Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế to...

Tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tài sản cồ định trong khu vực hành chính sự nghiệp ở việt nam

.PDF
93
99
93

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM NĂM 2014-2015 VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỒ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Ở VIỆT NAM Thuộc nhóm ngành khoa học: KD1 Hà Nội, 3 /2015 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM NĂM 2014-2015 VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỒ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Ở VIỆT NAM Thuộc nhóm ngành khoa học: KD1 Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bảo Ngọc (Nhóm trưởng) Nữ Dân tộc: Kinh Lớp CQ 49/01.04 Khoa: Tài chính công Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4/4 Ngành học: Tài chính công Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Phượng Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: CQ 50/23.02 Nữ Năm thứ 3 /Số năm đào tạo: 3/4 Ngành học: Tài chính công Người hướng dẫn: TS. Ngô Thanh Hoàng Ths. Ngô Thị Thùy Quyên Hà Nội, 3 /2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH ........................................................................................................ 71 LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I.............................................................................................................................................................. 3 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH .............................................................. 3 1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ......................................................................................................................................................... 3 1.1.1 Tài sản, khu vực công và tài sản trong khu vực công.......................................................................... 3 1.1.2 TSCĐ trong khu vực HCSN .................................................................................................................... 6 1.2 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH .................................................21 1.2.1 Ipsas 13: Thuê Tài Sản ..........................................................................................................................21 1.2.2 Ipsas 16: Bất Động Sản Đầu Tư ............................................................................................................24 1.2.3 Ipsas 17: Bất Động Sản – Nhà Xưởng – Thiết Bị ...................................................................................26 1.2.4 Ipsas 31: Tài Sản Vô Hình .....................................................................................................................28 CHƯƠNG 2: ...................................................................................................................................................31 ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN TSCĐ TẠI KHU VỰC HCSN Ở VIỆT NAM ..............................................................31 2.1.1 Giai đoạn 1945-1975 ..............................................................................................................................31 2.1.2 Giai đoạn 1976-1990 ..............................................................................................................................36 2.1.4. Giai đoạn từ khi có luật kế toán đến nay. ..............................................................................................39 2.2 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN HÀNH ......................................39 2.2.1 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ....................................................................................................39 2.2.4.Nhận xét chung......................................................................................................................................50 2.3 ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA KẾ TOÁN TSCĐ KHU VỰC HCSN TẠI VIỆT NAM ............51 2.3.1 Đánh giá công tác kế toán TSCĐ khu vực HCSN giai đoạn từ 1945-1995 .............................................51 2.3.2. Đánh giá kế toán TSCĐ khu vực HCSN giai đoạn 1996-2004 ..............................................................51 1 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI STT Từ viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt 1 TSCĐ Tài sản cố định 2 TSC Tài sản công 3 Đ Đồng 4 TC-CĐKT Tài chính- chế độ kế toán 5 TC/QĐ Tài chính-quyết định 6 TC/HD Tài chính/hướng dẫn 7 TT/LB Thông tư/Liên bộ 8 LHCXN Liên hiệp các xí nghiệp 9 TC/QĐ/CĐKT Tài chính/Quyết định/Chế độ kế toán 10 HCSN Hành chính sự nghiệp 11 CMKTCQT Chuẩn mực kế toán công quốc tế 12 IPSAS 01 Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1 13 ĐVSN Đơn vị sự nghiệp 14 CQHC Cơ quan hành chính 15 NSNN Ngân sách nhà nước 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 TW Trung ương 18 CQNN Cơ quan nhà nước 19 QĐ 19/2006/QĐ-BTC Quyết định 19 năm 2006 của Bộ Tài Chính 20 PL Pháp luật 21 CMKT Chuẩn mực kế toán 22 BĐS Bất động sản 23 NX Nhà xưởng 24 TB Thiết bị 25 GTTS (ĐGL) Giá trị tài sản (đánh giá lại) 26 BCTC Báo cáo tài chính 27 TSNN Tài sản nhà nước DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH ......................................................................................................... 7 LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I.............................................................................................................................................................. 3 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH .............................................................. 3 1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ......................................................................................................................................................... 3 1.1.1 Tài sản, khu vực công và tài sản trong khu vực công.......................................................................... 3 1.1.2 TSCĐ trong khu vực HCSN .................................................................................................................... 6 Sơ đồ 1.1 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo công dụng của TS ................................................................ 9 Sơ đồ 1.2 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo phân cấp quản lý................................................................. 9 Sơ đồ 1.3 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo đối tượng sử dụng TS ....................................................... 10 1.2 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH .................................................21 1.2.1 Ipsas 13: Thuê Tài Sản ..........................................................................................................................21 1.2.2 Ipsas 16: Bất Động Sản Đầu Tư ............................................................................................................24 1.2.3 Ipsas 17: Bất Động Sản – Nhà Xưởng – Thiết Bị ...................................................................................26 1.2.4 Ipsas 31: Tài Sản Vô Hình .....................................................................................................................28 CHƯƠNG 2: ...................................................................................................................................................31 ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHTẠI KHU VỰC HCSN Ở VIỆT NAM .........................................31 2.1.1 Giai đoạn 1945-1975 ..............................................................................................................................31 2.1.2 Giai đoạn 1976-1990 ..............................................................................................................................36 Bảng 2.1: Hệ thống tài khoản giai đoạn 1991-1997 ........................................................................................... 38 Bảng 2.2: Hệ thống chứng từ giai đoạn từ 1991-1997 ....................................................................................... 38 Bảng 2.3: Hệ thống sổ kế toán sử dụng giai đoạn từ 1991-1997........................................................................ 39 2.1.4. Giai đoạn từ khi có luật kế toán đến nay. ..............................................................................................39 2.2 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KHU VỰC HCSN Ở VIỆT NAM HIỆN HÀNH .......................................39 2.2.1 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ....................................................................................................39 Bảng 2.4: Hệ thống chứng từ hiện nay ............................................................................................................... 40 Bảng 2.5: Hệ thống tài khoản hiện nay............................................................................................................... 40 2.2.4.Nhận xét chung......................................................................................................................................50 2.3 ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA KẾ TOÁN TSCĐ KHU VỰC HCSN TẠI VIỆT NAM ............51 2.3.1 Đánh giá công tác kế toán TSCĐ khu vực HCSN giai đoạn từ 1945-1995 .............................................51 2.3.2. Đánh giá kế toán TSCĐ khu vực HCSN giai đoạn 1996-2004 ..............................................................51 Sơ đồ 2.7: Kế toán TSCĐ tăng do mua sắm ........................................................................................................ 56 Sơ đồ2.8: Kế toán TSCĐ tăng do cấp trên cấp .................................................................................................... 57 Sơ đồ 2.9: Kế toán TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán .................................................................................. 58 Sơ đồ 2.10: Kế toán TSCĐ giảm do phát hiện thiếu ........................................................................................... 60 Sơ đồ 2.11: Kế toán hao mòn TSCĐ .................................................................................................................... 61 Sơ đồ 2.13: Kế toán TSCĐ tăng do được tài trợ, biếu tặng ................................................................................. 65 Sơ đồ 2.14. Hạch toán TSCĐ ............................................................................................................................... 66 theo phương thức mua sắm tập trung ở cấp trên ................................................................................................ 66 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CMKTCQT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở VIỆT NAM ..............................................................................................................71 3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI ....................71 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ...........................................................................................................72 3.2.1 Xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam kiện toàn, đồng bộ. .................72 Sơ đồ 3.1 Quy trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam ................................................................... 74 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lý TSC, tiến tới hoàn thiện mô hình Tổng kế toán Nhà nước. ..............................................................................................................................................................74 3.2.3 Chỉnh sửa, bổ sung chính sách quản lý TSCĐ ................................................................................75 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ...........................................................................................76 3.4 LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ........................................................................................................................76 3.5 VẬN DỤNG CMKTCQT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở VN ..............78 3.5.1 Về điều kiện ghi nhận ............................................................................................................................78 3.5.2 Về xác định giá trị ghi sổ, định giá TSCĐ ..............................................................................................79 3.5.3 Phương pháp ghi chép ...........................................................................................................................81 Sơ đồ 3.2 Hạch toán kế toán TSCĐ theo chế độ Kế toán HCSN ........................................................................ 81 Sơ đồ 3.3 Giải pháp xác định chi phí khấu hao TSCĐ ....................................................................................... 82 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................84 DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH Thứ tự Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo công dụng của TS 9 Sơ đồ 1.2 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo phân cấp quản lý 9 Sơ đồ 1.3 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo đối tượng sử dụng TS 10 Bảng 2.1 Hệ thống tài khoản giai đoạn 1991-1997 37 Bảng 2.2 Hệ thống chứng từ giai đoạn từ 1991-1997 37 Bảng 2.3 Hệ thống sổ kế toán sử dụng giai đoạn từ 1991-1997 38 Bảng 2.4 Hệ thống chứng từ hiện nay 39 Bảng 2.5 Hệ thống tài khoản hiện nay 39 Biểu 2.6 Quy trình thu thập xử lý và cung cấp thông tin tài sản công 52 Bảng 2.7 Kế toán TSCĐ tăng do mua sắm 55 Sơ đồ 2.8 Kế toán TSCĐ tăng do cấp trên cấp 56 Sơ đồ 2.9 Kế toán TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán 57 Sơ đồ 2.10 Kế toán TSCĐ giảm do phát hiện thiếu 59 Sơ đồ 2.11 Kế toán hao mòn TSCĐ 60 Sơ đồ 2.12 Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ 63 Sơ đồ 2.13 Kế toán TSCĐ tăng do được tài trợ, biếu tặng 64 Sơ đồ 2.14 Hạch toán TSCĐ theo phương thức mua sắm tập trung ở cấp trên 65 Sơ đồ 2.15 Hạch toán TSCĐ theo phương thức mua sắm tập trung ở cấp dưới 66 Sơ đồ 3.1 Quy trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam 73 Sơ đồ 3.2 Hạch toán kế toán TSCĐ theo chế độ Kế toán HCSN 80 Sơ đồ 3.3 Giải pháp xác định chi phí khấu hao TSCĐ 81 Sơ đồ 3.4 Đề xuất tài khoản trung gian 82 LỜI NÓI ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Thế nhưng quá trình hội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua.Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệthống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế phát triển và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam nói chung và đặc thù các đơn vị công lập đơn vị sự nghiệp nói riêng mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được nên tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có chế độ kế toán công về TSCĐ. Chính vì thế mà cần phải xây dựng hệ thống chuẩn mực phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của Việt Nam. Đứng trước vấn đề cấp thiết đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tìm hiểu chế độ kế toán quốc tế và thực trạng hạch toán TSCĐ trong khu vực HCSN tại Việt Nam hiện nay để tìm ra hướng đi hướng hạch toán đúng đắn phù hợp nhất.Chúng tôi mong những ý kiến và kết quảnghiên cứu của mình có thể góp phần xây dựng nên chuẩn mực kế toán tài sản cố định khu vực công nói chung tại Việt Nam. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài “Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ trong khu vực HCSNở Việt Nam” gồm các mục đích như sau: Mục đích thứ nhất là xem xét các chuẩn mực quốc tế liên quan đến công cụ quản lý tài sản cố định mà trong yếu là các CMKTQT. Mục đích thứ hai là nghiên cứu phương hướng quản lý tài sản cố định ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh cải cách quản lý Tài chính công, những khác biệt của chế độ kế toán hạch toán TSCĐ ở Việt Nam so với chuẩn mực kế toán công quốc tế, rút ra được những vấn đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chế độ kế toán Việt Nam để từ 1 đó xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán tài sản khu vực công Việt Nam phục vụ cho mục đích quản lí và hội nhập kinh tế. Mục đích thứ ba là đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công, đặc biệt là công cụ kế toán. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu -Những lý luận chung về tài sản, tài sản cố định khu vực HCSN, và các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến hạch toán tài sản cố định. -Đánh giá thực trạngkế toán TSCĐ tại khu vực HCSN ở Việt Nam. -Nghiên cứu đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại khu vực HCSN hiện nay, góp ý kiến cho công tác xây dựng chế độ kế toán TSCĐ khu vực HCSN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này tập trung đi vào nghiên cứu về tài sản công và quản lý tài sản cố định trong khu vực HCSN ở Việt Nam, sự khác biệt giữa các quy định về hạch toán tài sản cố định ở Việt Nam và chuẩn mực kế toán công quốc tế có liên quan trực tiếp tới tài sản cố định là Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17 – Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị; Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 31– Tài sản vô hình; Chuẩn mực kế toán công quốc tế số 16 – Bất động sản đầu tư và chuẩn mực kế toán công Quốc tế số 13 – Thuê tài sản. 4. Các phương pháp nghiên cứu và thực hiện Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề một cách vừa ở tính toàn diện vừa ở tính cụ thể, đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích vấn đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên cứu gồm 3 phần đó là: Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản lý Tài sản cố định trong khu vực Hành chính sự nghiệp và Chuẩn mực kế toán công quốc tế về Tài sản cố định Chương 2: Đánh giá kế toán TSCĐ tại khu HCSN ở Việt Nam 2 Chương 3: Giải pháp vận dụng CMKTCQT nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ ở Việt Nam CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1.1 Tài sản, khu vực công và tài sản trong khu vực công 1.1.1.1 Tài sản Tài sản là một khái niệm quen thuộc tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo từ điển Black’s Law Dictionary: “Tài sản là một từ được sử dụng chung để chỉ mọi thứ thuộc quyền sở hữu, hoặc hữu hình hoặc vô hình, hoặc bất động sản hoặc động sản”. Theo khái niệm này, thì thuật ngữ “tài sản” được nhấn mạnh vào các quyền được gắn liền với vật, được thiết lập trên vật của người sở hữu.Tuy nhiên, nếu sử dụng khái niệm này chúng ta phải định nghĩa tài sản thông qua khái niệm quyền sở hữu trong khi bản thân khái niệm về quyền sở hữu hiện nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, thậm chí còn là phái sinh từ khái niệm tài sản. Cũng có quan điểm cho rằng, tài sản là của cải vật chất tồn tại dưới dạng cụ thể, được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc như giường, tủ, bàn ghế, xe mô tô, tờ tiền…. Như vậy, theo quan điểm này thì chỉ những gì thuộc về thế giới vật chất, hiện đang tồn tại và chúng ta có thể cầm, nắm được thì mới được coi là tài sản. Do đó, quyền tài sản không được coi là tài sản. Theo đoạn 6 của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1 (IPSAS 01) – Trình bày báo cáo tài chính thì khái niệm “tài sản” được định nghĩa là “nguồn lực được kiểm soát bởi đơn vị như là kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ các lợi ích kinh tế trong tương lai hoặc lợi ích tiềm tàng mà đơn vị có thể thu được”. Như vậy, theo khái niệm này thì tài sản được coi là một “nguồn lực”, có khả năng cung cấp lợi ích kinh tế trong tương lai, được đơn vị kế toán cụ thể kiểm soát và là kết quả của nghiệp vụ quá khứ. 3 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các tác giả thống nhất sử dụng khái niệm về tài sản như trong định nghĩa của chuẩn mực kế toán công quốc tế số 01 vì: khái niệm này phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế nhằm hoàn thiện hạch toán tài sản công ở Việt Nam, hơn nữa nội dung khái niệm này đã bao trùm cả các khái niệm khác đã trình bày ở trên. 1.1.1.2 Khu vực công Từ khi Nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã hội đã được phân chia thành hai khu vực là khu vực công và khu vực tư. Trong đó, khu vực tư là khu vực phản ánh các hoạt động về kinh tế xã hội do tư nhân quyết đinh; còn khu vực công là khu vực phản ánh tình hình hoạt động về kinh tế, xã hội, chính trị do Nhà nước quyết định. Có thể nói, việc phân biệt giữa hai khu vực trong nền kinh tế hoàn toàn dựa vào tính chất sở hữu và quyền lực chính trị Cho đến nay thì thuật ngữ“khu vực công” vẫn chưa tìm được định nghĩa thống nhất, ở mỗi quốc gia và tổ chức lại có cách hiểu khác nhau. Hiện nay tồn tại hai khái niệm về khu vực công như sau: Khái niệm 1: Khu vực công là khu vực Nhà nước/Chính Phủ (gồm cả trung ương và địa phương). Khái niệm 2: Theo Joseph E. Stiglitz (nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư Trường đại học Columbia), một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vực công khi có hai đặc điểm sau: Về phương diện lãnh đạo: trong một chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đặc điểm này hàm ý rằng, hoạt động của khu vực công phải phục vụ cho đại đa số lợi ích cộng đồng tức là khu vực công là khu vực phi lợi nhuận. Về quyền lực hoạt động: các đơn vị trong khu vực công được giao 1 số quyền hạn nhất định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được. Vì vậy, khu vực công theo khái niệm này được hiểu theo nghĩa rộng hơn, có nghĩa khu vực công bao gồm: hệ thống cơ quan quyền lực (Hành pháp, tư pháp, lập pháp) và hệ thống các đơn vị kinh tế nhà nước (Các doanh nghiệp công ích nhà nước và các đơn vị dịch vụ công). 4 Trong điều kiện Việt Nam, khái niệm về khu vực công được hiểu theo nghĩa hẹp – tức là khái niệm số 1 và trong phạm vi của nghiên cứu, các tác giả cũng sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến khu vực công theo hướng hiểu của khái niệm này. 1.1.1.3 Tài sản công Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển một cách độc lập, không bị lệ thuộc thì điều tiên quyết quan trọng là phải có được nguồn nội lực đủ mạnh chính là tài sản quốc gia. Có những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài sản phong phú, có những quốc gia nhờ bàn tay và khối óc của con người để đã và đang tự tạo ra các tài sản. Dưới góc độ của một quốc gia, những tài sản thuộc quyền sở hữu của một hay một nhóm thành viên trong cộng đồng quốc gia, hoặc thuộc sở hữu nhà nước được gọi là tài sản công. Tại các nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước là đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân, tài sản công thuộc quyền sở hữu của Nhà nước cũng chính là tài sản của cộng đồng, mang tính chất toàn dân. Do đó khái niệm tài sản công và tài sản nhà nước được hiểu đồng nhất. Ở Việt Nam, Điều 17 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”. Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước như sau: "Tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi từ nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định". Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về tài sản công như sau: Tài sản công là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật như: đất đai, 5 rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. Xuất phát từ khái niệm khu vực công tại Việt Nam được hiểu gần như trùng với khái niệm khu vực Nhà nước. Trong khu vực này thì khu vực HCSN là thành phần quan trọng, bao quát rộng.Bên cạnh đó, TSCĐ là một chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn, chiếm tỉ trọng áp đảo trong tổng giá trị tài sản ở khu vực công tại Việt Nam. Vì vậy, trọng giới hạn nghiên cứu cho phép, các tác giả chỉ tập trung phân tích TSCĐ trong khu vực HCSN. 1.1.2 TSCĐ trong khu vực HCSN Khu vực HCSN bao gồm hai bộ phận cấu thành chính là cơ quan hành chính và đơn vị dự nghiệp công lập.Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập là một phần của khu vực công, là cơ quan được Nhà nước thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp như giáo dục, y tế, văn hoá thể thao, truyền hình, nghiên cứu...có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì các đơn vị này cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản phục vụ kinh tế xã hội phát triển, đồng thời các đơn vị này còn cung cấp cho xã hội các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, văn hoá, thể thao, truyền hình... Hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi khách quan của công tác quản lý thì các ĐVSN công lập đã được tách ra khỏi CQHC nhà nước vì hai loại tổ chức này có sự khác nhau cơ bản đó là: Về chức năng nhiệm vụ: CQHC nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn ĐVSN thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công mang lại lợi ích chung có tính bền vững trong các lĩnh vực như: giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục thểthao... Về kinh phí hoạt động: CQHC nhà nước được Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí hoạt động; còn ĐVSN cókinh phí hoạt động do đơn vị tự đảm bảo toàn bộ, NSNN cấp một phần hoặc toàn bộ. Tài sản cố định trong cơ quan hành chính sự nghiệp là những tài sản thỏa mãn được các yêu cầu quy định về thời gian sử dụng và giá trị cụ thể, được Nhà nước giao cho cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công, các đơn vị lực lượng vũ trang (của 6 Nhà nước), tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác (gọi chung là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp) trực tiếp quản lý, sử dụng phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Tựu chung lại, TSCĐ trong khu vực HCSN là một loại nguồn lực do các CQHC, ĐVSN và các tổ chức quản lý; tạo ra dịch vụ công phục vụ nhân dân, đáp ứng cho các nhiệm vụ công; quản lý theo cơ chế công (quy định bởi Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới Luật) và theo quan điểm đạo đức công (phi lợi nhuận, bình đẳng, ổn định, hiệu quả). 1.1.2.1 Đặc điểm TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp Thứ nhất, TSCĐ trong khu vực HCSN là phương tiện vật chất căn bản giúp cho hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước được trôi chảy, thông suốt hiệu quả, đảm bảo cho sự chỉ đạo điều hành và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước được ổn định và phát triển. Thứ hai, quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản có sự tách rời, nghĩa là quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nước, còn quyền khai thác sử dụng được thực hiện bởi từng cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Thứ ba,trong quá trình sử dụng tài sản, mọi đối tượng sử dụng phải chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát và tuân thủ theo kế hoạch và định hướng của chủ sở hữu tài sản là Nhà nước. Thứ tư, phạm vi tài sản rất rộng, bao gồm nhiều chủng loại, có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đối tượng sử dụng phong phú. Thứ năm, giá trị của TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp giảm dần trong quá trình sử dụng; phần giá trị giảm dần đó được coi là yếu tố chi phí tiêu dùng công để tạo ra các sản phẩm dịch vụ công. Thứ sáu, được Nhà nước đầu tư phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng và mức độ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động của bộ máy nhà nước.Nói cách khác, chủ thể đầu tư, phát triển tài sản công chính là Nhà nước. 1.1.2.2 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN Để nhận biết và từ đó định ra các biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả với từng loại tài sản, tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau: a,Phân loại theo nguồn gốc hình thành 7 Theo cách phân loại này, TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp gồm: Một là,những TSCĐ do Nhà nước trực tiếp tiếp quản từ các thế hệ trước: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho thấy, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của mọi Nhà nước lúc mới ra đời, đó là việc tước đoạt, tiếp nhận để xác lập quyền chiếm hữu của mình đối với toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nhà nước tiền nhiệm. Dưới hình thái hiện vật, tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp là toàn bộ nhà, đất thuộc trụ sở làm việc (công sở), cơ sở hoạt động sự nghiệp, kho tàng, trường học, bệnh viện, phương tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị làm việc, .... của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy chính quyền cũ. Nhà nước phải thực hiện bố trí sử dụng ngay cơ sở vật chất mới tiếp quản được, để phục vụ cho hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước.Dưới hình thức giao cho từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy chính quyền của mình sử dụng làm cơ sở hoạt động, để thực thi các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Về quy mô, khối lượng tài sản tiếp quản được nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của những thời kỳ trước đó. Ở Việt nam, do phải trải qua thời gian dài bị áp bức, nô dịch, kinh tế xã hội kém phát triển, nên khối lượng tài sản mà Nhà nước ta tiếp quản được của chế độ cũ là rất ít. Hai là,những TSCĐ do Nhà nước trực tiếp đầu tư, mua sắm bằng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Chúng ta đều biết rằng, củng cố, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, lâu dài và liên tục đối với mọi nhà nước.Ở hoàn cảnh của Việt nam thì nhiệm vụ này càng trở lên bức thiết.Củng cố cơ sở vật chất hiện có, tăng cường đầu tư, mua sắm mới tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp là nhiệm vụ đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, liên tục suốt từ ngày thành lập nước đến nay.Nhờ đó, hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế - xã hội của các cơ quan, tổ chức bộ máy nhà nước được cải thiện đáng kể. Trên thực tế trong suốt những năm qua, mặc dù Ngân sách Nhà nước hết sức eo hẹp, nhưng nhà nước vẫn liên tục ưu tiên bố trí một khoản kính phí không nhỏ để đầu tư xây dựng mới, mua sắm mới máy móc trang thiết bị làm việc cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn 1995 – 2005, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng mới trụ sở, mua sắm mới tài sản liên tục được nhà nước ưu tiên. Nhờ đó, tỷ trọng khối lượng TSCĐ ngày càng lớn, giữ vai trò quyết định và chiếm vị trí chủ đạo trong tổng tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp. 8 Ba là, những TSCĐ mà Nhà nước trưng mua, trưng dụng được từ các nguồn khác nhau. Ở Việt Nam gọi là tài sản xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Bao gồm Tài sản vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước; Tài sản vô chủ, tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy, tài sản do cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước hiến, tặng, viện trợ không hoàn lại đựợc xác lâp quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật. Loại tài sản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp. b,,Phân loại theo công dụng của tài sản TSCĐ trong khu vực HCSN Trụ sở làm việc Phương tiện đi lại Máy móc, thiết bị và các tài sản khác Sơ đồ 1.1 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo công dụng của TS Ứng với sơ đồ 1.1 TSCĐ trong khu vực HCSN được chia thành 3 loại, trong đó: - Trụ sở làm việc: Khuôn viên đất, nhà công sở - Phương tiện đi lại: Xe ô tô (xe dưới 16 chỗ; xe chở khách; ô tô tải; các xe chuyên dụng: xe phòng dịch, chống lụt bão, xe hộ đê), xe máy, xuồng, cano... - Máy móc, thiết bị, tài sản khác: là tất cả các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động và quản lý hoạt động của CQNN và ĐVSN,các loại tài sản khác... c,Theo phân cấp quản lý TSC do Chính Phủ quản lý TSC do UBND cấp tỉnh quản lý TSCĐ trong khu vực HCSN TSC do UBND cấp huyện quản lý TSC do UBND cấp xã quản lý Sơ đồ 1.2 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo phân cấp quản lý Theo phân cấp quản lý như sơ đồ 1.2 thì TSCĐ trong khu vực HCSN bao gồm: - TSCĐ do Chính Phủ quản lý: bao gồm TSCĐ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan Chính Phủ, cơ quan khác do TW quản lý. 9 - TSCĐ do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW quản lý: bao gồm TSCĐ của CQNN, ĐVSN và các tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý. - TSCĐ do UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý: bao gồm TSCĐ của CQNN và ĐVSN, các tổ chức thuộc cấp huyện quản lý. - TSCĐ do UBND cấp xã, phường, thị trấn quản lý: TSCĐ của CQNN, ĐVSN và tổ chức thuộc cấp xã quản lý. d,Theo đối tượng sử dụng tài sản TSCĐ dùng cho hoạt động của CQHC TSCĐ dùng cho hoạt động của ĐVSN TSCĐ trong khu vực HCSN TSCĐ dùng cho hoạt động của các tổ chức TSCĐ mà Nhà nước chưa giao cho ai sử dụng Sơ đồ 1.3 Phân loại TSCĐ trong khu vực HCSN theo đối tượng sử dụng TS Theo sơ đồ 1.3 thì: Cách phân loại này chia TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp thành: Một là, TSCĐ dùng cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, gồm nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, nhà công vụ, phương tiện đi lại vận tải, máy móc, thiết bị và các tài sản khác trực tiếp phục vụ hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Là cơ quan công quyền nên các cơ quan hành chính nhà nước được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, kể cả kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản sử dụng phục vụ hoạt động.Về nguyên tắc, các cơ quan hành chính nhà nước được bình đẳng sử dụng tài sản phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Việc sử dụng tài sản của các cơ quan này phải tuân thủ theo chế độ, chính sách quản lý chung của nhà nước như chế độ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, chế độ về báo cáo tình hình sử dụng tài sản, chế độ về mua sắm, bán thanh lý tài sản... đồng thời phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong suốt quá trình sử dụng. Nhà nước quản lý toàn diện đối với tài sản do cơ quan hành chính nhà nước sử dụng, ở tất cả các khâu theo vòng đời tồn tại của tài sản gồm: Đầu tư, mua sắm; bố trí sử dụng, mục đích sử dụng, chuyển đổi công năng, thanh lý tài sản,…Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, cơ quan hành chính nhà nước còn phải thực hiện việc báo cáo thống kê, kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tình hình tài sản của đơn vị theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Về nguồn kinh phí mua sắm, TSCĐ sử dụng cho cơ quan hành chính nhà nước chỉ có một nguồn 10 duy nhất đó là ngân sách nhà nước.Trong quá trình sử dụng, giá trị hao mòn của những tài sản này được xem là yếu tố chi phí tiêu dùng công. Hai là, TSCĐ dùng cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là những tài sản mà nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp trực tiếp sử dụng để thực hiện các mục tiêu sự nghiệp phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Loại này gồm, đất, nhà, công trình xây dựng và vật kiến trúc thuộc cơ sở hoạt động của đơn vị sự nghiệp như: trường học, bệnh viện, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa, phòng thí nghiệm, nhà kho, sân bãi, trạm trại nghiên cứu,..; Máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền thông ..; Thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng,... và các tài sản khác phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp. Ở Việt nam hiện nay, có 3 loại hình đơn vị sự nghiệp gồm: (i) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động; (ii) Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm được một phần kinh phí hoạt động; (iii) Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. TSCĐ tại các đơn vị sự nghiệp phần lớn là tài sản chuyên dùng, sử dụng mang tính đặc thù ở từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động.Theo chế độ hiện hành, kinh phí đầu tư mua sắm tài sản của đơn vị sự nghiệp có thể có nhiều nguồn khác nhau như: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị hoặc các nguồn huy động khác do đơn vị sự nghiệp trực tiếp huy động và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do đó, các đơn vị sự nghiệp có quyền tự chủ cao hơn các cơ quan hành chính nhà nước trong việc sử dụng tài sản, nhất là những tài sản mà đơn vị mua sắm bằng nguồn kinh phí không thuộc ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, theo chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực sự nghiệp, nhà nước đã áp dụng thực hiện cơ chế khoán chi cho các đơn vị sự nghiệp. Đơn vị được quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định sử dụng, khai thác tài sản, quyết định đầu tư mua sắm tài sản, thanh lý tài sản phục vụ đổi mới dây truyền công nghệ của đơn vị theo nhu cầu hoạt động của mình. Quá trình sử dụng, giá trị của tài sản giảm dần.Phần giá trị giảm dần đó được xem là yếu tố chi phí để tạo ra các sản phẩm dịch vụ công, một yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ đó. Ba là, TSCĐ dùng cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi tắt là tổ chức) trực tiếp sử dụng phục vụ cho hoạt động của tổ chức, bao gồm: nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, máy móc trang 11 thiết bị làm việc, ...Những tài sản này có thể là toàn bộ hoặc chỉ là một phần trong tổng số tài sản mà tổ chức đang quản lý sử dụng. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 228 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì quyền sở hữu tài sản của các tổ chức đã được quy định: "Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước giao cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để quản lý và sử dụng thì không thuộc sở hữu của các tổ chức đó”Nghĩa là nhà nước vẫn thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với những TSCĐ này. Quá trình sử dụng những TSCĐ ở các tổ chức vẫn phải tuân thủ theo chế độ quản lý thống nhất của nhà nước. Bốn là, TSCĐ mà nhà nước chưa giao cho đối tượng nào sử dụng, gồm: tài sản dự trữ nhà nước, tài sản mà nhà nước thu hồi từ các cơ quan, đơn vị vi phạm chế độ quản lý sử dụng do nhà nước quy định. Pháp luật hiện hành giao cho cơ quan tài chính nhà nước các cấp tạm thời quản lý. e, Theo hạch toán kế toán Theo hạch toán kế toán, TSCĐ trong khu vực HCSN được chia làm hai loại là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. TSCĐ hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể, thỏa mãn được các yêu cầu về mặt thời gian và giá trị theo quy định,có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định toán như nhà cửa, máy móc, thiết bị... TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, có thời gian sử dụng lớn hơn một kì kế toán như các phần mềm quản lý, bằng sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ....thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về mặt thời gian và giá trị. 1.1.2.3 Vai trò của TSCĐ khu vực hành chính sự nghiệp TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp là một bộ phận của tài sản quốc gia, là tiềm lực phát triển đất nước. Vai trò của TSCĐ khu vực hành chính sự nghiệp có thể được xem xét dưới nhiều khía cạnh: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục,...Nhưng trong khuôn khổ bài viết, các tác giả chỉ xin đề cập đến vai trò kinh tế của nó. Theo đó TSCĐ khu vực hành chính sự nghiệp có những vai trò chủ yếu sau: TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp là tài sản vật chất, của cải của đất nước, là tiền đề, yếu tố vật chất để Nhà nước tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra. 12 Như đã trình bày ở trên, TSCĐ khu vực hành chính sự nghiệp bao gồm: nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp; Phương tiện đi lại, vận tải; Máy móc, trang thiết bị, ... phục vụ hoạt động của từng cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Đây chính là nền tảng vật chất căn bản để nhà nước tồn tại, hay nói rộng hơn đây là môi trường và là điều kiện đảm bảo sự tồn vong cho một chế độ xã hội. Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy hầu hết các nhà nước bị sụp đổ khi không còn kiểm soát được quyền lực công, trong đó có quyền lực về tài sản công. Thông qua cuộc cách mạng xã hội, quyền lực công chuyển dịch sang tay nhà nước mới. Nhà nước mới ra đời tiếp quản và sử dụng ngay toàn bộ cơ sở vật chất của nhà nước tiền nhiệm làm cơ sở sinh tồn của mình.Trên nền tảng vật chất này, nhà nước triển khai các hoạt động thuộc chức năng của mình để kiểm soát, quản lý kinh tế-xã hội của đất nước.Mọi hoạt động của các cơ quan đơn vị từ trung ương đến cơ sở, gắn liền với việc sử dụng TSCĐ. Với phạm vi rộng lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng về công dụng,... TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp trực tiếp giúp cho hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước thực hiện được trôi chảy liên tục và thông suốt. Công năng của từng tài sản liên tục phát huy tác dụng góp phần làm nên thành quả hoạt động của nhà nước. Trụ sở làm việc chính là nơi hiện diện của chính quyền nhà nước, nơi làm việc hàng ngày của các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước -nơi diễn ra các giao dịch của nhà nước với dân chúng, nơi quyền lực của nhà nước được thực thi,... Nếu không có trụ sở làm việc thì nhà nước không thể triển khai thực hiện được các hoạt động của mình, theo đó quyền lực nhà nước cũng không thể thực hiện được. Trong quá trình hoạt động, nhiệm vụ không ngừng củng cố, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuât được xem là nhiệm vụ sống còn, có tính qui luật đối với mọi Nhà nước.Tiêu chí về mức độ hiện đại, tiện ích, quy mô về TSCĐ được coi là nhân tố đánh giá như sức mạnh, hiệu quả hoạt động của một nhà nước. Có thể nói rằng Nhà nước khó có thể hoàn thành nhiệm vụ quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, ... của đất nước khi chỉ có trong tay một nguồn lực công là cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Với ý nghĩa đó, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước thì bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, khuôn khổ pháp lý.... thì Nhà nước còn phải không ngừng đầu tư phát triển TSCĐ cả về qui mô, số lượng và chất lượng theo hướng ngày càng hiện đại, tiên tiến. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan