Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và phát triển về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm....

Tài liệu Xây dựng và phát triển về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm.

.PDF
82
167
67

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐỨC TÂN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VỀ SẢN PHẨM CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐỨC TÂN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VỀ SẢN PHẨM CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 834 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Xuân Anh HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, những kết quả nghiên cứu khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Tân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. KHUNG LÝ LUẬN VỀ CHỨNG QUYỀN BẢO ĐẢM ....................... 4 1.1. Giới thiệu chung về chứng quyền....................................................................... 4 1.2. Cơ chế giao dịch chứng quyền trên thị trường chứng khoán .............................. 20 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển chứng quyền trên thị trường chứng khoán .......................................................................................................... 28 Chƣơng 2. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHỨNG QUYỀN 37 Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ................................................................ 37 2.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển chứng quyền nói chung .............................. 37 2.2. Kinh nghiệp xây dựng và phát triển chứng quyền của Đài Loan ........................ 38 2.3. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển chứng quyền của Hồng Kông.................... 41 2.4. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển chứng quyền của Sigapore ........................ 43 2.5. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển chứng quyền của Thái Lan ....................... 43 2.6. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................................ 44 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHỨNG QUYỀN... 49 TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................... 49 3.1. Xu hướng phát triển chứng quyền có bảo đảm trên thế giới ............................... 49 3.2. Sự cần thiết, những thuận lới và khó khăn khi phát triển sản phẩm chứng quyền ở Việt Nam .............................................................................................................. 51 3.3. Giải pháp đối với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ............................................ 59 3.4. Giải pháp đối với Sàn giao dịch chứng khoán ................................................... 66 3.5. Một số kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa chứng quyền ở Việt Nam hiện nay. .. 68 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATM Ở trạng thái hòa vốn BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội CBOT hội đồng mậu dịch kỳ hạn CCP Thanh toán bù trừ trung tâm CK Chứng khoán CtyCK Công ty chứng khoán CW Chứng quyền bảo đảm DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm ĐTNN Đầu tư nước ngoài GDCK Giao dịch chứng khoán GTGD Giá trị giao dịch ITM Ở trạng thái lời NĐT Nhà đầu tư OTM Ở trạng thái lỗ QTRR Quản trị rủi ro SGD Sàn giao dịch SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TBTCVN Thời báo tài chính Việt Nam TPCP Trái phiếu chính phủ TPDN Trái phiếu doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán TTPS Thị trường phái sinh UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán nhà nước MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu giao dịch từ ngày 28/07/2000 tính đến thời điểm này cũng đã trãi qua hơn17 năm hình thành và phát triển, theo số liệu của Ủy ban chứng khoán nhà nước, hiện có khoảng hơn 1,6 triệu tài khoản của các nhà đầu tư được mở. Xét về tính thực tiễn cũng như nhu cầu cấp thiết cho thị trường chứng khoán của nước ta hiện nay là phải đa dạng hóa các sản phẩm để áp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhà đầu tư và phản ánh mức độ phát triển sâu rộng của thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế. Thực tế xét về chủng loại hàng hóa, có thể nói các loại hàng hòa trên thị trường chứng khoán Việt Nam là khá ít chỉ bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ và mới đây thị trường có thêm các sản phẩm phái sinh thị trường còn thiếu nhiều loại sản phẩm đầu tư khác. Điều này đã dẫn đến một hạn chế khá lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đi cùng xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán, nhu cầu về các sản phẩm mới trở nên cấp thiết, đặc biệt là các sản phẩm với nhiều tính năng và lợi ích đa dạng, đáp ứng cho nhiều phân khúc nhà đầu tư. Trong bối cảnh thị trường trường chứng khoán có nhiều biến động và cấu trúc hàng hóa trên thị trường chưa hoàn chỉnh, sự ra đời sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) với nhiều ưu điểm vượt trội, cũng như khả năng phòng hộ rủi ro, đang nhận được sự kỳ vọng lớn của nhà đầu tư và các thành viên thị trường. Ngày 26/6/2105, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ 1/9/2015, trong đó bổ sung định nghĩa về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm và các điều kiện để trở thành tổ chức phát hành chứng quyền, tạo dựng hành lang pháp lý cho việc phát hành và giao dịch chứng quyền tại Việt Nam. Thông tư số 107/2016/TT-BTC hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm đã được Bộ Tài chính ký ban hành vào ngày 29/6/2016 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Đây được xem là một tín hiệu tốt đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi mà suốt một thời gian dài thị trường chỉ có ba sản phẩm truyền thống là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ. Chứng quyền có bảo đảm là một sản phẩm có tỷ lệ đòn bẩy cao, phí giao dịch thấp, vòng đời ngắn hạn, khá phù hợp đối với nhà đầu tư cá nhân, 1 đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nơi mà nhà đầu tư cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy để đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán mà ở đó các nhà đầu tư ngoài việc mua cổ phiếu và chờ giá lên thì nay phải có thêm các sản phẩm để nhà đầu tư có thể cân bằng vị thế cho mình và kiếm tiền khi thị trường đi xuống. Xuất phát từ thực tiễn này tôi xin lựa chọn Đề tài Xây dựng và phát triển về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, thực tế thì tại Q4/2017 thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức cho đi vào hoạt động sản phẩm này. Hy vọng sản phẩmchứng quyền có bảo đảm đi vào hoạt động sẽ mang lạinhững tín hiệu đáng mừng cho TTCK Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chứng quyền có bảo đảm là một sản phẩm mới mẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc nghiên cứu về sản phẩm này ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các bài viết trên các báo, tạp chí, website mang tính chất giới thiệu khái quát về sản phẩm mà chưa đề cập đến các vấn đề chuyên sâu như: phát hành, niêm yết, giao dịch, thanh toán, cơ chế quản lý, v.v. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về chứng quyền có bảo đảm cũng như việc áp dụng sản phẩm này cho phù hợp với thực tiễn thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Chính vì thế với đề tài “Xây dựng và phát triển về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm” chúng tôi muốn xây dựng tổng quan về sản phẩm này cho cái nhìn tổng thể nhất trong giai đoạn đầu triển khai, để có thể thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận với sản phẩm mới tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá các quy định hiện hành cũng như điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời tìm hiểu, học tập kinh nghiệm quốc tế để từ đó đề xuất cơ chế thiết lập sản phẩm chứng quyền có bảo đảm giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, đề tài có nhiệm vụ: - Giới thiệu về sản phẩm chứng quyền - Kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong xây dựng và phát triển thị trường chứng quyền bảo hiểm. - Một số quy định về sản phẩm chứng quyền tại việt nam - Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư chứng quyền cho các nhà đầu tư 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: sản phẩm cơ bản và đơn giản nhất như: chứng quyền mua hoặc bán với tài sản cơ sở và kinh nghiệm các nước về xây dựng và phát triển chứng quyền bảo hiểm. Phạm vi nghiên cứu: Tài sản cơ sở được lựa chọn là cổ phiếu, ETF, chỉ số… 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh… để luận giải vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài kế thừa các sản phẩm nghiên cứu chính sách trong quá trình xây dựng đề án về TTCK phái sinh tại Việt Nam và các dữ liệu điều tra của Dự án hỗ trợ phát triển thị trường vốn do Luxembourg tài trợ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài đã chỉ ra thực trạng sự ra đời và phát triển chứng quyền có bảo hiểm nói chung cũng như đi sâu hơn về sự ra đời và phát triển của chứng quyền tại Việt Nam. Đề tài chỉ ra đặc điểm, vai trò của chứng quyền và các yếu tố ảnh hướng tới chứng quyền, cũng như các giải pháp thực tiễn để nhằm phát triển có hiệu quả hơn nữa chứng quyền có bảo đảm tại thị trường Việt Nam, qua đó đề xuất những kiến nghị cần thiết cho sự phát triển này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục hỗ trợ liên quan, nội dung của Đề tài được kết cấu thành ba chương: Chƣơng 1: KHUNG LÝ LUẬN VỀ CHỨNG QUYỀN BẢO ĐẢM Chƣơng 2: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHỨNG QUYỀN Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI Chƣơng 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHỨNG QUYỀN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3 Chƣơng 1 KHUNG LÝ LUẬN VỀ CHỨNG QUYỀN BẢO ĐẢM 1.1. Giới thiệu chung về chứng quyền 1.1.1. Khái niệm Chứng quyền bảo đảm (CW) Chứng quyền là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ có quyền được mua hoặc bán tài sản cơ sở với một khối lượng xác định từ tổ chức phát hành tại một mức giá một khoảng thời gian nhất định. [5] Nhà đầu tư sẽ trả một khoản phí (premium) để sở hữu chứng quyền và được quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước thời điểm đã được ấn định, hoặc được nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện. Để hiểu rõ được chứng quyền có bảo đảm, nhà đầu tư cần nắm bắt những thuật ngữ cơ bản liên quan đến sản phẩm. [5] Đối với nhiều nhà đầu tư, CW dường như không khác với quyền chọn, CW thường có kỳ hạn dài hơn quyền chọn, được phát hành dựa trên nhiều loại hình tài sản phong phú hơn so với quyền chọn. Các điều kiện của CW cũng phong phú hơn - CW có mức độ linh hoạt cao hơn và có thể được phát hành với các điều kiện cơ cấu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với CW thì nhà đầu tư không thể bị lỗ nhiều hơn giá trị đầu tư ban đầu, Khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư được biết trước, và không phải nộp ký quỹ, tức là nhà đầu tư không phải nộp tiền để duy trì trạng thái nắm giữ của mình.Điểm này làm cho CW trở nên khác biệt so với các hình thức phái sinh khác. Tại Việt Nam, CW được định nghĩa là “chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán (CtyCK) phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện” [17]. Chứng quyền có bảo đảm là một sản phẩm phổ biến tại nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới với các tên gọi khác nhau như Covered Warrant (Anh, Đức, Úc, Canada), Derivative warrant (Hong Kong, Thái Lan), Structured warrant (Malaysia), 4 Call/put Warrant (Đài Loan), Equity-linked warrant (Hàn Quốc). Chứng quyền có bảo đảm là một sản phẩm đầu tư tài chính có tính chất như một quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền được bán hoặc mua tài sản cơ sở với một khối lượng xác định từ nhà phát hành tại một mức giá vào hoặc trước thời điểm được xác định. Với nhiều đặc điểm giống như quyền chọn, nhưng lại có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn rất nhiều, chứng quyền có bảo đảm cung cấp một công cụ phòng vệ rủi ro và giúp nhà đầu tư có thể thực hiện các chiến lược đầu tư khác nhau với chi phí thấp hơn. Hiện nay, chứng quyền có bảo đảm được nhiều chuyên gia đánh giá là sản phẩm đầu tư phổ biến nhất trong các TTCK mới nổi. Theo số liệu từ Hiệp hội các Sở GDCK thế giới (WFE), có ít nhất 42 Sở GDCK trong số 56 Sở GDCK thành viên đã triển khai giao dịch các loại sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm khác nhau. [4] Về lý thuyết, khái niệm sản phẩm phái sinh khá rộng: bất kỳ sản phẩm nào có giá dựa trên giá của một sản phẩm khác thì đều được gọi là phái sinh. Trên thực tế, các nước thường chia các sản phẩm phái sinh thành 2 nhóm chính: một nhóm được các Sở tổ chức giao dịch ở sàn chứng khoán (securities division) bao gồm Right, Company warrant, Covered warrant và nhóm còn lại thường được tổ chức giao dịch ở sàn phái sinh (derivatives division) bao gồm các Hợp đồng tương lai và Hợp đồng Quyền chọn. Hai nhóm sản phẩm nói trên sẽ khác nhau về mức độ rủi ro đối với nhà đầu tư - từ đó sẽ dẫn đến khác biệt về mô hình thanh toán bù trừ; khác biệt trong cách thức vận hành hệ thống giao dịch; cách thức thẩm định và quản lý niêm yết, lưu ký, đăng ký và thị trường phát hành sơ cấp. [17] Chứng quyền có bảo đảm là công cụ phái sinh nhưng không đòi hỏi những kỹ thuật giao dịch và thanh toán quá phức tạp, rủi ro thanh toán thấp nên không cần phải thanh toán bù trừ theo mô hình đối ứng thanh toán trung tâm do sản phẩm chứng quyền có bảo đảm không có khả năng gây ra các khoản lỗ vượt quá vốn đầu tư ban đầu, nó khác với các sản phẩm thuộc nhóm phái sinh Hợp đồng tương lai/Hợp đồng quyền chọn, khoản lỗ tối đa mà nhà đầu tư có thể phải chịu sẽ không chỉ dừng lại ở khoản tiền bỏ ra ban đầu mà còn có thể phải trả thêm tiền cho bên đối ứng. sẽ có thể đáp ứng đa dạng các phân khúc nhu cầu và mức độ rủi ro khác nhau của nhà đầu tư trên thị trường. [5] Việc phát triển thị trường chứng quyền có bảo đảm sẽ là bước tập dượt cho nhà đầu tư cho đến khi thị trường chứng khoán phái sinh chính thức triển khai thêm sản 5 phẩm Hợp đồng quyền chọn. Thông lệ quốc tế và kinh nghiệm của các thị trường đi trước cho thấy rằng mặc dù Hợp đồng Tương lai và Hợp đồng Quyền chọn là 2 sản phẩm phái sinh chuẩn hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới nhưng Hợp đồng Quyền chọn luôn được cân nhắc triển khai sau Hợp đồng Tương lai vì đặc tính phức tạp của sản phẩm, trình độ hiểu biết của đa số nhà đầu tư và năng lực quản lý giám sát của cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế đối với sản phẩm này. Chính vì vậy, cùng với Hợp đồng Tương lai trên thị trường chứng khoán phái sinh, việc vận hành sản phẩm chứng quyền có bảo đảm sẽ giúp thị trường quen dần với Hợp đồng Quyền chọn, tạo thuận lợi cho lộ trình phát triển sản phẩm trên thị trường chứng khoán phái sinh trong giai đoạn tiếp theo. Có khá nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi về tên gọi “Covered Warrant” mang ý nghĩa như thế nào? Thuật ngữ “Covered” phản ánh một thực tế là khi công ty chứng khoán phát hành chứng quyền có bảo đảm, họ phải thực hiện một số biện pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với người sở hữu chứng quyền. Theo đó, họ sẽ phải thực hiện phòng hộ rủi ro (Cover hoặc Hedge) bằng cách mua/bán chứng khoán cơ sở, hoặc giao dịch các chứng khoán tương đương khác (hợp đồng tương lai, quyền chọn…) và đây cũng là nghiệp vụ bắt buộc đối với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm tại bất cứ thị trường nào trên thế giới. [17] Tính chất “có bảo đảm - Covered” còn được thể hiện ở nhiều mức độ mang tính chắc chắn cao hơn, đặc biệt đối với các thị trường đang phát triển, có điểm xếp hạng tín nhiệm thấp và các thành viên thị trường còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro. Ngoài yêu cầu phòng hộ rủi ro, tổ chức phát hành tại các thị trường này còn phải nộp thêm một khoản ký quỹ (bằng tiền hoặc chứng khoán cơ sở) tại ngân hàng lưu ký khi phát hành chứng quyền có bảo đảm. Tùy theo thị trường, giá trị khoản ký quỹ cũng biến thiên từ mức ký quỹ một phần (partial collateralised) đến mức độ đảm bảo cao nhất, ký quỹ toàn phần (fully collateralised). Theo Thông tư 107/2016/TTBTC, tổ chức phát hành chứng quyền tại Việt Nam phải ký quỹ bảo đảm thanh toán với giá trị tài sản bảo đảm ban đầu tối thiểu là 50% giá trị chứng quyền dự kiến chào bán. Bên cạnh đó, khi phát hành chứng quyền có bảo đảm, tổ chức phát hành phải có Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án bảo đảm thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức phát hành, cũng như Điều lệ phải có điều khoản về 6 quyền của người sở hữu chứng quyền. Vì vậy, chứng quyền có đảm bảo còn được xem là hợp đồng giao kết giữa nhà đầu tư với tổ chức phát hành. Theo đó, người sở hữu chứng quyền là chủ nợ có đảm bảo một phần của tổ chức phát hành và tổ chức phát hành có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với người sở hữu. Chứng Quyền Bảo Hiểm đầu tiên được giao dịch vào khoảng những năm 1990 tại Đức và Hồng Kông và từ đó phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Các thị trường Chứng Quyền Bảo Hiểm phát triển gồm có Hồng Kông, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… Với nhiều đặc điểm giống như quyền chọn, nhưng lại có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn nhiều, Chứng Quyền Bảo Hiểm cung cấp một công cụ phòng vệ rủi ro và giúp nhà đầu tư có thể thực hiện các chiến lược đầu tư khác nhau với chi phí thấp hơn. Hiện nay, Chứng Quyền Bảo Hiểm được nhiều chuyên gia đánh giá là sản phẩm đầu tư phổ biến nhất trên các thị trường chứng khoán (TTCK) mới nổi. Theo số liệu từ Hiệp hội các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) thế giới (WFE), có ít nhất 42 SGDCK trong số 56 SGDCK thành viên của Hiệp hội đã triển khai giao dịch các loại sản phẩm CW khác nhau.Tùy vào quy định của mỗi nước, CW có thể được phân loại là sản phẩm giao dịch như chứng khoán (securities) hoặc chứng khoán phái sinh (derivatives). Trong đó Hàn Quốc, Đài Loan, Đức… xếp CW vào nhóm chứng khoán; một số nước châu Âu xếp CW vào nhóm sản phẩm phái sinh.[17] 1.1.2. Các nội dung của Chứng Quyền Bảo Đảm (CW) : 1.1.2.1. Đặc điểm của chứng quyền bảo đảm Niêm yết và giao dịch chứng quyền có bảo đảm Mặc dù được phát hành dựa trên một chứng khoán cơ sở khác, nhưng theo thông lệ quốc tế, chứng quyền có bảo đảm được tổ chức giao dịch trên thị trường giao ngay (cash market) cùng với cổ phiếu, ETF, quyền mua, chứng quyền công ty, với phương thức giao dịch hoàn toàn tương tự như cổ phiếu. Chính vì phương thức giao dịch tương tự như cổ phiếu, nên nhiều nhà đầu tư khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm có thể bỏ qua, hoặc quên bản chất của sản phẩm là sản phẩm phái sinh có ngày đáo hạn, có giá được xác định dựa trên giá của tài sản cơ sở... Do đó, khi tham gia giao dịch chứng quyền có bảo đảm, nhà đầu tư cần phải trang bị kiến thức và hiểu biết về những lợi ích và rủi ro của sản phẩm này. Đa phần tại thị trường chứng quyền các nước, tổ chức phát hành thường kiêm 7 nhiệm chức năng làm tổ chức tạo lập thị trường (market maker). Theo đó, các Công ty CK cần đáp ứng tiêu chuẩn về hệ thống giao dịch được thiết kế riêng cho nghiệp vụ tạo lập thị trường và đồng thời họ sẽ được chấm điểm thưởng/phạt khi thực hiện nghĩa vụ, như một biện pháp của cơ quan quản lý thúc đẩy việc hỗ trợ tăng thanh khoản trong giao dịch chứng quyền. [5] Ngày đáo hạn (Expiry date): CW thường có kỳ hạn được xác định trước, ấn định khi chứng quyền được phát hành lần đầu, Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng mà CW có thể được thực hiện. Giá thực hiện hoặc giá thực hiện quyền: Giá thực hiện thể hiện mức mà nhà đầu tư có quyền mua (quyền chọn mua) hoặc bán (quyền chọn bán) một tài sản cơ sở.Tổ chức phát hành CW thường công bố một loạt giá thực hiện đối với mỗi chứng khoán cơ sở, cho phép nhà đầu tư lựa chọn các CW khác nhau phản ánh nhìn nhận của nhà đầu tư về thị trường. Hình thức thực hiện quyền: CW có thể được thực hiện theo châu Âu hoặc theo kiểu Mỹ. Chứng quyền theo kiểu châu Âu cho phép nhà đầu tư thực hiện quyền vào ngày đáo hạn, trong khi chứng quyền theo kiểu Mỹ cho phép thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào giữa ngày phát hành và ngày đáo hạn. Trên thực tế sự khác biệt này không ảnh hưởng nhiều đến việc định giá hay giao dịch CW vì trong vòng đời của CW, việc bán công cụ này thường đem lại nhiều lợi nhuận hơn là thực hiện quyền sớm. Bên cạnh đó, vòng đời của CW là luôn có giới hạn (tối thiểu 3 tháng và tối đa 2 năm kể từ ngày phát hành). Tại thời điểm đáo hạn của CW, chỉ có những CW ở trạng thái có lãi (giá thanh toán của cổ phiếu cơ sở cao hơn giá thực hiện đối với CW mua và ngược lại đối với CW bán) mới được thực hiện quyền. Những CW ở trạng thái khác sẽ vô giá trị và nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền đã bỏ ra để mua CW ban đầu. Chứng quyền có bảo đảm được giao dịch và thanh toán trên thị trường giao ngay (cash market) cùng với cổ phiếu, ETF với phương thức giao dịch tương tự như cổ phiếu. Vì vậy, nhà đầu tư không cần mất nhiều thời gian để làm quen với phương thức giao dịch chứng quyền có bảo đảm. Tài sản cơ sở của CW rất đa dạng bao gồm: cổ phiếu trong và ngoài nước, chỉ số chứng khoán, rổ chứng khoán, ETF (Exchange traded fund - quỹ hoán đổi danh mục), chứng chỉ lưu ký (deposit receipt), ngoại tệ, hàng hóa và tài sản khác. Tiêu chuẩn đối 8 với tài sản cơ sở (về tính thanh khoản, giá trị vốn hóa, các chỉ tiêu tài chính cơ bản…) thường được cơ quan quản lý quy định cụ thể. Ví dụ, tại Đài Loan, điều kiện để cổ phiếu trở thành tài sản cơ sở của CW bao gồm: giá trị vốn hóa thị trường đạt từ 10 tỷ Đài tệ, tổng khối lượng giao dịch của 3 tháng gần nhất phải lớn hơn hoặc bằng tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, không bị lỗ trong thời gian lập BCTC gần nhất… Đối với một số thị trường, cơ quan quản lý đặt hạn mức đối với tài sản cơ sở dùng để phát hành CW nhằm kiểm soát rủi ro đối với thị trường giao ngay. Ví dụ, Đài Loan quy định tổng số cổ phiếu làm tài sản cơ sở cho tất cả CW được niêm yết không được vượt quá 22% số cổ phiếu tự do chuyển nhượng. [9] Tương tự như đặc điểm cơ bản của các loại chứng quyền trên thế giới, Chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam là hợp đồng giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành, theo đó người sở hữu chứng quyền có bảo đảm được quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện. Người sở hữu chứng quyền có bảo đảm là chủ nợ có bảo đảm một phần của tổ chức phát hành. Các chứng khoán cơ sở được sử dụng làm tài sản cơ sở của chứng quyền có bảo đảm gồm: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chỉ số chứng khoán. Là sản phẩm tài chính mang lợi ích đa chiều Chứng quyền có bảo đảm còn là sản phẩm mang đặc tính “đòn bẩy” khá lớn. Đây cũng là đặc điểm thu hút nhiều nhà đầu tư của sản phẩm. Chi phí để sở hữu chứng quyền có bảo đảm là khá thấp so với giá trị của chứng khoán cơ sở, nhưng nhà đầu tư có thể nhận được khoản lợi nhuận tương đương như nắm giữ chứng khoán cơ sở đó. Đây là cơ hội mới đối với những nhà đầu tư mạo hiểm, ưa thích sử dụng đòn bẩy ngắn hạn để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, đặc tính đòn bẩy cũng mang lại rủi ro khá lớn cho nhà đầu tư, vì thông thường, giá trị của chứng quyền có bảo đảm tăng hoặc giảm nhanh hơn nhiều lần so với mức tăng hoặc giảm giá trị của chứng khoán cơ sở. Chính vì những đặc điểm là có tỷ lệ đòn bẩy cao, phí giao dịch thấp, vòng đời ngắn hạn cho nên chính quyền có bảo đảm phù hợp đối với nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nơi mà nhà đầu tư cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn. Theo thông tin từ các cơ quan quản lý, chứng quyền có bảo đảm có thể đi vào vận hành trong năm 2017. Như vậy, sau khi thị trường chứng khoán phái sinh đi vào vận 9 hành, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục đón nhận một sản phẩm đầu tư mới Tương tự như quyền chọn, nhà đầu tư có thể sử dụng chứng quyền có bảo đảm để đưa ra nhiều chiến lược đầu tư cho mình, cũng như tiến hành các phương án phòng hộ rủi ro mà thông thường sẽ không thực hiện được nếu chỉ bằng chứng khoán cơ sở. Ví dụ, trong bối cảnh thị trường Việt Nam có xu hướng chuyển động một chiều (khi thị trường tăng giá, nhà đầu tư ào ào mua cổ phiếu; còn khi thị trường giảm giá, xu hướng bán cổ phiếu luôn lấn át), chứng quyền bán sẽ giúp bù đắp hạn chế đó, tạo điều kiện nhà đầu tư tự cân bằng và kiếm lời khi giá xuống. 1.1.2.2. Phân loại chứng quyền Chứng quyền có thể được phân thành các loại sau: - Dựa trên nội dung thực hiện quyền, chứng quyền được chia thành hai loại gồm “chứng quyền mua” (call warrant) và “chứng quyền bán” (put warrant). Theo đó, chứng quyền mua/chứng quyền bán cho phép người nắm giữ có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ được mua/bán một tài sản cơ sở với mức giá được định trước vào hoặc trước ngày đáo hạn. [17] Loại chứng quyền: có hai loại chứng quyền cơ bản: Chứng quyền mua (call warrant): Cho phép người sở hữu có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ được mua một chứng khoán cơ sở với mức giá được xác định trước vào hoặc trước ngày đáo hạn. Chứng quyền bán (put warrant): Cho phép người sở hữu có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ được bán một chứng khoán cơ sở với mức giá được xác định trước vào hoặc trước ngày đáo hạn. Hai công cụ này cho phép người nắm giữ được hưởng lợi cả khi thị trường tăng lẫn khi thị trường giảm, Người nắm giữ CW có quyền nhưng không bắt buộc phải mua (trường hợp chứng quyền mua) và bán (trường hợp chứng quyền bán) một tài sản cơ sở tại một giá được xác định trước (gọi là giá thực hiện hoặc giá thực hiện quyền) vào hoặc trước một ngày nhất định trong tương lai. Giá trị của chứng quyền mua thường tăng khi giá trị của tài sản cơ sở tăng, trong khi đó giá trị của chứng quyền bán thường tăng khi giá trị của tài sản cơ sở giảm. [9] Chứng khoán cơ sở: Chứng quyền có bảo đảm có thể được phát hành trên nhiều chứng khoán cơ sở khác nhau như: cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán, ETF. 10 Giá chứng quyền (phí chứng quyền): Là số tiền mà nhà đầu tư phải trả cho tổ chức phát hành chứng quyền (người bán chứng quyền) để sở hữu chứng quyền. Khi niêm yết và giao dịch trên Sở GDCK, giá chứng quyền chính là giá giao dịch trên thị trường và thông thường, giá chứng quyền khá nhỏ so với giá trị thực của chứng khoán cơ sở. Ngày đáo hạn: Mỗi chứng quyền có bảo đảm đều có tuổi thọ và kết thúc vào ngày được xác định trước trong tương lai. Đây chính là ngày cuối cùng để nhà đầu tư sở hữu chứng quyền thực hiện quyền. Giá thực hiện: Là giá của chứng khoán cơ sở được xác định trước, dùng để tính toán khi nhà đầu tư thực hiện quyền. Tỷ lệ chuyển đổi: Khi chứng quyền có bảo đảm được phát hành, thông thường sẽ có thông tin về tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi cho biết cần bao nhiêu chứng quyền để có được một chứng khoán cơ sở. Tỷ lệ chuyển đổi có thể là 1:1, hoặc 3:1, hoặc tỷ lệ nào đó tùy thuộc vào tổ chức phát hành. Kiểu thực hiện quyền: Giống như quyền chọn của chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm có thể được phát hành theo kiểu châu Âu hay kiểu Mỹ. -Chứng quyền kiểu Mỹ cho phép người sở hữu thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào, trước hoặc đến khi chứng quyền đáo hạn. - Chứng quyền kiểu châu Âu chỉ cho phép người sở hữu thực hiện quyền khi chứng quyền đáo hạn. Quyền của người sở hữu chứng quyền: Nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền có quyền thực hiện, hoặc không thực hiện quyền khi chứng quyền đáo hạn. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện, khoản lỗ tối đa đối với nhà đầu tư chính là khoản phí để sở hữu chứng quyền đó. Nghĩa vụ của tổ chức phát hành: Tổ chức phát hành có nghĩa vụ chuyển giao hoặc mua chứng khoán cơ sở, hoặc thanh toán tiền mặt khi nhà đầu tư sở hữu chứng quyền có yêu cầu. - Dựa trên kiểu thực hiện quyền, có chứng quyền theo kiểu Mỹ (người nắm giữ được thực hiện quyền trước hoặc vào ngày đáo hạn) và chứng quyền theo kiểu châu Âu (người nắm giữ chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn). - Dựa trên phương thức thanh toán, có chứng quyền thanh toán bằng tiền và chứng quyền thanh toán bằng chứng khoán cơ sở hoặc có thể kết hợp linh động giữa 11 hai hình thức này. Ba trạng thái đầu tư của CW Tương tự như quyền chọn, có ba trạng thái quan trọng của CW mà nhà đầu tư cần chú ý. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của một CW. Ba trạng thái đó bao gồm: ITM (in-themoney), ATM (at- the-money), OTM (out-of the-money). Cách xác định ba trạng thái này là khác nhau đối với chứng quyền mua hoặc chứng quyền bán. [12] * Đối với chứng quyền mua: Vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào khi CW còn hiệu lực, nếu giá chứng khoán cơ sở lớn hơn giá thực hiện (S>X), ta gọi CW mua đang ở trạng thái lời (ITM); nếu giá chứng khoán cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện (SX), ta gọi CW bán đang ở trạng thái lỗ (OTM); nếu giá chứng khoán cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện (S - Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng