Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình luận văn t...

Tài liệu Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình luận văn ths. kinh doanh và quản lý

.PDF
115
627
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------  -------- LÊ THỊ MINH HẢI XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------  -------- LÊ THỊ MINH HẢI XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN HÙNG Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả từ Phòng Đào tạo - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh; Đảng ủy, các ban ngành liên quan trong huyện; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn và nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Vũ Văn Hùng Giảng viên Trƣờng Đại học Thƣơng mại, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận văn này. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Số trang: 118 trang Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Ngƣời nghiên cứu: Lê Thị Minh Hải Giáo viên hƣớng dẫn: Tiến sỹ. Vũ Văn Hùng Ở huyện Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình , trong 3 năm qua , vấn đề xây dƣ̣ng nông thôn mới luôn đƣợc quan tâm và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Quảng Ninh. Tuy nhiên, quá trình xây dƣ̣ng nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó xây dựng nông thôn mới là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng Chính vì vậy, “Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” đƣợc học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ,với mục tiêu là đánh giá tình hình thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Nhà nƣớc tại huyê ̣n Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của địa phƣơng Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: chọn điểm nghiên cứu, khảo sát, thu thập số liệu, nghiên cứu tài liệu...Từ đó luận văn đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết về xây dựng NTM, phân tích một số bài học kinh nghiệm từ các địa phƣơng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tƣơng tự huyện Quảng Ninh nhƣ Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh), Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình). Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng xây dƣ̣ng nông thôn mới trên địa bàn huyê ̣n Quảng Ninh , phân tích những thành công và tồn tại trong thực hiện xây dựng NTM. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dƣ̣ng nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các hình ........................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ....................................................................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu .............................................................. 4 1.1.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ................................. 7 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ......................... 8 1.2.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới ...................................... 8 1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đối với huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................... 18 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 26 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 26 2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ............................. 26 2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu tài liệu ....................... 26 2.1.3. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 27 2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 28 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ........................................ 29 2.3. Các công cụ, phƣơng pháp phân tích số liệu, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp . 29 2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .............................. 30 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................... 31 3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh .......................................................................................... 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 31 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 39 3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyê ̣n Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình ................................................................................................................. 45 3.2.1. Chủ trương của huyện Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình về xây dựng nông thôn mới.................................................................................................. 45 3.2.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới của huyê ̣n Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................... 46 3.3. Đánh giá chung về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................... 59 3.3.1. Thành tựu đạt được ....................................................................... 59 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 63 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ..................................... 65 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 .. 67 4.1. Mục tiêu và quan điểm xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020 ........................................................... 67 4.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020 ........................................................... 67 4.1.2. Quan điểm xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020 .................................................................. 73 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh từ nay đến năm 2020 ..................................... 74 4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền .................................................. 74 4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực................................................................ 75 4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch .... 76 4.2.4. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................... 80 4.2.5. Phát triển sản xuất, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, đào tạo nghề nông thôn ................................................................................... 83 4.2.6. Phát triển khoa học công nghệ ..................................................... 85 4.2.7. Hoàn thiện cơ chế chính sách ....................................................... 87 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nguyên nghĩa 1 ANTTXH An ninh trật tự xã hội 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CTMTQG Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia 4 CSHT Cơ sở hạ tầng 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 HTX Hợp tác xã 7 KT-XH Kinh tế, xã hội 8 MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 9 NTM Nông thôn mới 10 NXB Nhà xuất bản 11 PTNT Phát triển nông thôn 12 TMDV Thƣơng mại, dịch vụ 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 XDCN Xây dựng, công nghiệp 15 XHCN Xã hội chủ nghĩa i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 Nội dung Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quảng Ninh,tỉnh Quảng Bình từ 2011 - 2013 Tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới đến tháng 12/2013 Số lƣợng chợ phân theo đơn vị hành chính tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ 2011 - 2013 Hiện trạng dân số, lao động và việc làm huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ 2011 - 2013 Trang 35 47 51 53 54 Số doanh nghiệp, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã 6 Bảng 3.6 hoạt động sản xuất có hiệu quả tại thời điểm 55 31/12 hàng năm Số lớp học, số giáo viên và học sinh phổ thông 7 Bảng 3.7 tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ 56 2009 - 2013 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 Thực trạng ngành y tế xã ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ 2011 - 2013 Thƣ viện, nếp sống văn hóa, số di tích tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ 2011 - 2013 57 58 Một số chỉ tiêu về văn hoá huyện Quảng Ninh 10 Bảng 3.10. tỉnh Quảng Bình từ 2011 - 2013 ii 58 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ các dạng địa hình huyện Quảng Ninh 33 2 Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ các nhóm đất ở huyện Quảng Ninh 34 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng nhƣ quá trình CNH, HĐH đất nƣớc theo định hƣớng XHCN. Đảng và Nhà nƣớc luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lƣợc quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lƣợng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với xuất phát điểm thấp, hiện có trên 70% dân số sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động nhìn chung còn thấp, đời số ng của nông dân còn gă ̣p nhiề u khó khăn , cơ sở ha ̣ tầ ng thiế t yế u còn nhiề u bấ t câ ̣p,… Để giải quyết những vấn đề này xây dƣ̣ng nông thôn mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Xây dƣ̣ng nô ng thôn mới nhằ m đƣa kinh tế nông thôn phát triển thêm một bƣớc mới , tƣ̀ng bƣớc nâng cấ p cơ sở hạ tầng , tạo điều kiện cho sản xuất và kinh doanh, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng cao, ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng của các tổ chƣ́c chính tri ̣ - xã hội . Do đó , thúc đẩy tiế n triǹ h xây dƣ̣ng nông thôn mới trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ với từng địa phƣơng rất cần thiết. Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nằm ở phía Nam thành phố Đồng Hới, trong 3 năm qua, vấn đề xây dƣ̣ng nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh luôn đƣợc quan tâm và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Quảng Ninh. Tuy nhiên, quá trình xây dƣ̣ng nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tƣ nguồn lực 1 cho xây dƣ̣ng nông thôn mới còn ha ̣n chế . Quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng, công tác quy hoạch xây dựng thiếu đồng bộ, cơ cấu kinh tế , cơ cấu các bộ phận trong nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn chƣa hợp lý; đầu tƣ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn chƣa cao; chƣa phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh về sản xuất hàng hoá; việc xây dựng NTM tại một số xã còn dàn trải, kém hiệu quả… Xây dƣ̣ng nông thôn mới là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng. Vấn đề đặt ra, huyện Quảng Ninh cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới? Chính vì vậy, “Xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” đƣợc học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị, mã số 60310101. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Xác lập luận cứ khoa học làm cơ sở phục vụ công tác xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyê ̣n Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần xây dựng thành công nông thôn mới ở địa phƣơng. * Nhiệm vụ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới. Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyê ̣n Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp khoa ho ̣c và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng thành công nông thôn mới ở địa phƣơng. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Quá trình xây dƣ̣ng nông thôn mới tại huyện Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng xây dƣ̣ng nông thôn mới của huyê ̣n Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình . Đánh giá nhƣ̃ng kế t quả đa ̣t đƣơ ̣c trong xây dƣ̣ng nông thôn mới , tƣ̀ đó tìm ra những luận cứ khoa học , đề xuất giải pháp xây dƣ̣ng nông thôn mới có hiê ̣u quả cao. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đánh giá quá trình xây dƣ̣ng nông thôn mới trên địa 14 bànxã của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Trong đó, tập trung nghiên cứu 4 điểm đại diện cho 4 vùng sinh thái là: xã miền núi Trƣờng Xuân, các xã gò đồi Vĩnh Ninh, Vạn Ninh, xã miền biển Hải Ninh, các xã đồng bằng Lƣơng Ninh, Tân Ninh. - Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2010 - 2013; mục tiêu, phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp giai đoạn từ nay đến 2020. 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới. - Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. - Chƣơng 3: Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội và chủ trƣơng tái cơ cấu nền kinh tế, các tổ chức cũng nhƣ các nhà khoa học đã tiến hành các hội thảo, nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và quá trình xây dựng nông thôn mới đã và đang là chủ đề đƣợc đề cập thƣờng xuyên hiện nay. Rất nhiều các công trình khoa học từ cấp bộ, các sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài báo khoa học các cấp, bài hội thảo các cấp đã đề cập trực tiếp, gián tiếp đến vấn đề này. Một số công trình nổi bật sau: - Quyển sách có tựa đề “Từ nông thôn mới đến đất nước mới” (2009) của tác giả Cát Chí Hoa, NXB Chính trị Quốc gia đã phác họa bức tranh toàn cảnh thực trạng và biến động của nông thôn Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử. Tác giả tập trung làm rõ khái niệm, nguồn gốc hình thành và đặc trƣng của vấn đề tam nông - vấn đề ngày càng trở nên nóng bỏng và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Trung Quốc. Điều này không chỉ cho ta thấy bức tranh của xã hội nông thôn Trung Quốc mà nó còn gợi mở cho chúng ta nhìn nhận đƣợc nhiều vấn đề của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam hiện nay đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới trên khắp cả nƣớc. - Dƣơng Ngọc Hào“Về chính sách ưu tiên vốn cho các chương trình nông nghiệp, nông thôn”, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 13/2014, tr 6. Hầu hết các tiêu chí trong Bộ tiêu chí nông thôn mới đều cần nguồn vốn lớn để địa phƣơng có điều kiện thực hiện các mục tiêu trong lộ trình tiến lên thành địa 4 phƣơng đạt đƣợc các tiêu chí. Mặc dù, ngân hàng Nhà nƣớc khẳng định, năm 2014, nông nghiệp, nông thôn vẫn là một trong năm lĩnh vực đƣợc ƣu tiên tín dụng, nhƣng do đặc thù tài sản ít, rủi ro cao, nên khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn gian nan khi tiếp cận vốn. Bài viết này, tác giả đã điểm lại tình hình thực tế trong việc cho vay tín dụng với khu vực này, từ đó, đƣa ra một số đề xuất để vốn tín dụng đến đƣợc với nông nghiệp, nông thôn mạnh mẽ hơn để từ đó thúc đẩy chƣơng trình nông thôn mới. - Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đƣợc ban hành tháng 6/2013 là một bƣớc đột phá, nhằm khai thông các điểm nghẽn, phát huy tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tác giả Bùi Tiến Phúc có bài “Tái cơ cấu nông nghiệp: Những vấn đề đặt ra”, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 13/2014, tr 12 đã chỉ ra những khó khăn, thách thức hiện nay trong việc thực hiện mục tiêu của đề án. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn này. Tuy nhiên, tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề lớn, có phạm vi rộng trong đó có những ảnh hƣởng tác động nhất định đối với quá trình xây dựng nông thôn mới trong chừng mực nào đó. Vì vậy, cần nghiên cứu tác động của chính sách chung về vấn đề tái cơ cấu đối với xây dựng nông thôn mới ở một địa phƣơng với những đặc thù cụ thể. - Lê Hoàng Oanh “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các dự án thủy lợi”, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 13/2014, tr 26. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với tiêu chí thứ 3 (tiêu chí Thủy lợi trong tổng số 19 tiêu chí có ghi rõ: Tỷ lệ km đƣờng mƣơng do xã quản lý phải đƣợc kiên cố hóa 85% trở lên). Mặc dù vốn ngân sách nhà nƣớc dành cho đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tƣ cho lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng đầu tƣ dàn trải, kém hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn vốn này đang là vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản. Giải pháp nào để khắc phục tình 5 trạng này đã đƣợc tác giả làm rõ. Mặc dù vậy, để có đƣợc những giải pháp phù hợp với từng địa phƣơng cụ thể cần tiếp tục nghiên cứu. - Trong loạt bài viết chuyên trang Nghệ An, các tác giả: Nguyễn Xuân Đƣờng (2014), “Nghệ An phấn đấu có 20 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014”; Tác giả Hồ Ngọc Sỹ có bài viết “Xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An – Thành công đến từ sự đồng thuận”, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16/2014; Tác giả Bắc Hạnh, Sỹ Đông có bài viết: “Đức Thọ phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới” đăng trên trang báo Hà Tĩnh các tác giả đã làm làm rõ đƣợc nguyên nhân của sự thành công của mô hình nông thôn mới ở Nghệ An và Hà Tĩnh là do sự đồng thuận cao từ các cấp quản lý đến ngƣời dân, đặc biệt là các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản đƣợc hình thành và hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, việc quy hoạch, cấp vốn, góp vốn đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và kịp thời nên đạt đƣợc các chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, để thành công trên đƣợc nhân rộng, mô hình nông thôn mới còn đòi hỏi phải có sự phù hợp với tình hình đặc thù của từng vùng với điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. - Trịnh Thế Cƣờng (2011), “Chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, số 23, tr 41-45, tạp chí ngân hàng. Tác giả đã hệ thống hóa các văn bản phát luật về nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là chủ trƣơng về xây dựng nông thôn mới. Những quy định cụ thể về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn với những kết quả đạt đƣợc qua số liệu báo cáo của các ngân hàng và các địa phƣơng; những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn và hƣớng tháo gỡ [4]. Đối với tác giả Trần Thị Lý lại có cách nhìn khác về vai trò của tín dụng trong quá trình xây dựng nông thôn mới: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xây dựng nông thôn mới’, (2012), số 22, tr 26-27, tạp chí thị trƣờng tài chính tiền tệ. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích 6 và chỉ ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông thôn tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục. - Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bích Diệp (2012), “Xây dựng nông thôn mới: Những bài học rút ra từ thực tiễn”, số 17, tr 51-53, tạp chí Kinh tế & Dự báo đã nêu lên thành quả bƣớc đầu của nhiều vùng nông thôn sau khi đón nhận và triển khai trƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Tính lan tỏa cao của chƣơng trình, cơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cơ sở hạ tầng kinh tế từng bƣớc đƣợc đổi mới, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện,…Bên cạnh đó, tác giả cũng tổng kết những bài học bổ ích cần trao đổi để phục vụ tiến trình xây dựng nông thôn mới tốt hơn, hiệu quả hơn. Các công trình nghiên cứu này có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh, Quảng Bình nói riêng và chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nƣớc nói chung. Các tài liệu trên đã đƣợc học viên tham khảo, nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc trong luận văn. Ngoài ra, các nghị quyết các văn kiện đại hội Đảng, các bài báo của các học giả về quan điểm, chủ trƣong, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trên các báo, các tạp chí trong và ngoài nƣớc cũng là nguồn tƣ liệu giúp học viên tìm hiểu và rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu về công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. 1.1.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Mặc dù nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề xây dựng nông thôn mới nhƣ các công trình nghiên cứu khoa học các cấp, bài tạp chí, sách chuyên khảo, tham khảo,…. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện thời gian mới, không gian mới với nhiều yếu tố tác 7 động đan xen nhiều chiều cạnh. Đặc biệt đề tài lựa chọn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình làm địa điểm nghiên cứu với những đặc thù và điều kiện riêng thì chƣa có công trình nào đề cập tới với những lý do sau: Một là, làm rõ đặc trƣng bối cảnh mới của nông thôn giai đoạn 2010 2020, đặc biệt là giai đoạn 2010 - 2015. Hai là, làm rõ thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với những thành tựu đạt đƣợc, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của nó. Việc phân tích này đƣợc bám sát theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của Quyết định 491QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ (Bao gồm cả Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 về việc sửa đổi một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Thủ tƣớng Chính phủ). Ba là, đƣa ra một số quan điểm, định hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới 1.2.1.1. Khái niệm mô hình nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới - Khái niệm nông thôn Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. [15] Nông thôn là một khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.... kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trƣng chung của nền kinh tế về lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế....vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. - Khái niệm mô hình nông thôn mới 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng