Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản việt nam cầm quyền, thời kỳ 1945 1954...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản việt nam cầm quyền, thời kỳ 1945 1954

.PDF
100
167
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- PHAN TĂNG TUẤN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN THỜI KỲ 1945 - 1954 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội, 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- PHAN TĂNG TUẤN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN THỜI KỲ 1945 - 1954 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 62. 31. 02. 04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS, Phạm Quốc Thành Hà Nội, 2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN ............................................................................................................ 16 1.1. Một số vấn đề lý luận về đảng chính trị, đảng cầm quyền ................................ 16 1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền .......... 23 Chƣơng 2. NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN THỜI KỲ 1945 - 1954 ...................................................... 45 2.1. Nền tảng tư tưởng của Đảng: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động................................................................. 45 2.2. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền ......................................... 46 2.3. Nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng .......................................................... 47 2.4. Nhiệm vụ và phương thức lãnh đạo Đảng ....................................................... 51 2.5. Những nguy cơ, thách thức đối với đảng cộng sản cầm quyền......................... 55 2.6. Đảng cầm quyền thì đảng viên của Đảng vừa là lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân ....................................................................................... 58 2.7. Các mặt công tác xây dựng đảng cộng sản cầm quyền..................................... 59 Chƣơng 3. GIÁ TRỊ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN THỜI KỲ 1945 - 1954 VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY............................................ 64 3.1. Giá trị lý luận .................................................................................................. 64 3.2. Giá trị thực tiễn ............................................................................................... 71 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 89 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNCS CNXH : Chủ nghĩa cộng sản : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐCT : Đảng chính trị ĐCQ : Đảng cầm quyền ĐCS : Đảng Cộng sản HN : Hà Nội HTCT : Hệ thống chính trị PTLĐ : Phương thức lãnh đạo VNCMTN : Việt Nam Cách mạng Thanh niên TBCN : Tư bản chủ nghĩa XHCN : Xã hội chủ nghĩa NXB CTQG : Nhà xuất bản Chính trị quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 49 năm về trước, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền” [70; tr.611]. Hơn một thập niên sau, kể từ Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp” [86; tr.76]. Cho đến hôm nay, Đảng cầm quyền (ĐCQ), đối với chúng ta là vấn đề cực kỳ hệ trọng, hết sức phong phú, phức tạp. Hơn 70 năm qua, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là 30 năm đổi mới, bất chấp sự xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận... vai trò lãnh đạo của Đảng, trên thực tế, với vị thế là đảng cầm quyền, Đảng ta thực sự xứng đáng là Người “đứng mũi chịu sào” trước lịch sử và dân tộc. Tuy nhiên, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta chỉ rõ: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta” [31; tr.172-173]. Vì thế, việc làm sáng rõ vấn đề Đảng cầm quyền trở nên là vấn đề bức thiết, mệnh hệ về lý luận cũng như thực tiễn cầm quyền của Đảng nhằm nâng cao vị thế, vai trò, tư cách, năng lực,... cầm quyền của ĐCS Việt Nam ngang tầm trọng trách lịch sử và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới đặt ra. Với tư cách là người sáng lập ĐCS Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đầu tiên, Hồ Chí Minh luôn khẳng định, ĐCS là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Vì vậy, trước mỗi bước chuyển giai đoạn, Hồ Chí Minh đều nêu lên những quan điểm có tính định hướng nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ 1945 - 1954 là thời kỳ ghi dấu những mốc son chói lọi, chứng kiến những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự 1 lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng suốt của ĐCS Việt Nam cầm quyền. Thời kỳ 1945 - 1954, cũng chính là khoảng thời gian đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển những quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng từ Đảng lãnh đạo nhân dân giành lấy chính quyền, trở thành ĐCS cầm quyền. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền mãi luôn là tài sản vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng trong nhận thức và quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về ĐCS cầm quyền, tác giả lựa chọn vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Công trình của những nhà nghiên cứu nước ngoài Việc tìm hiểu về Hồ Chí Minh ở phương Tây có từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 nhằm tìm đáp số cho câu hỏi được đặt ra lúc bấy giờ “Hồ Chí Minh là ai?”, đặc biệt từ năm 1970, việc nghiên cứu càng được quan tâm, phát triển. Cho đến nay, có hàng trăm công trình của những nhà nghiên cứu nước ngoài về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, cũng như bước đầu nghiên cứu những quan điểm xây dựng một chính đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Những đóng góp về mặt khoa học của những nhà nghiên cứu nước ngoài về Hồ Chí Minh là rất đáng trân trọng, bởi ở một số khía cạnh, vấn đề nhất định; họ hiểu, ghi nhận và tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trước cả chúng ta: - Furuta Motoo (Nhật Bản), trong cuốn “Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới” do Nhà xuất bản I Wanami ấn hành tháng 2/1996. Thông qua việc trình bày hoạt động của Hồ Chí Minh đã làm nổi bật chân dung Hồ Chí Minh trong đấu tranh giải phóng dân tộc và đặt cơ sở cho quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam. - Sophie Quinn Judge với công trình: Ho Chi Minh - The Missing Years 1919 - 1941, nghiên cứu tập trung vào những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí 2 Minh) từ 1919, khi anh lần đầu nổi lên ở Paris với bí danh Nguyễn Ái Quốc cho đến năm 1941 và chiến tranh thế giới thứ hai. - Lady Borton - Trường Đại học Ohio (Mỹ), là một nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động từ thiện, sống và làm việc ở Việt Nam từ năm 1978, biết tiếng Việt và là tác giả của 3 cuốn sách viết về Việt Nam, trong đó công trình “Hồ Chí Minh một hành trình” (2007) khẳng định, điều mà bà ấn tượng về Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm: việc Người phát hiện nhân tài và quy tụ nhân tài; cách viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, phù hợp cho nhiều đối tượng... và cả cuộc đời vẹn tròn cống hiến, hy sinh quyền lợi riêng cho dân tộc của Việt Nam. - Cuốn sách Hồ Chí Minh, một cuộc đời, Nxb. Hyperion, New York, năm 2000, dày 700 trang của William J. Duiker được đánh giá là cuốn tiểu sử về Hồ Chí Minh đầy đủ và có giá trị nhất ở Hoa Kỳ hiện nay. Để thực hiện công trình đồ sộ này, tác giả đã phải dành gần 30 năm đi lại nhiều nơi và đến Việt Nam nhiều lần thu thập tài liệu nghiên cứu, phỏng vấn những người còn sống và biết rõ về Hồ Chí Minh. - Cuốn sách do Nxb. Genneral books LLC ấn hành (2010), Những đảng phái chính trị ở Việt Nam: ĐCS Việt Nam, Việt Nam quốc dân Đảng, Việt Nam quang phục hội: Khái quát về các đảng phái chính trị đã từng hoặc đang tồn tại ở Việt Nam như ĐCS Việt Nam, Việt Nam quốc dân Đảng, Việt Tân, Việt Nam quang phục Hội, Đảng nhân dân Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại Việt quốc dân Đảng, ĐCS An Nam, Liên đoàn cộng sản quốc tế, Đảng cách mạng nhân dân, Đảng dân chủ Việt Nam, Đảng xã hội Việt Nam,… Ngoài ra, còn có cả hàng trăm bài báo, bài viết hội thảo khoa học của lãnh đạo các nước, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các nhà hoạt động chính trị - xã hội; của bầu bạn, đồng chí trên thế giới; nhà nghiên cứu,.... Điển hình như: TS, M. Atmét: Hồ Chí Minh, một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập; Anthôni Acatô Ampô: Chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo ở Việt Nam bởi một trong những nhân vật quốc tế chủ nghĩa và cách mạng nhất của tất cả các thời đại: Hồ Chí Minh; L.A. Arông: Hồ Chí Minh, người cộng sản, người yêu nước và quốc tế chủ nghĩa; Pét ghi Đáp phơ: Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước mình; Sêraphin 3 Quysơn: Hồ Chí Minh: Một người châu Á của mọi thời đại; NhọtKẹomani Xuphannuvông: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vĩ đại trong sự giản dị và giản dị trong sự vĩ đại; Báo Diễn đàn đất nước Canada: Cụ là một người cộng sản; Báo Đoàn kết (số đặc biệt về đồng chí Hồ Chí Minh, ra ngày 05/9/1969, Italia): Bài học về đồng chí Hồ Chí Minh,.v.v... được tập hợp, in trong các cuốn “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch”, NXB. Sự thật, HN, 1971; cuốn “Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới”, NXB. Sự thật, HN, 1979 và cuốn “Hồ Chí Minh - một con người châu Á của mọi thời đại”, NXB. CTQG, HN, 2010,.v.v.. 2.2. Công trình nghiên cứu trong nước - Các công trình nghiên cứu về lý luận đảng cầm quyền, đề cập cập trực tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS và ĐCS Việt Nam cầm quyền - Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên, 2016, xuất bản lần thứ 6), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB. CTQG, HN. Công trình làm rõ, Hồ Chí Minh là người đầu tiên tiếp thu và truyền bá con đường cứu nước đúng đắn vào cách mạng vào Việt Nam. Chương V mục I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cách mạng, công trình luận giải và khẳng định: Thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự trưởng thành vững mạnh của Đảng ta chứng tỏ Hồ Chí Minh đã rất thành công trong xây dựng và rèn luyện Đảng ta. Thực tế đó, chứng minh sự đúng đắn và ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn của những luận điểm về Đảng, về ĐCQ của Người đối với sự nghiệp xây dựng Đảng hiện nay và mai sau. - GS, Song Thành (2005): Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB. Lý luận chính trị, HN. Cuốn sách khẳng định, địa vị có một không hai trong lịch sử dân tộc của Hồ Chí Minh được xác lập và củng cố vững chắc nhờ công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại mà Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam: Người đã tìm ra đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc; có công đầu trong việc truyền bá và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đã dày công xây đắp nên khối đoàn kết dân tộc vững chắc làm nền tảng sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù; Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Người khai phá con đường đi lên CNXH ở một nước nông nghiệp lạc hậu,... và Người đã xây dựng những tiền đề tư 4 tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam, đã thống nhất các tổ chức cộng sản đầu tiên ở trong nước để sáng lập nên ĐCS Việt Nam. Đồng thời, Người luôn luôn chăm sóc, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo ĐCS Việt Nam cầm quyền vượt qua mọi thử thách khó khăn, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi to lớn như ngày nay. - Đặng Xuân Kỳ (Chủ nhiệm, 2005), Một số vấn đề lý luận về Đảng và xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH (Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 03.10). Trong phần thứ nhất, nhóm tác giả đã phân tích quá trình phát triển lý luận của Đảng từ đảng lãnh đạo đến ĐCQ, điều kiện và yêu cầu mới về xây dựng ĐCQ,... Đổi mới PTLĐ của Đảng, nhất là PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước, đổi mới đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, chống những nguy cơ bên trong đối với một ĐCS cầm quyền. Trong phần thứ hai, làm rõ các vấn đề: Tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển lý luận về xây dựng CNXH và về xây dựng Đảng; xác định rõ Đảng của ai và bản chất của Đảng; xây dựng Đảng một cách toàn diện; nhận thức đầy đủ hơn về những nguyên tắc xây dựng Đảng; đảng viên làm kinh tế tư nhân. - Tác giả Mạch Quang Thắng (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB. CTQG, HN. Công trình luận giải trực tiếp vấn đề tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng dưới nhiều góc độ. Trong đó, đề cập tới các nội dung rất quan trọng: quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của ĐCS Việt Nam đối sự nghiệp cách mạng của dân tộc; sự ra đời, bản chất của ĐCS Việt Nam,... - Đặng Đình Tân (Chủ biên, 2004), Thể chế đảng cầm quyền - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. CTQG, HN. Cuốn sách trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế ĐCQ - lãnh đạo nhà nước; những đặc điểm chủ yếu về thể chế của một số ĐCQ trên thế giới. Tác giả phân tích thể chế Đảng lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp; lãnh đạo công tác bầu cử, công tác cán bộ,... Trên cơ sở đó, nêu ra những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước trong thời kỳ mới. 5 - Phạm Văn Đồng (1991) với công trình “Hồ Chí Minh quá khứ, hiện tại và tương lai”, NXB. Sự thật, HN. Tập 2 của công trình này, đi sâu phân tích cơ chế: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý nhân dân làm chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đề cập tới việc, cụ thể hóa quyền dân chủ của các tầng lớp nhân dân. - Hoàng Chí Bảo (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng ĐCS Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh và sự vận dụng tư tưởng của Người vào công tác xây dựng đảng bộ các cấp hiện nay. Tác giả hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCQ và xây dựng ĐCQ, nhấn mạnh sự cần thiết có Đảng và Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt. Mục đích và trách nhiệm của Đảng là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, lãnh đạo nhân dân và cuối cùng cũng nhằm phục vụ nhân dân. - Lê Mậu Hãn (2003): Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB. Chính trị, HN, khẳng định một nội dung rất quan trọng trong hệ thống quan điểm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: có Đảng mới bền vững, cách mạng mới thành công. Tác giả nhấn mạnh và làm rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng Đảng ta thành một Đảng vững mạnh, có đầy đủ sức mạnh chiến đấu trong môi trường xã hội thuộc địa nửa phong kiến, và từ năm 1945 trở đi là một ĐCQ. - Lê Mậu Hãn (2009): Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB. CTQG, HN. Công trình khẳng định: Cương lĩnh của Đảng là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong đó, phân tích Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (1930) và Chánh cương của Đảng Lao động Việt Nam được thông qua tại Đại hội II của Đảng (1951). Tác giả cho rằng, các văn kiện này, thể hiện rõ vai trò và tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ĐCS Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên, 2010), ĐCS cầm quyền, nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, NXB. CTQG, HN. Đây là cuốn sách trình bày khá toàn diện và sâu sắc đến vấn đề cầm quyền của Đảng. Trong phần thứ nhất, tác giả giới thiệu những vấn đề lý luận chung về ĐCQ và ĐCS cầm quyền; tính chính 6 đáng của sự cầm quyền duy nhất của ĐCS; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng; kinh nghiệm cầm quyền của một số đảng trên thế giới. Phần thứ hai, các tác giả phân tích thực trạng cầm quyền của Đảng, nội dung và phương thức cầm quyền trong điều kiện mới: giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, dân chủ hóa xã hội, cách mạng khoa học- công nghệ, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế,... Trong phần thứ ba, các tác giả nêu những điều kiện và yêu cầu bảo đảm sự cầm quyền của Đảng và những giải pháp đổi mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay. - Công trình Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại hội Đảng (2010) của tác giả Lê Văn Yên, NXB. CTQG, HN. Cuốn sách làm nổi bật vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc sáng lập ĐCS Việt Nam; vai trò và hoạt động của Hồ Chí Minh với Đại hội lần thứ II và lần thứ III của Đảng; hoạt động quan trọng của Người và ĐCS Việt Nam trong việc lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà. - Đinh Xuân Lý (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986 - 2011), NXB. CTQG, HN. Trong công trình, tác giả khẳng định: “Đối với bất kỳ thể chế chính trị nào, việc giải quyết các vấn đề xã hội cũng đều phản ánh bản chất của một chế độ. Bởi suy cho cùng, người dân trông chờ ờ đảng cầm quyền, ở nhà nước những giá trị mà họ được thụ hưởng hàng ngày, được cảm nhận trong cuộc sống thường nhật”. Công trình bước đầu đánh giá sự lãnh đạo, nêu một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực xã hội ở nước ta. Điều này giúp cho người viết luận văn, có một cái nhìn toàn diện, cẩn trọng, thấu đáo,... trong nhìn nhận những thành tựu và hạn chế trong 25 đổi mới; giúp cho tác giả có thêm cơ sở tin cậy trong việc luận giải giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh. - Trần Đình Huỳnh (2014), Xây dựng Đảng - Những bài chính luận, NXB. Hà Nội, tập hợp những bài viết theo thể văn chính luận đã được đăng trên tạp chí hoặc từ sách chuyên khảo với các nội dung từ C.Mác đến Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. 7 - Trương Ngọc Nam - Hoàng Anh (Đồng chủ biên, 2011), Đảng ta là đạo đức, là văn minh, NXB. CTQG, HN. Công trình là tuyển chọn các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là đạo đức, là văn minh, được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ngoài ra, còn có các bài viết của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu nội dung xây dựng Đảng là đạo đức, là văn minh trong tư tưởng Hồ Chí Minh. - Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với tiêu đề Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, NXB. Chính trị Hành chính, HN, 2010, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì. Công trình là tập hợp những bài viết của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về di sản và con người Hồ Chí Minh. Trong đó, có nhiều bài viết đề cập tới tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng. Cụ thể: Nguyễn Văn Chi, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên”; Lê Mậu Hãn, “Những lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh về một Đảng cầm quyền”; Bùi Đình Phong, “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”,.v.v.. Bên cạnh đó, còn có các công trình của các tác giả và tập thể tác giả: NXB Thông tin lý luận (1990): Chủ tịch Hồ Chí Minh - người chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, HN; Phạm Hồng Chương (2003): Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, NXB. Chính trị, HN; Phạm Quốc Thành (2004): Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên, NXB. CTQG, HN; Trần Đình Huỳnh - Ngô Kim Ngân (2004): Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền, NXB. Hà Nội; Bùi Đình Phong - Phạm Ngọc Anh (2005): Một số vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB. CTQG, HN; Bùi Kim Hồng, Đỗ Hoàng Linh, Lê Ngân Mai, Lê Kim Dung (2006): Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, NXB. Lý luận chính trị; Phạm Quốc Thành (2007): Tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh những năm 20 của thế kỷ XX, NXB. CTQG, HN; Phạm Ngọc Dũng (2007): Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, NXB. CTQG, HN; Đại tá Trần Duy Hương (2008): Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, 8 NXB. CTQG, HN; Bùi Kim Hồng: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chức, cán bộ, NXB. CTQG, HN; Lê Văn Yên (2009): Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB. CTQG; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật (2012): Tư cách người cách mạng, HN; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, HN,.v.v.. - Các công trình nghiên cứu về yêu cầu, năng lực lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới - Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về ĐCQ, đặc điểm hoạt động của Đảng ta khi có chính quyền, các tác giả đánh giá tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng trong những năm qua: những nhân tố tác động và các chủ trương lớn của Đảng; về trình độ trí tuệ, việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng; năng lực, hiệu quả tổ chức thực tiễn, tổ chức đảng và sự lãnh đạo của Đảng đối với HTCT. Đánh giá tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, cơ cấu, chất lượng cán bộ và công tác cán bộ của Đảng; đánh giá chất lượng các tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Công trình nhấn mạnh nhiệm vụ đổi mới PTLĐ của Đảng và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, từ đó giả đề xuất phương hướng và các giải pháp lớn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. - Nguyễn Văn Hòa (Chủ nhiệm, 2005), Nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (mã số KX 03.03). Trong đề tài, tập thể tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng, làm rõ khái niệm tầm tư tưởng, tầm trí tuệ của Đảng, mối quan hệ giữa chúng, khảo sát thực trạng tầm tư tưởng và tầm trí tuệ của Đảng ta, những mạnh và những mặt yếu, nguyên nhân. Từ đó, các tác giả nêu những yêu cầu đối với sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp CNH, HĐH hóa đất nước, đề xuất các giải pháp tự đổi mới, tự chỉnh đốn để trở thành một Đảng trí tuệ. - Đỗ Hoài Nam (Chủ biên, 2008), Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam trong điều kiện mới, NXB.CTQG, HN. Sau khi trình bày về kinh 9 nghiệm cầm quyền của một số đảng trên thế giới, công trình trình bày vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, trọng tâm là 20 năm đổi mới, từ đó nêu một số quan điểm, nội dung và giải pháp cơ bản nhằm củng cố và nâng cao vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Ngoài ra, có các công trình: Lê Hữu Nghĩa - Bùi Đình Bôn (Đồng chủ biên, 2013), Thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân, NXB. CTQG, HN; Trần Đình Nghiêm, Phạm Hữu Tiến, Nguyễn Thế Thắng, Đức Vượng (2002): Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, NXB. CTQG, HN; Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên, 2001): Một số kinh nghiệm của ĐCS Việt Nam trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới; Nguyễn Xuân Thông (2014): Góp phần nhỏ vào cuộc vận động lớn, NXB. CTQG, HN; Ban Tuyên giáo Trung ương (2010): Đề cương học tập chủ đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”; Hội đồng lý luận Trung ương (2014): “Luận cứ phê phán các quan điểm sai trái, thù địch”, NXB. Lý luận chính trị, HN,.v.v.. Đặc biệt, người viết luận văn quan tâm tới hai công trình gần đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và TS, Nhị Lê: - Nguyễn Phú Trọng (2017): Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước, NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, HN. Cuốn sách tuyển chọn 10 bài phát biểu và trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ sau Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đến nay về công tác xây dựng Đảng, nhằm giúp các cấp, các ngành, các địa phương và tổ chức đảng có điều kiện thuận lợi trong việc tìm hiểu, nắm vững, quán triệt, chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. - Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới” của TS. Nhị Lê, NXB. CTQG, HN, 2015. Ở Phần thứ nhất: Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, (tr.7-91), công trình tập trung luận giải những vấn đề về sự cầm quyền của Đảng như: Nền tảng sức mạnh của Đảng ta, Quan niệm cầm quyền, Cơ 10 sở cầm quyền, Nguyên tắc, Phương châm và chiến lược cầm quyền, Nội dung cầm quyền, phương thức cầm quyền, Nguồn lực và môi trường cầm quyền,... Các vấn đề được nêu trên được luận giải ngắn gọn nhưng tác giả luận văn cho rằng, đây là khung lý thuyết cần được vận dụng, dù rằng trong luận văn này, tác giả luận văn mới chỉ có thể tiếp cận ở một số mặt nhất định. Phần lớn các công trình nêu trên đề cập đến vấn đề cầm quyền của đảng chính trị nói chung, phân tích trường hợp ĐCS Việt Nam nói riêng, làm rõ những đặc điểm cầm quyền trong điều kiện một đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội; những yêu cầu, đòi hỏi Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. - Bài báo tạp chí, hội thảo khoa học Hoàng Chí Bảo: Xây dựng Đảng về đạo đức và những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về Đảng và Đảng cầm quyền, Theo TTXVN/VIETNAM+; Hà Đăng: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay, Tạp chí Cộng sản tháng 8/2005; Trần Bạch Đằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh - sinh khí của một học thuyết/ Tư tưởng văn hoá, 2003, số 7; Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minhnhững luận điểm sáng tạo lớn/ Tạp chí Cộng sản, 1996, số 19; Đặng Xuân Kỳ: Con đường Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, một phương pháp tiếp cận/ Tạp chí Lịch sử Đảng, 1993, số 1; Song Thành: Tư duy Hồ Chí Minh - cơ sở khoa học và thực tiễn/ Lịch sử Đảng, 1992, số 3; Vũ Quang Hiển: Chủ tịch Hồ Chí Minh với mùa Xuân xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam/ Tạp chí Cộng sản; Vũ Văn Phúc: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh/ Tạp chí Cộng sản, tháng 5/2015; Nguyễn Phú Trọng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân/ Báo Nhân dân, ngày 15/5/2000; Thành Huy: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền ở Việt Nam/ Tạp chí Lịch sử Đảng tháng 9/2005; Nguyễn Dương Hùng: Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền/ Tạp chí Lý luận chính trị số 7/2011; Lê Hữu Nghĩa: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay/ Tạp chí Cộng sản (2+3/2006); Dương Trung 11 Ý: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn đảng trong điều kiện đảng cầm quyền/ Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2011; Nguyễn Hữu Đổng - Ngô Huy Đức: Nhận thức khái niệm “Đảng lãnh đạo”, “Đảng cầm quyền” theo Tư tưởng Hồ Chí Minh; Nguyễn Viết Thảo: Hồ Chí Minh, Chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,.v.v.. Đặc biệt, tháng 9/2015, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Nâng cao vị thế, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay. Hội thảo đón nhận được hàng trăm bài viết tham luận kiến giải từ những vấn đề lý luận về ĐCS cầm quyền đến những vấn đề thực tiễn đang đặt ra về vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay. 2.3. Một vài nhận xét, đánh giá - Về công trình của các nhà nghiên cứu ngoài nước Hầu hết, những nhà nghiên cứu này đều muốn tìm hiểu sự thật về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh, một nhân vật có sức hút kỳ lạ trong thế kỷ XX. Chúng ta kế thừa, tiếp thu các nhà nghiên cứu phương Tây đã phát hiện, đóng góp một số tài liệu quý về Hồ Chí Minh, góp phần làm sáng rõ tư tưởng của Người. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều nhà nghiên cứu “giả hiệu” dưới chiêu bài “nhận thức lịch sử bị khúc xạ thông qua một lăng kính chính trị”, “cố gắng tránh việc làm ảnh hưởng tới tính khách quan khoa học” song về thực chất là những điều xuyên tạc, vu cáo có tính chất bôi nhọ, hạ thấp công lao và tư tưởng của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở khoa học và tinh thần cách mạng, chúng ta bác bỏ, loại trừ những tác giả, những loại hình “giả hiệu” khoa học đó. Đồng thời, tiếp thu, học tập những phát hiện, kiến giải của nhà nghiên cứu có trình độ khoa học, có lương tâm, có tình cảm đúng với Việt Nam và Hồ Chí Minh. Tác giả nhận thấy, các nghiên cứu nước ngoài về Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung về tiểu sử cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh mà chưa nhiều công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tư tưởng của Người, nhất là tư tưởng về xây dựng ĐCS Việt Nam cầm quyền. 12 - Về công trình của các nhà nghiên cứu trong nước Có thể khẳng định, từ thập kỷ 70 đến nay, việc nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự nở rộ. Đặc biệt, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ở nước ta, đã dần dần hình thành lực lượng nghiên cứu Hồ Chí Minh tương đối đông đảo. Từ 1991 trở lại đây, lực lượng nghiên cứu Hồ Chí Minh đã được tập hợp trong các viện nghiên cứu và các trường chính trị, đại học, cao đẳng, tạo thành một lực lượng chuyên nghiệp đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy và đã hình thành chuyên ngành “Hồ Chí Minh học”. Ngày nay, lực lượng này, có hầu khắp cả nước, trong hệ thống các trường chính trị, các trường quân đội, công an, các trường đại học và cao đẳng. Vì thế, có thể khẳng định, nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS, về ĐCS cầm quyền nói riêng đều rất ấn tượng nếu chúng ta thống kê bằng con số công trình khoa học. Tuy vậy, với ý nghĩa, “tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc”; càng đi sâu tìm tòi nghiên cứu vẫn là nhiệm vụ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa và giá trị của nhiều thế hệ. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954, chẳng những làm sáng tỏ những giá trị đích thực, sâu sắc của Hồ Chí Minh về ĐCQ, về xây dựng ĐCQ đã xuất hiện từ ngay trong trong bối cảnh “Đảng tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt động bí mật”, các nội dung hành động, cách thức, lực lượng,... đều thông qua các tổ chức khác như: Mặt trận dân tộc thống nhất, các đoàn thể xã hội,... Đồng thời, giúp chúng ta thấy được, trong hoàn cảnh bộn bề, nhiều lo toan, hi sinh cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn sáng suốt quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng ĐCS Việt Nam cầm quyền trong sạch vững mạnh trên mọi phương diện: tư tưởng, chính trị, tổ chức; các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt; vấn đề đạo đức, năng lực cán bộ, đảng viên của Đảng, về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân,... Và, dù đã có rất nhiều công trình trong nước nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS, về ĐCS cầm quyền, song chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu cơ sở hình thành, nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền thời 13 kỳ 1945 - 1954 - quãng thời gian đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS cầm quyền. Vì vậy, trên cơ sở các tư liệu lịch sử về một giai đoạn lịch sử đặc biệt đó, kế thừa thành quả nghiên cứu của những nhà khoa học đi trước và quan trọng, xác thực nhất là các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về Đảng, về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng thời kỳ 1945 - 1954, tác giả chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ sở hình thành, nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954. Từ đó, làm nổi bật những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ 4.1. Mục tiêu Góp phần làm rõ cơ sở hình thành, nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954. Từ đó, làm nổi bật giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 1954 với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954; - Hệ thống, làm rõ nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền được hình thành và phát triển trong thời kỳ 1945 - 1954 (so với tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS ở các thời kỳ trước: chuẩn bị thành lập và thời kỳ Đảng chưa trở thành ĐCQ); 14 - Góp phần làm rõ giá trị lý luận, giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được triển khai trên nền tảng lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐCS Việt Nam về Đảng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ trên, đề tài nghiên cứu sử dụng phối hợp các nhóm và phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó, phương pháp chủ yếu là kết hợp giữa phương pháp lôgic với phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích với phương pháp tổng hợp. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn như: nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia,… 6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn - Đề tài góp phần làm rõ cơ sở hình thành và những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 -1954. - Góp phần làm rõ giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh ĐCS Việt Nam cầm quyền thời kỳ 1945 - 1954 với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. - Những vấn đề được đề cập trong luận văn có thể cung cấp tài liệu cho hoạt động nghiên cứu, học tập về các vấn đề: đảng chính trị, đảng cầm quyền, đảng cộng sản cầm quyền, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCS Việt Nam cầm quyền,... cho sinh viên chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Viết tắt, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết. 15 Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN 1.1. Một số vấn đề lý luận về đảng chính trị, đảng cầm quyền 1.1.1. Đảng chính trị (political party) Trong lịch sử, sự ra đời của đảng chính trị (ĐCT) gắn liền với các cuộc đấu tranh giai cấp và sự hình thành nhà nước. Điều đó có nghĩa là, chỉ khi cuộc đấu tranh giai cấp phát triển đến giai đoạn cao trong đấu tranh chính trị, đảng chính trị mới xuất hiện. Và, đương nhiên nó cũng chỉ tồn tại trong điều kiện xã hội còn giai cấp. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, ĐCT ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức quyền lực, thực hiện các hoạt động tập hợp, tổ chức lực lượng những người cùng chính kiến, quan điểm để đấu tranh vì mục tiêu giai cấp, giành quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực đó cho các lợi ích của giai cấp. Ngày nay, các đảng chính trị phát triển với nhiều hình thức, ở khắp các quốc gia trên thế giới. Tương ứng với cơ cấu giai cấp của nó, các đảng chính trị có thể là đảng tư sản, đảng vô sản, đảng nông dân, đảng địa chủ, đảng tiểu tư sản, cũng có thể là liên minh giai cấp (giữa tư sản và địa chủ…). Khái niệm ĐCT, tùy vào những cách tiếp cận khác nhau, có những quan niệm khác nhau. Nhà Đảng học người Pháp M. Duverger, tiếp cận từ góc độ tranh cử, giành chính quyền, cho rằng đảng chính trị là tổ chức của những người tự nguyện, được lập ra để tranh cử vào các cơ quan công quyền [54; tr.25]. Tác giả cuốn Từ điển Chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, Jay M. Shafrits tiếp cận từ góc độ quyền lực công, cho rằng ĐCT là tổ chức tìm cách nắm quyền lực chính trị bằng cách bầu thành viên của mình vào các cơ quan nhà nước, nhờ đó tư tưởng chính trị của họ được phản ánh trong chính sách công cộng [54; tr.26]. Từ điển Bách khoa Triết học Liên Xô, tiếp cận từ góc độ giai cấp, định nghĩa: ĐCT là một tổ chức chính trị thể hiện những lợi ích của một giai cấp, hay một tổ chức xã hội, liên kết những đại diện ưu tú nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới mục đích, lý tưởng nhất định. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất