Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề bình đẳng giới ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế việt nam hiện nay và...

Tài liệu Vấn đề bình đẳng giới ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế việt nam hiện nay và tương lai

.DOCX
21
215
76

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM ----oo0oo---- Vấn đề bình đẳng giới ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay và tương lai Môn: Kinh tế học phát triển GVHD: Th.s Nguyễn Thanh Minh 1 Lời nói đầu: Con người từ bao đời nay vẫn luôn hướng về Chân, Thiện, Mỹ. Ta luôn đấu tranh cho chính nghĩa, công lí và sự bình đẳng. Song, nam và nữ vẫn chưa có được sự bình đẳng. Trong thời kì phong kiến, người phụ nữ không được tự do, không có quyền được yêu, không có quyền quyết định cuộc đời mình, họ truyền bá tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” . “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, trong gia đình chỉ có cha, người chồng và con trai là được quyết định hết tất cả mọi việc, từ lớn đến nhỏ… Như vậy, người phụ nữ không hề có một chỗ đứng,tiếng nói nào trong gia đình, họ là những số phận bị “cam chịu”. Bất bình đẳng giới không còn là chủ đề mới mẻ, nhưng nó vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Người phụ nữ vẫn còn chịu rất nhiều thiệc thòi, về cả vật chất và thể xác lẫn tinh thần. Họ cần được xã hội bảovệ… Theo thống kê của Liên hợp quốc, dân số thế giới đến ngày 22/3/2017 là 7,49 tỷ. Mỗi ngày có hơn 70.000 nữ thanh thiếu niên kết hôn và hơn 40.000 phụ nữ sinh con. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê tính đến ngày 16/01/2017 thì dân số Việt Nam có 94.970.597 người. Trong đó phụ nữ chiếm 51.8% dân số và hơn 52% lực lượng lao động. Tuy đã bước vào một thời đại mới, một kỉ nguyên tiến bộ hơn nhưng hiện tượng phụ nữ bị lạm dụng, đánh đập, hành hung,… vẫn diễn ra. Hiện tượng này đang cần được lên án và giải quyết cấp bách. Nhóm 10 quyết định chọn đề tài bình đẳng giới để làm tiểu luận nhằm mục đích nêu lên thực trạng bất bình đẳng giới hiện nay, những ảnh hưởng của nó đến kinh tế- xã hội nước nhà như thế nào. Từ đó cũng đưa ra một số giải pháp cho tình trạng trên. Bài tiểu luận của nhóm nếu có sai sót và cần sửa chữa mong thầy và các bạn cùng cho ý kiến. Xin cảm ơn! 2 Các thành viên tham gia tiểu luận: STT HỌ VÀ TÊN 1. Nguyễn Thị Ngọc Ngân 2. Tống Lê Yến Hà 3. Đỗ Thị Minh Thư 4. Trần Như Ngọc 5. 6. Nguyễn Hoàng Nghi Trân Lê Thị Thủy Tiên 7. Lê Duy Nhật 8. Nguyễn Bá Minh Nhật Thập Nữ Mỹ Hằng 9. 3 Mục lục LỜI NÓI ĐẦU:............................................................................................................................................ 2 I. NỘI DUNG CHÍNH:.............................................................................................................................. 5 1. Khái niệm............................................................................................................................................................ 5 1.1. Khái niệm bình đẳng................................................................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm giới....................................................................................................................................................5 1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới...................................................................................................................................5 2. Thực trạng.......................................................................................................................................................... 5 II. TÁC ĐỘNG CỦA BÌNH ĐẲNG GIỚI TỚI TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI VIỆT NAM8 1. Xã hội.................................................................................................................................................................. 8 1.1. Bình đẳng giới trong gia đình....................................................................................................................................8 1.2. Bình đẳng giới trong giáo dục...................................................................................................................................9 1.3. Bình đẳng giới ảnh hưởng đếến tệ nạn xã hội..........................................................................................................10 2. Đối với kinh tế:.................................................................................................................................................. 10 2.1. Tác động bình đẳng giới đếến thu nhập:..................................................................................................................11 2.2. Tác động bình đẳng giới đếến biếến động dân sốế......................................................................................................12 2.3. Ảnh hưởng tới tếếp cận hoặc sử dụng các nguốồn lực đâồu vào đếến hiệu quả kinh tếế.............................................13 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ ...................................................................................................................................................................... 14 1. Trích luật :.................................................................................................................................................... 14 2. Giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế..................17 IV. DỰ BÁO TÌNH TRẠNG BĐG TRONG TƯƠNG LAI.............................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................... 19 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.......................................................................................................... 21 4 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………...………………............................................................ 5 I. Nội dung chính: 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm bình đẳng Khái niệm bình đẳng có nhiều định nghĩa và phạm vi áp dụng. Theo nghĩa hẹp, những người có cùng cấp độ dựa trên một tiêu chí đánh giá, được hưởng những quyền lợi như nhau gọi là bình đẳng. Ở đây chúng ta hiểu bình đẳng nghĩa là tạo ra một môi trường công bằng, mọi người đều được hưởng những điều kiện cơ bản giống nhau. 1.1.1 Khái niệm giới Chỉ những mối quan hệ xã hội và tương quan giữa địa vị xã hội của nam và nữ trong bối cảnh xã hội cụ thể. Giới là đặc trưng văn hóa, xã hội của đời sống nam và nữ. 1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới Bình đẳng giới nghĩa là phụ nữ và nam giới có vị trí như nhau trong xã hội. Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới phải được công nhận và đánh giá một cách bình đẳng. Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có điều kiện như nhau để thực hiện các quyền của mình và có cơ hội để đóng góp và hưởng thụ thành quả của sự phát triển chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa của đất nước. 2. Thực trạng Cùng nói một chút về tình trạng bình đẳng giới trên thế giới. Ngày nay đã có nhiều phụ nữ và trẻ em gái biết chữ hơn bao giờ hết, cũng như ở 1/3 số nước đang phát triển đã có nhiều trẻ em gái đi học nhiều hơn trẻ em trai. Phụ nữ chiếm hơn 40% lực lượng lao động toàn cầu. Hơn thế nữa, phụ nữ còn có tuổi thọ cao hơn nam giới ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Đây là một tốc đọ thay đổi phi thường, đặc biệt ở nhiều nước phát triển: nếu như Mĩ phải mất hơn 40 năm để tăng tỉ lệ trẻ em gái đi học thì ở Maroc chỉ mất 10 năm. Tuy nhiên ở một số khu vực, tốc độ tiến bộ về bình đẳng giới 6 còn hạn chế. Phụ nữ và trẻ em nghèo, sống ở vùng sâu, vùng xa, chịu nhiều thiệt thòi. Có quá nhiều trẻ em gái và phụ nữ tử vong ngay từ giai đoạn trẻ nhở và độ tuổi sinh đẻ. Phụ nữ vẫn còn bị bạo hành dã man ở nhiều nơi. Vấn đề mua bán phụ nữ và trẻ em vẫn đang diễn ra. Họ là tầng lớp hầu như không có tiếng nói trong xã hội. Những dẫn chứng trên cho thấy sự bất bình đẳng không chỉ là vấn đề riêng ở Việt Nam, một quốc gia hay một châu lục nào. Đây là vấn đề mà cả thế giới cùng phải đối mặt, cùng nhau giải quyết khi mà phụ nữ vẫn phải đối mặt với sự thiên vị, không công bằng trong cơ hội việc làm, sự bất bình đẳng về giới trong chính trị, kinh tế, xã hội. Việt Nam xếp thứ 128 trên 187 quốc gia và vùng lãnh thổ, mức trung bình trên thế giới, về chỉ số phát triển con người (HDI-Human Development Index) nhưng lại xếp thứ 48 trên thế giới về chỉ số bất bình đẳng giới So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp thứ 7/11 nếu xét về chỉ số HDI, nhưng nếu xét về chỉ số GII, Việt Nam lại đứng thứ 3, sau Singapore và Malaysia. Như vậy, có thể nói, mặc dù HDI của Việt Nam còn hạn chế so với các nước trong khu vực nhưng mức độ bình đẳng giới của Việt Nam luôn thuộc những nước hàng đầu khu vực. Tỷ lệ nữ ĐBQH khóa XIII cho thấy sự sụt giảm đáng kể và thấp nhất trong 4 nhiệm kỳ gần đây. Trong vòng 20 năm (từ năm 1987 đến năm 2007), đại biểu Quốc hội là nữ chỉ tăng được gần 4%. Tỷ lệ này so với mục tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 vẫn còn một khoảng cách khá xa, đó là đạt 35% trở lên nữ ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp của nhiệm kỳ 2016 – 2021. 7 Tỉ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24% ; thạc sĩ 33.95%; tiến sĩ 25.69%. Trong số các doanh nghiệp toàn quốc, số doanh nghiệp có giám đốc điều hành là nữ chiếm 25%, riêng ở TP HCM chiếm hơn 31%. Ngày nay, tuổi thọ trung bình của nữ giới là 73, cao hơn nam giới 3 tuổi. Phụ nữ lao động như đấng mày râu để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho gia đình,… Song, phụ nữ và trẻ em gái vẫn chịu nhiều thiệc thòi hơn, trên nhiều lĩnh vực…: Trình độ học vấn, chuyên môn, cơ hội việc làm, thu nhập hạn chế. Số phụ nữ làm công ăn lương ít hơn nam giới. Tỉ lệ này chỉ bằng một nửa so với nam giới. Mức lương của phụ nữ thấp hơn nam giới, bình quân thực tế tính theo giờ công của lao động nữ chỉ bằng khoảng 80% so với nam giới. Phụ nữ chủ yếu tập trung trong các ngành nghề có kĩ năng thấp như lao động thủ công, giáo viên,.. cơ hội để được làm quản lí thường thấp hơn nam giới. Phụ nữ gắn liền với cụm “ở nhà nữ công gia chánh”, thời gian phụ nữ dành cho gia đình gấp đôi nam giới, công việc này họ không nhận được lương, đồng ý đây là nghĩa vụ của người phụ nữ. Điều này nghĩa là phụ nữ sẽ không có thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội và nâng cao trình độ học vấn. Sự chênh lệch về quyền lợi giữa nam và nữ xảy ra rõ rệt hơn ở nông thôn, những nói vùng sâu vùng xa. Phụ nữ gặp nhiều trở ngại hơn nam giới trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng, thế chấp, thanh toán,… 8 Các vụ việc bạo hành như chồng đánh vợ, bắt ép quan hệ tình dục, cưỡng bức, hăm dọa, giết hại, buôn bán phụ nữ và trẻ em vẫn đang diễn ra. Ở những vùng nông thôn có gia đình đông con thì trẻ em nữ không được đến trường, họ bị bắt ở nhà làm nông hoặc chăm con,… Theo thống kê, trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phụ nữ chiếm ¾ lực lượng lao động, song chỉ có 20% phụ nữ được tham gia các khóa tập huấn nông nghiệp. Các dự án nghiên cứu hiện nay đang nâng cao công nghệ tiến bộ vào nông nghiệp phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Mặc dù lực lượng lao động chính là nữ nhưng người làm chủ đa số là nam giới. Kết luận : Từ những dẫn chứng trên, ta thấy được tình hình thực tế rằng người phụ nữ đang đối mặt với rất nhiều những thiệc thòi, tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra ngày một gay gắt hơn đòi hỏi nhà nước ta cần đưa ra những biện pháp để giải quyết tình trạng này. II. Tác động của bình đẳng giới tới tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam 1. Xã hội Bình đẳng giới là một vấn đề nóng bỏng trong tình hình hiện nay, nó tác động rất lớn đến nhiều mặt của xã hội. Chúng ta cần có những thông tin để nhìn nhận về vấn đề này rõ hơn, từ đó hình thành nên những nhận thức tốt cho bản thân, và hành động để hạn chế bớt khỏang cách về giới tính trong xã hội. 1.1. Bình đ ẳ ng gi ớ i trong gia đ ình Điều 18 của Luật bình đẳng giới quy định một số điểm mới như: vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong quyết định các nguồn lực trong gia đình, vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển, các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt_B%C3%ACnh_%C4%91%E1%BA %B3ng_gi%E1%BB%9Bi_(Vi%E1%BB%87t_Nam)) 9 Tuy nhiên, trên thực tế, quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con gái và con trai vẫn còn phần nào chưa đuợc thực hiện. Tiếng nói, quyền quyết định trong gia đình vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nam giới. Có điều này là do những quan điểm lạc hậu về vai trò của nam và nữ giới trong gia đình. Chồng ra ngoài làm việc, kiếm tiền thì vợ phải ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái. Con trai được mong đợi và coi trọng hơn so với con gái. Người Việt Nam quan niệm rằng: Chỉ có con trai sau này mới là người chăm sóc bố mẹ lúc về già. Thắp hương, thờ cúng tổ tiên cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của họ. Còn con gái sau này cũng đi lấy chồng, ở nhà chồng và phụng dưỡng bố mẹ chồng. Những điều trên, vô hình chung đã tạo nên một suy nghĩ Trọng nam khinh nữ ăn sâu vào tư tưởng người Việt Nam. Nhưng có một điều đáng mừng ở đây, ngày nay, tình trạng này đang dần đựợc cải thiện từng chút một. Phụ nữ đang dần tự chủ tài chính, người đàn ông biết tham gia công việc trong gia đình, tỉ lệ chênh lệch giữa trẻ em gái và trai đang ngày càng được rút ngắn. Nguồn: http://baodongnai.com.vn/xahoi/201412/binh-dang-gioi-trong-gia-dinh-2358296/ 1.2. Bình đ ẳ ng gi ớ i trong gi áo d ụ c 10 Số liệu điều tra mới nhất về hiện trạng mù chữ theo độ tuổi ở phụ nữ của 63 tỉnh, thành trong cả nước cho biết: Với độ tuổi từ 15-25, toàn quốc có hơn 128.000 người mù chữ, trong đó có hơn 61.000 nữ; Trong độ tuổi 26-35 tuổi có 278.000 người mù chữ thì 150.000 là nữ. Đáng nói, đối tượng nữ là người dân tộc thiểu số bị mù chữ chiếm đa số.(Nguồn: http://www.baogiaothong.vn/bao-dong-bat-binh-dang-gioitrong-giao-duc-d144345.html) Còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết trong ngành giáo dục nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giới. Ngay cả trong các quyển sách giáo khoa, nhiều hình ảnh gắn liền với những công việc mà bé trai, gái thường làm, các câu ca dao, tục ngữ về số phẩn hẩm hiu của phụ nữ, những trang sử anh hùng là nam giới.. Điều này tạo nên tâm lý đáng lo ngại cho suy nghĩ của trẻ. Biết là một điều tốt, nhưng nhiều quá sẽ hình thành nên tư tưởng. Nguồn: http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/bat-binh-dang-tu-sgk-phu-nu-lam-viec-nhanam-gioi-lam-ky-su-600819.vov Tuy nhiên, hiện nay, phụ nữ và trẻ em gái đã được tạo điều kiện bình đẳng ngang với nam giới về trình độ văn hóa và học vấn. Chênh lệch tỉ lệ nam-nữ khi đi học cũng được thu hẹp đáng kể. Vai trò của nữ giới ngày càng được khẳng định. 1.3. Bình đ ẳ ng gi ớ i ả nh h ưởng đếế n t ệ n ạn xã h ội Vấn đề giới tính gây nên nhiều hệ lụy cho xã hội. Nữ giới không được tôn trọng và bảo vệ. Từ đó gây nên nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hưởng rất đến thể xác, tinh thần, tâm sinh lý ở nữ giới. Bạo lực gia đình, nạn buôn bán trẻ em, phụ nữ, bóc lột sức lao động 11 và tình dục, môi giới qua nứơc ngoài, hôn nhân ép buộc, hiếp dâm, mại dâm.. và một số hủ tục cứơi xin vô lý ở một số dân tộc thiểu số.. Tệ nạn xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Chúng ta cần phải có những biện pháp thiết thực ngăn chặn điều này! 2. Đối với kinh tế: Thực hiện bình đẳng giới là yêu cầu cần thiết, khách quan, thể hiện xu thế phát triển và tiến bộ của loài người, là thước đo trình độ văn minh, văn hoá của một quốc gia, một dân tộc. Luật bình đẳng giới của nước CHXHCN Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử nhằm phát huy khả năng, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của phụ nữ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, bình đẳng giới trong phát triển kinh tế được xem là một mục tiêu quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giữa nam và nữ. Tại khoản 1 điều 12 Luật bình đẳng giới đã cụ thể hóa quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là việc:"Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động". (nguồn:http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=28975 ) 2.1. Tác đ ộ ng bình đ ẳng gi ới đếế n thu nh ập: -Theo Ngân hàng Thế Giới (2001), bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với phát triển kinh tế. Ngoài những bất công mà phụ nữ phải chịu do sự bất bình đẳng thì còn có cả những tác động bất lợi đối với gia đình. Thu nhập từ lao động là nguồn lực chủ yếu để người phụ nữ tái tạo sức lao động không chỉ của bản thân mà còn là nguồn lực đảm bảo chất lựợng cuộc sống của cả gia đình. Tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập dẫn đến người phụ nữ bị hạn chế khả năng tái tạo sức lao động, hạn chế cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng, giáo dục và đào tạo cùng với nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khoẻ gia đình bị ảnh hưởng và trẻ em ít được đi học hơn, đặc biệt là trẻ em gái. - Bên cạnh những cái giá phải trả mang tính cá nhân đó, bất bình đẳng giới trong thu nhập còn làm giảm năng suất trong các nông trại và doanh nghiệp, do đó hạn chế tiềm năng xóa đói giảm nghèo và duy trì tiến bộ kinh tế. Bằng cách cản trở quá trình tích lũy vốn con người, hạn chế quyền tiếp cận các nguồn lực sản xuất, quyền tham gia vào các hoạt động sản xuất dẫn đến không hiệu quả trong phân bổ 12 các nguồn lực xã hội. Thu nhập thấp hơn nam giới còn là nguyên nhân hạn chế khả năng sáng tạo cũng nhờ động lực cải tiến và nâng cao năng suất lao động ở người phụ nữ. Bình đẳng giới, đặc biệt bình đẳng giới trong thu nhập là mục tiêu hướng đến của mọi quốc gia. Bình đẳng giới trong thu nhập cho phép duy trì một xã hội tiến bộ, phồn thịnh và phát triển ổn định, nó thể hiện tính đúng đắn, hiệu quả và cách mạng trong cam kết và thực hiện đường lối cũng như chính sách của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu này. Hay nói cách khác bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân làm suy yếu khả năng quản lý nhà nước của một quốc gia- qua đó đã giảm bớt hiệu lực của các chính sách phát triển. Giải quyết bất bình đẳng giới trong thu nhập là tạo quyền cho phụ nữ bị thiệt thòi và thay đổi các quan hệ và cơ cấu bất bình đẳng. Phụ nữ và nam giới được coi là có vị thế bình đẳng nghĩa là để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình; để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển; được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Như vậy, giải quyết vấn đề này nhằm mục tiêu tiến tới công bằng trong thu nhập để góp phần phát triển kinh tế và phát triển xã hội. - Tuy nhiên theo các báo cáo nghiên cứu ở các vùng nông thôn Việt Nam, thời gian lao động tạo thu nhập của phụ nữ và nam giới là xấp xỉ như nhau. Thế nhưng phụ nữ dành thời gian nhiều gấp đôi nam giới cho các công việc nhà không được trả công. Gánh nặng lao động đã gây ra các tác động tiêu cực cho phụ nữ như vấn đề sức khỏe của họ, thiếu thời gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng cũng như các cơ hội tham gia đảm nhận các vị trí quản lý và lãnh đạo…Hơn nữa, phụ nữ cũng có rất ít thời gian để tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng dể nâng cao trình độ, kỹ năng và sự tự tin. Và vì thế cũng hạn chế khả năng thu nhập và ít cao hơn nam giới. (nguồn: https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/bat-binh-dang-gioi-trong-thu-nhap-cuanguoi-lao-dong-o-viet-nam-luan-van-thac-si-80803.html ) 2.2. Tác đ ộ ng bình đ ẳng gi ới đếế n biếế n đ ộng dân sốế - Vấn đề dân số và với bình đẳng giới và phát triển kinh tế là hai vấn đề song hành có những tác động qua lại lẫn nhau trong xu thế phát triển. Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc là một mục tiêu của phát triển dân số; bình đẳng giới trong 13 xu thế phát triển cũng là một mục tiêu của phát triển dân số bảo đảm quá trình phát triển con người công bằng, bình đẳng; đồng thời cũng phát huy vai trò tích cực của mỗi giới trong sự phát triển của gia đình và đất nước. Mỗi sự phát triển của dân số có tác động đến tình trạng bình đẳng giới. - Dân số tác động tới bình đẳng giới đó là dân số phát triển ổn định về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển như nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm sức ép của dân số tăng nhanh tới kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường tạo điều kiện phát triển bền vững của đất nước. Qua đó cũng tạo ra động lực trong việc thực hiện bình đẳng giới. Ví dụ gia đình sinh ít con có điều kiện quan tâm, chia sẻ chăm sóc con cái, đầu tư cho giáo dục, y tế, lựa chọn nghề nghiệp của con cái công bằng hơn; ở tầm vĩ mô đất nước có điều kiện tích lũy nguồn lực vật chất cho việc ban hành thực hiện các chương trình dự án, chương trình giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới góp phần vào việc thực hiện bình đẳng giới; phát hiện, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp nguồn lực con người công bằng tạo điều kiện để bảo đảm cơ cấu về giới tham gia lãnh đạo và quản lý xã hội, phát huy trí tuệ của giới trong công cuộc phát triển đất nước và xây dựng gia đình văn hóa. - Tỷ lệ sinh thấp hơn làm giảm gánh nặng nuôi con và tăng tỉ lệ tiết kiệm và chính tỉ lệ tiết kiệm sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Các dịch vụ công trong xã hội có sự bất bình đẳng cũng làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Ví dụ: Cơ hội tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ khuyến nông khuyến lâm và các đầu vào của sản xuất kinh doanh ít hơn nam giới. do vậy phụ nữ đang bị mất đi tiềm năng để tiếp cận với công nghệ tiên tiến để đóng góp vào các mục tiêu phát triển. Mà mục tiêu trong lĩnh vực nông nghiệp là tăng hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm và tăng đang gia súc gia cầm thông qua cải tiến công nghệ các đầu vào cho nông nghiệp bao gồm giống, phân bón, thức ăn, quản lý dịch hại, v.v… ( nguồn: http://baobacninh.com.vn/news_detail/62056/moi-quan-he-dan-so-va-phattrien-voi-binh-dang-gioi.html ) 2.3. Ả nh h ưở ng t ớ i tiếế p c ận ho ặc s ử d ụ ng các nguốồ n l ực đâồ u vào đếế n hi ệ u qu ả kinh tếế 14 - Mặc dù đã có những tiến bộ rất rõ rệt trong việc cải thiện địa vị của đại đa số dân cư nông thôn, song vẫn còn những chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu, quyết định sinh kế của người làm nông nghiệp. Cụ thể là khả năng tiếp cân và kiểm soát đối với đất đai, nguồn nước, tín dụng, tư liệu sản xuất, các kỹ năng và thông tin. - Cải thiện khả năng tiếp cận của người phụ nữ với các nguồn lực trên có thể đem lại các tiềm năng sản xuất mới, nâng cao hiệu quảquản lý, phân phối đều thu nhập hơn, kết hợp với phát triển nguồn nhân lực, những tác động tích cực này sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh. - Do các đầu vào đều tập trung chủ yếu cho các hoạt động sản xuát của nam giới, theo quy luật , năng suất cận biên của các đầu vào giảm dần, tổng sản lượng sẽ tăng lên khi tổng đầu vào được phân chia dều hơn cho cả các hoạt động sản xuất của nam lẫn nữ. - Các phân tích trên cho thấy bình đẳng giới không chỉ đơn thuần là mục tiêu phát triển mang tính chuẩn tắc mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn và dài hạn. ( nguồn: https://hrmneu.wordpress.com/2014/10/10/binh-dang-gioi-doi-voi-su-phattrien-kinh-te-xa-hoi/ ) III. Một số biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế 1. Trích luật : Theo quy định tại khoản 3 điều 5 Luật bình đẳng giới : " Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó". Cụ thể hoá quy định này, tại khoản 3 điều 5 Luật bình đẳng giới quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là việc:" Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động". 15 Theo khoản 6 điều 5 Luật bình đẳng giới: " Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. Theo đó, những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được quy định trong khoản 2 điều 12 Luật bình đẳng giới bao gồm: a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật. b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. Những quy định cụ thể về việc ưu đãi thuế, tài chính và chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã được cụ thể hoá trong các văn bản luật có liên quan trong từng ngành luật khác nhau như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật liên quan đến chính sách xã hội... Thực tiễn thi hành biện pháp ưu đãi thuế và tài chính cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Việc đảm bảo bình đẳng giới trong chính sách thuế đã được thể hiện qua những quy định cụ thể như khoản 2 điều 110 Bộ luật lao động 1994 quy định: " Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ." Nghị định 23/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ cũng có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này tại điều 5, điều 6, điều 7 nghị định như sau: Điều 5. Doanh nghiệp có đủ một trong hai điều kiện sau đây là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ: 1/ Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp. 16 2/ Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp. Điều 6. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo khoản 2, Điều 110 của Bộ Luật lao động được hưởng các chính sách ưu đãi dưới đây: 1- Trường hợp gặp khó khăn đặc biệt, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm quy định tại mục d, khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 72/CP, ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của bộ Luật lao động về việc làm; 2- Trường hợp có khó khăn về tài chính, không tự giải quyết việc điều chuyển lao động nữ đang làm các công việc thuộc danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ sang làm công việc khác thích hợp thì doanh nghiệp được lập dự án xin kinh phí hỗ trợ một lần từ quỹ quốc gia về việc làm theo mục b, khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 72/CP, ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ; 3- Doanh nghiệp được ưu tiên sử dụng, một phần trong tổng số vốn dầu tư hàng năm của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ. Điều 7. Việc xét giảm thuế theo khoản 2, Điều 110 của Bộ Luật lao động được quy định như sau: 1- Các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này được xét giảm thuế; 2- Được giảm thuế lợi tức; mức giảm không thấp hợp các khoản chi phí thêm do sử dụng nhiều lao động nữ mà doanh nghiệp tính được; 3- Khoản tiền được giảm thuế do doanh nghiệp quản lý và sử dụng để chi thêm cho lao động nữ; 4- Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ nhưng sản xuất không có lãi thì các khoản chi phí tăng thêm do sử dụng nhiều lao động nữ được coi là một khoản chi hợp lệ." Trong đó các khoản chi phí tăng thêm do việc sử dụng lao động nữ thường được nhắc đến là: 17 + Thời gian nghỉ 60 phút/ ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tính theo số ngày công của những người lao động nữ thuộc diện được nghỉ quy thành tiền. + Khoản trợ giúp thêm cho người lao động nữ có con trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. + Mua trang thiết bị đồ dùng cho nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức. + Thời gian 30 phút vệ sinh riêng cho người lao động nữ tính số ngày công của người lao động nữ được nghỉ quy thành tiền. + Giảm một giờ cho lao động nữ có thai đến tháng thứ 07 tính theo số ngày công của những người lao động nữ thuộc diện nghỉ quy thành tiền. + Bồi dưỡng thêm cho lao động nữ sau khi đẻ. + Thuê giáo viên để mở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức. + Trang bị bảo hộ lao động (bổ sung thêm ngoài chế độ) cho phù hợp với người lao động nữ). + Xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh riêng cho người lao động nữ. + Tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động nữ (theo định kỳ một năm một lần). + Tổ chức các ngày kỷ niệm của phụ nữ. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định tại khoản 1 điều 15:"1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ 2. Giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước nên có những chính sách, giải pháp cho phù hợp để các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và trong lĩnh vực kinh tế nói riêng đạt được hiệu quả cao, chẳng hạn như: - Tổ chức nhiều hơn các hội nghị tổng kết thi đua, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế. - Thiết lập trang web về phụ nữ làm kinh tế giỏi, tạo diễn đàn cho chị em chia sẻ kinh ngiệm. Hơn hết, là Nhà nước phải có giải pháp đồng bộ trong vấn đề này, phải đi từ quy định của pháp luật đến triển khai thực hiện. Cụ thể phải làm tốt những việc sau: 18 -Tiếp tục xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án về bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. - Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về bình đẳng giới và pháp luật bình đẳng giới. - Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước, đi đôi với nó là kiểm tra, giám sát. - Ưu tiên sử dụng hợp lý nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động thực thi biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. ... IV. Dự báo tình trạng BĐG trong tương lai - Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy quyền phụ nữ như xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, không phân biệt đối xử theo quy định của Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, lồng ghép bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực thi pháp luật. - Việt Nam cũng ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 20112020 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ. - Trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc thực hiện quyền con người theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc mà Việt Nam là thành viên cho thấy, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ được tập trung triển khai ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao. Điều này đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ. - Chính phủ cũng triển khai các giải pháp trong việc thực thi pháp luật cũng như hợp tác quốc tế nhằm vượt qua những thách thức chủ yếu liên quan tới nhận thức về bình đẳng giới; xóa bỏ bạo lực giới và bạo lực gia đình; khoảng cách về việc làm, thu nhập, địa vị xã hội… - Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIII (2011-2016) đạt 24,4%, đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN). Phụ nữ đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước như Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng; 14/30 Bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ có Thứ trưởng là nữ. Ở các địa phương, nhiều phụ nữ giữ vai trò chủ chốt ở các cấp, các ngành, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng. Nữ doanh nhân là người dân tộc thiểu số tăng, đặc biệt trong 19 lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số được phát huy. * Hiện nay, tỷ lệ lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tính đến hết năm 2011, tỷ lệ phụ nữ biết chữ là 92%; khoảng 80% trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi. Tỷ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%, tỷ lệ thạc sỹ là nữ chiếm hơn 30% và 17,1% tiến sỹ là nữ giới. Nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận, theo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình đẳng giới, Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010 (thứ hạng càng gần 0 càng thể hiện sự bình đẳng cao).. Việt Nam là một trong những quốc gia đạt thành tựu cao về thực hiện bình đẳng giới, được Liên hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, công tác bình đẳng giới đạt được nhiều thành tựu, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam là một trong số các nước có nhiều thành tựu về thực hiện bình đẳng giới đã được quốc tế ghi nhận. Theo xếp hạng của Liên hợp quốc về chỉ số bình đẳng giới (GII) năm 2014, Việt Nam xếp thứ 60/154 quốc gia trên thế giới. ( Nguồn: http://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/vietnam-thuc-hien-tot-cac-muc-tieu-ve-binh-dang-gioi-519103.vov ) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng