch sử" 2. Văn hóa theo góc độ của pháp luật thì được thể hiện trong các lĩnh vực sau: điện ảnh, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động tổ chức lễ hội, kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường, hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cộng đồng; hoạt động về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; di sản văn hóa; thư viện.3 Có thể thấy, chỉ với hai chữ văn hóa nhưng có vô vàn cách hiểu và khái Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr78,126. 1 2 3 Từ điển Tiếng Việt do Ngọc Lương chủ biên, Nxb Dân trí, Hà Nội,2021, tr.677 Chương 2 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 8 niệm từ khái quát cho đến cụ thể, từ rộng lớn cho đến nhỏ hẹp. Nhưng từ góc độ quản lý nhà nước, thì văn hóa sẽ được quản lý theo từng lĩnh vực trong đời sống. Theo cách quản lý như vậy sẽ có thể đưa ra những điều chỉnh sát với thực tiễn hơn, cải thiện và nâng cao đời sống xã hội. b) Đặc trưng của văn hóa: Để nhận diện một vấn đề hay một sự việc có liên quan đến phạm trù văn hóa hay không thì cần nhận diện thông qua các đặc trưng của văn hóa. Cụ thể: Thứ nhất, văn hóa có tính lịch sử. Như đã nêu ở định nghĩa, văn hóa là những sản phẩm từ vật chất cho đến phi vật chất được con người sáng tạo và truyền lại qua nhiều thế hệ. Vì vậy, văn hóa cũng gắn liền với chiều dài lịch sử, thậm chí văn hóa bao hàm cả lịch sử. Đặc tính lịch sử khiến văn hóa có bề dày, có chiều sâu, có hệ giá trị riêng biệt. Đồng thời bởi tính lịch sử mà văn hóa càng cần được duy trì, bảo tồn và phát triển để trở thành truyền thống văn hóa. Thứ hai, văn hóa có tính nhân sinh. Khác với các giá trị tự nhiên vốn có, văn hóa được tạo nên bởi bàn tay và trí óc của con người nên chắc chắn cũng sẽ chịu tác động của cả vật chất lẫn tinh thần của con người. Văn hóa vô hình chung đã trở thành sợi dây liên kết các chủ thể trong cộng đồng lại với nhau. Thứ ba, văn hóa có tính hệ thống. Hàng loạt các sự kiện, hiện tượng, quy luật được liên kết với nhau trong quá trình phát triển bởi “trụ cột” là văn hoá. Tính hệ thống giúp cho văn hóa thực hiện được các chức năng của xã hội. Văn hóa bao trùm lên tất cả các mặt, các lĩnh vực, các hoạt động xuất hiện và tồn tại trong xã hội, góp phần cải thiện độ ổn định của xã hội, cung cấp và trang bị cho con người những phương tiện cần thiết để đối phó với tự nhiên. Cuối cùng, văn hóa mang trong mình tính giá trị. Theo một khía cạnh khác, văn hóa còn mang ý nghĩa là những điều tốt đẹp, có giá trị nhất định. Tự bao giờ,văn hóa trở thành thước đo chuẩn mực cho cả con người và cả xã hội. Người ta thường nói người có văn hóa là người tốt, có giá trị và đáng được tôn trọng. 9 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính a) Khái niệm vi phạm hành chính: Vi phạm hành chính là một trong số những loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy mức độ nguy hiểm của loại vi phạm này thấp hơn các loại vi phạm khác nhưng vi phạm hành chính lại gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng. Bởi mức ảnh hưởng không quá nghiêm trọng nên các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính vẫn ngang nhiên làm và không được ngăn chặn và xử phạt kịp thời. Từ mức độ ảnh hưởng kết hợp với thực tiễn diễn ra mà hiện nay xã hội cũng như Chính phủ cũng dành sự quan tâm cho công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính. Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, vi phạm hành chính là khái niệm mang đầy đủ đặc trưng, phản ánh đúng bản chất vấn đề, thể hiện được mức độ ảnh hưởng, gây hại cho xã hội cũng như đã thể hiện được sự khác biệt giữa hành vi vi phạm hành chính và tội phạm. Vi phạm hành chính là cụm từ đã được đề cập đến từ những năm 90s. Trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta thời bấy giờ, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên được đề cập và định nghĩa chính thức tại Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 (Pháp lệnh năm 19894.Cho đến năm 1995 với Pháp lệnh thời đó, chúng ta được lại tiếp cận gián tiếp với khái niệm “vi phạm hành chính”. Trong pháp lệnh, khái niệm này không được định nghĩa cụ thể mà lại được định nghĩa thông qua một khái niệm khác là “xử phạt vi phạm hành chính” tại khoản 2 Điều 1: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm 4 Pháp lệnh số 28-LCT/HĐNN8 về xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 10 hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”5. Đến Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Pháp lệnh năm 2002), Nhà nước ta vẫn giữ cách tiếp cận gián tiếp như trong Pháp lệnh năm 19956. Hiện nay, khái niệm “vi phạm hành chính” được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020, theo đó: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”7. Có thể thấy, Nhà nước ta đã nhận định và điều chỉnh những hành vi vi phạm hành chính từ những năm 90s và cho đến bây giờ ngày càng cụ thể và phù hợp với thực tiễn hơn bằng những điều khoản trong các văn bản quy phạm pháp luật. b) Đặc điểm của vi phạm hành chính Để xác định một hành vi có phải là vi phạm hành chính hay không thì cần xác định các dấu hiệu pháp lý. Có 4 dấu hiệu pháp lý cần được nhận diện tại đây. Đầu tiên là mặt khách quan. Một vi phạm hành chính bắt buộc phải có hành vi vi phạm hành chính. Nếu không có điều kiện này thì không thể kết luận một hành vi là vi phạm phạm hành chính. Các yếu tố khác như: Thời gian và địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; Công cụ, phương tiện vi phạm; Hậu quả và mối quan hệ nhân quả cũng là 1 phần trong mặt khách quan của vi phạm hành chính. Thứ hai là mặt chủ quan của vi phạm hành chính. Mặt chủ quan được thể 5 Pháp lệnh số 41-L/CTN về xử lý vi phạm hành chính năm 1995 6 Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10 về xử lý vi phạm hành chính năm 2002 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 11 hiện là dấu hiệu lỗi của đối tượng vi phạm. Vi phạm hành chính bắt buộc phải là hành vi có lỗi và được thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý được thực hiện bởi chủ thể có năng lực dân sự đầy đủ. Thứ ba, dấu hiệu về chủ thể của vi phạm hành chính. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể theo pháp luật quy định. Cuối cùng là khách thể của vi phạm hành chính. Dấu hiệu khách thể trong vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước gây ảnh hưởng, thiệt hại nhất định. 1.1.3 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa a) Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa: Trong tổng thể các văn bản pháp luật từ xưa đến nay, từ những Pháp lệnh về xử phạt vi phạm văn hóa cho đến các văn bản pháp luật hiện hành là Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 và Nghị định 38/2021/NĐ-CP đã có những định nghĩa pháp lý nào về vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Từ những quy định pháp luật chúng ta có thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực văn hóa một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và hành vi vi phạm này phải chịu xử phạt hành chính theo quy định pháp luật Trong cuộc sống, có rất nhiều hành vi vi phạm được thực hiện nhưng để xác định những hành vi đó có phải là hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa không thì lại cần có các căn cứ pháp lý. Ví dụ hành vi hát karaoke ồn ào vào khung giờ khuya gây ảnh hưởng đến người khác, hay hành vi có những lời nói phỉ báng, xúc phạm, thiếu tôn trọng tại những nơi như lễ hội, đền chùa, di tích lịch sử thì có phải là hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa không và có phải chịu xử phạt về văn hóa không? Để có căn cứ xác định những hành vi như trên có chịu sự điều chỉnh của 12 pháp luật về văn hóa không thì Nhà nước ta đã giới hạn phạm vi của lĩnh vực văn hóa trong những hoạt động nhất định, cụ thể theo Chương 2 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP, các lĩnh vực điện ảnh, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động tổ chức lễ hội, kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường, hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cộng đồng; hoạt động về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; di sản văn hóa; thư viện đều nằm trong phạm vi của lĩnh vực văn hóa và chịu sự quản lý của nhà nước8. b) Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Qua định nghĩa nêu trên, có thể thấy được dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước về văn hóa, có lỗi, trái pháp luật hành chính và bị xử phạt hành chính theo luật quy định. Bên cạnh việc mang những đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa có những đặc điểm riêng biệt. Về khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực văn hóa được bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính. Đặc trưng của cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là sử dụng kết cấu trực tiếp. Việc xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa được quy định tập trung và chủ yếu ở văn bản chuyên ngành như điện ảnh, mỹ thuật, nghệ thuật, … 1.1.4 Khái niệm, đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa a) Khái niệm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là hành vi trái pháp luật đều gây nguy hiểm cho xã hội và cần bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm, vi phạm hành chính cũng không ngoại lệ. Xử phạt vi phạm Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo 8 13 hành chính bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành. Tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 đưa ra định nghĩa pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính là việc mà người có thẩm quyền xử phạt thực hiện nhiệm vụ của mình là áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức là đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Khi xem xét tất cả các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lý luận về nhà nước và pháp luật, có thể đúc rút ra được một khái niệm tổng quát về xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất và tinh thần tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm của chủ thể vi phạm. Từ khái niệm cơ bản nói trên, suy ra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là hoạt động của người có thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa theo thủ tục do luật hành chính quy định. b) Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa cũng bao gồm những đặc điểm cơ bản của xử phạt vi phạm hành chính nói chung. Cụ thể: Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính chỉ được thực hiện khi có vi phạm hành chính xảy ra trong quá trình kiểm tra hoặc trong đời sống mà bị phát hiện,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan