Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel ii vào việc tăng cường quản trị rủi ro...

Tài liệu ứng dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel ii vào việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội

.PDF
118
43
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ NGUYÊN BÌNH ỨNG DỤNG CÁC CHUẨN MỰC CỦA HIỆP ƯỚC BASEL II VÀO VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- VÕ NGUYÊN BÌNH ỨNG DỤNG CÁC CHUẨN MỰC CỦA HIỆP ƯỚC BASEL II VÀO VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH THỊ THU HỒNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ về đề tài: “Ứng dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II vào việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực và không có bất kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2020 Học viên thực hiện Võ Nguyên Bình MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH BẢNG BIỂU DANH SÁCH HÌNH/BIỂU ĐỒ TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ABSTRACT LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ TIÊU CHUẨN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG BASEL II .......................................................................... 7 1.1. Định nghĩa rủi ro tín dụng và những biểu hiện ........................................ 7 1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................. 7 1.1.2. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng: ........................................................ 8 1.1.3. Các loại rủi ro tín dụng: ........................................................................ 9 1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ................................................ 11 1.1.5. Hậu quả có thể xảy ra do RRTD ......................................................... 13 1.2. Lý luận về quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng ............................ 15 1.2.1. Định nghĩa QTRR và các lý do cần thực hiện QTRR tín dụng ......... 15 1.2.2. Những vấn đề cơ bản đối với QTRR tín dụng .................................... 16 1.2.3. Sự cần thiết của QTRR ........................................................................ 20 1.2.4. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng ........................................................ 21 1.3. QTRR tín dụng trong hoạt động kinh ngân hàng theo định hướng Basel II .................................................................................................................. 24 1.3.1. Sơ lược về hiệp ước Basel ................................................................... 24 1.3.2. Những nội dung về quản trị rủi ro trong các NHTM của Basel II ... 28 1.3.3. Phương pháp xác định rủi ro tín dụng trong Basel II ....................... 32 1.3.4. Các tiêu chuẩn QTRR tín dụng trong Hiệp ước Basel II .................. 36 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG BASEL II ............................ 39 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ................................. 39 2.1.1. Quá trình phát triển của SHB ............................................................ 39 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB ........................................ 42 2.2. Thực trạng QTRR tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ................. 48 2.2.1. Thực trạng nợ quá hạn ........................................................................ 48 2.2.2. Hiện trạng nợ xấu ................................................................................ 50 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện QTRR tín dụng theo định hướng Basel II tại SHB .................................................................................................................. 52 2.3.1. Tình hình QTRR tín dụng định hướng theo Basel II tại SHB .......... 53 2.3.1.1. Trụ cột 1: Tỷ lệ an toàn vốn tại SHB .................................................. 53 2.3.1.2. Trụ cột 2: Kiểm tra và giám sát trong công tác tín dụng tại SHB ..... 56 2.3.1.3. Trụ cột 3 của Basel II: Minh bạch thông tin tại SHB ....................... 57 2.3.1.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng tại SHB .......... 59 2.3.1.5. Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân sự trong hoạt động tín dụng mới62 2.3.2. Nguyên nhân những tồn tại trong QTRR theo Basel II tại SHB ...... 64 CHƯƠNG 3: NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI .............. 67 3.1. Sự cần thiết và lộ trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại SHB. ................................................................................................................. 67 3.1.1. Tầm quan trọng của việc triển khai Basel II tại SHB ....................... 67 3.1.2. Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại SHB ................................... 68 3.2. Định hướng QTRR tín dụng theo Basel II tại SHB ................................ 69 3.2.1. Chiến lược chung ................................................................................. 69 3.2.2. Định hướng QTRR tín dụng theo định hướng Basel II .................... 70 3.3. Giải pháp tiến hành QTRR tín dụng theo Basel II tại SHB .................. 70 3.3.1. Trụ cột 1: SHB cần tăng trưởng vốn bền vững để bảo đảm tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu ................................................................................................. 71 3.3.2. Trụ cột 2: cần tăng cường vai trò kiểm soát và giám sát nội bộ ........ 72 3.3.3. Trụ cột 3: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đồng bộ và toàn diện, góp phần tạo tính minh bạch trong công bố thông tin..................................................... 73 3.3.4. Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động QTRR để hạn chế và kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................................................................... 74 3.3.5. Giảm thiểu thiệt hại do rủi ro .............................................................. 79 3.3.6. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực ........................................... 81 3.4. Các kiến nghị để thực hiện giải pháp....................................................... 82 3.4.1. Các đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ......................... 82 3.4.2. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác ................ 87 3.5. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 88 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………..89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Chữ đầy đủ STT Chữ viết tắt 1 IRB Phương pháp xếp hạng nội bộ 2 LGD Tổn thất do vỡ nợ - Loss Given at Default 3 NHNN Ngân hàng nhà nước 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 PD 6 QTRR Quản trị rủi ro tín dụng 7 QHKH Quan hệ khách hàng 8 RRTD Rủi ro tín dụng 9 RRTT Rủi ro thị trường 10 RRHĐ Rủi ro hoạt động 11 SHB 12 TCTD Tổ chức tín dụng 13 TMCP Thương mại cổ phần 14 TSBĐ Tài sản bảo đảm 15 USD Đơn vị tiền tệ Đô la Mỹ theo tiêu chuẩn Quốc tế 16 VND Đơn vị tiền tệ Việt Nam "Đồng" theo tiêu chuẩn Quốc tế (Vietnam Dong) 17 XHTD Xác suất vỡ nợ - Probability of default Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội Xếp hạng tín dụng DANH SÁCH BẢNG BIỂU STT Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s 23 2 Bảng 1.2 Tóm tắt nội dung 3 trụ cột của Basel II 31 3 Bảng 1.3 Hệ số LGD tối thiểu của các loại bảo đảm 35 4 Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của SHB qua các năm 43 5 Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của SHB qua các năm 44 6 Bảng 2.3 Tình hình tổng thu nhập và lợi nhuận trước thuế 46 7 Bảng 2.4 Tình hình nợ quá hạn từ 2014 - 2018 tại SHB 49 8 Bảng 2.5 Phân loại nợ xấu theo thành phần vay và thời gian vay từ 2014-2018 51 9 Bảng 2.6 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại SHB từ 2014 2018 54 10 Bảng 2.7 Mức xếp hạng khách hàng 59 DANH SÁCH HÌNH/BIỂU ĐỒ STT Số hình Tên hình Trang 1 Hình 1.1 Phân loại RRTD 10 2 Hình 2.1 Mạng lưới hoạt động của SHB giai đoạn 2014 - 2018 41 3 Hình 2.2 Số lượng nhân sự của SHB giai đoạn 2014 - 2018 41 4 Hình 2.3 Bộ máy của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 42 5 Hình 2.4 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ 2014 đến 2018 43 6 Hình 2.5 Tăng trưởng tín dụng từ 2014 đến 2018 45 7 Hình 2.6 Tổng thu nhập 46 8 Hình 2.7 Lợi nhuận trước thuế 47 9 Hình 2.8 Tình hình tổng tài sản và vốn điều lệ 48 10 Hình 2.9 Tình hình nợ quá hạn tại SHB từ 2014-2018 49 11 Hình 2.10 Tỷ lệ nợ xấu 51 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đã có nhiều các nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới có nội dung liên quan đến việc kiểm soát chất lượng hoạt động nghiệp vụ tín dụng tại các hệ thống NHTM cũng như triển khai các tiêu chuẩn Basel II vào QTRR tín dụng. Với mong muốn nghiên cứu về khả năng ứng dụng các chuẩn mực tiên tiến của Basel II vào hệ thống của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), tác giả đã quyết định thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài: “Ứng dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II vào việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội”; từ đó kiến nghị các giải pháp giúp gia tăng hiệu quả công tác quản trị tín dụng tại ngân hàng này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện thu thập các dữ liệu liên quan hoạt động tín dụng tại SHB, đối chiếu với các cơ sở lý luận QTRR tín dụng theo Basel II đã được hệ thống lại nhằm làm nổi bật thực trạng rủi ro tín dụng và công tác QTRR tín dụng tại SHB. Đồng thời, thông qua việc phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác QTRR tín dụng nhằm hình thành, đề xuất các kiến nghị triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Basel II giúp nâng cao QTRR tín dụng tại SHB một cách hiệu quả. ABSTRACT There have been many research results in Vietnam and the world with content related to the quality control of credit operations in commercial banking systems as well as the implementation of Basel II standards in credit risk management. With the desire to research the application of advanced standards of Basel II into the system of Saigon - Hanoi Commercial Joint Stock Bank (SHB), the author decided to implement a master's thesis with the subject: "Applying Basel II Standards to enhancing credit risk management at Saigon - Hanoi Commercial Joint Stock Bank”; thereby proposing solutions to help increase the efficiency of credit management at this bank. In the processing of the research, the author has collected data related to credit activities at SHB, compared with the theoretical basis of credit risk management under Basel II, which has been systematized to highlight current situation of credit risk and credit risk management at SHB. At the same time, through analyzing the causes affecting credit risk management in order to formulate, propose recommendations to apply Basel II standards to help improve credit risk management at SHB effectively. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam và thế giới, hoạt động tín dụng luôn được xem là hoạt động cực kỳ trọng yếu đối với các NHTM trên cả quy mô vốn được sử dụng và lợi nhuận thu được, đây luôn là hoạt động kinh doanh chính và là nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Theo thống kê nghiên cứu tại Việt Nam1 thì tín dụng luôn đóng góp từ 70-80% tổng thu nhập tại ngân hàng. Đồng thời, nghiệp vụ tín dụng còn được xem là kênh cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần phát triển các ngành nghề, lĩnh vực theo các mục tiêu của Chính phủ. Cùng với sức ảnh hưởng to lớn của nghiệp vụ tín dụng thì đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro nhất. Sức tác động của RRTD thường rất lớn khiến các ngân hàng thua lỗ, thâm hụt vốn, ảnh hưởng tình hình tài chính, giảm uy tín của thương hiệu, cuối cùng có thể là phá sản. Trước cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của các NHTM trong nước với nhau, đồng thời cũng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng là rất quan trọng. Do đó, công tác quản trị rủi ro (QTRR) tín dụng trở thành nhiệm vụ cấp thiết, có vai trò then chốt và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng không ngoại lệ. Hiện nay, trong các hoạt động kinh doanh, QTRR tín dụng đã được hình thành và quan tâm phát triển trong tất cả các NHTM tại Việt Nam, trong đó có SHB, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển hệ thống NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến cho RRTD còn khá cao, tác động trực tiếp đến hoạt động của các NHTM trong những năm qua, làm suy giảm lợi nhuận. Chính sách và mô hình QTRR tín dụng trong ngân hàng chưa hoàn thiện, công cụ đo lường các loại rủi ro vẫn trong quá trình xây dựng. Tại SHB cũng vậy, chưa có công cụ đánh giá giúp dự báo rủi ro tương đối tổng thể độc lập, vẫn chủ yếu căn cứ vào dữ liệu quá khứ từ hệ thống thông tin tín dụng nội bộ của ngân hàng. 1 Nguyên Minh (2019), Thu nhập ngoài lãi đóng góp ra sao cho các nhà băng?, www.vneconomy.vn 2 Năm 2014 với sự ra đời hiệp ước Basel II, công tác QTRR nói chung và QTRR tín dụng nói riêng đã được chuẩn hóa cụ thể trên cơ sở 3 trụ cột là vốn an toàn tối thiểu, hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro và minh bạch thông tin. Các chuẩn mực Basel II giúp làm trong sạch hoạt động tín dụng ngân hàng và góp phần thu hút các nhà đầu tư tài chính quốc tế. Vì những lợi ích của Basel II đối với thị trường tài chính quốc gia và bản thân các NHTM, nên hiện nay hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều ứng dụng các tiêu chuẩn này. Do vậy, sử dụng Basel II vào công tác QTRR tín dụng tại SHB trở thành nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Từ tính cấp thiết và khả thi trên, cùng với mong muốn tăng cường khả năng QTRR tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, cũng là nơi đang công tác của tác giả nên tôi đã chọn thực hiện đề tài “Ứng dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II vào việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội”. 2. Các nghiên cứu đã công bố Các công trình nghiên cứu quốc tế Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân và tổ chức về việc ứng dụng Basel II, trong đó hai công trình theo người nghiên cứu đánh giá là khá sâu sắc và toàn diện: Thứ nhất, công trình nghiên cứu “Credit risk Measurement Under Basel 2: An overview and Implementation Issues for Developing Countries” của hai tác giả là nhà kinh tế học Châu Âu Constantinos Stephanou và nhà kinh tế học Châu Mỹ Latinh Juan Carlos Mendo a, được thực hiện năm 2005. Công trình giúp người đọc hiểu biết tổng quát về Basel II như những thay đổi về cách tính vốn tối thiểu cho RRTD, chỉ ra những điểm mới giữa Basel II và Basel I về yêu cầu vốn an toàn tối thiểu. Đặc biệt, nghiên cứu cũng giúp ta có hiểu biết đối với các yêu cầu thực hiện đo lường RRTD theo Basel II. Trên cơ sở đó, công trình giúp ta phân tích, đánh giá các khó khăn, thách thức khi thực hiện đo lường RRTD theo Basel II của các NHTM tại các nước đang phát triển. 3 Thứ hai, công trình nghiên cứu “Managing Credit Risk: Beyond Basel 2” của Tập đoàn kiểm toán và tư vấn KPMG, phát hành năm 2008. Công trình làm sáng tỏ những nguyên tắc mang tính cốt lõi trong QTRR tín dụng hiện đại tại NHTM như: thông tin dữ liệu về tín dụng của khách hàng, xếp hạng nội bộ tín dụng, kiểm tra đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng, xử lý nợ xấu, quản lý danh mục… Công trình này đem đến cho người đọc hiểu biết sâu hơn các nội dụng trong QTRR tín dụng theo Basel II, các khó khăn và lợi ích NHTM nhận được khi thực hiện triển khai Basel II. Ngoài ra, còn nhiều các công trình khác đề cập đến RRTD và QTRR tín dụng theo Basel II của các tác giả như: Robert S.Chirinko và Gene D.Guill (2002), Hennie van Greuning và Sonja Brajovic Bratanovic (2009), Edward I. Altman (2011), Bonini and Caivano (2013), Draper Thomas (2014)… Những công trình này nêu lên một khía cạnh nhất định về RRTD và công tác QTRR tín dụng theo quan niệm truyền thống hoặc quan niệm hiện đại của Basel II như: xếp hạng tín dụng nội bộ, phân tích và xây dựng, đánh giá các phương pháp đo lường khả năng vỡ nợ … Các nghiên cứu trong nước Luận án tiến sĩ “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” (2012) của Nguyễn Hoài Phương. Đề tài này đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu theo hướng vận dụng các yêu cầu của Basel II. Với dữ liệu khảo sát tại 5 ngân hàng quy mô lớn nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011, luận văn đã đề xuất các giải pháp giúp xử lý nợ xấu và tăng cường QTRR tín dụng tại thị trường Việt Nam. Luận án tiến sĩ “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel” (2012) của Nguyễn Anh Tuấn. Luận văn đã sơ lược một cách cơ bản nhất các nội dung của Basel II và các vấn đề chính yếu nhất về QTRR tại các ngân hàng, từ đó đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chuẩn Basel II tại thời điểm cuối 2011. Qua đó, luận văn đã đề xuất các kiến nghị các giải pháp nhằm xây dựng QTRR theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn Basel II, III. 4 Ngoài ra, còn tham khảo một số bài viết trong nước: “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong QTRR tín dụng theo Basel II” của Lê Thanh Tùng (Tạp chí Tài chính tiền tệ số 15 - năm 2014, trang 18-21), dựa trên trên quy định và yêu cầu trong Basel II đối với hệ thống xếp hạng nội bộ tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB), người viết để xuất giải pháp để đưa tiêu chuẩn Basel II vào việc thực hiện xếp loại tín dụng cho khách hàng tại các ngân hàng Việt Nam. “Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam” của Phạm Thị Hoàng Yến (website: Thị trường tài chính tiền tệ, ngày 10/1/2019, truy cập ngày 30/4/2019), tác giả đã phản ánh lại quá trình hình thành và phá triển của Hiệp ước Basel, tình hình triển khai các chuẩn mực Basel II tại một vài nước trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Qua đó, người viết nghiên cứu phương pháp thống kê của các tác giả trên cũng như tiếp cận các nguồn dữ liệu mà các tác giả đã sử dụng để áp dụng vào bài khóa luận này. Các công trình nghiên cứu trên được thực hiện trong không gian, thời gian khác nhau nên các giải pháp đề xuất cũng chỉ phù hợp với tình hình xã hội - kinh tế và các đối tượng là các NHTM nói chung. Vì vậy, với mong muốn hỗ trợ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong việc xây dựng hoàn thiện công tác QTRR tín dụng theo hướng nghiên cứu sâu các tiêu chuẩn Basel II nên tác giả đã thực hiện đề tài này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu đề tài: dựa vào cơ sở lý luận và chuẩn mực của Basel II đối với QTRR tín dụng, bài luận sẽ cố gắng làm rõ thực trạng RRTD và công tác QTRR tín dụng tại SHB theo định hướng Basel II, từ đó xây dựng các biện pháp giúp SHB nâng cao khả năng QTRR tín dụng. Nhiệm vụ đề tài: - Lược khảo cơ sở lý luận về RRTD và QTRR tín dụng tại NHTM. - Giới thiệu tiêu chuẩn về QTRR tín dụng theo hướng Basel II. 5 - Phân tích thực tế về rủi ro tín dụng, những mặt đã đạt được và những vấn đề chưa làm được trong công tác QTRR tín dụng, đồng thời đánh giá khả năng vận dụng các yêu cầu của Basel II vào công tác QTRR tín dụng tại SHB. - Kiến nghị các giải pháp tăng cường ứng dụng các chuẩn mực và xây dựng hoàn thiện mô hình quản trị tiên tiến theo Basel II vào công tác QTRR tín dụng tại SHB. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng và nhiệm vụ QTRR tín dụng tại các ngân hàng thương mại theo các chuẩn mực Basel II. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tình hình rủi ro tín dụng và công tác QTRR tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong giai đoạn từ 2014 đến 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Với nhiệm vụ đánh giá thực tế tình trạng RRTD và công tác QTRRR tín dụng tại SHB, tác giả đã sử dụng các phương pháp: - Thu thập, tổng hợp số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại SHB từ các nguồn thông tin đã công bố của Ngân hàng hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Trao đổi, khảo sát thông tin với các cán bộ tín dụng, nhân viên thẩm định và các cán bộ chuyên trách về QTRR tại SHB bằng bảng câu hỏi khảo sát. - Dựa trên các lý luận được hệ thống, các dữ liệu khảo sát thực tế đã thu thập, các kết quả khảo sát và trao đổi với cán bộ SHB, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu và tổng hợp thông tin bằng phần mềm SPSS 26.0, ngoài ra tác giả còn tham khảo thêm các dữ liệu khác từ đó rút ra kết luận về hiện trạng hoạt động tín dụng tại SHB, các nguyên nhân ảnh hưởng hoạt động này và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tăng cường QTRR. 6. Cấu trúc bài luận văn Luận văn thạc sĩ này sẽ gồm có 3 phần chính: 6 - Chương 1: Lý thuyết về rủi ro tín dụng và tiêu chuẩn về rủi ro tín dụng trong Basel II. - Chương 2: Tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội theo định hướng Basel II - Chương 3: Nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước basel II tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Ngoài ra, luận văn còn có nội dung khác như: mục lục, lời mở đầu, kết luận và phụ lục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng