Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ủy thác tư pháp theo quy định của công ước la hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ t...

Tài liệu ủy thác tư pháp theo quy định của công ước la hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại lý luận và thực tiễn tại việt nam

.PDF
108
35
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- ∞0∞-------- NGUYỄN TƯỜNG VI ỦY THÁC TƯ PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LA HAY NĂM 1965 VỀ TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ TƯ PHÁP VÀ NGOÀI TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ THƯƠNG MẠI - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- ∞0∞-------- NGUYỄN TƯỜNG VI ỦY THÁC TƯ PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LA HAY NĂM 1965 VỀ TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ TƯ PHÁP VÀ NGOÀI TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ THƯƠNG MẠI - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh Tế Mã số chuyên ngành: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 2 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Ủy thác tư pháp theo quy định của Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại – Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 Nguyễn Tường Vi ii LỜI CÁM ƠN Qua quá trình học tập tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của Khoa đào tạo sau đại học – Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đã truyền đạt cho học viên nhiều kiến thức lý thuyết mới, tạo nhiều tình huống thực tế giúp học viên có cơ hội trao đổi và thảo luận. Qua đó, giúp học viên hệ thống lại kiến thức đã học, mở rộng nhiều vấn đề mới chuyên sau hơn, đồng thời tạo cơ hội để giáo viên và học viên cùng trao đổi các vấn đề pháp lý còn nhiều tranh cãi để có thể đưa ra những giải pháp trong việc áp dụng pháp luật. Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian qua đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho các học viên lớp Cao học Luật Kinh tế khóa 2016. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Dư Ngọc Bích là giáo viên hướng dẫn đã hỗ trợ nhiệt tình để tác giả có thể hoàn thành luận văn này. Kính chúc quý thầy cô và gia đình luôn mạnh khỏe và thành công trong công tác giảng dạy của mình. Trân trọng kính chào quý thầy cô! iii TÓM TẮT Trong luận văn “Ủy thác tư pháp theo quy định của Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại – Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam”, tác giả chủ yếu nghiên cứu các vấn đề sau: - Giới thiệu quy trình ủy thác tư pháp trước và sau khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại, từ đó so sánh về cách thức thực hiện ủy thác tư pháp trước và sau khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay năm 1965. Những hạn chế của việc ủy thác tư pháp khi Việt Nam chưa gia nhập Công ước La Hay năm 1965 và những tác động của Công ước La Hay năm 1965 đối với Việt Nam. - Thực tiễn áp dụng Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại trong giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại tại đơn vị trong thời gian qua; những ý kiến của tác giả khác về các vấn đề có liên quan đến Công ước này; những kinh nghiệm khi thực hiện Công ước của các cơ quan khác; Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ủy thác tư pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật có liên quan iv ABSTRACT OF THESIS In the thesis “Judicial entrustment according to the Hague Service Convention 1965 on the Service Abroad of Judicial and Extrajudicial Documents in Civil or Commercial Matters – theoretical reasoning and practice in Vietnam”, the author mainly addresses the following points: - An introduction to the process of conducting judicial entrustment before and after Vietnam joined the Hague Service Convention 1965 on the Service Abroad of Judicial and Extrajudicial Documents in Civil or Commercial Matters, and comparisons betweenthe practice of judicial entrustment before and after Vietnam joined the Hague Service Convention 1965. There are shortcomings to conduct judicial entrustment beforeVietnam joined the Hague Service Convention 1965 and the impact of the Hague Service Convention 1965 on Vietnam. - Practical application of the Hague Service Convention 1965 on the Service Abroad of Judicial and Extrajudicial Documents in Civil or Commercial Matters in the competent authority in recent years;other authors’ opinion on relevant issues ofsaidConvention; experience related to the implementation ofthe Convention fromother authorities; recommend solutions to raise the effectiveness of judicial entrustment proceedings and proposal to amend the relevant regulations. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ....................................................................................... iii TÓM TẮT TIẾNG ANH ........................................................................................ iv MỤC LỤC .................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii Lời mở đầu .................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................4 4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................6 8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................6 CHƯƠNG 1: ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM CHƯA GIA NHẬP CÔNG ƯỚC LA HAY 1965 ............8 1.1. Khái niệm ủy thác tư pháp ................................................................................8 1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp .................................10 1.3. Quy trình ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự, thương mại ...................................................................................................................................12 1.3.1. Phạm vi ủy thác tư pháp về dân sự, thương mại........................................12 1.3.2. Thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp .........................................................15 1.3.3. Quy trình ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi gia nhập Công ước về tống đạt ........................................................................15 1.3.4. Thực trạng thực hiện ủy thác tư pháp ........................................................20 Kết luận chương 1 ...................................................................................................28 vi CHƯƠNG 2: CÔNG ƯỚC LA HAY 1965 VỀ TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ TƯ PHÁP VÀ NGOÀI TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ THƯƠNG MẠI – THỰC TIỄN TỐNG ĐẠT SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN ........................................................................................29 2.1. Công ước La Hay 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại...............................................................................29 2.1.1. Phạm vi Công ước về tống đạt .....................................................................30 2.1.1.1. Phạm vi áp dụng .........................................................................................30 2.1.1.2. Điều kiện đối với giấy tờ tống đạt .............................................................32 2.1.1.3. Các vấn đề về dân sự, thương mại ............................................................33 2.1.2. Nội dung chính của Công ước về tống đạt ..................................................34 2.1.2.1. Quy định về các kênh tống đạt ..................................................................34 2.1.2.2. Các quy định để bảo vệ bị đơn khi xét xử vắng mặt liên quan đến việc tống đạt giấy triệu tập bị đơn .................................................................................42 2.1.3. Những bảo lưu của Việt Nam khi gia nhập Công ước về tống đạt ...........45 2.1.4. Lợi ích của Việt Nam khi gia nhập Công ước về tống đạt ........................46 2.2. Quy trình ủy thác tư pháp từ Việt Nam ra nước ngoài sau khi gia nhập Công ước về tống đạt.........................................................................................................47 2.2.1. Thẩm quyền yêu cầu .....................................................................................48 2.2.2. Chi phí thực hiện ...........................................................................................48 2.2.3. Phương thức thực hiện .................................................................................49 2.2.4. Các kênh thực hiện UTTP ra nước ngoài ...................................................50 2.2.4.1. Kênh chính:.................................................................................................50 2.2.4.2. Kênh ngoại giao, lãnh sự trực tiếp ............................................................52 2.2.4.3. Kênh lãnh sự gián tiếp ...............................................................................54 2.2.4.4. Kênh ngoại giao gián tiếp ..........................................................................54 2.2.4.5. Kênh bưu điện ............................................................................................55 2.2.4.6. Tống đạt theo điều ước quốc tế khác giữa các quốc gia là thành viên của Công ước về tống đạt ..............................................................................................56 2.2.4.7. Tống đạt theo phương thức khác quy định tại nội luật quốc gia ..........56 2.2.5. Thời gian chuyển hồ sơ và trả kết quả thực hiện .......................................59 vii 2.2.5.1. Thời gian chuyển hồ sơ ..............................................................................59 2.2.5.2. Trả kết quả thực hiện ................................................................................59 2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng Công ước về tống đạt ........................................60 2.3.1. So sánh giữa việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” và áp dụng Công ước tống đạt trong việc ủy thác tư pháp .......................................................................60 2.3.2. So sánh giữa việc áp dụng các Hiệp định tương trợ tư pháp và áp dụng Công ước về tống đạt trong việc ủy thác tư pháp ................................................62 2.3.3. Thực tiễn áp dụng Công ước về tống đạt ....................................................64 2.3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật có liên quan ..................................69 Kết luận chương 2 ...................................................................................................76 Kết luận ....................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Cụm từ đầy đủ ĐƯQT Điều ước quốc tế TTTP Tương trợ tư pháp UTTP Ủy thác tư pháp BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự TTLT Thông tư liên tịch 1 Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Cùng với quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ và rộng khắp trên thế giới, các giao lưu xuyên quốc gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân các nước khác nhau diễn ra ngày càng phổ biến và các giao lưu dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài cũng phát triển một cách mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, các vụ việc dân sự, kinh tế, thương mại, hình sự, hành chính có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều. Điều này đặt ra vấn đề khi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia giải quyết các vụ việc này không thể chỉ căn cứ vào pháp luật quốc gia cũng như không thể tự mình thực hiện toàn bộ các hoạt động tố tụng mà cần có sự phối hợp, hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia khác trong quá trình tiến hành một số hoạt động tố tụng riêng vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia mình. Chính vì thế nên hoạt động tương trợ tư pháp là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề nói trên. Tương trợ tư pháp trong bối cảnh hiện tại là một nhu cầu, đòi hỏi khách quan để giải quyết những vấn đề pháp lý xuyên quốc gia. Trong lĩnh vực dân sự, thương mại, trên cơ sở quy định pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết và thực tiễn tương trợ tư pháp với các nước có thể thấy tương trợ tư pháp về dân sự, thương mại ở Việt Nam được hiểu là các cơ quan có thẩm quyền của các nước hỗ trợ nhau trong thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt trong lĩnh vực dân sự. Cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế và pháp luật của các nước có liên quan về tương trợ tư pháp. Nếu không có điều ước quốc tế thì việc tương trợ tư pháp thực hiện theo pháp luật của nước được yêu cầu, chủ yếu trên nguyên tắc có đi có lại. Mặc dù phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự, thương mại theo Luật tương trợ tư pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tương đối rộng có thể khái quát thành ba hoạt động chủ yếu là thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế; công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án quyết định của Tòa án nước ngoài; công nhận và thi 2 hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự, thương mại giữa Việt Nam và nước ngoài trên thực tế chủ yếu tập trung vào hoạt động ủy thác tư pháp quốc tế do đó trong phạm vi đề tài này tác giả cũng chỉ đề cập đến nội dung này. Theo thống kê tại Báo cáo công tác tương trợ tư pháp của Chính phủ trình Quốc hội hằng năm thì từ năm 2013 đến năm 2017, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi đi 15.485 yêu cầu về ủy thác tư pháp và tiếp nhận 3.921 yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài vào Việt Nam. Với một khối lượng lớn các yêu cầu hằng năm, Việt Nam gặp không ích khó khăn, thách thức đặc biệt là khi Việt Nam chưa gia nhập một điều ước quốc tế nào tương trợ trong lĩnh vực này mà chỉ dừng lại ở những Hiệp định/Thỏa thuận song phương, trong khi những quốc gia mà phần lớn Việt Nam gửi yêu cầu về ủy thác tư pháp là Hoa Kỳ, Canada, Úc,… lại chưa có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp nào với chúng ta về vấn đề này. Đối với các nước chưa ký với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp thì việc ủy thác tư pháp thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại. Nhưng việc thực hiện nguyên tắc có đi có lại gây ra không ít hạn chế như là tốn kém về mặt kinh tế và thời gian do thủ tục vòng vèo, nhiều công đoạn; việc thực hiện chỉ trông chờ vào sự may rủi, thiện chí của cơ quan có thẩm quyền của nước đó và không có cơ chế đảm bảo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cam kết thực hiện,… Đây là những bất lợi không nhỏ đối với hoạt động ủy thác tư pháp. Do đó, việc gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại (gọi tắt là Công ước về tống đạt) với 75 thành viên trong đó có hầu hết các quốc gia mà Việt Nam có nhiều yêu cầu tống đạt như Hoa Kỳ, Canada, Úc… là một bước tiến trong công tác ủy thác tư pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại có giải quyết được các hạn chế trong vấn đề ủy thác tư pháp mà trước đây chúng ta gặp phải hay không? Quy trình thực hiện tống đạt giấy tờ ra nước ngoài theo công ước diễn ra như thế nào? Công ước có phải là công cụ pháp lý quốc tế hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả ủy thác tư pháp ở Việt 3 Nam hay không? Những tác động của nó đối với Việt Nam khi gia nhập như thế nào? Từ những vấn đề đó mà tác giả chọn đề tài “Ủy thác tư pháp theo quy định của Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại – Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” để nghiên cứu viết luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến nội dung Ủy thác tư pháp theo quy định của Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại có một số bài viết nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như sau: - Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Cường (2012), “Chuyên đề 5: Một số vấn đề về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự”1. Bài viết phân tích về thực trạng pháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự; giới thiệu quy trình ủy thác tư pháp trước khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại. - Bài viết của tác giả Phạm Hồ Hương – Vụ Pháp luật Quốc tế (2016), “Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại: Công cụ pháp lý quốc tế hữu hiệu nâng cao kết quả thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế cho Việt Nam”2. Bài viết này đã giới thiệu sơ lược về nội dung Công ước tống đạt; sự cần thiết và quá trình gia nhập Công ước tống đạt của Việt Nam; tác động, thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập Công ước tống đạt. Nguyễn Văn Cường (2012), “Chuyên đề 5: Một số vấn đề về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự” tại http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1&p_cateid=1751909&article_details= 1&item_id=20651956 ngày đăng tải 30/8/2012, ngày truy cập 06/3/2018; 2 Phạm Hồ Hương (2016), “Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại: Công cụ pháp lý quốc tế hữu hiệu nâng cao kết quả thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế cho Việt Nam”, tại http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1967 ngày đăng tải 17/5/2016, ngày truy cập 01/3/2018 1 4 - Bài viết của tác giả Lê Văn Sua (2017), “Bàn về ủy thác tư pháp trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015” 3. Nội dung bài viết trình bày ủy thác tư pháp dân sự và phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài theo quy định của Luật tương trợ tư pháp năm 2007; sự khác nhau giữa xác định vụ việc có yếu tố nước ngoài và việc xác định việc phải ủy thác tư pháp; đưa ra những bất cập của việc thiếu các văn bản hướng dẫn nhiều nội dung cụ thể của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đối với vấn đề ủy thác tư pháp; đề xuất rút ngắn về quy trình ủy thác tư pháp,… Do tính chất của các bài viết trên chỉ đăng tải trên Cổng thông tin điện tử nên người viết chỉ nghiên cứu một vấn đề cụ thể, chưa có bài viết nào nghiên cứu tổng hợp chung các quy định của pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp quốc tế, quy trình ủy thác tư pháp trước và sau khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại, cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng Công ước để từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật có liên quan. Do đó, tác giả nghiên cứu đề tài “Ủy thác tư pháp theo quy định của Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại – Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề tống đạt giấy tờ và thực tiễn vấn đề này ở đơn vị công tác từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ủy thác tư pháp. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu mà tác giả nghiên cứu đề tài này là nhằm làm rõ các vấn đề cơ bản về ủy thác tư pháp quốc tế; quy trình thực hiện tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại; đánh giá những lợi ích, thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập Công ước tống đạt; thực trạng áp dụng và kinh nghiệm Lê Văn Sua (2017), “Bàn về ủy thác tư pháp trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015” tại http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2197 ngày đăng tải 29/8/2017, ngày truy cập 01/3/2018 3 5 khi thực hiện công ước từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ủy thác tư pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật có liên quan. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Ủy thác tư pháp quốc tế trước và sau khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại được thực hiện như thế nào? - Những tác động của Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại đối với Việt Nam khi gia nhập như thế nào? - Cần có những điều chỉnh nào về pháp luật quốc gia và việc tổ chức thực hiện? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu mà tác giả hướng đến là các quy định của Công ước về tống đạt, quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Thực trạng thực hiện tống đạt giấy tờ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại trước và sau khi Việt Nam gia nhập Công ước tống đạt của cả nước nói chung và tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An nói riêng. Luận văn sử dụng các số liệu báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Long An có liên quan đến hoạt động ủy thác tư pháp. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích luật viết: Luận văn tập trung phân tích các quy định của điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam có liên quan trong việc thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự ở Việt Nam đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong quan hệ dân sự, thương mại nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ dân sự thương mại và hội nhập quốc tế. 6 - Phương pháp so sánh: So sánh cách thức thực hiện ủy thác tư pháp trước và sau khi ký các Hiệp định tương trợ tư pháp và Công ước tống đạt. - Phương pháp thống kê, phân loại: Sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại trên nguồn cứ liệu là các bài báo được đăng tải trên các tờ báo in và báo điện tử có uy tín trong khoảng ba năm lại đây. Đồng thời sử dụng các số liệu thu thập được tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An. - Phương pháp phân tích đánh giá: Đánh giá tình hình thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia tham gia công ước, từ đó xác định những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân gây ra nhược điểm và kiến nghị khắc phục. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Dự kiến sản phẩm nghiên cứu nhằm làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định của Điều ước quốc tế trong vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế. Đánh giá được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để từ đó có những kiến nghị khắc phục cũng như hoàn thiện pháp luật có liên quan. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo đối với các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Đồng thời là tài liệu nghiên cứu cho những cá nhân quan tâm đến thủ tục ủy thác tư pháp. 8. Kết cấu của luận văn Cấu trúc của luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung bao gồm hai chương: CHƯƠNG 1: ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM CHƯA GIA NHẬP CÔNG ƯỚC LA HAY 1965 1.1. Khái niệm ủy thác tư pháp 1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp 7 1.3. Yêu cầu ủy thác tư pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự, thương mại CHƯƠNG 2: CÔNG ƯỚC LA HAY 1965 VỀ TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ TƯ PHÁP VÀ NGOÀI TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ THƯƠNG MẠI – THỰC TIỄN TỐNG ĐẠT SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 2.1. Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại 2.2. Quy trình ủy thác tư pháp từ Việt Nam ra nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập Công ước về tống đạt 2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng Công ước về tống đạt Kết luận 8 CHƯƠNG 1 ỦY THÁC TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM CHƯA GIA NHẬP CÔNG ƯỚC LA HAY 1965 1.1. Khái niệm ủy thác tư pháp Thuật ngữ “ủy thác là giao phó một cách chính thức cho người đáng tin cậy”4. Xét trên góc độ lý luận, dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thì Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia bất kì không được thực hiện hoặc không thể thực hiện bất kỳ hoạt động tố tụng nào trên lãnh thổ của quốc gia khác. Dưới góc độ thực tiễn, trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại cần phải thực hiện các hoạt động tố tụng nhất định tại nước ngoài (như thu thập chứng cứ, lấy lời khai, tống đạt giấy tờ,...) để đảm bảo về mặt tố tụng đạt hiệu quả và thành công. Do đó, cần phải có một chế định pháp lý đặc thù cho phép thực hiện các hoạt động trên lãnh thổ quốc gia khác mà vẫn đảm bảo mục tiêu tôn trọng và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Đó chính là chế định ủy thác tư pháp quốc tế. Hiểu một cách khái quát, ủy thác tư pháp là việc mà Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia yêu cầu Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khác thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết trên lãnh thổ của quốc gia đó nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài5. Theo pháp luật Việt Nam, “ủy thác tư pháp” được định nghĩa tại khoản 1 Điều 6 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 như sau: “Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB. Văn hóa thông tin Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình tư pháp quốc tế (2019), NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 300, 301 4 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng