Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng webmail client bằng công nghệ java...

Tài liệu Xây dựng webmail client bằng công nghệ java

.PDF
80
398
87

Mô tả:

Hệ thống webmail client LỜI CẢM ƠN T rước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Công Nghệ Thông Tin của trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản cần thiết trong những năm học vừa qua để tôi có thể thực hiện tốt cuốn khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Ninh Xuân Hương đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn tất cuốn khóa luận này. Ngoài ra tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng trong khoảng thời gian cho phép cũng như những hạn chế về kiến thức nên cuốn khóa luận này của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như bạn bè gần xa và những cá nhân hay tổ chức có quan tâm đến lĩnh vực được trình bày trong cuốn khóa luận này. TP Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2009 Trần Phan Phong Phú Trần Phan phong Phú Trang 1/80 Hệ thống webmail client Mục lục Phần 1: Lời nói đầu ............................................................................................................5 Phần 2: Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................6 Chương 1: Tổng quan về Web và thư điện tử .................................................................6 1. Giới thiệu .....................................................................................................................6 2. Khái niệm về Internet.................................................................................................6 3. Mô hình hoạt động của web .......................................................................................7 3.1. Khái niệm về Website ............................................................................................7 3.2. Tên miền (Domain name) ......................................................................................7 3.3. Nơi lưu trữ WEBSITE (Hosting) ...........................................................................7 3.4. Giao diện WEBSITE..............................................................................................8 3.5. WEBSITE tĩnh và WEBSITE động .......................................................................8 3.6. Khái niệm thương mại điện tử ...............................................................................8 3.7. Tìm kiếm và Quảng bá WEBSITE trên Internet....................................................8 3.8. Khái niệm về World Wide Web (WWW)..............................................................9 4. Tìm hiểu Webmail ......................................................................................................9 4.1. Giới thiệu................................................................................................................9 4.2. Ưu điểm Webmail ................................................................................................10 4.3. Khuyết điểm Webmail .........................................................................................11 5. Mô hình client/server................................................................................................11 5.1. Giới thiệu..............................................................................................................11 5.2. Client ....................................................................................................................13 5.3. Server ...................................................................................................................13 5.4. Web Server/mail Server và hoạt động của browser WWW ..........................14 6. Dịch vụ thư điện tử ...................................................................................................14 6.1. Giới thiệu..............................................................................................................14 6.2. Khái niệm .............................................................................................................14 6.3. Kiến trúc và dịch vụ .............................................................................................16 7. Phương thức hoạt động ............................................................................................21 7.1. Email đến được hộp thư của người nhận như thế nào?........................................21 7.2. Email có thể bị giữ chậm hoặc bị mất liên lạc ra sao?.........................................23 8. Cấu trúc một thư điện tử .........................................................................................24 9. Các giao thức gửi nhận mail ....................................................................................25 9.1. SMTP (Simple Mail Transfer Protocol)...............................................................25 9.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................25 9.1.2. Mô hình hoạt động phiên giao dịch...............................................................25 9.1.3. Thủ tục Mail ..................................................................................................27 9.1.4. Thủ tục Forwarding .......................................................................................29 9.1.5. Các thủ tục Mailing và Sending ....................................................................29 9.2. POP3 (Post Office Protocol) ................................................................................30 9.2.1. Giới thiệu.......................................................................................................30 9.2.2. Mô hình hoạt động phiên giao dịch...............................................................30 9.2.3. Trạng thái AUTHORIZATION.....................................................................31 Trần Phan phong Phú Trang 2/80 Hệ thống webmail client 9.2.4. Trạng thái TRANSACTION .........................................................................33 9.2.5. Trạng thái UPDATE......................................................................................37 9.3. IMAP (Internet Message Access Protocol)..........................................................38 9.4. Khái niệm Mailserver...........................................................................................45 Chương 2: Các công nghệ dùng trong ứng dụng...........................................................47 1. Giới thiệu java...........................................................................................................47 1.1. Sự xuất hiện ngôn ngữ Java .................................................................................47 1.2. Các tính chất, ưu khuyết điểm của Java...............................................................51 1.2.1. Các tính chất cơ bản ......................................................................................51 1.2.2. Ưu điểm của java...........................................................................................52 1.2.3. Nhược điểm của Java ....................................................................................53 2. Các công nghệ sử dụng trong ứng dụng .................................................................53 2.1. J2EE .....................................................................................................................53 2.2. JSP/Servlet ...........................................................................................................54 2.3. Struts framework..................................................................................................55 2.3.1. Giới thiệu.......................................................................................................55 2.3.2. Các thành phần cơ bản của Struts .................................................................56 2.3.3. Tiến trình thực hiện .......................................................................................56 2.4. Ajax ......................................................................................................................56 2.4.1. So sánh với các ứng dụng web truyền thống.................................................57 2.4.2. Các trình duyệt hổ trợ Ajax ...........................................................................58 2.5. Javascript..............................................................................................................59 2.6. HTML ..................................................................................................................59 2.7. Hibernate ..............................................................................................................60 2.8. Webserver Tomcat ...............................................................................................61 2.9. Mô hình MVC ......................................................................................................61 2.10. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL......................................................................62 2.10.1. Giới thiệu.....................................................................................................62 2.10.2. Tại sao lại sử dụng MySQL?.......................................................................62 2.10.3. Một số đặc điểm của MySQL......................................................................62 2.11. Công cụ phát triển Java......................................................................................63 Phần 3: Xây dựng hệ thống Webmail.............................................................................65 Chương 1: Phân tích thiết kế hệ thống Mail..................................................................65 1. Khảo sát ......................................................................................................................65 2. Yêu cầu bài toán .........................................................................................................65 3. Chức năng xử lý..........................................................................................................65 4. Phân tích thiết kế.........................................................................................................66 4.1. Phân tích user case ...............................................................................................66 4.1.1. Sơ đồ user case..................................................................................................66 4.1.2. Chi tiết user case ...............................................................................................67 4.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu...........................................................................................71 4.3. Sơ đồ quan hệ các bảng........................................................................................72 4.4. Thiết kế website ...................................................................................................72 4.4.1. Sơ đồ website ....................................................................................................72 Trần Phan phong Phú Trang 3/80 Hệ thống webmail client 4.4.2. Một số layout chính...........................................................................................73 5. Sơ đồ kiến trúc hệ thống webmail ..............................................................................75 5.1. Kiến trúc chung ....................................................................................................75 5.2. Kiến trúc Struts ....................................................................................................75 5.3. Kiến trúc Hibernate ..............................................................................................76 5.4. Kiến trúc mail folder ............................................................................................76 Chương 2: Cài đặt và triển khai ứng dụng ....................................................................77 1. Cài đặt Java.................................................................................................................77 2. Cài đặt MySQL Server 5.0.27 ....................................................................................77 3. Cấu hình Mailserver....................................................................................................77 4. Cấu hình Webserver....................................................................................................77 5. Triển khai ứng dụng....................................................................................................78 Chương 3: Kết luận ..........................................................................................................79 1. Kết quả đạt được .........................................................................................................79 2. Hạn chế của chương trình ...........................................................................................79 3. Hướng phát triển chương trình ...................................................................................79 Trần Phan phong Phú Trang 4/80 Hệ thống webmail client Phần 1: Lời nói đầu N gày nay với sự phát triển mạnh mẽ của tin học và công nghệ Internet, hầu như mọi người đều thấy rõ lợi ích mà các dịch vụ do mạng Internet mang lại. Dịch vụ thư điện tử gọi tắt là Email là một trong nhưng dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên Internet hiện nay. Dịch vụ này cho phép các cá nhân hay tổ chức trao đổi thư với nhau thông qua mạng Internet. Nhiều người sử dụng Internet chỉ để dùng dịch vụ này. Hầu như mọi trao đổi thông tin liên lạc trong doanh nghiệp đều sử dụng Email. Thông thường, khi sử dụng dịch vụ thư tín điện tử, người sử dụng thường ít khi quan tâm xem hệ thống bên trong đã thực hiện như thế nào. Vì vậy, họ ( người sử dụng) mới chỉ thấy được một nửa của ứng dụng dịch vụ Email và phần ứng dụng đó được gọi là Mail Client, hay là sử dụng dịch vụ thư tín máy trạm. Do xu hướng toàn cầu hóa nên việc dùng phần mềm không bản quyền càng ngày càng hạn chế ở nước ta. Do đó việc dùng phần mềm mã nguồn mở ngày càng phổ biến. Từ những nhu cầu trên tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng webmail cient bằng công nghệ java” nhằm cũng cố lại những kiến thức đã học và tìm hiểu thêm nhiều công nghệ mới. Trần Phan phong Phú Trang 5/80 Hệ thống webmail client Phần 2: Cơ sở lý thuyết Chương 1: Tổng quan về Web và thư điện tử 1. Giới thiệu Những khái niệm như cửa hàng, siêu thị, thư viện, nhà máy, ... đã quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng đó chỉ là thế giới vật chất, còn trong thế giới của thông tin với hệ thống giao thông mạng Internet, những khái niệm đó được tổng hợp chung vào trong từ "WEBSITE". Chúng ta sẽ có WEBSITE cửa hàng, WEBSITE siêu thị, WEBSITE thư viện, WEBSITE nhà máy, WEBSITE cá nhân, ... Khi so sánh internet với mội trường kinh doanh truyền thống, chúng ta có thể tự đặt câu hỏi, thế trên internet có những khái niệm như vị trí tốt xấu không, có nhà trung tâm, nhà ngoại ô không. Có! và đó là điều đáng để suy nghĩ, không nhanh chân chúng ta sẽ không còn chỗ, hoặc là phải mua lại với giá rất đắt. Đó là gì vậy? Chính là địa chỉ của WEBSITE. Ví dụ như www.dtcvn.net hay www.admin.com.vn. Tên của WEBSITE không được trùng nhau, trong khi đó tên viết tắt của các công ty thì trùng nhau quá nhiều, và ai cũng muốn tạo cho mình một địa chỉ thật dễ nhớ. Kết quả là người chậm chân mất quyền ưu tiên, không mua được địa chỉ đó. Một địa chỉ dễ nhớ giữ vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu một WEBSITE. Địa chỉ nhớ thông thường phải ngắn gọn hoặc có ý nghĩa. Nếu doanh nghiệp đã có thương hiệu khá nổi tiếng thì nên dùng ngay thương hiệu của mình. 2. Khái niệm về Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. Khi phát triển World Wide Web, Tim Berners-Lee xài bộ NeXTcube tại CERN và làm nó thành máy chủ Web đầu tiên. Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network WAN) đầu tiên được xây dựng. Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia ra thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự. Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính điều này cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại kết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu Trần Phan phong Phú Trang 6/80 Hệ thống webmail client mạng (SuperNetwork). Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet. Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển. Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. 3. Mô hình hoạt động của web 3.1. Khái niệm về Website Những khái niệm như cửa hàng, siêu thị, thư viện, nhà máy, ... đã quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng đó chỉ là thế giới vật chất, còn trong thế giới của thông tin với hệ thống giao thông mạng Internet, những khái niệm đó được tổng hợp chung vào trong từ "WEBSITE". Chúng ta sẽ có WEBSITE cửa hàng, WEBSITE siêu thị, WEBSITE thư viện, WEBSITE nhà máy, WEBSITE cá nhân, ... 3.2. Tên miền (Domain name) Khi so sánh internet với mội trường kinh doanh truyền thống, chúng ta có thể tự đặt câu hỏi, thế trên internet có những khái niệm như vị trí tốt xấu không, có nhà trung tâm, nhà ngoại ô không. Có! và đó là điều đáng để suy nghĩ, không nhanh chân chúng ta sẽ không còn chỗ, hoặc là phải mua lại với giá rất đắt. Đó là gì vậy? Chính là địa chỉ của WEBSITE. Ví dụ như www.dtcvn.net hay www.admin.com.vn. Tên của WEBSITE không được trùng nhau, trong khi đó tên viết tắt của các công ty thì trùng nhau quá nhiều, và ai cũng muốn tạo cho mình một địa chỉ thật dễ nhớ. Kết quả là người chậm chân mất quyền ưu tiên, không mua được địa chỉ đó. Một địa chỉ dễ nhớ giữ vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu một WEBSITE. Địa chỉ nhớ thông thường phải ngắn gọn hoặc có ý nghĩa. Nếu doanh nghiệp đã có thương hiệu khá nổi tiếng thì nên dùng ngay thương hiệu của mình. 3.3. Nơi lưu trữ WEBSITE (Hosting) Công trình thiết kế web đã hoàn tất, bạn cần đưa nó lên mạng, bạn cần một nơi để cất giữ thông tin của WEBSITE để khi người xem gõ đúng địa chỉ WEBSITE lập tức trang web của bạn được tìm thấy thì được gọi là Hosting. Chúng tôi ví von nơi lưu trữ WEBSITE trên internet (Host) là nhà, còn địa chỉ WEBSITE (domain name) chính là địa chỉ nhà. Hai khái niệmHai khái niệm Trần Phan phong Phú Trang 7/80 Hệ thống webmail client này luôn đi đôi với nhau thì người ta mới tìm thấy nội dung WEBSITE của bạn trên internet, ví như có nhà mà không có địa chỉ thì cũng không ai tìm được, có địa chỉ mà không có nhà thì không biết tìm ai... 3.4. Giao diện WEBSITE Chính là cái mà chúng ta thấy nó ở trên trang web, là khung được trang trí cho trang web. Được thiết kế bởi những designer với các khung, bảng, mầu và chữ, ... Các giao diện website thường có kích thước bề ngang chuẩn là 800 pixel hoặc 1024 pixel, nhưng cũng có một số website không theo chuẩn này mà thiết kế tự động giãn theo kích thước màn hình. Để có 1 giao diện website đẹp, cần rất nhiều yếu tố cấu thành, trong đó ý tưởng của người chủ website là quan trọng nhất. 3.5. WEBSITE tĩnh và WEBSITE động - WEBSITE tĩnh: là dạng WEBSITE mà nội dung của nó là cố định, để thay đổi cần có kiến thức về web, người sử dụng không thể sửa chữa trực tiếp trên inetrnet. - WEBSITE động: là dạng WEBSITE mà sau khi thiết kế, người sử dụng có thể thêm xóa - sửa nội dung thông qua một phần mềm quản lý mà không cần có nhiều kiến thức về thiết kế web. 3.6. Khái niệm thương mại điện tử Nếu một trong những công đoạn của giao dịch thương mại như tìm kiếm đối tác, thỏa thuận hợp đồng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thanh toán, được thực hiện bằng công cụ điện tử thì giao dịch thương mại đó có thể được coi là thương mại điện tử. Bạn gửi fax cho các khách hàng tiềm năng để chào hàng, bạn thỏa thuận chi tiết hợp đồng qua hệ thống ngân hàng, tất cả những việc đó đều thuộc phạm trù của thương mại điện tử với ý nghĩa tổng quát của nó. Chỉ sau internet ra đời và được phổ biến rộng rãi thì thương mại điện tử mới thực sự có bước nhảy vọt. Khái niệm thương mại điện tử hiện nay hàm ý thương mại internet nhiều hơn. Theo thống kê của IDC và OECD, với internet, thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng từ 50 tỷ USD vào năm 1998, lên đến 111 tỷ năm 1999 và dự tính sẽ đạt mức 1000 tỷ USD vào những năm 2003-2005. Qua hệ thống internet với hàng trăm triệu máy tính trên khắp các châu lục, các doanh nhân ngày nay đã thật sự có một công cụ đặc biệt hữu hiệu để giao dịch. 3.7. Tìm kiếm và Quảng bá WEBSITE trên Internet Ngày nay, chúng ta có thể tìm đối tác một cách dễ dàng hơn thông qua các công cụ tìm kiếm trên internet, đặc biệt là đối tác tại các nước phát triển, nơi có tỷ lệ phổ cập internet rất cao. Bạn chỉ cần vào một trong những công cụ tìm kiếm như www.google.com hoặc www.yahoo.com, gõ vào từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm, chỉ vài giây sau bạn đã có một danh sách dài ngoằng. Sau vài giờ phân loại, sàng lọc thông tin, bạn đã có thể có trong tay một danh sách các đối tác tiềm năng. So với cách làm truyền thống qua danh bạ điện thoại, catalog thì việc tìm kiếm trên internet nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều. Trần Phan phong Phú Trang 8/80 Hệ thống webmail client 3.8. Khái niệm về World Wide Web (WWW) World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland. Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo. 3.9. URL URL (Uniform Resource Locator) dùng để chỉ tài nguyên trên Internet. Sức mạnh của web là khả năng tạo ra những liên kết siêu văn bản đến các thông tin liên quan. Những thông tin này có thì là những trang web khác, những hình ảnh, âm thanh... Những liên kết này thường được biểu diễn bầng những chữ màu xanh có gạch dưới được gọi là anchor.Các URL có thể được truy xuất thông qua một trình duyệt (Browser) như IE hay Netscape. Trong đó: http: là giao thức index.html là tên đường dẫn trên máy chứa tài nguyên. Nhờ địa chỉ url mà ta có thể từ bất kỳ một máy nào trong mạng Internet truy nhập tới các trang web ở các website khác nhau. 4. Tìm hiểu Webmail 4.1. Giới thiệu Thuật ngữ Email trên nền web và Webmail ám chỉ việc hiện thực một chương trình xem e-mail dưới dạng một ứng dụng web cho phép người dùng truy cập e-mail của họ thông qua một trình duyệt web, thay vì sử dụng chương trình xem email nên nền máy tính để bàn như Microsoft Outlook, Mozilla Thunderbird hay Eudora. (Cần chú ý thuật ngữ "Web" là nói gọn của thuật ngữ "World Wide Web" (mạng toàn cầu), và đôi khi có thể viết ở dạng chữ thường.) Một webmail khách thường được cung cấp bởi dịch vụ email, Trần Phan phong Phú Trang 9/80 Hệ thống webmail client cho phép khách hàng của nó truy cập thư được lưu trữ trên máy chủ của dịch vụ, nhưng cũng có những ngoại lệ. Từ Webmail còn được dùng chung với các danh từ khác như dịch vụ webmail hay nhà cung cấp webmail để chỉ đến một dịch vụ email được cung cấp thông qua một website (khác với dịch vụ email, thường phải gắn liền với việc kết nối internet). Mặc dù không nhất thiết phải sử dụng một chương trình webmail, việc sử dụng một chương trình webmail thường là phần quan trọng khi đưa ra dịch vụ webmail, đôi khi như là cách duy nhất để người dùng có thể tiếp cận email của họ, và đôi khi những phương pháp khác cũng được thêm vào như giao thức POP3 hoặc IMAP4 và chuyển tiếp email. Dịch vụ Webmail đầu tiên là Hotmail. Những nhà cung cấp Webmail phổ biến nhất hiện nay là Yahoo! Mail, Windows Live Hotmail and Gmail.[1] Những nhà cung cấp Webmail khác bao gồm Inbox.com, AIM Mail, Mail.com, Fastmail.FM, Lycos Mail, BlueTie, Everyone.net, and LuxSci. Người dùng cũng có thể chạy một phần mềm Webmail trên máy chủ Web của chính mình. Những phần mềm Webmail thương mại bao gồm Outlook Web Access (OWA), Laszlo Mail, Atmail and SmarterMail. Phần mềm Webmail mã nguồn mở bao gồm Horde IMP, OpenWebmail (dựa trên NeoMail), RoundCube, Zimbra, và SquirrelMail. Nhiều trường Đại học và phổ thông sử dụng những phần mềm đó để giúp sinh viên và giảng viên của trường có thể xem email qua trang Web. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng đưa ra Webmail cho khách hàng của mình. Có một vài ứng dụng quản lý webmail, mà bạn có thể dùng nó để kiểm tra tất cả những email từ bất kỳ nhà cung cấp nào. Mail2Web.com và Email4Web.com là những ứng dụng phổ biến. Phần lớn các dịch vụ Webmail có các tính năng sau: • Thư mục • Bộ lọc email (thư đến sẽ được sắp xếp vào thư mục thích hợp) • Thư mục thùng rác • Sổ địa chỉ Một vài dịch vụ Webmail đưa thêm những tính năng khác cho chương trình webmail: • Từ điển khi soạn thư • Kiểm tra chính tả • Nhiều định danh người gửi • Khả năng tìm kiếm thư • Đăng nhập an toàn Những tính năng không phải webmail: • Truy cập email thông qua những giao thức khác như POP3 hay IMAP4 • Chuyển tiếp email • Tích hợp tài khoản email (lấy email từ các tài khoản khác) • Phát hiện E-mail spam • Kiểm tra virus trong thư đính kèm • Hỗ trợ Unicode (UTF-8) 4.2. Ưu điểm Webmail • E-mail được lưu trữ từ máy chủ ở xa, có nghĩa là nó có thể được truy cập từ bất cứ nơi nào có kết nối Internet và một trình duyệt Web. Trần Phan phong Phú Trang 10/80 Hệ thống webmail client • • • • Phần lớn những nhà cung cấp Webmail là dịch vụ miễn phí. Bảo trì tập trung email của khách hàng; sao lưu, nâng cấp và sửa lỗi bảo mật được thực hiện bởi người quản trị. Không cần phải cài đặt, nâng cấp hoặc hoặc vá những chương trình e-mail tại mỗi máy. Một vài nhà cung cấp Webmail đưa ra những địa chỉ e-mail vô dụng (spam), ví dụ như Sneakemail, TrashMail và Mailinator. Cũng có những nhà cung cấp webmail an toàn như Hushmail không lưu trữ bất cứ thông tin cá nhân nào và luôn cố gắng gửi tất cả những email với giải thuật mã hóa PGP. Một vài ứng dụng webmail như Fastmail.FM đưa ra những tính năng không bao giờ có ở những chương trình email trên nền máy để bàn. 4.3. Khuyết điểm Webmail • Người dùng phải luôn online để đọc và viết nhiều e-mail. Họ không thể dễ dàng sửa chữa thư khi họ đang làm việc offline (trừ khi phải chép và dán nội dung thư). • Những dịch vụ Webmail thương mại thường cung cấp không gian lưu trữ e-mail giới hạn và hoặc là hiện quảng cáo khi sử dụng hoặc gắn quảng cáo email được gửi. Không giống như phần mềm ở máy, người dùng không mặc định được giữ các tin nhắn vào máy tính của mình, mặc dù họ cũng có quyền lựa chọn để tải về và lưu trữ những email quan trọng vào máy tính, có thể làm bằng tay hoặc bằng phần mềm pop-mail. • Phần lớn e-mail là những thông điệp ngắn, ở dạng thuần ký tự, nhỏ hơn 2 kB, nhưng khi sử dụng Webmail, e-mail gốc được lồng vào những mã HTML của Web site nên có thể lên đến 40 kB hoặc hơn nữa. Điều này có thể làm chậm đáng kể tốc độ sử dụng, đặc biệt là với đường truyền chậm. • Những tài khoản Webmail thường là mục tiêu của spam. • Những tài khoản Webmail bị cho là không an toàn. • Những tài khoản Webmail miễn phí thường không dùng được cho những người dùng khiếm thị, do sử dụng giao diện trực quan. • Webmail thường bị giới hạn về tốc độ và tính năng so với những chương trình xem email khác, một phần do sự hạn chế của HTML (trang web). Ví dụ như, khi những thư được đánh dấu xóa trong chỉ mục, những thẻ này thường mất đi khi có người đọc thư. Điều đó có nghĩa là bạn không thể đọc thư mà bạn cho là có thể phải xóa (để kiểm tra lại có nên xóa hay không) nếu bạn không xóa thẻ đã đánh dấu đi hoặc phải đánh dấu lại. Do đó sẽ càng bất tiện hơn khi muốn xóa nhiều thư một lúc. 5. Mô hình client/server 5.1. Giới thiệu Thuật ngữ server được dùng cho những chương trình thi hành như một dịch vụ trên toàn mạng. Các chương trình server này chấp nhận tất cả các yêu cầu hợp lệ đến từ mọi nơi trên mạng, sau đó nó thi hành dịch vụ và trả kết quả về máy yêu cầu. Một chương trình được coi là client khi nó gửi các yêu cầu tới máy có chương trình server và chờ đợi câu trả lời từ server. Chương trình server và client nói chuyện với nhau bằng các thông Trần Phan phong Phú Trang 11/80 Hệ thống webmail client điệp (messages) thông qua một cổng truyền thông liên tác IPC (Interprocess Communication). Để một chương trình server và một chương trình client có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn để nói chuyện, chuẩn này được gọi là giao thức. Nếu một chương trình client nào đó muốn yêu cầu lấy thông tin từ server thì nó phải tuân theo giao thức mà server đó đưa ra. Bản thân chúng ta khi cần xây dựng một mô hình client/server cụ thể thì ta cũng có thể tự tạo ra một giao thức riêng nhưng thường chúng ta chỉ làm được điều này ở tầng ứng dụng của mạng. Với sự phát triển mạng như hiện này thì có rất nhiều giao thức chuẩn trên mạng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này. Các giao thức chuẩn (ở tầng mạng và vận chuyển) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như: giao thức TCP/IP, giao thức SNA của IBM, OSI, ISDN, X.25 hoặc giao thức LAN-to-LAN NetBIOS. Một máy tính chứa chương trình server được coi là một máy chủ hay máy phục vụ (server) và máy chứa chương trình client được coi là máy tớ (client). Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ được gọi là mô hình client/server. Thực tế thì mô hình client/server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho việc truyền thông liên tiến trình trên các máy tính cá nhân. Mô hình này cho phép xây dựng các chương trình client/server một cách dễ dàng và sử dụng chúng để liên tác với nhau để đạt hiệu quả hơn. Mô hình client/server như sau: Client/Server là mô hình tổng quát nhất, trên thực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp. Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo một tiêu chuẩn do server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy server sẽ trả về thông tin mà client yêu cầu. Có rất nhiều các dịch vụ server trên mạng nhưng nó đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ client sau đó xử lý và trả kết quả cho client yêu cầu. Thông thường chương trình server và client được thi hành trên hai máy khác nhau. Cho dù lúc nào server cũng ở trạng thái sẵn sàng chờ nhận yêu cầu từ client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại (interaction) giữa client và server lại bắt đầu ở phía client, khi mà client gửi tín hiệu yêu cầu tới server. Các chương trình server thường đều thi hành ở mức ứng dụng (tầng ứng dụng của mạng). Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm việc trên bất cứ một mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông chuẩn cụ thể ở đây là giao thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà sản xuất có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà không gặp phải khó khăn gì. Với các chuẩn này thì các chương trình server cho một dịch vụ nào đấy có thể thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) với nhiều chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính một máy tính các nhân bình thường. Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính. Với mô hình trên chúng ta nhận thấy rằng mô hình client/server chỉ mang đặc điểm của phần mềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các clients khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính Có thể nói rằng với mô hình client/server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy Trần Phan phong Phú Trang 12/80 Hệ thống webmail client cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin, ...) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được. Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS) ... Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng bị lộ. 5.2. Client Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client. 5.3. Server Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, Trần Phan phong Phú Trang 13/80 Hệ thống webmail client nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu. 5.4. Web Server/mail Server và hoạt động của browser WWW Hoạt động truy xuất WWW giữa máy khách và web server theo cơ chế sau: Server ứng dụng cung cấp dữ liệu mà người sử dụng cần đến hoặc trao đổi. Chỉ những người sử dụng đã đăng ký account mới được cấp web site chứa dữ liệu riêng của mình trên server này, mọi người sử dụng đều có thể truy xuất các URL được phép dùng chung trong server này. Trước tiên trình duyệt thực hiện kết nối để nhận được program/server. Browser dùng địa chỉ miền tên như số điện thoại hay địa chỉ để đạt tới server. Sau đó browser sẽ gửi request header sau tới miền xác định: • Một request header xác định file hay dịch vụ đang được request. • Các fields request header, xác định browser. • Thông tin đặc biệt thêm vào request. • Bất kỳ dữ liệu nào đi cùng với request. Tất cả những thông tin đó được gọi là request header HTTP. Chúng xác định đối với server thông tin căn bản mà client đang request và loại đáp ứng có thể được client chấp nhận. Scrver cũng lấy tất cả các header do client gửi tới thông qua biến môi trường (environments variables) để chương trình server xử lý. Server đáp ứng với response header. Header đáp ứng đầu tiên là dòng trạng thái cho client biết kết quả của việc tìm kiếm request url. Nếu trạng thái là thành công (Success) thì nội dung của request url được gửi trả lại client/browser và hiển thị trên màn hình máy tính của client. 6. Dịch vụ thư điện tử 6.1. Giới thiệu Bạn phụ thuộc vào email và không thể làm việc mà không có nó. Tuy nhiên hầu như đa số người dùng (trừ các chuyên gia CNTT) vẫn cảm nhận về email như một điều gì khó hiểu và đôi khi có phần kỳ diệu. Bạn chỉ cần viết một thông điệp trên máy tính, kích Send và sau đó ít phút, nó xuất hiện trong hộp thư của người nhận bất kể họ ở đâu. Thật tuyệt! Email có vẻ như vô hình. Bề ngoài bạn không thể biết được rằng sự phân phối email quả thực là một hệ thống phức tạp với rất nhiều thao tác cần phải thực hiện. Đó thưc sự là một câu chuyện thú vị? Tuy nhiên nếu bạn phải đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề phân phối email hoặc quản lý công việc nặng nhọc như các quản trị viên email thì bạn cần phải biết được những vấn đề tối thiểu về công nghệ này. 6.2. Khái niệm Thư điện tử, hay email (từ chữ electronic mail), đôi khi được dịch không chính xác là điện thư, là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Trần Phan phong Phú Trang 14/80 Hệ thống webmail client Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc. Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML. Đặc điểm của thư điện tử khi so sánh với bưu chính thông thường • Thay vì viết thư bằng giấy mực và bút thì người gửi chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính và biết dùng một phần mềm thư điện tử (email program). • Lá thư được gửi trên hệ thống bưu chính là vật liệu không cần máy nhận hay máy gửi. Trong khi đó, nếu gửi thư điện tử, chỉ có các tín hiệu điện mã hoá nội dung bức thư điện tử được truyền đi đến máy nhận. Do đó, chỉ có nội dung hay cách trình bày lá thư điện tử là được bảo toàn. Trong khi đó, dùng đường bưu điện người ta có thể gửi đi các vật liệu hàm chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác. Điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều người. • Vận tốc truyền thư điện tử chỉ vài giây đến vài phút và chi phí rất nhỏ không đáng kể so với gửi qua đường bưu điện. • Dùng thư điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thư điện tử ra đọc nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thư ở các thùng thư. Đồng thời, vì mỗi người dùng thư đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thư điện tử sẽ khó bị người ở chung đọc lén so với thư gửi bưu điện. Nhưng ngược lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống thư điện tử của cá nhân nếu như các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy. • Khối lượng gửi và nhận thư điện tử có thể nhiều hơn thư bưu điện rất nhiều lần. Đối với các dịch vụ thư điện tử mới thì dung lượng có thể lên đến hàng Gbyte như dịch vụ của Gmail chẳng hạn, hay nhiều hơn. Số thư có thể dự trữ trong dung lượng này tương đương với vài bộ tự điển bách khoa. • Các trường hợp thư phá hoại trên hệ thống bưu điện (như là thư có bột antrax, thư bom, ...) rất hiếm có nhưng có thể gây thương vong. Ngược lại, hệ thống thư điện tử, không thể gây thương tích mà thường rất phải đương đầu với nhiều vấn nạn như virus máy tính, các thư nhũng lạm (spam mail), các thư quảng cáo (advertisement mail) và các thư khiêu dụ tình dục (pornography mail), đặc biệt là cho trẻ em, thì lại rất nhiều. Đối với các loại thư độc hại (malicious mail) này người dùng cần phải cài đặt thêm các tiện ích hay chức năng lọc (sẵn có trong phần mềm hay phải mua thêm) để giảm trừ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có công cụ phần mềm nào là tuyệt hảo. • Các dạng chuyển tiếp (chain mail) trong đó người nhận lại chuyển đi nội dung lá thư cho một hay nghiều người khác thường cũng phổ biến trong cả hai hệ thống bưu chính và thư điện tử. Khả năng ảnh hưởng về thông tin của hai loại này là tương đương mặc dù thư điện tử chuyển tiếp có nhiều xác suất gây nhiễm virus máy tính. • Hộp thư là nơi cất giữ các thư từ với địa chỉ hẳn hoi. Tương tự, trong hệ thống thư điện tử, thì hộp thư này tương đương với phần dữ liệu chứa nội dung các Trần Phan phong Phú Trang 15/80 Hệ thống webmail client email cộng vói điạ chỉ của người chủ thư điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thư điện tử sẽ có nhiều chức năng hơn là việc xoá bỏ các thư cũ. Mỗi người có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác. Như vậy có thể hoàn toàn không nhầm lẫn khi dùng danh từ hộp thư điện tử hay hòm thư điện tử (email account) để chỉ một phần mềm email đã được đăng kí dùng để nhận và gửi email cho một cá nhân. 6.3. Kiến trúc và dịch vụ Các hệ thống thư điện tử thường bao gồm hai hệ thống con: các tác nhân người sử dụng (the user agents - gọi tắt là UA), nó cho phép chúng ta đọc và gửi thư, và các tác nhân truyền thông điệp (the message transfer agents - gọi tắt là MTA), nó làm nhiệm vụ chuyển các thông điệp từ nguồn đến đích. Các UAs là các chương trình cục bộ hỗ trợ dựa trên điều khiển bằng lệnh, trình đơn menu hay dùng phương pháp đồ hoạ để tương tác với hệ thống thư điện tử. Các MTAs là các trình tiện ích hoạt động ở chế độ nền (background) thực hiện các nhiệm vụ cần thiết như tiếp nhận thư điện tử và chuyễn thư qua các hệ thống. Đặc biệt, các hệ thống thư điện tử hỗ trợ năm chức năng cơ bản, được mô tả dưới đây: 1. Composition: Xử lý việc tạo các thông điệp và trả lời. Cho phép bất cứ trình soạn thảo nào có thể được sử dụng cho phần thân của thông điệp, các hệ thống có thể tự nó đảm trách việc đánh địa chỉ và chỉ số các trường tiêu đề (header fields) được kèm theo cùng với mỗi thông điệp. Ví dụ như, khi trả lời một thông điệp , hệ thống thư điện tử có thể tách địa chỉ của người gửi từ các thư được gửi đến và tự động chèn nó vào các trường thích hợp trong phần hồi âm (reply). 2. Transfer: Làm nhiệm vụ chuyển các thông điệp từ người gửi đến nơi người nhận. Trong phần này, việc chuyển các thông điệp yêu cầu phải thiết lập một kết nối đến đích (người nhận) hay một số thao tác của thiết bị như xuất thông điệp và kết thúc việc kết nối. Hệ thống thư điện tử làm việc này một cách tự động mà không cần có một sự can thiệp nào của người sử dụng. 3. Reporting: Buộc phải thực hiện để báo cho người gửi những gì xảy ra đối với thông điệp vừa gửi là ở tình huấn đã gửi đến đích chưa? hoặc việc gửi đã bị huỷ bỏ? hoặc thư đã bị lạc?. 4. Displaying: Những thông điệp gửi đến được yêu cầu làm sao để mọi người có thể đọc được thư của họ. Đôi khi người ta yêu cầu quá trình chuyển đổi hay một trình hiển thị đặc biệt để hỗ trợ, ví dụ như, nếu thông điệp có dạng một tệp PostScript hay tiếng nói được số hóa kèm theo trong thông điệp gửi đến. 5. Disposition: Là bước cuối cùng liên quan đến những gì người nhận thực hiện đối với thông điệp sau khi đã nhận nó. Những khả năng có thể là ném nó đi trước khi đọc, ném nó đi sau khi đọc, lưu nó, v ..v. Nó cũng sẽ có thể thu nhận để đọc lại với các thông điệp đã được lưu lại, chuyển tiếp chúng hoặc xử lý chúng bằng những phương pháp khác nhau khi được yêu cầu của người sử dụng. Trần Phan phong Phú Trang 16/80 Hệ thống webmail client Envelope Name: Mr. Daniel Dumkopf Street: 18 Willow Lane State: NY Zip code: 10604 Priority: Urgent Encryption: None Header Thêm vào đó các dịch vụ này, hầu hết các hệ thống thư điện tử cung cấp nhiều đặc tính nâng cao khác nhau. Một số đặc tính tiêu biểu như, khi người ta muốn chuyển thư hay khi họ nghĩ xa hơn về các chi tiết về thời gian , có lẽ họ muốn thư của họ được chuyển tiếp, chính vì thế mà hệ thống thực hiện điều này một cách tự động. Hầu hết các hệ thống cho phép người sử dụng tạo các hộp thư (mailboxes) để lưu trữ các thư chuyển đến (incoming email). Các lệnh được người ta yêu cầu tạo và hủy bỏ các hộp thư, kiểm tra các nội dung hộp thư, chèn và xóa các thông điệp khỏi hộp thư, v..v. Những người giám đốc công ty thường cần gửi một thông điệp đến mỗi người trong số những người cấp dưới, những khách hàng, hay đến các nhà cung cấp. Thì điều này đưa ra một ý tưởng về danh sách thư (mailing list), nó là một danh sách các địa chỉ thư điện tử. Khi một thông điệp được gửi đến mailing list, các bản sao giống hệt được phát đến mọi người có địa chỉ trên danh sách. Một ý tưởng quan trọng khác là thư điện tử được đăng ký, để cho phép người gửi (sender or originator) biết thư của họ đã đến. Việc thông báo tự động của các thư không được phát đi một cách luân phiên để người ta có thể biết. Trong bất kỳ trường hợp nào, người gửi nên có một số điều khiển thông qua thông báo những gì xảy ra. From: United Gizmo Address: 180 Main St Location: Boston, MA 02120 Date: April, 5, 2001 Subject: Invoice 1081 ϒ Mr. Daniel Dumkopf 18 Willow Lane White Plains, NY 10604 United Gizmo 180 Main St Boston, MA 02120 April, 5, 2001 Dear Mr. Dumkopf, Our computer records show that you still have not paid the above invoice of $0.00. Please send us a check for $0.00 promptly. Yous truly i d Gi (a) Body Subject: Invoice 1081 Dear Mr. Dumkopf, Our computer records show that you still have not paid the above invoice of $0.00. Please send us a check for $0.00 promptly. Envelope Message Yous truly United Gizmo (b) Phong th- vµ th«ng ®iÖp (a) Th- b-u ®iÖn. (b) Các đặc tính nâng cao khác là đồng gửi (carbon copies), thư có mức ưu tiên cao (high-priority email), bảo mật thư (secret email) có nghĩa là thông điệp được mã hóa trước khi gửi đi, thay đổi người nhận thư (alternative recipients) nếu người đầu tiên Trần Phan phong Phú Trang 17/80 Hệ thống webmail client không có khả năng nhận được, và các khả năng cho các cô thư ký vận dụng thư của các ông chủ của mình. Hiện nay thư điện tử được sử dụng rộng rãi trong việc kinh doanh cho việc truyền thông tin trong công ty. Nó cho phép các công nhân ở xa hợp tác về các dự án phức tạp, ngay cả những nơi phải mất nhiều thời gian mới đến được. Một số công ty đã đánh giá rằng thư điện tử đã làm tăng năng suất sản xuất của họ lên 30 phần trăm (Perry and Adam 1992). Một khái niệm quan trọng trong tất cả các hệ thống thư điện tử hiện đại là sự phân biệt giữa phong bì (envelope) và các nội dung bên trong của nó. Phong bì bao bọc (encapsulate) cả thông điệp. Nó chứa tất cả các thông tin cần thiết cho việc truyền tải thông điệp, như là địa chỉ đích, độ ưu tiên, và mức độ bảo mật , tất cả những cái đó đều khác biệt với thông điệp bên trong nó. Các MTAs sử dụng phong bì cho việc định tuyến đường truyền, điều này cũng giống như công việc của bưu điện làm. Thông điệp ở bên trong phong bì chứa hai phần: phần đầu thư (header) và phần thân thư (body). Phần header chứa các thông tin điều khiển cho các UAs. Phần thân là phần hoàn toàn dành cho người nhận thư. Các phong bì và các thông điệp được mô tả trong hình bên dưới. Tác nhân người sử dụng (The User Agent) Các hệ thống thư điện tử có hai phần cơ bản, như chúng ta đã thấy gồm: phần UA và phần MTA. Trong phần này chúng ta sẽ xét đến phần UA. Một UA thường là một chương trình (đôi khi được gọi là bộ phận đọc thư) nó nhận một trong những lệnh khác nhau như là cho mục đích soạn thư, nhận thư, và hồi đáp các thông điệp, cũng như việc thao tác trên các hộp thư (mailboxes). Một số UA (User Agent) có giao diện trình đơn (menu) hay biểu tượng (icon) khá hấp dẫn mà nó yêu cầu sử dụng chuột hoặc chấp nhận các lệnh 1 ký tự từ bàn phím có cùng chức năng với menu và các icon. Gửi thử (Sending Email) Để gửi đi một thông điệp, người sử dụng phải cung cấp thông điệp, địa chỉ đích và một số tham số khác nếu có (ví dụ như là mức ưu tiên hay bảo mật). Người sử dụng có thể tạo thông điệp với một trình soạn thảo văn bản khác nhau, một chương trình sử lý từ hay với bộ soạn thảo được xây dựng trên UA. Địa chỉ đích phải có một định dạng mà làm sao cho UA có thể hiểu được. Nhiều UA tiếp nhận các địa chỉ DNS (Domain Name System) có dạng mailbox@location. Đọc thử (Reading Email) Khi UA được khởi động nó kiểm tra xem trong hộp thư của người sử dụng có thư gửi đến không trước khi hiển thị các thứ khác lên màn hình. Khi đó có lẽ nó sẽ thông báo một số các thông điệp trong hộp thư hay hiển thị một dòng vắn tắt của mỗi thông điệp và chờ nhận lệnh để xử lý. Một ví dụ ở hình bên dưới cho thấy một viễn cảnh sau khi UA khởi động hiển thị những yêu cầu vắn tắt của các thông điệp. Trong ví dụ này hộp thư (mailbox) gồm có tám thông điệp. Mỗi dòng hiển thị chứa một số trường được trích ra từ phong thư hay phần đầu (header) của từng thông điệp được định vị trong hộp thư. Trong một hệ thống thư điện tử đơn giản, sự lựa chọn của các trường hiển thị được người ta xây dựng thành một chương trình. Trong các hệ thống phức tạp hơn, người sử dụng có thể xác định cho các trường nào Trần Phan phong Phú Trang 18/80 Hệ thống webmail client được hiển thị bằng cách cung cấp một hiện trạng người sử dụng (User Profile), hay một tệp mô tả định dạng hiển thị. Trong ví dụ này, trường đầu tiên là số thông điệp có trong hộp thư. Trường thứ hai, là các cờ có thể chứa một kí tự K, có nghĩa là thông điệp cũ đã được đọc kỳ trước rồi và được lưu lại trong hộp thư; kí tự A có nghĩa là thư này đã được hồi âm rồi; ký tự F (có thể có), có nghĩa là thư này được chuyển tiếp đến người khác. Các cờ khác nữa cũng có thể được đưa vào ngoài những cờ này. # 1 Flags K Bytes 1030 Sender Asw Subject Changes to MINIX 2 KA 6348 Radia Comments on material you sent me 3 KF 4519 Amy N. Wong Request for information 4 5 1236 103610 Bal Kaashoek Deadline for grant proposal Text of DCS paper 6 1223 Emily E. Pointer to WWW page 7 8 3110 1204 Saniya Dmr Referee reports for the page Re: My student’s visit Hiển thị các nội dung của hộp thư. Trường thứ ba cho biết chiều dài của thông điệp và trường thứ tư cho biết ai là người gửi thông điệp. Vì trường này được trích ra từ các thông điệp rất đơn giản nên trường này có thể chứa các tên, họ tên đầy đủ, các tên viết tắt, các tên đăng nhập, hay bất cứ thứ gì mà người gửi có thể đặt vào trong trường này. Cuối cùng là trường chủ đề thư (Subject) cho biết một câu vắn tắt về những gì trong nội dung thông điệp. Những người nào quên điền vào trường này thì thường được cho là những câu trả lời cho thư của họ là không chú ý đến mức ưu tiên cao nhất. Sau khi các phần đầu đã được hiển thị, người sử dụng có thể thực hiện bất cứ lệnh nào có thể. Một chọn lựa tiêu biểu được liệt kê ở bảng bên dưới (hình bên dưới) là một ví dụ khi một người sử dụng bằng hệ thống Mmdf của hệ điều hành UNIX. Có một số lệnh yêu cầu có tham số. Ký hiệu # có nghĩa là chỉ số của một thông điệp (hay có thể có nhiều thông điệp) được chấp nhận. Tương tự, mẫu tự a có thể được sử dụng có nghĩa cho tất cả các thông điệp. Chúng ta bây giờ hãy quay đến từ giao diện người sử dụng đến định dạng của các thông điệp thư điện tử. Trước tiên chúng ta xét thư điện tử dựa trên bản mã ASCII sử dụng chuẩn RFC 822 (Request for Comments). Sau đó xét đến các mở rộng đa phương tiện cho chuẩn RFC 822. Chuẩn RFC 822 Các thông điệp bao gồm một phong bì gốc (được mô tả trong chuẩn RFC 821), một số các trường cho phần đầu (header), một dòng để trống và sau đó là phần thân (body). Mỗi trường header bao gồm các dòng văn bản ASCII chứa tên trường, dấu hai chấm, và cho hầu hết các trường đều có một giá trị. RFC 822 là một chuẩn cũ và giữa các trường Trần Phan phong Phú Trang 19/80 Hệ thống webmail client header của phong bì (envelope) không phân biệt rõ ràng như một chuẩn mới khác. Khi sử dụng, thông thường UA xây dựng một thông điệp và đưa nó qua bộ phận tác nhân truyền thông điệp (message transfer agents - MTA), ở đây nó dùng một số các trường header để xây dựng một envelope thực sự, thông điệp được thay đổi bởi cái cũ đi một chút cùng với envelope. Command H C T S F A D U M K R N B G E Parameter # # Address # # # # # # Mailbox # Description Display header(s) on the screen Display current header only Type message(s) on the screen Send a message Forward message(s) Answer message(s) Delete message(s) Undelete previously deleted message(s) Move message(s) to another mailbox Keep message(s) after exiting Read a new mailbox Go to the next message and display it Backup to the previous message and display it Go to a specific message but do not display it Exit the mail system and update the mailbox Các lệnh điều khiển thư đặc biệt Các trường header chủ yếu liên quan đến việc chuyển giao thông điệp được liệt kê dưới bảng sau. Trường To: trường này cho biết địa chỉ DNS của người nhận đầu tiên. Trường hợp nhiều người nhận cũng có thể cho phép. Trường Cc: cho biết địa chỉ của những người nhận kế tiếp (còn gọi là địa chỉ đồng gửi). Trong các thuật ngữ của việc phát thư, không có sự phân biệt giữa những người nhận thứ nhất và người nhận thứ hai. Thuật ngữ Cc (Carbon copy) là một mẫu đã được xác định, vì máy tính không sử dụng các trang giấy bản sao. Trường Bcc: (Blind carbon copy) giống như trường Cc: chỉ trừ là dòng này được xóa khỏi tất cả các bản sao được gửi đến những người nhận đầu tiên và người nhận thứ hai. Đặc tính này cho phép người ta gửi các bản sao đến những người trong nhóm thứ ba mà trong đó không có người thứ nhất và người thứ hai biết. Header To: Cc: Bcc: From: Sender: Received: Return-Path: Trần Phan phong Phú Meaning Email address(es) of primary recipient(s) Email address(es) of secondary recipient(s) Email address(es) for blind carbon copies Person or people who created the message Email address of the actual sender Line added by each transfer agent along the route Can be used to identify a path back to the sender Trang 20/80
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan