Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của bộ đội biên phòng đáp ứng yêu cầu b...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của bộ đội biên phòng đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới nước ta hiện nay

.PDF
93
122
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LÊ NHƯ ĐỨC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Văn Huyên Hà nội - 2004 MỤC LỤC Trang 4 MỞ ĐẦU Chương 1: VAI TRÕ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN 11 PHÕNG TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA. 1.1- Nội dung nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Quốc 11 gia. 1.2 - Yêu cầu Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên 20 phòng đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia. Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA BỘ ĐỘI 25 BIÊN PHÕNG TRƢỚC YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI HIỆN NAY. 2.1 - Những mặt mạnh của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số Bộ đội 25 Biên phòng. 2.2 - Mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ 33 dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng. Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN 41 TỘC THIỂU SỐ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÕNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI NƢỚC TA HIỆN NAY. 3.1 - Quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng 41 Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng. 3.2 - Mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để xây dựng Đội ngũ 53 cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng Kết luận 70 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất cứ một quốc gia, dân tộc nào có độc lập, chủ quyền đều phải có biên giới quốc gia. Biên giới quốc gia, là “vỏ bọc”, là “phên dậu” của mỗi quốc gia, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, biên giới quốc gia của dân tộc Việt Nam được hình thành, củng cố và ngày càng được bảo vệ vững chắc. Trong lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm của dân tộc ta, một quy luật có tính đặc thù và đã trở thành truyền thống mà nhân dân ta rút ra được, đó là dựng nước luôn đi đôi với giữ nước. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hơn nửa thế kỷ qua của Đảng và Nhà nước ta cũng cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp đổi mới, mở cửa giao lưu quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc càng trở nên bức thiết. Biên giới nước ta là cửa ngõ, là đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Vùng biên giới chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế đã và đang được khai thác để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Biên giới nước ta cũng là nơi bọn tình báo, gián điệp nước ngoài thường xâm nhập, móc nối với bọn phản cách mạng trong nước để nhen nhóm các tổ chức phản động, gây bạo loạn chống phá cách mạng nước ta. (Như vụ bạo loạn ở Tây Nguyên tháng 02 năm 2001 và tháng 4 năm 2004). Nếu vấn đề biên giới không được giải quyết tốt cũng dễ nảy sinh ngòi nổ hoặc nguyên cớ dẫn đến chiến tranh biên giới, chiến tranh xâm lược. (Như chiến tranh biên giới phía Tây Nam năm 1976, chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979). Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền an ninh biên giới quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 2 Bộ đội Biên phòng được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt chuyên trách bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc. Biên giới đất liền nước ta dài 4667 km, địa hình rừng núi hiểm trở, Bộ đội Biên phòng có đông bao nhiêu cũng không thể rải khắp để quản lý và giữ đất, đường biên, cột mốc. Do đó, Bộ đội Biên phòng phải xây dựng và phát huy lực lượng tại chỗ, đó là quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới. Trong quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới, đồng bào các dân tộc thiểu số là chủ yếu (chiếm 90%). Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng làm lực lượng nòng cốt vận động quần chúng nhân dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, thực hiện quan điểm toàn dân đánh giặc, toàn dân giữ nước, biên phòng toàn dân để xây dựng "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt". Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ biên giới trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Cán bộ Bộ đội Biên phòng là người dân tộc thiểu số tại chỗ, vừa thông hiểu phong tục tập quán, vừa quen thuộc địa hình miền núi biên giới, có cùng ngôn ngữ, dòng họ, có uy tín với già làng, trưởng bản, có tâm huyết với quê hương, thực sự gắn bó với biên giới và đồng bào các dân tộc. Hơn nữa, thực tế cho thấy, mỗi cán bộ của dân tộc thiểu số nào đều là niềm vinh dự và tự hào của dân tộc thiểu số đó, họ chăm lo cho dân, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, chính vì vậy nhân dân tin yêu và gắn bó mật thiết với cán bộ. Do đó, việc nắm bắt tình hình nhanh, quản lý địa bàn biên giới vững chắc, vận động, thuyết phục và tập hợp đồng bào các dân tộc thiểu số để bảo vệ an ninh biên giới có hiệu quả, giải quyết các vụ việc xảy ra kịp thời, nhất là đối với các điểm nóng. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ an ninh biên giới, chăm lo xây dựng quê hương, làng bản, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực miền núi biên giới nước ta. 3 Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng hiện nay ở nước ta chưa đảm bảo về số lượng, cũng như chất lượng để đảm nhiệm trọng trách bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới theo yêu cầu mới. Hiện nay, trên toàn quốc số cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng mới chỉ chiếm 8,9% tổng số cán bộ của Bộ đội Biên phòng. Đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ tỷ lệ còn thấp, chỉ có 5%. Nhiều địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng các đơn vị Bộ đội Biên phòng không có cán bộ dân tộc thiểu số hoạt động trên các địa bàn đó. Công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số cũng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là do trình độ văn hoá của thanh niên các dân tộc thiểu số ở vùng cao biên giới còn thấp, số đã tốt nghiệp trung học phổ thông do tác động mặt tiêu cực của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của các phong tục, tập quán lạc hậu nên không muốn vào bộ đội. Xuất phát từ yêu cầu và thực trạng nêu trên, việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia hiện nay là yêu cầu khách quan có tính cấp thiết, vừa trước mắt và lâu dài cả về phương diện lý luận và thực tiễn, thôi thúc tôi lựa chọn vấn đề: "Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của nước ta hiện nay" làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Từ Đại hội Đảng lần thứ IV đến nay, Đảng ta luôn xác định 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII) chuyên đề về quốc phòng và an ninh, đã đặt ra các yêu cầu nhiệm vụ và chủ trương lớn của sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ nghĩa xã hội ở nước ta, định hướng chiến lược cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới nói riêng. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 4 11 "Về việc xây dựng Bộ đội Biên phòng trong tình hình mới". Đây là nghị quyết rất cơ bản và toàn diện xác định nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và xây dựng Bộ đội Biên phòng trong tình hình mới. Nghị quyết xác định rõ: “Nhiệm vụ biên phòng trong tình hình mới rất toàn diện và phức tạp, bao gồm: Bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, chống xâm nhập trái phép và chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyên của đất nước, xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, hợp tác phát triển với các nước láng giềng. Đó là nhiệm vụ rất to lớn, nặng nề và lâu dài nhằm góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của nhân dân ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời nghị quyết cũng chỉ rõ : “Trong Bộ đội Biên phòng nói chung, trước hết là trong đội ngũ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp cần nâng cao tỷ lệ các đồng chí thuộc dân tộc ít người hoặc là người cư trú tại địa phương"[18]; Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Ngoài những nghị quyết và chỉ thị nói trên, trong những năm gần đây còn có nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhiều công trình khoa học của các tập thể và các nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu: - Mai Chí Thọ: Mấy vấn đề cấp bách về công tác bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng công an nhân dân, Tạp chí Công an Nhân dân, số 4/1989.. - Đặng Đình Trại: Mấy vấn đề tạo nguồn cán bộ dân tộc ít người đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng ở quân khu I, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 4/1999. 5 - Phạm Hữu Bồng: Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh các xã, phường biên giới, hải đảo, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 9/1998.. - Đặng Vũ Liêm: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc trong Bộ đội Biên phòng đáp ứng tình hình nhiệm vụ thời kỳ mới, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3/1999.. - Trần Danh Bích: Xây dựng cơ cấu hợp lý đội ngũ cán bộ quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Quân sự, Hà Nội, 1996.. - Mạch Quang Thắng: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở vùng núi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6/1996.. - Nguyễn Đức Châu - Nguyễn Tuấn Chung: Ông cha ta bảo vệ biên giới, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 1994. - Nguyễn Quang Dự: Xây dựng hợp lý đội ngũ cán bộ dân tộc trong Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, Tạp chí Công an Nhân dân, số 6/1993. - Nguyễn Kim Khanh: Tham gia xây dựng cơ sở chính trị phường, xã biên giới trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ trọng yếu của Bộ đội Biên phòng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1/1999. - Nguyễn Khắc Lãn: Phát triển kinh tế xã hội các dân tộc, gắn với an ninh quốc phòng và chủ quyền biên giới quốc gia, Thông tin Khoa học kỹ thuật Quốc phòng, số 3/1998. - Lê Xuân Giang: Nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở đơn vị cơ sở Bộ đội Biên phòng thực trạng và giải pháp, Thông tin Giáo dục lý luận chính trị Quân sự, số 1/1997. Với những công trình khoa học nêu trên, từ các góc độ nghiên cứu và đối tượng tiếp cận khác nhau, các tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và 6 thực tiễn của vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới nước ta hiện nay, nhất là chưa đi sâu nghiên cứu vào vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cấp đồn, cấp đội của Bộ đội Biên phòng. Đây là lỗ hổng lớn trong nghiên cứu lĩnh vực cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng, vấn đề này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra cho công tác biên phòng. Với luận văn này, tôi hy vọng sẽ góp tiếng nói riêng, dù là nhỏ bé của mình vào việc lấp dần khoảng trống nêu trên, góp phần cung cấp một số cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn + Mục đích: Luận văn làm rõ vị trí, vai trò và thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng, từ đó nêu lên giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc. + Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Làm rõ vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. 7 Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng, chỉ ra những mặt mạnh, những hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới nước ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn: Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới nói riêng, về vấn đề dân tộc, về công tác cán bộ. Luận văn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề biên giới và kế thừa tư tưởng các tài liệu nghiên cứu về cán bộ dân tộc thiểu số của những người đi trước. Đi sâu nghiên cứu thực tiễn các dân tộc thiểu số trên các tuyến biên giới Việt-Trung, Việt-Lào, Việt-Cămpuchia và việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng nhằm phân tích, khái quát, rút ra những vấn đề chủ yếu phục vụ cho mục đích đã đề ra. Luận văn sử dụng các phương pháp: lôgíc-lịch sử, phân tích, tổng hợp, kết hợp chặt chẽ các phương pháp điều tra khảo sát thực tế, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn: Luận văn đã góp phần làm rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Hệ thống hoá và cụ thể hoá một bước về tiêu chuẩn chức danh cán bộ người dân tộc thiểu số ở cấp cơ sở của Bộ đội Biên phòng 8 Vạch ra những nội dung, biện pháp để tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và phát huy đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Với kết quả bước đầu đạt được, luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn để giúp cho cấp uỷ, chỉ huy các cấp nhận thức sâu sắc hơn nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng, từ đó vận dụng thực hiện tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng. Luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy môn công tác biên phòng, môn công tác đảng, công tác chính trị trong Học viện Biên phòng và các trường Trung học Biên phòng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương 6 tiết. Chương 1: Vai trò đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới hiện nay. Chương 3: Những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ Quyền an ninh biên giới nước ta hiện nay. 9 10 Chƣơng 1 VAI TRÕ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÕNG TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA 1.1. Nội dung nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia 1.1.1. Khái niệm về chủ quyền an ninh biên giới quốc gia Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng đứng, theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Biên giới quốc gia, là giới hạn xác định lãnh thổ của một quốc gia. Vì vậy, biên giới là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia. Bất kể dân tộc nào cũng vậy, muốn bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc, trước hết phải bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia. Chính vì thế, các nước có chung biên giới thường có các hiệp định, hiệp ước, qui chế về biên giới và tổ chức các lực lượng nòng cốt chuyên trách bảo vệ biên giới. Lãnh thổ quốc gia là một phần của quả đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời, giới hạn bởi biên giới quốc gia và thuộc chủ quyền của một quốc gia. Do đó, chủ quyền lãnh thổ là quyền lực tối cao tuyệt đối và toàn diện của Nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tài nguyên, môi trường, sinh thái; nó vừa thể hiện quyền uy, vừa là lợi ích của quốc gia được pháp luật và công ước quốc tế thừa nhận. Nhà nước là chủ sở hữu quản lý và bảo vệ lãnh thổ. An ninh biên giới quốc gia gồm: An ninh chính trị, an ninh văn hoá tư tưởng, an ninh xã hội và an ninh kinh tế ở khu vực biên giới, trong đó chỉ sự yên ổn, vững chắc của một chế độ chính trị-xã hội, sự nhất trí về chính trị tinh thần của nhân dân, trật tự an toàn xã hội, ý thức về quốc gia-dân tộc, biên giới-lãnh thổ mang ý nghĩa quan trọng. Sự toàn vẹn lãnh thổ, sự an toàn của 11 đường biên, cột mốc, sự tôn trọng luật pháp về biên giới và chủ quyền biên giới quốc gia, không có sự vi phạm qui chế biên giới và tính vững chắc của chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. An ninh biên giới quốc gia gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Đảng, Nhà nước, chế độ và của cả dân tộc trước mắt và lâu dài. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia, dân tộc, được pháp luật và tập quán quốc tế thừa nhận. Đó là quyền lực tối cao của Nhà nước đối với mọi vấn đề trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và sự độc lập của quyền lực đó trong các quan hệ quốc tế. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại và các quan hệ quốc tế, được ghi nhận trong hiến chương của Liên hợp quốc. Vì vậy, việc hoạch định biên giới quốc gia dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế về biên giới giữa các nước có chung đường biên giới, hoặc được xác định bằng các văn bản pháp lý nội bộ của từng nước. 1.1.2. Khái lược về tình hình biên giới nước ta Biên giới đất liền nước ta dài 4667 km, tiếp giáp với 3 nước đó là: Cộng hoà nhân dân Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cămpuchia. Địa hình khu vực biên giới hết sức đa dạng, phức tạp, chủ yếu là rừng núi, khe suối hiểm trở, việc đi lại rất khó khăn và là địa bàn tập trung nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó: Biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1463km được hoạch định cắm mốc theo hiệp định năm 1887 giữa toàn quyền Pháp ở Đông Dương và triều đình phong kiến Mãn Thanh. Trong kháng chiến chống Pháp, đây là vùng biên giới hữu nghị. Từ giữa những năm 1960 và những năm 1970, tình trạng xâm canh, xâm cư, qua lại biên giới trái phép, lấn chiếm, gây rối do phía Trung Quốc gây nên ngày càng nhiều. Đến tháng 02/1979 Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta. Từ tháng 12 3/1979 quan hệ biên giới Việt Nam - Trung Quốc càng trở nên phức tạp, gay gắt. Trong lịch sử của Trung Quốc từ trước đến nay, một quan điểm luôn luôn nhất quán là sử dụng vấn đề biên giới vừa làm cớ, vừa làm phương tiện để mở rộng lãnh thổ. Mặt khác, luôn tìm mọi thủ đoạn, dưới nhiều phương thức để xê dịch cột mốc, thay đổi đường biên, lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam trên thực địa cũng như trên bản đồ. So sánh đường biên giới thuộc chủ trương của Trung Quốc với đường biên giới pháp lý (do Pháp-Thanh hoạch định), Trung Quốc vẽ quá vào lãnh thổ nước ta 161 điểm, diện tích 19.649,8 ha = 197km2, trong đó có 73 điểm cũ, 88 điểm mới [32]. Những điểm mà Trung Quốc đã lấn chiếm trên thực địa và mới thể hiện “Lấn” trên bản đồ đều là những điểm có lợi cho kinh tế, hoặc là những điểm cao có lợi về quân sự. Hiện nay, lợi dụng quan hệ bình thường giữa 2 nước và việc “Mở cửa hợp tác” của Nhà nước ta, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược biên giới "mềm" với ý đồ hàng hoá của Trung Quốc đến đâu thì biên giới của Trung Quốc đến đó. Trung Quốc buôn bán tiểu ngạch qua biên giới nhằm 2 mục tiêu: Một mặt biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Trung Quốc, đồng thời thu hút tài nguyên, hàng hoá có giá trị của ta, mặt khác tạo nên sự hỗn loạn trong việc qua lại biên giới, làm rối ren trật tự kỷ cương nhằm trà trộn hoạt động, câu móc, nhen nhóm các tổ chức phản cách mạng. Đặc biệt, những năm gần đây xuất hiện việc buôn bán hàng lậu, buôn bán trẻ em, phụ nữ, vũ khí và ma tuý qua biên giới theo chiều hướng gia tăng, gây nên những phức tạp mới. Cùng với những mưu đồ của Trung Quốc và những nhân tố nội tại cho thấy: Biên giới Việt Nam - Trung Quốc đang tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm cho an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên phòng phía Bắc nước ta. Biên giới Việt Nam - Lào dài 2067 km trước đây mới được vạch ra trên bản đồ, chưa có hệ thống mốc giới. Do địa hình hai bên biên giới là núi cao, rừng rậm, bọn đế quốc và phản động nước ngoài thường sử dụng nơi đây làm 13 căn cứ gây phỉ, huấn luyện biệt kích, gián điệp để phá hoại biên giới và cách mạng hai nước. Cuối năm 1975 cách mạng Lào thành công, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra đời. Ngày 18/7/1977 hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước Việt - Lào được ký kết. Chính phủ và nhân dân hai nước cùng nhau xây dựng đường biên giới hữu nghị đặc biệt. Đến năm 1984 đã hoàn thành phân giới cắm mốc trên thực địa. Toàn tuyến được cắm 214 mốc bằng chất liệu tốt, kích thước, quy cách phù hợp, đó là đường biên giới mang tính pháp lý quốc tế. Nhưng do quan hệ dân tộc, thân tộc lâu đời, nhân dân hai bên biên giới qua lại tự do nên việc thực hiện quy chế biên giới còn nhiều khó khăn. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện chính sách “Hai mặt” đối với Lào nhằm từng bước chuyển hoá chế độ chính trị, hòng dần dần đưa Lào đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, tách Lào ra khỏi ảnh hưởng của Việt Nam, đồng thời chúng ra sức nuôi dưỡng, giúp đỡ bọn phản động lưu vong, lực lượng phỉ, bọn phản động trong dân tộc ít người, phối hợp hoạt động dọc biên giới, tuyên truyền vận động dân tộc Mông di cư tự do và truyền đạo trái phép, kích động tư tưởng ly khai trong cán bộ dân tộc Lào, thành lập các khu tự trị, xưng vua, gây bạo loạn. Những vấn đề trên đang ảnh hưởng đến quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, trở thành yếu tố tiềm tàng gây mất ổn định, đe dọa an ninh khu vực biên giới của hai nước. Biên giới Việt Nam-Cămpuchia phần đất liền dài 1137 km được hình thành theo Hiệp ước năm 1873 giữa toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vua Cămpuchia. Hệ thống cột mốc hầu hết bị hư hỏng, nhiều đoạn biên giới không rõ ràng. Trong lịch sử, từ những năm 1960 - 1975 đây là tuyến biên giới bị tranh chấp liên tục. Sau 1975 Pôn pốt đòi lãnh thổ ở 39 điểm, lấy cớ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn bộ tuyến biên giới Tây Nam. Tháng 01/1979, nhân dân Cămpuchia được giải phóng khỏi họa diệt chủng, nước Cộng hoà nhân dân Cămpuchia ra đời. Ngày 20/7/1983 hai nước ký hiệp 14 ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới. Ngày 20/12/1985 ký hiệp ước hoạch định biên giới và đã cắm mốc trên thực địa được 72/322 cột mốc. Gần đây, Chính phủ Cămpuchia đơn phương không thừa nhận các hiệp ước đã ký, họ đòi xét lại đường biên giới, xuyên tạc, vu khống Việt Nam về biên giới lãnh thổ, gây hận thù và chia rẽ 2 dân tộc. Từ cuối năm 1993 đến nay, trên toàn tuyến biên giới, các phe phái Cămpuchia đã gây ra nhiều vụ, nhiều điểm tranh chấp. Nhà nước Cămpuchia, bằng việc thông qua luật “Nhập cư” đã phân biệt đối sử với Việt kiều. Trong khi đó, một số nước lớn tiếp tục tranh giành ảnh hưởng đối với Cămpuchia, nội bộ Cămpuchia còn nhiều diễn b iến phức tạp. Vùng biên giới là địa bàn mà các phe phái Cămpuchia sử dụng để chống phá lẫn nhau, kết hợp với bọn lưu vong để chống phá cách mạng nước ta. Do vậy, tình hình tuyến biên giới Việt Nam - Cămpuchia đã và đang có nhiều diễn biến phức tạp trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, chủ quyền, lãnh thổ và mối quan hệ dân tộc, thân tộc giữa nhân dân 2 bên biên giới. Tình hình nội tại của ba tuyến biên giới nói trên đang đòi hỏi phải xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng nói chung và lực lượng cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ của Bộ đội Biên phòng nói riêng, am hiểu lịch sử biên giới, am hiểu tình hình địa bàn, tình hình hoạt động của kẻ địch và các phần tử phản cách mạng nhằm trực tiếp tổ chức, chỉ huy bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị và tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nơi biên giới ngày càng giàu đẹp. Đó là nhiệm vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cấp bách trong tình hình hiện nay. 1.1.3. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia Ở nước ta, biên giới quốc gia đã được hình thành từ lâu đời. Quá trình hình thành biên giới quốc gia gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của các thế hệ người Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử. Kế thừa quy luật đấu tranh để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam, tổ tiên ta từ 15 thời Lý đã nỗ lực giữ gìn phía Bắc và Đông Bắc, nhà Trần tiếp tục công việc của nhà Lý củng cố miền Tây Bắc và Tây Thanh - Nghệ, nhà Lê đề ra nguyên tắc đanh thép “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được, kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng” [27]. Tư tưởng mang tính chiến lược về công tác biên phòng đã được vua Lê Thái Tổ đúc kết trong hai câu thơ: "Biên phòng hảo vị trù phương lược Xã tắc ưng tu kế cửu an" (Biên phòng cần có phương lược tốt Đất nước nên lo kế lâu dài) [26] Và đến lượt mình, Quang Trung cũng đã khẳng định: “Trong khoảng vũ trụ trời nào sao ấy đều đã phân định rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” [25]. Lê Lợi và Nguyễn Trãi trong kế sách bảo vệ đất nước đã đặt các đạo phiên trấn là phên dậu quốc gia, nên một dải biên cương phía bắc hơn nghìn năm qua đã được giữ vững. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, nhân dân ta trong suốt chiều dài lịch sử đã có các kế sách biên phòng tối ưu, phù hợp với điều kiện lịch sử-cụ thể của đất nước và con người Việt Nam. Kế sách biên phòng luôn được coi là một vấn đề quốc sách, có ý nghĩa chiến lược cơ bản và lâu dài, gắn liền với chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một dân tộc nhỏ luôn bị kẻ thù lớn xâm lăng, nhưng lịch sử bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia của cha ông ta thật là vinh quang và hiệu quả. Trong lịch sử biên phòng của đất nước ta, có rất nhiều kinh nghiệm quý báu được tổng kết, được kiểm chứng qua các thời kỳ lịch sử, từng bước phát triển thành những phương lược biên phòng. Phương lược đó bao hàm những vấn đề có ý nghĩa chiến lược cơ bản như: Quản lý chặt chẽ lãnh thổ và cư dân vùng biên giới; tổ chức, sử dụng lực lượng vũ trang trấn giữ biên giới, kiểm soát biên ải, kết hợp với việc động viên và tổ chức nhân dân các dân tộc vùng 16 biên giới tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; xây dựng và thực thi những chính sách, pháp luật, quy chế phù hợp để phục vụ công cuộc biên phòng, thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt với các nước láng giềng để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngày nay, tình hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc, nhất là sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, đã có những tác động bất lợi cho cách mạng nước ta. Tình hình an ninh khu vực, an ninh vùng biên giới, an ninh vùng dân tộc có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Song nhìn chung là đã có những chuyển biến tích cực, mà rõ rệt nhất là chuyển từ đối đầu sang quan hệ hợp tác vì sự nghiệp ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng biên giới. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng; giữ vững sự ổn định về chính trị, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tăng trưởng đều, đời sống của nhân dân được nâng lên kể cả vùng cao, vùng sâu biên giới. Trong bối cảnh trên, những năm qua đối tượng đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta là: chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch, bọn phản động lưu vong xâm nhập, bọn khủng bố, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bọn biệt kích, thám báo, thổ phỉ. Chúng ta phải xử lý đúng đắn mối quan hệ mở rộng giao lưu hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Thực chất, đây là một cuộc đấu tranh để bảo vệ Đảng, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa nó diễn ra liên tục, giằng co, phức tạp, lâu dài, có lúc quyết liệt ở trên địa bàn biên giới, nơi địa đầu của Tổ quốc. Vì vậy, công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của lực lượng Bộ đội Biên phòng trong những năm qua đã kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá với yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở khu vực biên phòng. Chúng ta đã thực hiện điều chỉnh lực lượng bố trí 17 chiến lược, đổi mới toàn diện chủ trương, đối sách và biện pháp công tác biên phòng, nắm chắc tình hình, tích lũy được kinh nghiệm nên đã đấu tranh có hiệu quả với các loại đối tượng trong và ngoài nước, hạn chế và ngăn chặn được sự phá hoại trên nhiều mặt chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng với nhiều hình thức và thủ đoạn có vũ trang và không có vũ trang, công khai và bí mật, đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm, ngăn chặn một cách có hiệu quả các hoạt động xâm nhập, hoạt động tình báo phá hoại, tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bên cạnh đó chúng ta đã tiến hành khảo sát, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, tranh thủ thời cơ, từng bước giải quyết những tồn tại do lịch sử để lại, cũng như những vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ biên giới bằng việc đàm phán thương lượng, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, mặc dù tình hình các khu vực biên phòng có những diễn biến hết sức phức tạp, song về cơ bản vẫn không để sảy ra căng thẳng xung đột, giữ vững ổn định, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, công tác biên phòng là công tác chiến lược và sách lược; là vấn đề lâu dài, đồng thời là vấn đề bức xúc thường ngày. Về điều này, thông báo số 109/TBTW (tháng 4/1995) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: “Nhiệm vụ biên phòng trong tình hình mới rất toàn diện và phức tạp, bao gồm bảo vệ biên giới trên bờ, trên biển; bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, chống xâm nhập trái phép và chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyên đất nước ở vùng biên giới; xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị với các nước láng giềng, góp phần cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa 18 bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [31]. Bộ đội Biên phòng là một lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng và Nhà nước, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, làm nòng cốt chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới trên đất liền, hải đảo , vùng biên giới và tại các cửa khẩu, đồng thời là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới. Từ chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng nói chung và tình hình trên các tuyến biên giới, công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia của ta hiện nay nổi lên một số nhiệm vụ chính sau đây: 1- Tổ chức quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ở khu vực biên giới trên bộ và trên biển, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ lợi ích và tài nguyên quốc gia trên khu vực này, ngăn chặn mọi hành động xâm phạm và làm thay đổi đường biên giới quốc gia. 2- Tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia trên bộ và trên biển thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, kiểm soát việc xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và các đường qua lại biên giới, ngăn chặn và xử lý các hành động vi phạm pháp luật về biên giới trên vùng biển, Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ biên phòng trong phạm vi ranh giới được Nhà nước phân công. 3- Tổ chức thực hiện quan hệ phối hợp với lực lượng biên phòng nước láng giềng để thi hành các điều ước quốc tế, các hiệp ước, hiệp định với từng nước láng giềng trong quan hệ biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển góp phần xây dựng quan hệ giữa các nước láng giềng thân thiện và giữa nhân dân hai bên biên giới, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa hai nước, giữa các nước và xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan