Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng dân chủ của Rousseau trong các tác phẩm Bàn về khế ước xã hội...

Tài liệu Tư tưởng dân chủ của Rousseau trong các tác phẩm Bàn về khế ước xã hội

.PDF
82
191
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- VŨ THỊ KHUYÊN TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM “BÀN VỀ KHẾ ƢỚC XÃ HỘI” LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- VŨ THỊ KHUYÊN TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM “BÀN VỀ KHẾ ƢỚC XÃ HỘI” LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền HÀ NỘI - 2012 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………….………………………………………... 03 PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………… 10 Chƣơng 1: BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM “BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI”……………………...…………….. 10 1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ra đời tƣ tƣởng dân chủ của J. J. Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”………. 10 1.1.1. Tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng…….. 10 1.1.2. Bối cảnh chính trị - xã hội…………………………... 14 1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng dân chủ của J. J. Rousseau……………………………………………………….. 16 1.2.1. Tư tưởng dân chủ trước J. J. Rousseau…………….. 16 1.2.2. Tư tưởng dân chủ của phong trào Khai sáng………. 23 1.3. Khái quát về cuộc đời và tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” của J. J. Rousseau............................................................... 29 1.3.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của J. J. Rousseau.. 29 1.3.2. Tổng quan về tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”….. 31 Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM “BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI”……………………………………………….. 35 2.1. Tƣ tƣởng của J. J. Rousseau về quyền con ngƣời và mục đích, nhiệm vụ của nhà nƣớc………………………………… 35 2.1.1 Tư tưởng của J. J. Rousseau về quyền tự do và bình đẳng…………………………………………………………. 35 2.1.2 Nhà nước ra đời nhằm mục đích bảo đảm và thực hiện quyền con người………………………………………. 5 40 2.2. Bản chất của quyền lực nhà nƣớc……...………………… 47 2.2.1. Quyền lực tối cao là thực hiện ý chí chung của nhân dân........................................................................................... 47 2.2.2. Ý chí chung của nhân dân được công bố lên chính là luật pháp…………………………………………………….. 54 2.2.3. Lập pháp là đỉnh cao nhất của sức mạnh toàn dân… 57 2.3. Biện pháp ngăn chặn nguy cơ chính phủ lạm quyền và cƣớp quyền.................................................................................. 61 2.4. Đánh giá tƣ tƣởng dân chủ của J. J. Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”.................................................. 67 KẾT LUẬN.……..…............................................................................. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………. 76 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong dòng chảy của lịch sử triết học, triết học Khai sáng thế kỷ XVIII là sự kế thừa và phát triển các khuynh hƣớng tƣ tƣởng triết học thế kỷ XVII. Ý tƣởng chung của các nhà Khai sáng là lý tuởng về sự tiến bộ xã hội. Những tác phẩm của họ là vũ khí lý luận của giai cấp tƣ sản trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng. Họ đòi hỏi phải thay chế độ cũ bằng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, trào lƣu tƣ tƣởng tiến bộ và cách mạng đó đã không chỉ ảnh hƣởng ở Pháp mà còn ảnh hƣởng khá rộng đến châu Âu lúc bấy giờ. Điều đó góp phần tạo nên vị thế và sức ảnh hƣởng không nhỏ của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII đến tiến trình phát triển của lịch sử triết học phƣơng Tây. Jean Jacques Rousseau là một trong những đại diện tiêu biểu của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, đồng thời cũng là một trong những ngƣời đã đặt nền móng tƣ tƣởng cho cuộc đại cách mạng tƣ sản Pháp (1789 – 1794) và cho cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ ở khắp nơi trên thế giới. Với tinh thần đấu tranh cho sự phát triển của xã hội, ông đã dành toàn bộ thời gian, sức lực viết những tác phẩm để bênh vực quyền tự do, bình đẳng. Tƣ tƣởng về ý chí chung, khế ƣớc xã hội, về quyền lực tối cao hay quyền lập pháp đã trở thành một chất men kích thích cho tƣ tƣởng cách mạng của giai cấp tƣ sản Pháp. Đặc biệt, tƣ tƣởng về tự do và bình đẳng của Rousseau đã trở thành một nội dung cơ bản của “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp năm 1791. Nhiều nội dung tƣ tƣởng của ông vẫn còn giá trị trong thời đại ngày nay. Tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau là đóng góp vô cùng quan trọng trong học thuyết triết học chính trị - xã hội của ông. Rousseau đƣa ra tƣ tƣởng xây dựng một xã hội mà trong đó con ngƣời đƣợc đảm bảo quyền tự do và bình đẳng là những quyền tất yếu, tự nhiên của con ngƣời. Tƣ tƣởng dân chủ của ông có một tầm ảnh hƣởng không nhỏ đến lịch sử tƣ tƣởng phƣơng Tây từ thế 7 kỷ XVIII đến nay. Phạm vi ảnh hƣởng của nó không chỉ dừng lại ở nƣớc Pháp, ở châu Âu mà còn ở nhiều nƣớc trên thế giới. Trong những tác phẩm của mình, Rousseau đã sử dụng cây bút của mình nhƣ một thứ vũ khí đấu tranh chống lại nền chuyên chế phong kiến, phê phán những thói hƣ tật xấu của xã hội quý tộc đƣơng thời đang ngày càng thối nát. Là ngƣời đại diện cho tƣ tƣởng thị dân, đại diện cho quyền lợi của ngƣời bình dân, ông không chỉ đơn thuần phê phán các thiết chế phong kiến mà còn bác bỏ hoàn toàn hệ thống chính trị pháp quyền áp bức ngƣời dân. Các tác phẩm của ông cùng với tác phẩm của các nhà tƣ tƣởng Khai sáng cùng thời, đặc biệt là tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu… đã tạo ra khởi nguồn và sức mạnh tinh thần cho các cuộc cách mạng tƣ sản diễn ra mạnh mẽ kể từ thế kỷ XVIII. “Bàn về khế ước xã hội” là tác phẩm chính trị nổi bật nhất trong số các tác phẩm của Rousseau, thể hiện nội dung chính trong toàn bộ tƣ tƣởng dân chủ của ông. Cho đến ngày nay, nhiều nội dung tƣ tƣởng triết học trong tác phẩm này vẫn đƣợc kế thừa và đƣợc nhắc đến trong các văn kiện chính trị quan trọng nhƣ là biểu hiện của một tinh thần cách mạng mang tính nhân loại. Ở Việt Nam, tƣ tƣởng triết học chính trị nói chung và tƣ tƣởng dân chủ nói riêng của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” đƣợc nhắc đến không ít lần trong các Tân văn, Tân thƣ cũng nhƣ trong các tƣ liệu sách báo du nhập vào Việt Nam dƣới thời Pháp thuộc, đặc biệt vào nửa đầu thế kỷ XX. Những nội dung trong tƣ tƣởng dân chủ của ông vẫn là những gợi mở quý giá cho việc xây dựng nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay. Với mong muốn tìm hiểu về tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau để thêm một lần nữa khẳng định giá trị tƣ tƣởng của ông trong thời đại hiện nay, chúng tôi chọn: Tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” làm đề tài nghiên cứu của mình. 8 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thuộc trào lƣu Khai sáng, nên tƣ tƣởng triết học của Rousseau trong một thời gian đã đƣợc xếp là lý luận tƣ sản. Vì vậy, trƣớc đây, việc nghiên cứu về triết học của Rousseau nói chung và tƣ tƣởng dân chủ của ông trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” nói riêng ở Việt Nam còn ở tình trạng khá khiêm tốn. Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về các tƣ tƣởng triết học của Rousseau bắt đầu xuất hiện khá nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về quan niệm chính trị - xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu tƣ tƣởng dân chủ của ông vẫn còn chƣa nhiều. Thông thƣờng, ngƣời đọc thƣờng rút ra những khía cạnh về tƣ tƣởng dân chủ từ những nội dung tƣ tƣởng triết học của Rousseau. Do đó, về đề tài tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, cho đến nay, ở nƣớc ta chủ yếu vẫn là các công trình nghiên cứu gián tiếp. Về các công trình nghiên cứu trực tiếp bằng tiếng Việt về tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, có thể kể đến các công trình sau: Trƣớc hết là phần giới thiệu của học giả Hoàng Thanh Đạm trong cuốn “Bàn về khế ước xã hội” do chính ông dịch và tái bản năm 2004 và cuốn tiểu thuyết “Giăng Giắc Rútxô” của Phùng Văn Tửu (1978). Tiếp đến, trong một số luận văn tiến sỹ, thạc sĩ, một số bài báo, sách tham khảo có đề cập trực tiếp ít nhiều đến tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, cụ thể nhƣ: “Tư tưởng triết học chính trị của Rútxô trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” (2008), luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Châu Loan; “Tư tưởng của Rútxô về quyền tự do, về bình đẳng và về nhà nước”, luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Thanh Minh, cuốn “Triết học chính trị về nhân quyền con người” (2005) của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh... 9 Nhƣ vậy, có thể nói, ở Việt Nam dù đã có thêm nhiều công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” nhƣng vẫn còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu chuyên sâu và cơ bản về tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. Loại nghiên cứu gián tiếp về đề tài có một số lƣợng không nhỏ, trong đó bao gồm 2 dạng: (1) các công trình liên quan đến triết học Khai sáng Pháp nói chung và từng triết gia Khai sáng Pháp nói riêng; (2) các công trình và bài viết đề cập các bình diện riêng lẻ có nội dung liên quan đến tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. Trong số các công trình thuộc dạng (1) liên quan đến triết học Khai sáng Pháp nói chung và từng triết gia Khai sáng Pháp nói riêng, có thể kể đến các cuốn giáo trình, bài giảng, sách tham khảo và bài viết nhƣ cuốn “Lịch sử các tư tưởng chính trị” (2001) của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cuốn “Triết học thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, Triết học khai sáng từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX” (1962) của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, cuốn “Lịch sử triết học” (1998) do GS. Nguyễn Hữu Vui làm chủ biên, cuốn “Triết học chính trị Môngtexkiơ với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” (2006) của Lê Tuấn Huy, cuốn “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (2006) của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, cuốn “Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới” (1993) do Lƣu Kiểm Thanh, Phạm Hồng Thái dịch, “Quan niệm về con người trong Triết học Khai sáng Pháp” (2007), luận văn thạc sĩ triết học của Phạm Thị Thu Hƣơng,... Các tƣ liệu này chỉ dừng lại ở những thông tin khái quát chung về phong trào Khai sáng Pháp và về các tƣ tƣởng triết học cơ bản của các đại biểu của nó, chƣa phân tích một cách chuyên sâu và có tính hệ thống về tƣ tƣởng triết học chính trị độc đáo của Rousseau, trong đó có các khía cạnh trong tƣ tƣởng dân chủ của ông. 10 Thuộc về dạng (2) gồm các công trình và bài viết đề cập các bình diện riêng lẻ có liên quan đến nội dung của luận văn có thể kể đến cuốn “Về đại cách mạng Pháp 1789” (1989) của các tác giả Văn Tạo, Dƣơng Kinh Quốc, Vũ Huy Phúc, cuốn “Tam quyền phân lập” (1992) của Đinh Ngọc Vƣợng, bài viết của Hoàng Chí Bảo nhan đề “Quyền con người trong chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Triết học, số 2 năm 1991, bài “Một số tư tưởng triết học chính trị của Giôn Lốccơ: thực chất và ý nghĩa lịch sử” (2007) của Đinh Ngọc Thạch trong: Tạp chí triết học, số 1, hay cuốn “Văn minh phương Tây - Lịch sử và văn hoá” (2008) của tác giả Edward McNall Burns, trong tác phẩm này, khi đề cập đến nguồn gốc tƣ tƣởng của cuộc đại cách mạng Pháp 1789, tác giả đã coi Rousseau là ngƣời sáng lập chế độ dân chủ. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến quan niệm của Rousseau về quyền tối thƣợng nhƣ điểm nhấn trong quan niệm chính trị xã hội của ông và ảnh hƣởng thuyết chính trị của ông đến cách mạng Pháp 1789 cũng nhƣ nƣớc Mỹ. Những trình bày của Edward McNall Burns trong tác phẩm hết sức khái quát nhƣng cũng là những gợi mở hết sức quý báu trong việc nghiên cứu tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau. Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến một số khía cạnh, bình diện riêng lẻ có liên quan đến nội dung của đề tài, tuy nhiên mới chỉ ở góc độ gián tiếp của các khoa học xã hội khác nhau chứ chƣa có sự trình bày hệ thống về đề tài này. Nhƣ vậy, có thể thấy số lƣợng các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở những thông tin khái quát chung về phong trào Khai sáng Pháp và về các tƣ tƣởng triết học cơ bản của các đại biểu của nó, hoặc tƣ tƣởng triết học chính trị - xã hội của Rousseau nói chung. Việc đi sâu nghiên cứu tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” để khẳng định giá trị lịch sử và hiện thời của nó là một yêu cầu cấp thiết trong việc khai thác, kế thừa kho tàng tri thức nhân loại. 11 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, từ đó đƣa ra nhận định về những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng này. - Để thực hiện mục đích này, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau đây: + Nghiên cứu bối cảnh và tiền đề lý luận ra đời tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. + Phân tích nội dung cơ bản tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”: Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời và mục đích nhiệm vụ của nhà nƣớc; bản chất của quyền lực nhà nƣớc; về biện pháp ngăn chặn nguy cơ chính phủ cƣớp quyền và lạm quyền. + Bƣớc đầu phân tích những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản nhất tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận và phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về con ngƣời, xã hội và nhà nƣớc; đồng thời tham khảo có chọn lọc công trình của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau: phƣơng pháp thống nhất lôgíc và lịch sử, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… 12 6. Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu chuyên sâu một số nội dung cơ bản tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Với mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu về tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau thể hiện trong một tác phẩm cụ thể nổi tiếng của ông là “Bàn về khế ước xã hội”, luận văn góp phần khẳng định giá trị tƣ tƣởng dân chủ của Rousseau trong thời đại ngày nay. - Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Triết học trong việc học tập và nghiên cứu về triết học Khai sáng Pháp nói chung và triết học Rousseau nói riêng. 8. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chƣơng, bảy tiết. 13 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM “BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI” 1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ra đời tƣ tƣởng dân chủ của J. J. Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” 1.1.1. Tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng Vào thế kỷ XVIII, nƣớc Pháp vốn là một quốc gia giàu có và phong phú tài nguyên lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính trầm trọng. Pháp đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh và luôn phải cố gắng giữ vững vị trí, sức mạnh của mình ở châu Âu. Không chỉ thế, Pháp cần nhiều tiền để duy trì bộ máy quan chức và đại sứ ở nƣớc ngoài trong khi đó ngân khố quốc gia trống rỗng vì những chi phí xa hoa của cung đình. Đặc biệt từ khi vua Louis XIV cho xây dựng cung điện Versailles tráng lệ với tổng chi phí lên tới 65 triệu quan tiền, trong vòng hơn 40 năm để hoàn thành và biến cung điện này thành lâu đài lớn nhất châu Âu. Việc tiêu xài phung phí của triều đình và bảo trì các cung điện đã chiếm 5% ngân quỹ quốc gia. Từ đây xuất hiện một số ý đồ cải cách trong chính trị của nƣớc này, xong tất cả đều thất bại vì thái độ không dứt khoát của nhà vua hay sự phản đối từ một số nhóm đặc quyền. Chỉ có một cách giải quyết duy nhất là áp dụng tăng thuế và lập ra những loại thuế mới. Phần lớn nguồn lợi của chính phủ Pháp lúc bấy giờ từ việc thu thuế. Trong các thứ thuế, quan trọng nhất là thuế đất, sau đó là thuế muối. Thông thƣờng chỉ có tầng lớp nông dân phải nộp thuế đất và theo nguyên tắc, thuế đất đƣợc miễn trừ cho giới quý tộc, các viên chức chính quyền và giới tƣ sản, trong khi đó nhà thờ có khoảng 5% đến 10% đất đai cũng đƣợc miễn thuế. Kinh tế nƣớc Pháp càng trở nên khó khăn hơn vì chính sách thuế chỉ đánh vào đối tƣợng ngƣời dân lao động, còn những tầng lớp xã hội đƣợc thụ 14 hƣởng sự thịnh vƣợng lại không phải trả thuế theo lợi tức của họ. Do áp lực chiến tranh, vua Louis XIV bắt ngƣời dân Pháp phải đóng thuế thân và thuế 10% tính trên lợi tức, nhƣng nhiều ngƣời đã tìm cách trốn tránh các loại thuế này. Đến thời vua Louis XV, lên ngai vàng năm 1715 và trị vì tới năm 1774, tiếp tục sống xa hoa trong cung điện Versailles và không quan tâm tới các vấn đề hệ trọng của đất nƣớc. Nền quân chủ của nƣớc Pháp gặp nhiều khó khăn, việc thu thuế cũng gặp thất bại vì việc trả thuế trực thu chứng tỏ ngƣời đóng thuế thuộc đẳng cấp thấp kém trong xã hội. Các nhà quý tộc, giới tu sĩ, giới tƣ sản cũng phản đối việc đóng thuế vì họ không có trách nhiệm và không có quyền kiểm soát chính trị hay hành chính đối với xã hội mà họ đang sinh sống. Tới thập niên 40 của thế kỷ XVIII, chính quyền Pháp còn phải chi cho các phí tổn chiến tranh và duy trì quân đội, hải quân quốc gia. Nƣớc Pháp mắc nợ 93 triệu quan tiền, tiền nợ quốc gia hàng năm tăng lên tới 300 triệu quan tiền. Món nợ trở nên to lớn hơn do nƣớc Pháp giúp công giúp của vào cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ, đồng thời do việc miễn thuế, trốn thuế của những ngƣời đƣợc ƣu đãi và sự phức tạp, thiếu hoàn hảo của hệ thống thu thuế khiến cho các món tiền thu đƣợc đã không đƣợc nộp đầy đủ vào ngân quỹ của đất nƣớc. Cho nên mặc dù nƣớc Pháp là một miền đất trù phú nhƣng ngân quỹ của nƣớc Pháp lại trống rỗng. Chính phủ nƣớc này đã nhìn thấy rõ việc cần phải đánh thuế vào các giai cấp đƣợc ƣu đãi. Ngay sau đó, một loại thuế mới lại đƣợc ban hành, theo đó, mọi lợi tức từ mọi tài sản phải chịu thuế 5%: đất đai, đầu tƣ thƣơng mại và các quyền lợi khác. Không ai đƣợc miễn thuế cả, dù thuộc tầng lớp xã hội nào, dù trƣớc kia đã đƣợc miễn thuế rồi, nhƣng trên thực tế, loại thuế 5% này chỉ đƣợc đánh vào đất đai. Việc cho ra đời nhiều sắc thuế mới đánh vào công thƣơng và nông nghiệp đƣa đến kết quả là sang thế kỷ thứ XVIII, thuế đã trở thành một vấn đề đặc biệt nhạy cảm tại Pháp, một quốc gia tồn tại nhiều chế độ đặc quyền. Hậu 15 quả trực tiếp của biện pháp này là kìm hãm sự phát triển của sản xuất, đẩy đại bộ phận nhân dân lâm vào tình trạng ngày càng khó khăn. K. Marx đã nhận xét rằng kinh tế tài chính thƣơng nghiệp, công nghiệp hay bộ mặt của lâu đài xã hội nƣớc Pháp lúc bấy giờ là một sự chế giễu đối với tình trạng đình đốn của ngành sản xuất chủ yếu (nông nghiệp) và đối với tình trạng nghèo đói của những ngƣời sản xuất. Nền công nghiệp của Pháp phát triển tản mạn, chủ yếu tập trung vào những mặt hàng cao cấp cho một số ít khách hàng. Ngƣợc lại, sản xuất hàng hóa tiêu dùng thông thƣờng không phát triển vì số đông ngƣời dân sống trong cảnh bần hàn, sức mua không có. Thêm vào đó là những quy định ngặt nghèo của tổ chức phƣờng hội và những khác biệt về thuế khóa cũng nhƣ hệ thống đo lƣờng từ vùng này sang vùng khác đã gây nhiều cản trở cho các hoạt động trao đổi. Điều đó có nghĩa là trong suốt thế kỷ XVIII nội thƣơng không mấy có điều kiện thuận lợi để phát triển còn ngoại thƣơng thì gắn bó rất chặt chẽ với giao thông hàng hải, có quan hệ thƣơng mại với nhiều quốc gia châu Âu, châu Mỹ và phƣơng Đông, thƣơng mại thuộc địa có điều kiện phát triển hơn. Đó là do chịu ảnh hƣởng của cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra rất sôi nổi ở eo biển Manche. Đặc biệt, nền công nghiệp Pháp bị kìm hãm bởi phƣơng thức sản xuất phong kiến, về quy mô sản xuất và sản phẩm, về chế độ thuế khóa,... Tình trạng tự cung tự cấp do không có sức mua của ngƣời dân, sự không thống nhất của thị trƣờng trong nƣớc góp phần hạn chế sự tăng trƣởng của công nghiệp và thƣơng nghiệp. Vì thế, sự phát triển của ngoại thƣơng cũng chỉ có tính tƣơng đối. Về nông nghiệp, đây là lĩnh vực kinh tế chính của Pháp thế kỷ XVIII, nhƣng nhìn chung vẫn mang tính lạc hậu, 22 triệu ngƣời (chiếm 90% dân số) sống bằng nghề nông, công cụ và phƣơng thức canh tác rất lạc hậu, 1/3 đất đai 16 bị bỏ hoang, năng suất hàng năm thấp. Tình trạng sút kém đó là kết quả tất nhiên của sự duy trì chế độ phong kiến, một chế độ ăn sâu vào nông thôn nƣớc Pháp và ngày càng trở nên lỗi thời, phản động. Chế độ này đã đẻ ra hàng loạt nghĩa vụ phong kiến vừa phi lý vừa bất công, hà khắc đè nặng lên ngƣời nông dân. Đất đai trong toàn quốc thuộc về sở hữu của vua, nhà vua lấy ruộng đất đó cấp cho quần thần và từ đó ruộng đất đƣợc chuyển lần lƣợt sang các tay quý tộc, mỗi quý tộc đƣợc quyền sở hữu đất đai rộng lớn, có khi cả một vùng. Còn ngƣời nông dân, về mặt pháp lý, họ đƣợc quyền tự do về thân phận. Nhƣng thực tế, họ lại bị phụ thuộc vào các tầng lớp trên do đại bộ phận nhân dân lại nhận từ quý tộc, chúa đất hay nhà thờ những mảnh ruộng nhỏ theo hình thức phát canh, thu tô hoặc vĩnh điền nông nô. Dù là hình thức nào thì sau khi thu hoạch và đóng đủ mọi thuế khóa, nông dân còn lại rất ít để duy trì cuộc sống. Mà trong khi đó, ngƣời nông dân không có điều kiện cải tạo phƣơng thức canh tác, một số nông dân sung túc, có diện tích đáng kể để có thể hƣởng lợi từ nguồn thặng dƣ nông nghiệp thì lại rất ít. Sự bóc lột những ngƣời sản xuất nhỏ nhƣ: nông dân lĩnh canh và nông dân vĩnh điền, là nguồn sinh sống chủ yếu của quý tộc, tăng lữ và cung đình. Khi chính sách tăng thuế đã trở nên tràn lan, chính quyền Pháp có thể đặt ra thuế ở bất kỳ phƣơng diện nào để bù lại với những khoản nợ khổng lồ, đã xuất hiện sự phản đối dữ dội từ các tầng lớp trong xã hội, ngay cả giới quý tộc: Nghị viện Paris, nghị viện 11 tỉnh, từ miền Brittany và từ giáo hội. Tất cả các tổ chức này đã mạnh hơn thời trƣớc và đều chuẩn bị tinh thần cho việc chống lại các chính sách khắc nghiệt của triều đình lúc bấy giờ. Triều đình Pháp rơi vào cảnh khó khăn và khốn đốn: các phí tổn vì chiến tranh, các món nợ chồng chất, các dự án đánh thuế, sự chống đối từ các nghị viện và từ các thành phần của dân chúng… Chính phủ Pháp đã đẩy áp lực lớn này lên những ngƣời dân lao động, sự đàn áp, bóc lột càng tăng mạnh, cuộc sống của ngƣời 17 dân điêu đứng, khổ cực. Sự áp bức bất công đè nén trong một thời gian dài, ngƣời lao động sống với số phận của ngƣời nô lệ, mâu thuẫn về lợi ích, về kinh tế tạo ra mâu thuẫn về quyền lợi chính trị - xã hội của các tầng lớp, giai cấp, đòi hỏi phải có bƣớc đột phá, chuyển biến, một cuộc cách mạng để thay đổi chế độ lúc bấy giờ. Tóm lại, đời sống kinh tế của nƣớc Pháp thế kỷ XVIII phản ánh sâu sắc mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp trong xã hội. Tình trạng trì trệ và thái độ bất cần của giới lãnh đạo đất nƣớc không chỉ cản trở tầng lớp đang nổi mà còn làm cho đại bộ phận nhân dân lao động lâm vào cảnh bần hàn và bất bình sâu sắc. Từ đây, xuất hiện các nhà tƣ tƣởng lên tiếng phản đối chế độ chính trị Pháp bất công, hà khắc và bênh vực, đòi lại quyền sống, quyền làm ngƣời, quyền dân chủ cho ngƣời lao động. 1.1.2. Bối cảnh chính trị - xã hội Vào thế kỷ XVIII, nƣớc Pháp trở thành vũ đài của cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa tƣ bản đang hình thành, phát triển và chế độ phong kiến đang trở nên lỗi thời. Lúc này, xã hội Pháp có sự phân chia rõ ràng ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba (tƣ sản, nông dân, bình dân thành thị). Dù chiếm một số lƣợng nhỏ không đến 1% dân số nhƣng tầng lớp phong kiến thống trị và giới quý tộc, tăng lữ lại nắm toàn bộ quyền lực quốc gia và hơn một phần ba đất đai cùng với hàng triệu nông nô. Tầng lớp phong kiến đã khiến các vùng thôn quê Pháp trở nên kiệt quệ, tiêu điều xơ xác bởi vô vàn thứ thuế má nặng nề và chế độ lao dịch hà khắc. Toàn bộ đẳng cấp thứ ba đều không có đặc quyền, đặc lợi gì nhƣng lại chịu áp bức bất công của chế độ phong kiến, quan lại lúc bấy giờ. Sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại là gánh nặng đối với đời sống của nhân dân. Tầng lớp quý tộc phong kiến đã trở thành ung nhọt sống ký sinh trên cơ thể dân tộc Pháp. Đa số những ngƣời thuộc tầng lớp 18 phong kiến đã rời bỏ các thái ấp về sống trong các thành phố, trao mọi chức năng kinh tế cho những kẻ điều hành đƣợc thuê mƣớn. Giới quý tộc thôn quê thì chẳng hề quan tâm đến việc tổ chức một cách hợp lý nền nông nghiệp hay việc trang bị các công cụ lao động tốt hơn. Các bộ luật khi đó cấm đoán giới quý tộc đƣợc tham gia các hoạt động thƣơng nghiệp và công nghiệp. Sự tồn tại của tầng lớp quý tộc phong kiến thống trị ăn bám đƣợc đảm bảo không chỉ bằng quyền hành và những đặc quyền đặc lợi phong kiến, mà còn bởi những khoản tiền lớn đƣợc nhà nƣớc bao cấp. Họ còn đƣợc miễn mọi khoản thuế. Triều đình phong kiến Pháp loại bỏ quyền bình đẳng của con ngƣời trƣớc luật. Mọi thứ quyền và tự do về chính trị chỉ dành riêng cho tầng lớp thống trị. Càng thua thiệt trong đời sống kinh tế, tầng lớp quý tộc phong kiến càng cố tìm cách duy trì các quyền lực chính trị và kiên quyết chống lại mọi tƣ tƣởng “nổi loạn” đòi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trƣớc pháp luật. Phong trào phản phong ngày càng lớn mạnh nhằm mục tiêu thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến và thiết lập chế độ xã hội mới tƣ bản chủ nghĩa. Để duy trì tòa nhà cũ nát của chế độ phong kiến, chế độ quân chủ đã thẳng tay đàn áp nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, ra lệnh đốt các sách báo “phản loạn”, tống giam các tác giả của chúng. Các chính sách đối nội và đối ngoại đƣợc đƣa ra dƣới thời của vua Louis XIV, XV trên thực tế đã thúc đẩy nhanh chóng sự suy vong của nền chuyên chế phong kiến. Nhƣ vậy, vào thế kỷ XVIII, chế độ chuyên chế phong kiến đã trở thành lực lƣợng phản động, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội. Sự phát triển của của nghĩa tƣ bản ở Pháp cũng nhƣ ở châu Âu đòi hỏi xóa bỏ lực lƣợng này. Bối cảnh lịch sử xã hội Pháp thế kỷ XVIII là những điều kiện khách quan cho phép giai cấp tƣ sản trở thành ngƣời lãnh đạo có khả năng tập hợp xung quanh mình đông đảo quần chúng nông dân, công nhân, thợ thủ công trong 19 cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến. Giai cấp tƣ sản đã trở thành lực lƣợng có thể đại diện cho lợi ích của những ngƣời bị áp bức bởi chế độ phong kiến. Cuộc đấu tranh giữa những ngƣời bảo vệ và những ngƣời phản kháng chế độ phong kiến ngày càng sâu sắc. Những chuyển biến lớn lao về chính trị xã hội diễn ra ở Pháp đƣợc thể hiện rõ nét đặc biệt trong lĩnh vực tƣ tƣởng. Vào những năm 40 của thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy vật của La Mettrie, Diderot, Helvestius đƣợc hình thành mở đầu cho sự xuất hiện phong trào Khai sáng Pháp. Các nhà tƣ tƣởng vĩ đại này đã dƣơng cao ngọn cờ tƣ tƣởng dân chủ, tƣ do, bình đẳng, bác ái. “Trào lƣu này đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng trong sự phát triển tƣ tƣởng của nhân loại và thể hiện sự thắng lợi của khoa học, của lý tính và của chủ nghĩa duy vật trƣớc thế giới quan duy tâm, phi khoa học và tôn giáo thần bí chống lại chế độ quân chủ chuyên chế đang suy đồi” [43, tr.3-4]. Đứng trƣớc hoàn cảnh đó, yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng một chế độ xã hội bảo vệ quyền lợi cho con ngƣời, đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong kiến. Có thể nói chính thực tiễn xã hội nƣớc Pháp trƣớc cách mạng đã trở thành nền tảng, là bà đỡ cho tƣ tƣởng triết học của Rousseau. Trong đó, tƣ tƣởng nổi bật trong toàn bộ học thuyết chính trị - xã hội của triết gia này là tƣ tƣởng dân chủ. Tƣ tƣởng này đã trở thành một trong những nguồn gốc tƣ tƣởng của cuộc cách mạng tƣ sản chuẩn bị diễn ra sau đó không lâu. 1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng dân chủ của J. J. Rousseau 1.2.1. Tư tưởng dân chủ trước J. J. Rousseau Tƣ tƣởng dân chủ đƣợc hình thành rất sớm từ thời Hy Lap - La Mã cổ đại. Ngƣời khởi xƣớng đầu tiên cho nguyên lý dân chủ là Solon. Ông chủ trƣơng giải phóng nô lệ, quy định mức ruộng đất tối đa mà quý tộc có quyền có, ấn định nghĩa vụ và quyền lợi công dân theo mức tài sản. Cải cách kinh tế của Solon tập trung vào việc ban hành sắc lệnh thừa nhận quyền tƣ hữu tài 20 sản, quyền chuyển nhƣợng tài sản, thực hiện cải cách về tiền tệ, và chủ trƣơng phát triển xuất nhập khẩu. Mục đích là góp phần giải phóng một số lƣợng đông nông dân, trở thành lực lƣợng hậu thuẫn cho cuộc cải cách, góp phần nâng cao địa vị kinh tế của quý tộc chủ nô mới, kích thích công thƣơng nghiệp phát triển. Tiếp đến là Cleisthen, ông quan niệm: quyền của nhân dân biểu hiện qua việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ tuỳ theo tỷ lệ số dân. Ông cũng đặt ra Luật bỏ phiếu bằng vỏ sò: Trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị công dân, yêu cầu tất cả công dân Athena có đủ điều kiện tham gia. Trong vỏ sò ghi tên kẻ chống phá nền dân chủ, nếu có 6000 vỏ sò thì kẻ đó bị kết tội là chống đối lại nền dân chủ và bị trục xuất khỏi Athena trong thời gian là 10 năm. Tƣ tƣởng mang tinh thần dân chủ, tiến bộ của ông đã góp phần đƣa đến sự ra đời của chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô. Trong chính thể này, quý tộc chủ nô mới nắm giữ hầu hết các vị trí quan trọng, công dân tự do đƣợc tham gia chính trị môt cách rộng rãi, cuộc cải cách này tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của nhà nƣớc Athena. Tƣ tƣởng dân chủ của ông còn đƣợc thể hiện qua một số chủ trƣơng nhƣ: quyền ngƣời dân làm chủ đất nƣớc; thể chế hoá tƣ tƣởng dân chủ, vấn đề vai trò, trách nhiệm nhà nƣớc đối với nhân dân.... Ông cũng là ngƣời khởi xƣớng ra cuộc cải cách của Cleisthen. Pericles tiếp tục phát triển đƣờng lối dân chủ của Cleisthen, đề cao bình đẳng, dân quyền, dân sinh, hoàn thiện chế độ bầu cử để bảo vệ quyền lợi dân nghèo. Ông đã hiện thực hoá tƣ tƣởng của mình bằng cuộc Cải cách của Pericles. Các cuộc cải cách này đã hình thành nên Nhà nƣớc Athena, đƣợc đánh giá là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nƣớc và pháp luật. Tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận hiện đại sau này. 21 Đến thời kỳ cận đại, vào thế kỷ XVI, ở Đức xảy ra cuộc chiến tranh nông dân, Thomas Munzer (1489 - 1525) là một trong những nhà chủ nghĩa xã hội không tƣởng đầu tiên và là lãnh tụ của phong trào này. Ông đã đấu tranh chống lại hệ tƣ tƣởng phong kiến cũng nhƣ cuộc Cải cách tôn giáo của thị dân. Munzer đòi hỏi phải thiết lập tình hữu ái chung và sự bình đẳng không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà còn cả trong đời sống chính trị, xã hội. Các quan điểm tôn giáo của ông gần với thuyết vô thần, còn cƣơng lĩnh chính trị lại gần với chủ nghĩa cộng sản. Ông cho rằng khái niệm “thiên quốc” chẳng qua chỉ là một chế độ chính trị xã hội, trong đó không có tài sản tƣ hữu, không còn những sự khác biệt giai cấp và chính quyền nhà nƣớc tách biệt, xa lạ với nhân dân. F. Engel nhận xét rằng: “chỉ ở Munzer, những tƣ tƣởng cộng sản mới lần đầu trở thành biểu hiện của những khát vọng của một bộ phận hiện thực trong xã hội, chỉ ở ông, lần đầu tiên chúng mới đƣợc diễn đạt rõ rệt tới một mức độ nhất định và bắt đầu từ ông ta chúng ta lại thấy chúng trong mỗi cuộc nổi dậy lớn của nhân dân, cho đến lúc chúng dần dần hòa làm một với phong trào vô sản hiện đại, cũng giống nhƣ trong thời trung cổ, cuộc đấu tranh của nông dân tự do chống sự thống trị phong kiến đang ngày càng ràng buộc họ, hòa làm một với những cuộc đấu tranh của nông nô và nông dân phụ thuộc để thủ tiêu hoàn toàn ách thống trị phong kiến” [32, tr.211]. Nhƣ vậy, Engel đã thấy đƣợc sự riêng biệt, tiến bộ trong tƣ tƣởng dân chủ của Munzer. Dù không trực tiếp nói đến nhƣng về bản chất, Munzer đang hƣớng cho chế độ nhà nƣớc mình theo tƣ tƣởng dân chủ hóa. Với một nghĩa nào đó, ông là một trong những ngƣời mở đƣờng cho tƣ tƣởng dân chủ thời kỳ cận đại. Tiếp sau Munzer là Jean Calvin (1509 – 1564), một nhà cải cách ở Thụy Sỹ. Là ngƣời theo đạo Tin lành, Calvin thừa nhận mọi hình thức nhà nƣớc vì theo ông, dù là hình thức nào chăng nữa thì cũng đều do Chúa sắp 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất