Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Van hoa kinh doanh cương lĩnh toyota triết lý kinh doanh của hãng xe hơi hàng ...

Tài liệu Van hoa kinh doanh cương lĩnh toyota triết lý kinh doanh của hãng xe hơi hàng đầu thế giới

.DOC
15
54
117

Mô tả:

Van hoa kinh doanh "Cương lĩnh Toyota" - Triết lý kinh doanh của hãng xe hơi hàng đầu thế giới Viết bởi dalat sme www.DalatSME.com - Toyoda Sakichi được sinh ra trong một ngôi làng nghèo ở miền núi vùng phía tây hồ Hamana (làng Yamaguchi, lãnh địa Yoshida, vùng Mikawa, nay là thành phố Kosai thuộc tỉnh Shizuoka), kế thừa “tập quán tư duy” của võ sĩ vùng Mikawa cần mẫn nỗ lực và bản chất tiết kiệm. Ông đã phát minh ra máy dệt và cả một đời tạo dựng tài sản nhờ vào việc thực hiện một lối sống tiết kiệm, chính nhờ vậy mà Toyoda Kiichiro sau này có thể dùng tài sản đó làm tiền vốn xây dựng sự nghiệp chế tạo xe hơi. Vùng đất Mikawa thời bấy giờ thấm nhuần tư tưởng của Ninomiya Sontoku và Nichiren7 , và tư tưởng này đã có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến tập quán tư duy của Sakichi. Toyoda Sakichi Tập quán tư duy của Sakichi đã được con trai ông là Toyoda Kiichiro viết thành văn bản, chính là “Cương lĩnh Toyota”. 1. 2. 3. 4. Trên dưới một lòng, trung thành phụng sự, tạo thành quả để lập công báo quốc. Dốc tâm vào việc nghiên cứu và chế tạo, luôn đi trước thời đại. Tránh xa những điều hoa mỹ, đạt đến mức vững chãi kiên cường. Phát huy tình thân ái đối với bạn bè bằng hữu, xây dựng thuần phong mỹ tục trong gia đình. 5. Tôn trọng những điều răn của Thần Phật, sống một cuộc đời cảm tạ báo ân. Cương lĩnh Toyota đã trở thành triết lý kinh doanh của những công ty như công ty dệt tự động Toyoda, công ty Denso8 , công ty chế tạo thân xe hơi Toyota, công ty Aisin Seki v.v... Tập quán tư duy của Sakichi, vẫn đang tiếp tục chảy trong huyết mạch của những công ty thuộc hệ thống Toyota ngày nay. Dĩ nhiên, cương lĩnh Toyota gần đây cũng đã có những thay đổi cho phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa; mặc dù vậy, sâu trong gốc rễ, “tập quán tư duy”, tinh thần của họ vẫn không hề thay đổi. Nếu có những thay đổi lớn xảy ra có lẽ đó cũng là lúc Toyota bắt đầu tan rã. Con trai của ông là Toyoda Kiichiro cũng là người được sinh ra ở làng Yamaguchi, vùng Yoshida, Mikawa, nên có thể nói tinh túy trong con người ông cũng là của những con người vùng Mikawa. Kế thừa “tập quán tư duy” của võ sĩ vùng Mikawa cùng với ảnh hưởng từ nền giáo dục của cha mình, ông dốc toàn tâm trí vào công việc sản xuất xe hơi. Hình ảnh của ông rất giống với hình ảnh của Tokugawa Ieyasu lúc đang sở hữu một vùng đất nhỏ ở Mikawa mà lại ôm mộng thống nhất Nhật Bản, xây dựng một quốc gia rộng lớn. Vào năm 1949, bế tắc trong việc quay vòng vốn do ảnh hưởng của Dodge line (chính sách Dodge), công ty ông đứng trước bờ vực phá sản. Một trong những điều kiện cho vay của ngân hàng là “cắt giảm nhân viên”, điều này buộc ông đành phải từ chức, rời khỏi Toyota. Người kế nhiệm là Ishida Taiji vốn là người xuất thân từ vùng Owari. Ishida Taiji được Sakichi huấn luyện, là một nhân vật được coi là “người cha thứ hai”, người đã có công gầy dựng lại Toyota, đặt nền móng cho Toyota ngày nay. Câu nói cửa miệng của ông là “thân mình thì mình phải lo”, ông cũng luôn tự hào và cổ súy cho “tinh thần của người nhà quê”. Gia đình ông sống gần nhà tôi và tôi cũng có dịp gặp gỡ tiếp xúc với con cháu của ông. Trong ký ức tôi cả gia đình đều là những con người giản dị, không phô trương. Trong số những nhân vật đã củng cố và đưa “tập quán tư duy” vùng Mikawa và Owari vào Toyota không thể không nhắc đến Ono Taiichi. Ông là người xuất thân ở nơi hiện nay là thành phố Kariya và cũng là người tiếp nối truyền thống võ sĩ vùng Mikawa. Tổ tiên ông có mối quan hệ với Doi Toshikatsu vốn làm tể tướng cho Mạc phủ Edo. Ông xuất thân trong một gia đình danh giá, cha ông là thị trưởng của thành phố Kariya, và đã từng làm đại biểu quốc hội. Ông tốt nghiệp trường Đại học nay là Đại học công nghiệp Nagoya và làm việc cho nhà máy dệt Toyoda. Trong nhà máy dệt Toyoda, dưới sự hướng dẫn của Toyoda Kiichiro ông đã xây dựng nền móng cho sự nghiệp sản xuất xe hơi của Toyota ngày nay. Một điều đặc biệt là, khí chất của vùng đất Kariya là tính bất khuất nên có thể nói, chính Ono là người đã đưa “tinh thần bất khuất” vào “tập quán tư duy” của Toyota. Toyoda Kiichiro Cống hiến lớn nhất của ông là đã nghĩ ra phương thức sản xuất Toyota hay còn gọi là “phương thức kanban” (kanban: những tấm thẻ hoặc mẩu giấy thông báo mọi dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất) và đã áp dụng nó vào thực tiễn. Chắc cũng không cần bàn đến việc phương thức sản xuất này đã góp phần vào sự lớn mạnh của Toyota sau này như thế nào. Ngoài ra cũng còn rất nhiều người đã kế thừa và phát thuy tập quán tư duy của Toyota. Trong số đó có Toyoda Eiji, người đã đồng cam cộng khổ với Kiichiro, đã kế thừa tập quán tư duy của Sakichi, Kiichiro, ông đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc phát triển Toyota sau này. Và lẽ dĩ nhiên, ông cũng là người thừa hưởng “tập quán tư duy” của các võ sĩ vùng Mikawa. Kamiya Shotaro , người được mệnh danh là ông hoàng kinh doanh của Toyota, là người vốn xuất thân từ vùng Owari (quận Chita, tỉnh Aichi). Ông đã có công lớn trong việc xây dựng mạng lưới bán hàng cho Toyota. Hanai Masaya vốn là người xuất thân từ vùng Mikawa, tỉnh Aichi, thành phố Otowa, tự xưng là đệ tử của Ishida, tôn sùng Tokugawa Ieyasu, áp dụng triệt để tinh thần cần kiệm, nỗ lực trong việc tích lũy tài sản, người đã xây dựng nên danh xưng “Ngân hàng Toyota”, một nhân vật tiêu biểu cho việc thực hành giản dị tiết kiệm. Có thể nói “Tập quán tư duy của Toyota” vẫn không ngừng chảy và vẫn tiếp tục được hun đúc từ trước thời Edo đến nay, với những yếu tố di truyền của vùng Mikawa, Owari. Triết lý kinh doanh của các CEO thế giới Họ là những CEO, Chủ tịch hội đồng quản trị của các tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới. Kinh nghiệm và sự thông thái của họ đã được khẳng định. Những lời nói của họ vì thế luôn là những bài học rất quý giá với bất kỳ ai muốn tạo dựng một sự nghiệp lớn “Chúng ta liên tục đối mặt với những cơ hội lớn được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ những vấn đề không thể giải quyết được”, Lee Iacocca, CEO Tập đoàn Chrysler đã nói như vậy. Sau khi được nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của tập đoàn sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới Ford Motor vào năm 1978, Lee Iacocca quyết định gia nhập tập đoàn Chrysler với vai trò CEO cho tới năm 1992. Ông rất tin tưởng vào lợi ích của việc truyền cảm hứng cho nhân viên. Câu nói này khích lệ chúng ta coi vấn đề là cơ hội. Không có gì là không thể vượt qua được nếu bạn nhìn nhận nó một cách sáng tạo và tích cực. Hãy chấp nhận thách thức và mạnh mẽ vượt lên phía trước. Còn Henry Ford, Nhà sáng lập tập đoàn Ford Motor những năm 1903-1945 thì nổi tiếng với câu nói: "Thị trường không bao giờ bị bão hòa với một sản phẩm tốt, nhưng nó sẽ bị bão hòa rất nhanh với một sản phẩm tồi”. Trong câu nói này, nhà thiết kế kiểu mẫu xe ôtô mang tính cách mạng T Ford của năm 1908 cho chúng ta thấy rằng các sản phẩm chất lượng sẽ luôn tạo được sức mạnh lâu bền trước những sản phẩm “mì ăn liền”. Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào, sẽ luôn có ít “những sản phẩm tốt” và sự phát triển của những mặt hàng nhái được sản xuất hàng loạt. Ông Ford thúc giục chúng ta cần chắc chắn rằng những gì chúng ta đưa tới người tiêu dùng phải có chất lượng cao để có thể đánh bật mọi sự cạnh tranh. “Giá cả là cái bạn chi ra. Giá trị là cái bạn nhận về”, câu nói nổi tiếng của tỷ phú Warren Buffett - Chủ tịch kiêm CEO công ty Berkshire Hathaway (Thuộc tốp 500 công ty hàng đầu ở Mỹ) đang được giới kinh doanh áp dụng. Nói theo cách của Warren Buffett thì khách hàng sẽ nhận được những gì mà họ đã phải trả tiền. Dành thêm một chút vốn để tạo ra các sản phẩm chất lượng luôn luôn là một cách tiêu tiền hợp lý. Doanh nghiệp có thể đặt ra mức giá cao hơn bởi khách hàng luôn coi trọng chất lượng và giá trị. Người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi thêm cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nếu họ cảm thấy rằng đồng tiền họ bỏ ra là đúng giá trị. Jack Welch - CEO, tập đoàn General Electric những năm 1981-2001 cũng được biết đến với câu nói nổi tiếng cho triết lý kinh doanh của mình: “Một nhà quản lý luôn căng lên vì công việc là nhà quản lý tốt nhất, bởi họ sẽ không có thời gian để can thiệp, để tham gia những cuộc tầm phào, để làm phiền người khác” Ở tuổi 44, Jack Welch là CEO trẻ nhất của tập đoàn General Electric. Câu nói này có ý rằng bạn cần phải luôn bận rộn và năng suất. Một nhà quản lý luôn dò xét người khác sẽ là lãng phí thời gian của người khác và của chính họ. Nếu bạn chịu trách nhiệm quản lý một nhóm, hãy cố gắng không quản lý ở tầm vi mô. Giao phó nhiệm vụ và trao quyền cho nhân viên của bạn được hành động và chắc chắn họ sẽ làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Còn Michael D. Eisner - Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Disney, từ năm 1984 đến nay thì nhấn mạnh: “Phục hồi sau khi thất bại thường dễ dàng hơn là xây dựng sau khi thành công”. Theo ông những thay đổi và tiến bộ thường dễ nhận thấy hơn rất nhiều đối với một công ty bắt đầu sự nghiệp so với một công ty đã có tiếng tăm nhất định. Ông Eisner muốn nói rằng khi bạn tạo lập công ty từ con số 0 và mắc sai lầm, việc khôi phục lại dễ dàng hơn nhiều do tiền vốn còn thấp, và bạn chẳng có gì để mất. Ngược lại, sẽ là rất khó khăn đối với một công ty đã có uy tín. Sự kỳ vọng của khách hàng dành cho họ là cao hơn rất nhiều. Chẳng hạn, hành khách có thể dễ dàng tha thứ cho việc trì hoãn chuyến bay đối với một hãng hàng không non trẻ hơn là đối với hãng hàng không Air France hay United Airlines bởi họ sẵn sàng đưa ra những ngoại lệ và chấp nhận ở hãng vận chuyển mới một vài sự chậm trễ. "Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ", Henry Ford - Người sáng lập Tập đoàn Ôtô Ford chia sẻ. > Henry Ford - con người của sáng kiến Henry Ford sinh ra trong một gia đình nông dân khá giả tại thị trấn nhỏ thuộc bang Michigan, Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã say mê máy móc. Henry Ford thích tháo lắp mọi thứ trong xưởng của cha hơn là làm việc lặt vặt trong trang trại. Năm 13 tuổi, lần đầu tiên trong đời ông nhìn thấy một "cái máy tự đi" - máy đập lúa chạy bằng hơi nước. Năm 1879, ông rời nhà đến thị trấn Detroit gần đó để học việc. 8 năm sau, ông tự tác ra kiếm sống bằng nghề nông và mở một xưởng cưa. Năm 1891, Ford trở thành kỹ sư của công ty Điện chiếu sáng Edison. Sau khi được thăng chức kỹ sư trưởng năm 1893, ông đã có đủ thời gian và tiền bạc để đầu tư cho những thí nghiệm cá nhân về động cơ đốt trong. Năm 1896, những thử nghiệm này đã đạt đến đỉnh cao với việc ông chế tạo hoàn chỉnh một chiếc xe mà ông đặt tên là Quadricycle - chiếc xe đông đã lái thử vào ngày 4/6/1896. Ngày 11/6/1903, Henry Ford cùng 11 nhà đầu tư và 28.000 đôla tiền vốn lập nên tập đoàn Ôtô Ford. Chiếc Ford Model A sản xuất năm 1903. Ảnh: Carshop. "Những điều tôi đã khám phá về kinh doanh từ thành công đến thất bại trong sự nghiệp của mình nhiều năm qua, vẫn không làm thay đổi quan điểm ban đầu của tôi, đó là: Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ", ông nói. "Từ khi thiết kế chiếc ôtô đầu tiên đến khi thành lập công ty Ford của tôi bây giờ, tôi đã chế tạo tất cả khoảng hai mươi lăm chiếc ôtô. Ngành ôtô lúc này đã chuyển từ thời kỳ sơ khai là khi người ta chỉ cần nó có thể chạy là đủ, cho đến thời kỳ người ta đòi hỏi về tốc độ. Đặc tính đáng ngạc nhiên nhất của hoạt động kinh doanh lúc đó là người ta chỉ tập trung vào vấn đề tài chính là chủ yếu, còn vấn đề dịch vụ xã hội chỉ là phụ. Tôi thấy dường như quy luật tự nhiên đang bị đảo lộn - đó là quy luật mà đồng tiền là kết quả của công việc và bạn chỉ nhận được khi đã hoàn thành công việc. Cũng đáng ngạc nhiên không kém là dường như không ai quan tâm nhiều đến việc làm sao để sản xuất tốt hơn mà chỉ cần đảm bảo làm gì cũng phải có lợi nhuận và kiếm được tiền. Nói cách khác, sản phẩm làm ra rõ ràng chẳng quan tâm mấy đến mục đích phục vụ công chúng mà chỉ cần làm sao có thể kiếm được nhiều tiền và không ai cần biết đã làm khách hàng vừa lòng chưa. Chỉ cần bán được hàng là đủ. Người ta không lo rằng những khách hàng không vừa ý sẽ mất lòng tin vào sản phẩm của mình mà chỉ thấy điều đó thật phiền toái, hay thậm chí nhờ vậy họ lại có thể kiếm thêm tiền từ các việc sửa chữa, chỉnh sửa - những việc mà lẽ ra họ đã phải làm ngay từ đầu. Chẳng hạn trong lĩnh vực kinh doanh ôtô, khi đã bán hàng được rồi thì người ta không quan tâm đến khách hàng của mình nữa. Xe chạy hết bao nhiêu xăng, dịch vụ có tốt không, có khả năng bị hỏng và phải thay thế một số bộ phận không, tất cả các vấn đề đó phụ thuộc vào sự may mắn của chủ nhân chiếc xe. Việc kinh doanh của họ sẽ trở nên tốt đẹp nếu họ có thể bán được các linh kiện với giá cao như họ dự tính, bởi vì khi đã mua ôtô thì chắc chắn người ta phải, hay thậm chí tự nguyện mua các loại linh kiện. Trên quan điểm sản xuất, kinh doanh ôtô không thể dựa trên nguyên tắc trung thực cũng như nguyên tắc khoa học, tuy nhiên, nó cũng không xấu xa hơn các ngành kinh doanh khác". "Quan điểm của tôi lúc đó và ngay cả bây giờ là nếu bạn sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phù hợp thì chắc chắn bạn sẽ nhận được lợi nhuận lớn. Hơn nữa, khi bắt đầu bạn chỉ nên kinh doanh nhỏ, rồi tự nó sẽ phát triển dần và mang lại lợi nhuận lớn. Nếu bạn không thu được lợi nhuận có nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian và không có khả năng kinh doanh. Tôi chưa bao giờ thay đổi quan điểm này nhưng tôi đã nhận ra rằng, thực hiện điều đó trong lĩnh vực kinh doanh như hiện nay sẽ khó lòng có thể phát triển nhanh được. Kế hoạch mà tôi tâm đắc nhất khi đó là bắt đầu với việc đầu tư tư bản, sau đó sẽ bán tất cả số cổ phiếu và trái phiếu cần thiết khi cơ hội tới. Với số tiền thu được, tôi sẽ bước vào lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh tốt không chỉ là sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao và thu được lợi nhuận hợp lý mà kinh doanh tốt phải mang lại cơ hội có thể đầu tư cổ phiếu và trái phiếu với mức giá cao. Vấn đề quan tâm ở đây là cổ phiếu và trái phiếu chứ không phải sản phẩm". Nếu anh chỉ nghĩ đến đồng tiền trước mắt mà không quan tâm đến sản phẩm của mình thì anh sẽ luôn sợ bị thất bại và nỗi sợ hãi đó sẽ cản trở việc kinh doanh. Nó khiến anh sợ hãi cạnh tranh, không dám thay đổi cách thức kinh doanh và không dám làm gì để thay đổi tình huống của mình. Thành công sẽ đến với những người luôn nghĩ đến mục đích phục vụ công chúng trước và luôn làm việc theo phương pháp hiệu quả nhất. Ford nói: "Các nhà kinh doanh tin rằng họ có thể làm được mọi việc nếu chịu đầu tư. Nếu lần đầu chưa thành công thì có thể tái đầu tư. Quá trình tái đầu tư chỉ đơn thuần là trò chơi thế chỗ đồng tiền may mắn vào đồng tiền rủi ro ở lần đầu tư đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, tái đầu tư phát sinh do quản lý chưa tốt và kết quả mang lại chỉ giúp các ông chủ nghèo kéo dài tình trạng thê thảm thêm một thời gian mà thôi. Nói cách khác, tái đầu tư chỉ giúp ngày doanh nghiệp bị phá sản đến chậm hơn. Còn với những người đầu cơ tài chính, tái đầu tư chính là một kế sách tạm thời. Đồng tiền sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không được đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể, nhưng nếu không kinh doanh hiệu quả thì ta cũng không thể có lợi nhuận. Bởi vậy, các nhà kinh doanh đầu cơ tự cho rằng mình đang đầu tư tiền đúng chỗ, nhưng thực ra không phải vậy, họ đang lãng phí tiền. Tôi xác định rõ ràng rằng sẽ không bao giờ làm trong một công ty coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm, hay các công ty thuộc sở hữu của các giám đốc ngân hàng hoặc các thương gia. Và hơn nữa nếu không có cách nào để tiến hành việc kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng thì tôi cũng sẽ không kinh doanh. Đối với tôi, nền tảng duy nhất của kinh doanh chân chính là để phục vụ công chúng. Khi đã bán được hàng thì mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng vẫn chưa kết thúc. Ngược lại, đó mới chỉ là bắt đầu mối quan hệ này mà thôi. Trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, khi ta bán được hàng thì đó mới là giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Nếu sản phẩm của ta không mang lại dịch vụ tốt cho khách hàng thì tốt nhất là ta không nên giới thiệu sản phẩm, nếu không, những quảng cáo tồi đó sẽ làm khách hàng thất vọng. Nếu một thương gia chỉ thu được tiền từ những gì anh ta bán thì anh ta sẽ chẳng có hy vọng được khách hàng thưởng tiền hoa hồng. Theo quan điểm này, về sau chúng tôi đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt khi kinh doanh ôtô Ford. Giá cả và chất lượng của loại xe này đã tạo ra một thị trường, thậm chí là một thị trường lớn. Chúng tôi đã làm được điều đó. Khách hàng mua ô tô của chúng tôi sẽ tiếp tục được phục vụ chu đáo. Do vậy, nếu nó bị hỏng bất kỳ bộ phận gì, chúng tôi sẽ có trách nhiệm sửa chữa ngay cho họ. Tôi biết trên thị trường đã xuất hiện thêm nhiều hình thức kinh doanh mới nhưng đó chỉ là những cái tên trên danh nghĩa bởi thực ra các hình thức vẫn được tiến hành như cũ Và tôi nhận ra rằng, trong cái ảo tưởng cuộc sống là một trận đánh mà trong đó ta rất dễ bị thua nếu đi sai một nước cờ, thì con người thường thích làm việc theo thói quen. Mọi người thường sa đà vào các thói quen của mình. Điều này có thể giải thích tại sao ngay cả khi người ta đưa ra các phương pháp mới nhằm giảm bớt các thao tác và mệt mỏi trong sản xuất cho công nhân thì chính những người công nhân ấy lại phản đối gay gắt. Mặc dù người ta nghi ngờ rằng đó chỉ là một trò chơi thử thay đổi mình nhưng điều làm họ khó chịu nhất là nó tác động đến thói quen đã ăn sâu vào họ và khó lòng thay đổi được. Các nhà kinh doanh thường sa sút trong làm ăn vì họ luôn áp dụng phương thức cũ mà không chịu đổi mới. Bởi họ là những người không hiểu rằng ngày hôm qua đã là quá khứ và sáng hôm sau, họ thức dậy vẫn mang tư tưởng từ năm ngoái. Như thế, chúng ta gần như có một công thức là: cuối cùng khi một người đã tìm ra phương pháp cho mình thì anh ta nên tự xem lại bản thân để biết trí óc của mình có làm việc tích cực không. Sẽ là mối nguy hiểm khôn lường nếu anh ta là người luôn dập khuôn máy móc bởi vì sớm muộn anh ta sẽ bị văng ra khỏi vòng xoáy của cuộc sống. Thế lực của đồng tiền đã khiến người ta luôn chịu áp lực rằng đã đầu tư là phải có lợi nhuận, do vậy họ không mấy quan tâm đến công việc và chính những dịch vụ của họ đã nói lên điều này. Đó là nguyên nhân sâu xa của mọi vấn đề. Nó giải thích tại sao lương của công nhân lại thấp, bởi vì công việc không được tiến hành theo đúng hướng thì làm sao lương có thể cao được. Và nếu người ta không chú tâm vào công việc thì làm sao có thể đạt hiệu quả cao trong công việc. Đa số mọi người không muốn phải gò bó trong công việc của mình vì như thế, họ không được tự do làm những việc mình muốn". "Tôi nhận ra rằng cạnh tranh được coi như một mối đe dọa trong đó người lãnh đạo thông minh sẽ đánh bại đối thủ bằng cách tạo nên thế độc quyền với những phương pháp riêng của mình. Trong thời gian chiêm nghiệm cuộc sống và công việc kinh doanh, tôi chẳng có một phút thảnh thơi. Tôi có rất nhiều thời gian cho công việc vì chẳng bao giờ tôi rời công việc của mình ra. Một người luôn bận bịu với công việc và có nhiều vấn đề để suy nghĩ sẽ thành công. Một người luôn làm việc, chẳng bao giờ rời công việc của mình ra, người mà luôn có tư tưởng tiến thân cuối cùng sẽ thành công. Nhưng liệu rằng anh ta có hạnh phúc hơn một người chỉ làm hành chính, trong cuộc sống vật chất và tinh thần hay không là điều tôi không thể đoán trước được bởi vì tôi không biết". "Kinh doanh bắt đầu khi bạn có tầm nhìn. Thiếu tầm nhìn, bạn chẳng làm được gì cả. Hãy nhớ trở ngại là cánh cửa dẫn đến thành công và đứng trước bất cứ khó khăn nào xin đừng lùi bước", Donald Trump - ông trùm bất động sản Mỹ chia sẻ. >Tỷ phú Donald Trump hé lộ đời tư "Năm 1974, tôi nhìn thấy Khách sạn cũ kỹ Commodore, nằm cạnh Nhà ga trung tâm Grand của thành phố New York. Nhưng tôi không nhìn thấy một tòa nhà khổng lồ cũ nát, gần như không có người sinh sống bên cạnh một khu vực đổ nát gần đó. Tôi không nhìn thấy một thành phố đang kiệt quệ về kinh tế hay một thị trường bất động sản New York đang vật lộn để sống sót. Tôi nhìn thấy một tổ hợp các khách sạn sang trọng, rực rỡ quy mô bậc nhất. Lúc đó, tôi 27 tuổi, và tầm nhìn ấy phù hợp với độ tuổi của tôi. Khi tôi xây dựng kế hoạch nhằm mua được và xây dựng lại khách sạn Commodore, tôi gặp những khó khăn dường như không thể vượt qua. Nhiều người có quyền lực tỏ ra không thiện chí với kế hoạch của tôi. Càng dấn sâu vào cuộc, vấn đề càng trở nên nan giải hơn. Nhưng tôi không bỏ cuộc. Đối với tôi, mỗi vấn đề đều ẩn chứa một cơ hội tốt. Hãy đối diện với thực tế rằng nếu không có những trở ngại này thì tòa nhà này đã rơi vào tay người khác. Hãy nghĩ thế này: Chính những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt làm cho các đối thủ của bạn không chú ý đến cơ hội này", ông nói. Donald Trump nhấn mạnh: "Những trở ngại là cánh cửa dẫn đến thành công" "Kinh doanh là phải đối mặt với rủi ro và luôn luôn có những rủi ro. Tôi sẵn sàng đón nhận những rủi ro hợp lý nhưng tôi sẽ không chơi trò may rủi. Tôi kiểm soát rủi ro để một thất bại nhỏ không loại tôi ra khỏi cuộc chơi vĩnh viễn. Rủi ro lớn nhất trong cuộc sống đó chính là không sẵn lòng đón nhận rủi ro. "Phần còn lại của câu chuyện về Commodore thì bạn đã biết. Phải mất năm năm để hoàn tất vụ mua bán đó. Với sự tài trợ của hệ thống khách sạn Hyatt, tôi đã mua và xây lại tòa nhà. Năm 1980, Grand Hyatt được khánh thành và đó thực sự là một thành công ngay từ ngày đầu tiên. Tầm nhìn của tôi đã trở thành hiện thực và tôi kiếm được 85 triệu đôla từ thương vụ đó". "Tôi học được nhiều điều về kinh doanh trong suốt chặng đường vừa qua, đặc biệt là phương thức huy động các nguồn lực: vốn, cơ sở hạ tầng, các loại dịch vụ, và đặc biệt là được hợp tác với những tài năng lớn. Bạn không thể làm việc gì một mình. Xây dựng đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để bạn gặt hái được những thành công lớn lao. Tôi gọi cho George Ross, một trong những luật sư có tiếng về bất động sản tại New York, và chúng tôi bắt đầu lên danh sách tất cả những cá nhân chúng tôi cần gặp gỡ, đàm phán. Sau đó, tôi hợp tác với một công ty thiết kế kiến trúc có năng lực để cụ thể hóa tầm nhìn của mình. Danh sách các nguồn lực rất lớn và ngày càng tăng lên: một đội ngũ dự án và một nhà quản lý dự án, một ngân hàng đầu tư, một công ty kế toán, một công ty tiếp thị, và một bộ phận hỗ trợ về hành chính. Sau khi chọn ra đội ngũ làm việc tốt nhất, tôi để cho họ hoạt động tự do. Nhưng tất cả họ đều biết rằng họ chịu trách nhiệm giúp tôi thực hiện các ý tưởng của mình. Đây cũng là điều mà The Apprentice đề cập đến. Nó không đơn thuần là một chương trình giải trí mới trên truyền hình mà chuyển tải một nguyên tắc căn bản trong kinh doanh. Trong đội ngũ của tôi không có những người không làm được việc. Bạn không thể làm việc gì một mình. Xây dựng một đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để bạn gặt hái được những thành công lớn lao. Trong thương vụ Commodore và tất cả những thương vụ của tôi, quan hệ với những người chủ chốt và có được sự giúp đỡ của họ đã khiến tôi chiến thắng. Đó là lý do tại sao tất cả các doanh nhân cần phải có kỹ năng thương thuyết tốt - vừa phải cứng rắn, vừa phải mềm mỏng. Một kết cục hai bên cùng có lợi là yếu tố cực kỳ quan trọng. Cuối mỗi cuộc thương lượng, tôi biết rằng đối thủ của tôi sẽ trở thành đối tác của tôi. Và tôi muốn giữ quan hệ làm ăn lâu dài với họ trong thương vụ này và cả những thương vụ khác trong tương lai. Tính cách quan trọng nhất của mỗi doanh nhân là không bao giờ đầu hàng. Một khi đã vào guồng, tôi và các đồng nghiệp không bao giờ lùi bước. Hãy nghĩ tới sức mạnh của câu này: Quyết không lùi bước". "Hãy nghe tôi: Khả năng kinh doanh không tự nhiên mà có, bạn phải học hỏi dần dần. Tôi làm cho mọi việc diễn biến theo ý mình vì tôi có ý chí, kỹ năng, kiến thức, và sức mạnh cá nhân. Đây là những phẩm chất bạn có thể học được và cải thiện khi thực hành". Triết lý vàng trong kinh doanh ( Bình chọn: 3 -- Thảo luận: 1 -- Số lần đọc: 4195) www.SAGA.vn - Trong giấc mơ, các công ty nhỏ thường thấy mình trở thành những công ty lớn. Và trên thực tế, hầu hết các công ty lớn ngày nay đều có xuất phát điểm từ những công ty nhỏ, thậm chí là rất nhỏ. Điều gì đã biến giấc mơ của họ thành hiện thực? Bí quyết rất đơn giản, họ đã tìm ra đúng con đường đi của mình. Những doanh số bán hàng đầu tiên của Nike thu về từ việc bán cốp xe ôtô. Dell chuyên chở những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên cho khách hàng từ phòng ký túc xá đại học. Và ông chủ Starbucks bắt đầu sự nghiệp của mình khi mở một quán cà phê nhỏ ven đường. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh lớn mạnh hơn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc sẽ mang đến những điều tốt đẹp. Trong một số trường hợp, nó khiến mọi việc trong công ty gặp không ít trở ngại. Đối với trường hợp của Wal – Mart, sự lớn mạnh đã dẫn tới cuộc chiến dành thị phần với các đối thủ cạnh tranh, chứ không nằm ở dịch vụ chăm sóc khách hàng như nhiều người lầm tưởng. Và với Microsoft, thì khi lớn mạnh công ty này phải đối mặt với vấn đề bảo vệ bản quyền, nhãn hiệu nhằm tránh bị đánh cắp ở khắp mọi nơi như hiện nay… Điều này phải chăng là khi một công ty trở nên lớn mạnh hơn, nó sẽ thoát khỏi hình ảnh một công ty nhỏ bé để khoác lên mình một tấm áo rộng lớn hơn? Không hoàn toàn như vậy, nhiều công ty vẫn tiếp tục đóng vai mình là một công ty nhỏ một lần nữa. Nghe có vẻ nghịch lý? Nhưng liệu có phi thực tế không? Hoàn toàn không! Nhiều công ty đã không ngừng nỗ lực để trở nên lớn mạnh hơn, nhưng vẫn núp mình dưới một vỏ bọc bề ngoài nhỏ bé và thực hiện những hành động cũng rất nhỏ bé. Và chính việc nhập vai xuất sắc này đã khiến họ ngày càng lớn mạnh hơn. Nhưng về thực chất bên trong, những công ty này như các “Người khổng lồ tí hon” (Jumbo shrimp). Quả vậy, họ lớn mạnh nhưng vẫn hết sức nhỏ bé. Làm thế nào để hoạt động kinh doanh của bạn trở nên lớn mạnh hơn bằng những hành động nhỏ bé? Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu bằng 5 quy tắc cơ bản trong triết lý kinh doanh Jumbo Shrimp như sau: Quy tắc thứ 1: Xuất sắc nhất, chứ không phải to lớn nhất Các công ty theo đuổi triết lý Jumbo Shrimp tin rằng: Việc tăng trưởng kinh doanh lên một bước cao hơn không đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng gia tăng hay quy mô kinh doanh mở rộng hơn. Điểm mấu chốt chính là ở chỗ họ cần trở thành những người xuất sắc nhất trong tất cả những gì họ làm. Hãng Cabela đã thấm nhuần triết lý kinh doanh này. Với xuất phát điểm là một cửa hàng bán mồi câu nhỏ lẻ, ngày nay Cabela là một “gã” kinh doanh khổng lồ với doanh số hàng năm không dưới 2 tỷ USD. Điều đáng ngạc nhiên là số lượng cửa hàng của Cabela vẻn vẹn chưa tới con số 30. Sự lớn mạnh vượt bậc của Cabela là kết quả từ những nỗ lực trở thành nhà bán lẻ các vật dụng đi săn, câu cá và cắm trại tốt nhất chứ không phải lớn nhất. Mong mỏi trở thành nhà cung cấp các vật dụng ngoài trời xuất sắc nhất của Cabela còn thể hiện ở việc các nhà quản lý Cabela luôn tuyên bố rằng họ không có ý định mở quá 40 cửa hàng. Yếu tố nghiêm ngặt và thận trọng trong việc mở các cửa hàng mới sẽ cho phép Cabela tiếp tục tập trung vào việc xây dựng những cửa hàng tốt hơn, lớn hơn và độc nhất vô nhị hơn. Bước hành động Jumbo Shrimp: Hãy tập trung vào những nỗ lực để trở thành người xuất sắc nhất trong bất cứ lĩnh vực nào mà bạn theo đuổi. Hãy làm sao để các khách hàng và toàn ngành công nghiệp của bạn công nhận rằng bạn đang cung cấp các sản phẩm tốt nhất và có dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo nhất. Quy tắc thứ 2: Yêu thích hoạt động kinh doanh của bạn Các công ty Jumbo Shrimp luôn thể hiện một tình yêu lớn đối với hoạt động kinh doanh của mình, chứ không phải chỉ chăm chăm tìm ra những cơ hội kiếm tiến. Trong khoảng thời gian năm năm trước đây, ngành công nghiệp chiếu bóng Mỹ rơi vào thời kỳ suy thoái với doanh thu sụt giảm đáng kể. Nhưng Alamo Drafthouse, một chuỗi rạp chiếu bóng nhỏ, đã làm thay đổi chiều hướng này. Có bảy địa điểm kinh doanh tại bang Texas, Mỹ, với mức doanh thu khoảng 25 triệu USD năm 2006, lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1997, Alamo đã đạt mức tăng trưởng trên hai con số về doanh thu, gốc rễ thành công của Alamo nằm ở tình yêu với các bộ phim. Những nhà quản lý điều hành tại Alamo đều là những fan hâm mộ cuồng nhiệt của môn nghệ thuật thứ bảy này. Họ tạo ra nhiều điều thú vị khác nhau trong kinh doanh với mong muốn lôi cuốn mọi người đến với niềm đam mê điện ảnh giống như họ. Họ đã bằng mọi cách khuấy động niềm cảm hứng và tình yêu với phim ảnh ở mọi người và hút họ vào rạp để xem phim. Chỉ với những bộ phim hay không thôi thì chưa đủ để lôi cuốn người xem đến với Alamo. Chính vì thế hãng còn phục vụ cả bữa ăn tối và đồ uống trong các buổi chiếu phim. Ngoài ra, nắm được tâm lý người xem phim rất ghét các quảng cáo, Alamo không bao giờ trình chiếu các quảng cáo trước, trong và sau phim. Các chiêu thức kinh doanh của Alamo thật xuất sắc đến mức đạo diễn kiêm diễn viên nổi tiếng Quentin Tarantino đã lựa chọn Alamo là địa điểm tổ chức Festival film của riêng ông hàng năm. Bên cạnh việc đạt được doanh thu kỷ lục và có số lượng khán giả đông đảo và nhiệt thành, Alamo còn được tạp chí nổi tiếng Entertainment Weekly đánh giá là “Chuỗi rạp chiếu bóng tuyệt vời nhất nước Mỹ”. Bước hành động Jumbo Shrimp: Hãy theo đuổi niềm đam mê kinh doanh. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn biết dành tình cảm nhiệt thành và lòng đam mê cho hoạt động kinh doanh mà bạn theo đuổi. Nếu bạn không yêu thích những gì mà mình làm, các khách hàng sẽ nhanh chóng nhận ra bạn chẳng có gì đặc biệt và cùng với thời gian họ sẽ chuyển sang các nhà cung cấp khác. Quy tắc thứ 3: Niềm đam mê lôi cuốn niềm đam mê Niềm đam mê trong các công ty Jumbo Shrimp được lan tỏa từ lãnh đạo cấp cao nhất tới toàn thể nhân viên, sang cả các khách hàng và đối tác kinh doanh. Chính niềm đam mê là yếu tố quyết định thành công của hãng The Guitar Center. Những nhân viên của The Guitar Center luôn say mê sáng tạo âm nhạc và vì thế các khách hàng mua sắm tại đây cũng bị cuốn hút vào niềm đam mê của họ. The Guitar Center bắt đầu hoạt động vào năm 1961, từ một cửa hàng nhỏ bán một số loại đàn tại Hollywood. Nhưng giờ đây hãng đã đạt mức doanh thu kỷ lục 1,8 tỷ USD với hệ thống gần 200 cửa hàng tại nhiều nơi. Các nhân viên tại mỗi cửa hàng Guitar Center rất mong mỏi và nhiệt thành đón chào các nhạc sĩ địa phương - những người được xem như các nhà truyền giáo cho công ty trong thế giới âm nhạc địa phương. Bởi vì các nhân viên yêu âm nhạc, họ cũng yêu việc chia sẻ niềm đam mê sáng tạo âm nhạc với các khách hàng của Guitar Center. Bước hành động Jumbo Shrimp: Hãy nỗ lực tuyển dụng những nhân viên nhiệt thành và tốt nhất là yêu thích hoạt động kinh doanh của bạn. Mỗi nhân viên bạn tuyển dụng có thể chưa hoàn toàn có niềm say mê với hoạt động kinh doanh hiện tại, nhưng ít nhất họ nên có khả năng truyền tải niềm đam mê tới các khách hàng và các nhân viên khác. Quy tắc thứ 4: Đối xử với các nhân viên như gia đình Các công ty Jumbo Shrimp luôn nỗ lực xây dựng và phát triển những mối quan hệ tình cảm đầy ý nghĩa với các nhân viên của họ, theo một cách thức vượt khỏi phạm vi chuyên môn và mang tính chất cá nhân nhiều hơn. Hãng Container Store là nhà cung cấp các sản phẩm túi, thùng, hộp... Công ty đã đạt được những thành công lớn với doanh thu năm 2006 đạt 500 triệu USD mặc dù chỉ có 39 cửa hàng khác nhau. Tại sao Container Store có thể thành công như vậy khi mà rất nhiều sản phẩm do hãng cung cấp có thể tìm thấy tại những nhà bán lẻ lớn như Wal - Mart? Đơn giản vì Container Store nhận ra các đối thủ cạnh tranh có thể sao chép những sản phẩm của hãng nhưng họ không thể sao chép con người của hãng. Các nhân viên mới của Container Store được đào tạo trên 240 giờ trong năm làm việc đầu tiên của họ (trong khi chuẩn mực của ngành chỉ là 7 giờ). Các nhân viên được trả lương cao gấp hai đến ba lần so với chuẩn mức của ngành. Không những vậy, hãng còn giảm giá tới 40% cho các nhân viên khi mua bất cứ sản phẩm nào tại cửa hàng Container Store. Hãng Container Store đã làm sửng sốt nhiều nhân viên, để rồi đến lượt mình, các nhân viên lại tiếp tục làm sửng sốt các khách hàng. Với tất cả sự quan tâm, đối xử với các nhân viên như những thành viên trong gia đình, Container Store đã lôi cuốn được nhiều khách hàng tận tâm, nhiệt thành và được tạp chí Fortune ghi nhận trong Danh sách 100 công ty tốt nhất để làm việc (nằm trong Top 6 công ty liên tục trong tám năm qua). Bước hành động Jumbo Shrimp: Hãy thực thi nguyên tắc vàng: Đối xử với các nhân viên đúng như cách thức bạn mong muốn mình được đối xử. Quy tắc thứ 5: Tái xác định thành công Hầu hết các công ty đánh giá thành công thông qua những con số cụ thể về doanh số bán hàng. Trái ngược hoàn toàn, những công ty Jumbo Shrimp xác định thành công bằng việc đánh giá tác động mà họ tạo ra được lên cuộc sống của các khách hàng, thành công của các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp... Doanh nhân Derek Sivers bắt đầu mở hàng kinh doanh đĩa CD trực tuyến CD Baby vào năm 1997. Ngày nay, CD Baby là một trong những nhà bán lẻ trực tuyến đĩa CD lớn nhất. Tại CD Baby, bạn sẽ tìm thấy những đĩa CD đầu tiên ra mắt của những ca sĩ mới nổi như Lemme. Các nhạc sỹ, ca sỹ sẽ có nhiều lợi ích khi muốn đưa đĩa của mình lên CD Baby. Họ chỉ phải trả cho CD Baby một lần với mức phí 35 USD để thiết lập thông số và gửi cho công ty bốn đĩa CD để lưu kho. Các nhạc sỹ, ca sỹ sẽ tự đặt ra mức giá bán lẻ và CD Baby giữ lại bốn USD cho mỗi đĩa CD được bán ra, phần còn lại thuộc về các nhạc sỹ và ca sỹ. Điều khiến CD Baby thực sự nổi bật đó là cách thức hãng đánh giá thành công. Hãng cảm thấy vô cùng tự hào khi công bố rằng CD Baby đã tạo ra gần 45 triệu USD cho các ca sĩ, nhạc sĩ trong vòng một năm qua. Bước hành động Jumbo Shrimp: Bạn hãy đánh giá các tác động đến từ hoạt động kinh doanh của mình và tìm kiếm trong đó tác động nào có hiệu quả nhất và có khả năng tạo ra hoặc mang đến thành công cho những người khác. Nếu các khách hàng của bạn thành công, chắc hẳn bạn cũng sẽ thành công. *** Các công ty được đem ra làm ví dụ trong bài đã chứng minh rằng: Hoạt động kinh doanh nhỏ hoàn toàn có thể trở nên lớn mạnh thông qua những hành động nhỏ bé. Tất cả những gì họ cần đó là mục tiêu, niềm đam mê và sự kiên trì theo đuổi Triết lý kinh doanh Jumbo Shrimp: “Sự lớn mạnh trong những điều nhỏ bé”. Triết lý kinh doanh • Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo. • Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. • Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung VIETTEL.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan