Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh than...

Tài liệu Truyền thống khoa bảng của làng cổ bon (xã đông thanh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá)

.DOC
92
186
103

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỊNH NGUYỄN THỊ LUÂN TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG CỦA LÀNG CỔ BÔN (XÃ ĐÔNG THANH, HUYỆN ĐÔNG SƠN, THANH HÓA) CHUYÊN NGHÀNH : LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ 602254 : LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học : TS. VŨ QUÝ THU VINH -2010 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Làng xã Việt Nam là một cơ cấu vững bền trải qua những cuộc biến thiên của lịch sử nước nhà. Việt Nam cũng như bất kì dân tộc nào khác trên thế giới, buổi đầu tiên đã cùng tự họp thành làng. Có người là có làng và có làng là có sinh hoạt cá nhân cũng như tập thể. Các làng Việt dần dần được hình thành trong quá trình lịch sử với sự hiện diện của bộ máy chức dịch và hồn cốt là các tổ chức xã hội mang tính huyết thống tự nguyện tạo nên cuộc sống sôi động sau lũy tre làng. Làng xã là một cộng đồng cư trú cơ bản của người Việt có nguồn gốc từ xa xưa, làng Việt vừa là cộng đồng kinh tế vừa là cộng đồng văn hóa, ở đó chứa đựng nhiều giá trị xã hội và văn hóa Việt Nam. Đối với người Việt, làng còn có một ý niệm sâu sắc và thiêng liêng là tượng trưng cho quê cha đất tổ, là nơi thừa nhận đơn vị thành công và danh vọng của mỗi người. Vì vậy vai trò của làng Việt ngày càng trở nên quan trọng không chỉ nổi lên như một vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển chung của đất nước trong hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định tới tương lai. Đông Sơn là một vùng văn vật, giàu có của xứ Thanh, vùng đất này được kiến tạo từ rất sớm và ít có những biến động lớn về mặt địa chất. Địa hình Đông Sơn nhìn chung là phức tạp nhưng thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống. Những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của vùng đất này không chỉ được thể hiện các thành tựu về sản xuất, chiến đấu qua sản phẩm tiêu biểu của các nghề truyền thống mà còn được khẳng định qua những văn vật, những giá trị trường tồn cùng thời gian. Đông Sơn là nơi có lịch sử phát triển lâu đời với những mốc lớn về mặt lịch sử được nhiều nơi biết đến. Di tích khảo cổ học Đông Sơn đã trở thành tên gọi của một nền văn hóa tiêu biểu của người Việt cổ thời kì dựng nước và 3 giữ nước đầu tiên: Văn hóa Đông Sơn. Các di tích Đông Sơn ở Thanh Hóa chính là những làng nông nghiệp cổ được hình thành hàng trăm năm cùng với sự hình thành và phát triển của văn hóa Đông Sơn. Quá trình hình thành, phát triển các di tích văn hóa Đông Sơn trên đôi bờ hạ lưu sông Mã là quá trình người Đông Sơn khai thác và làm chủ vùng đồng bằng hạ lưu sông Mã biến thành một vùng phát triển có tính chất trung tâm để bước vào ngưỡng của văn minh. Làng Cổ Bôn là một trong những làng cổ có văn hóa truyền thống đặc sắc ở châu thổ sông Mã thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Làng Cổ Bôn nằm ở trung tâm huyện Đông Sơn và cũng gần như trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Mã. Đây là làng quê văn vật nằm trong vùng được gọi là địa linh nhân kiệt của xứ Thanh. Làng Cổ Bôn trong lịch sử đã để lại cho nhiều giá trị trường tồn về vật chất và tinh thần. Đó là những dòng họ gắn liền với quá trình lập làng có truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt cao, nhiều nhà nho nổi tiếng lưu danh cùng sử sách. Nối tiếp dân ta, người dân Cổ Bôn với “Cương thường, trung hiếu, tu tề trị bình” đã không ngừng “Nấu sử sôi kinh” “Đêm ngày đèn sách” để “Chiếm bảng đề danh” đem tài đức, học vấn phò vua giúp nước. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm độc lập đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là phần lớn nhờ công học tập của các cháu ”. Người dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Ngày hôm nay chúng ta đã làm việc như thế nào, thì ngày mai chúng ta sẽ hưởng kết quả tương ứng với mức làm việc ấy… Ngày hôm nay chúng ta gieo hạt giống gì ngày mai chúng ta sẽ thu hoạch tương ứng với hạt giống đó’’[43; 10]. 4 Thấm nhuần quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vai trò của giáo dục đào tạo: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải là quốc sách hàng đầu để hưng thịnh quốc gia . Phải phát huy sức mạnh của làng có bề dầy về truyền thống lịch sử và văn hóa. Làng Cổ Bôn hôm nay đang tiếp nối những giá trị truyền thống của cha ông, tiếp tục ghi danh những tên tuổi mới làm rạng danh làng khoa bảng nhất nhì xứ Thanh để Cổ Bôn không chỉ là “Đệ nhất xứ Thanh” trong quá khứ mà trong cả hôm nay và ngày mai. Vì vậy, nghiên cứu về làng khoa bảng Cổ Bôn vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lí do trên đây, bản thân tôi đã chọn đề tài: “Truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn (xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa)” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử của mình. 2. Lịch sử vấn đề. Cổ Bôn là một trong những làng cổ có truyền thống đặc sắc ở lưu vực sông Mã nay thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian gần đây việc nghiên cứu về làng xã nói chung và làng Cổ Bôn nói riêng đã được nhiều tạp chí, sách báo và các nhà nghiên cứu đề cập ở những góc độ khác nhau. “Lịch triều hiến chương loại chí’’ của Phan Huy Chú (thế kỉ XIX), Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam nhất thống chí đã đề cập một cách khái quát về vùng đất cổ Đông Sơn. Ngoài ra còn có các tác phẩm nghiên cứu về vùng đất Đông Sơn và làng Cổ Bôn được đề cập đến ở những khía cạnh nhất định: Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn, Trò diễn dân gian vùng Đông Sơn của tác giả Trần Thị Liên, hay cuốn Khảo sát vùng văn hóa truyền thống Đông Sơn. Làng Cổ Bôn còn được các học giả nghiên cứu đặc biệt quan tâm với sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản: Khảo sát văn hóa truyền thống văn hóa làng Cổ Bôn của Trần Thị Liên, Phạm Minh Trị; Làng 5 Cổ Bôn của tác giả Lương Đặng Dũng, Làng cổ truyền Việt Nam của GS.Vũ Ngọc Khánh các công trình trên đã nghiên cứu và đề cập đến truyền thống khoa bảng như là đặc trưng, khía cạnh về truyền thống văn hóa ở làng Cổ Bôn.. Ngoài ra, còn có nhiều lý lịch Di tích, gia phả dòng họ Lê, La, Nguyễn, Thiều…và các bài viết trên các báo, tạp chí chuyên nghành đã đề cập đến những nhân vật khoa bảng và đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nêu trên chưa đề cập một cách cụ thể về truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn, chủ yếu đi vào nghiên cứu lĩnh vực văn hóa và lễ hội…Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước tác giả mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện về thành tựu khoa cử của làng Cổ Bôn. Đồng thời, góp phần phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân làng Cổ Bôn nói riêng và nhân dân Đông Sơn nói chung. 3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu một cách hệ thống về thành tựu khoa cử của làng Cổ Bôn trên cơ sở tư liệu. - Chỉ ra được những truyền thống và đóng góp về khoa cử của làng Cổ Bôn. - Cung cấp tư liệu Lịch sử địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương Thanh Hóa. - Đưa ra được những đề xuất kiến nghị… 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Luận văn tìm hiểu về truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn, bởi vậy đối tượng nghiên cứu trọng tâm là truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. 6 3.3. Nhiệm vụ của nghiên cứu - Luận văn góp phần vào việc nhận thức một cách đầy đủ về truyền thống khoa cử ở làng Cổ Bôn. - Bước đầu góp phần khẳng định giá trị của làng Cổ Bôn trong dòng chảy của lịch sử dân tộc và lịch sử Thanh Hóa. - Những đóng góp của làng Cổ Bôn đối với sự phát triển của làng xã trong lịch sử chống ngoại xâm và bảo tồn những giá trị văn hóa làng Việt Nam. - Mối liên hệ truyền thống hiện đại, sức mạnh phát triển của tương lai. 3.4. Phạm vi nghiên cứu. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn từ khi có người đỗ đại khoa năm 1481 đến năm 1919. - Về không gian: phạm vi xã Đông Thanh gồm 4 làng : Phúc Triền, Ngọc Tích, Quỳnh Bôi, Kim Bôi. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tài liệu. 4.1.1. Nguồn tài liệu thành văn. Tài liệu thành văn là các công trình đã được công bố trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu như: Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên, bộ Lịch Triều Hiến Chương loại chí của Phan Huy Chú. Ngoài các bộ sử biên niên, một nguồn tài liệu khác cũng được quan tâm khai thác đó là gia phả của các dòng họ lớn, quan trọng như họ Nguyễn, họ Lê Khả, họ Cao, họ Lưu… có quan hệ chặt chẽ với các sự kiện lịch sử, các gia phả dòng họ này đều được khai thác triệt để trong luận văn. 4.1.2. Nguồn tư liệu vật chất (di tích, di vật lịch sử). Luận văn không phải là một công trình chuyên sâu về các hiện vật khảo cổ của làng Cổ Bôn mà sử dụng di tích, di vật như một nguồn tư liệu.. 7 4.1.3. Nguồn tài liệu dân gian. Để nghiên cứu tác giả còn sử dụng nguồn tư liệu dân gian, nguồn tư liệu này có một hạn chế lớn là tính thiếu chính xác. Tuy nhiên, tư liệu dân gian lại có giá trị phản ánh chân thật cuộc sống và cách nghĩ của nhân dân nên có thể là nguồn tư liệu bổ sung có hiệu quả cho những thiếu hụt của chính sử.. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở nguồn tư liệu sưu tầm được, tác giả đã sử dụng các phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic nhằm phác họa lại một cách chân thực, khách quan bức tranh tổng thể về truyền thống khoa bảng của làng Cổ Bôn. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích… Đặc biệt, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học trong quá trình nghiên cứu. Tác giả đã trực tiếp khảo sát thực địa tại các di tích, di vật lịch sử, tham gia các sịnh hoạt văn hóa, quan sát thực tiễn, tìm hiểu phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng. 5. Đóng góp của luận văn. - Luận văn đưa ra một cách hệ thống về thành tựu khoa cử và những nhân vật khoa bảng của làng Cổ Bôn . - Góp phần cung cấp tư liệu Lịch sử địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương. - Giáo dục và khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của thế hệ người dân làng Cổ Bôn để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Đề xuất kiến nghị nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy truyền thống khoa cử của làng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn ngày nay. 8 6. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Luận văn gồm ba chương: Chương 1. Khái quát về lịch sử, văn hóa của làng Cổ Bôn (xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Chương 2. Những thành tựu về khoa cử của làng Cổ Bôn. Chương 3. Đóng góp của các nhà khoa bảng ở làng Cổ Bôn đối với quê hương và dân tộc. 9 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA LÀNG CỔ BÔN (XÃ ĐÔNG THANH, HUYỆN ĐÔNG SƠN, THANH HÓA) 1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của làng Cổ Bôn 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Đông Thanh là một trong 19 xã của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là vùng đất của những làng quê trù phú hình thành từ lâu đời với những truyền thống văn hóa độc đáo. Làng Cổ Bôn cách thành phố Thanh Hóa 11 km và cách huyện lỵ Đông Sơn 5 km về phía Đông dọc theo Quốc lộ 45. Xã Đông Thanh xưa gọi là làng Cổ Bôn được ví như bộ trà quý gồm có 4 thôn : Ngọc Tích, Phúc Triền, Kim Bôi và Quỳnh Bôi. Làng Cổ Bôn là một trong những làng cổ, có văn hóa truyền thống độc đáo ở châu thổ sông Mã. Làng Cổ Bôn nằm ở trung tâm huyện Đông Sơn và cùng gần như là trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Mã, trong vùng địa linh nhân kiệt của xứ Thanh, xung quanh làng là những vùng đất với những làng văn hóa làng võ, làng nghề, những trung tâm sinh hoạt văn hóa Phật giáo nổi tiếng. Phía Đông, là quê hương của Thiều Thốn (nay là xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn) vị dũng tướng dưới thời Trần. Ông cũng là ông tổ của dòng họ Thiều ở Cổ Bôn. Trong “Đại Việt sử kí toàn thư” đã ghi nhận ông là người có công giữ yên vùng biên giới phía Bắc và vỗ về binh lính ở biên ải. Xã Đông Tiến là một trong những cái nôi đầu tiên của phong trào cách mạng Thanh Hóa, “Làng đỏ” Hàm Hạ là nơi Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Thanh Hóa ra đời. Phía Tây, qua cánh đồng là làng Kẻ Rỵ, Kẻ Chè, nơi có nghề thủ công đúc đồng nổi tiếng và cũng là quê hương của nhà sử học đầu tiên của nước Việt Nam: Lê Văn Hưu, nơi ông đã sinh ra và lớn lên và dùi mài kinh sử. Kẻ 10 Chè, Kẻ Rỵ còn là quê hương của Bộc xạ tướng quân Lê Lương - một “Mạnh thường quân” ở thế kỷ X. Người đã từng có công giúp Lê Hoàn phá Tống, mở mang vùng đất Cửu Chân. Phía Nam của làng là đất Viên Khê (nay thuộc xã Đông Anh) quê hương của Tể tướng Lê Hy người đã soạn thảo bộ “Bản kỉ tục biên” gồm 19 quyển góp phần hoàn chỉnh bộ Đại Việt sử kí toàn thư mà người có công đầu tiên là Lê Văn Hưu. Là quê hương của Nguyễn Mộng Tuân, một trong những nhà Nho nổi tiếng thời Lê. Và đây cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả vùng đồng bằng châu thổ sông Mã, các kì lễ hội, trò diễn ra hàng năm, nơi đây là điểm hẹn của du khách thập phương. Người dân nơi đây vẫn rất tự hào với lễ hội của vùng này: “Năm năm một khóa trò lề Lấy chồng hàng tổng thì về mà coi Ba năm một khóa trò chơi Đông, Tây, Nam, Bắc xin mời về đây [40; 216]”. Phía Bắc của làng là sông Chu, với những cảnh trên bến dưới thuyền tấp nập. Như làng Go, làng Phú, làng Hồng được mọi người biết đến với lễ hội đua thuyền vào dịp đầu xuân. Ca dao vùng này đã ghi lại quang cảnh tấp nập của lễ hội này: “Năm làng bắt lái chèo bơi Chèo từ làng Phú tới nơi làng Hồng Nước lên cho cánh chim tung Năm làng năm lá cờ chung cột lèo” [32; 366] Dọc theo bờ Nam dòng sông Chu có nhiều di tích lịch sử tôn giáo nổi tiếng, trong đó chùa Vồm một trong những trung tâm Phật giáo của vùng với pho tượng Phật cao 9 m được tạc vào vách núi đã ven sông, đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. 11 Giao thông đường bộ qua làng Cổ Bôn là những tuyến đường liên hương, liên huyện từ Giàng (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) qua Thiệu Giao về làng Quỳnh Bôi gặp được quốc lộ 45 ở phố Bôn. Từ đây theo quốc lộ 45 để đi đến các huyện miền núi hoặc xuôi về thành phố Thanh Hóa - trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả tỉnh, con đường này qua các bến sông, phố huyện tạo nên các thị tứ phố chợ, trong đó phố Bôn là một trong những điểm thương mại sớm được hình thành. Ngoài quốc lộ 45 chạy qua trung tâm làng Cổ Bôn dài 2 km còn có hệ thống đường liên thôn, liên xã đang được mở rộng phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của người dân làng Cổ Bôn. Hệ thống kênh mương tưới tiêu cả xã dài 10 km là điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp đủ sức chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt nắng lắm, mưa nhiều thực hiện thâm canh tăng vụ. Làng Cổ Bôn có hai con sông chảy qua đó là phồn Giang hay còn gọi là kênh nhà Lê và Nông Giang là nguồn cung cấp nước chủ yếu tưới tiêu cho đồng ruộng, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy. Trước kia, từ kênh nhà Lê, thuyền bè ở làng Cổ Bôn có thể ngược ra sông Chu, sông Mã để lên vùng rừng núi thượng nguồn hoặc xuôi dòng ra biển cả vào Nghệ An hoặc đến những miền đất khác. Cũng từ Cổ Bôn theo dòng Nông Giang thuyền bè qua lại đưa gỗ, luồng, nứa và các lâm sản khác từ Bái Thượng về xuôi buôn bán và rồi lại vận chuyển nông, hải sản ngược lên. Sông chảy qua xã Đông Thanh là sông Phồn, địa phương còn gọi là Phồn Giang. Sông Phồn chảy từ Tây sang Đông dọc theo chiều dài của xã. Đây là con sông nhỏ chảy trong phạm vi của các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương. Trên phạm vi các làng thuộc đất Đông Thanh, sông Phồn đã tạo nên những bến sông quê với những bến nước, mái đình, cây đa, góp phần 12 làm cho các làng cổ thêm phần mơ mộng. Những chiếc cầu nhỏ đã nối đôi bờ sông Phồn tạo điều kiện cho các làng thuộc Tứ xã Bôn mở rộng giao lưu. Trong tâm thức của người dân Cổ Bôn xưa, Phồn Giang là con sông huyền thoại. Đó là sông Hương (Sông thơm) nơi các nàng tiên nữ thường đến gội đầu, Đế thích đến ngắm cảnh, đánh cờ và cũng là nơi ra đời của huyền thoại tài nghệ của người thợ mộc bắc cầu qua sông Phồn Giang. Là con sông gắn liền với những cuộc tuần du của các ông Hoàng, bà Chúa. Tương truyền Phồn Giang xưa kia nước rất trong, có mùi và vị tinh khiết có lần Thái hậu nhà Trần (1225 - 1400) khi vãn cảnh du xuân đến bến sông Phồn, thấy nước trong thơm và xem đó như một sự kì lạ, thái hậu cho rằng phải có một vị thần nào đó cai quản đoạn sông này. Vì vậy, Bà cho lập đền thờ thần ở đây và cho tu sửa lại quai đê trước đây đã bị sụt lở. Đồng thời, Bà còn cho xây dựng một giếng đá bên cạnh để lấy nước thờ cúng. Hiện nay, giếng ngày vẫn còn được người dân gọi là “Giếng Hà thơm”. Sông Phồn nay đã cạn dòng, nhiều chỗ dòng chảy bị vùi lấp nhưng có thời đã gắn bó với đời sống tinh thần của người Cổ Bôn xưa. Bên cạnh sông Phồn là một phần sông đào của hệ thống Nông Giang Bái Thượng mới được đào vào đầu thế kỉ XX. Nếu sông Phồn ngày nay càng mất dần vai trò của nó thì đoạn sông đào chảy qua vùng đất thuộc xã Đông Thanh ngày càng phát huy tác dụng của một công trình thủy nông hiện đại. Núi ở Đông Thanh không cao chỉ có một ngọn núi nhỏ, thấp mang tên núi Quỳnh. Núi Quỳnh (còn gọi là Quỳnh Lĩnh) ở địa phận làng Quỳnh (làng mang tên núi). Đây là một núi đá nhẵn, đất thấp và nhỏ so với những đồi núi ở huyện Đông Sơn thì núi Quỳnh thấp bé nhưng “Sơn bất tại cao”. Từ thưở lập làng ngọn núi này đã có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, do quá trình khai thác đá phục vụ cho nhu cầu xây dựng ngày càng tăng nên núi Quỳnh ngày nay chỉ còn lại trong tâm thức. 13 Mặc dù, sông cạn, núi mòn nhưng sông Phồn, núi Quỳnh đã một thời đi vào tiềm thức dân gian về vùng đất Cổ Bôn từ thuở còn là Bồ Lồ Trang : “ Bồ Lồ Trang hữu tình sơn thủy Núi Quỳnh Bôi như lũy trường thành Bốn mùa hoa trái tươi xanh Sông Phồn uốn khúc vòng quanh trước làng” [2: 15]. Đồng ruộng ở Đông Thanh nằm trong hệ thông đồng bằng sông Mã, đất đai hình thành trải qua thời gian dài phần lớn đất mặt từ cát pha đến đất thịt trung bình, độ mịn khá cao, các chất dinh dưỡng trong đất phong phú, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, có thể trong cấy hai vụ lúa và một vụ màu. Đất đai phì nhiêu, truyền thống lao động cần cù là cơ sở cho các làng quê ổn định và phát triển. Cổ Bôn là vùng đồng bằng nên địa hình khá ổn định, ít đồi núi. Cư dân Cổ Bôn xưa nay quanh đường liên hương, liên huyện là quốc lộ 45 và dọc theo dòng Phồn Giang - kênh đào nhà Lê chảy qua làng Cổ Bôn. Do nằm trên vùng đất khá bằng phẳng, lại có hai con sông chảy qua địa phận của làng nên nơi đây không có nhiều biến động. Vì vậy, đất đai ở Cổ Bôn được bồi đắp bởi phù sa, cho nên mùa màng cây cối trong vùng lúc nào cũng xanh tươi, mùa nào thức nấy tạo cho đời sống kinh tế của cư dân nơi đây thêm phần phồn thịnh. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, đã cho phép làng Cổ Bôn phát triển trồng lúa nước, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tuy vậy, làng Cổ Bôn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thiên nhiên cũng gây không ít khó khăn như bão lụt, hạn hán. Đây cũng chính là thử thách với người dân làng Cổ Bôn, điều đó đặt ra cho những người lãnh đạo, quản lí phải biết phát huy sức mạnh và khắc phục khó khăn để đưa làng Cổ Bôn - Đông Thanh vững bước đi lên. 1.1.2. Điều kiện xã hội của làng Cổ Bôn. 14 So với các xã khác trong huyện, Đông Thanh là một trong những xã lớn có tổng diện tích tự nhiên là 576,1 ha. Trong đó, đất thổ cư là 20,87ha; sông hồ là 7,45ha; núi đồi là 0,25ha. Dân số hiện nay là 6616 người (Số liệu năm 2009). Trải qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển, nhân dân Cổ Bôn đã hun đúc truyền thống quý báu: đó là lòng dũng cảm trong chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc thân yêu, là tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên, dám nghĩ, dám làm trong xây dựng kinh tế. Bên cạnh nghề nông trồng lúa nước làng Cổ Bôn từ khi lập ấp, dựng làng, thì nhiều nghề mới như: các nghề mộc, mây tre, đan lát, nghề hàng xáo, làm bún… Trong một gia đình ở Cổ Bôn có thể có tất cả nhân khẩu vừa làm nông nghiệp, kèm nghề thủ công lại vừa buôn bán. Cũng có gia đình thì người này làm nghề nông, người kia làm thủ công nghiệp, người khác buôn bán nhưng lại hội tụ trong một gia đình nông nghiệp. Từ đó, làng Cổ Bôn sớm trở thành một cơ sở giao lưu buôn bán nối liền làng Cổ Bôn với các trung tâm kinh tế, chính trị trong và ngoài tỉnh. Chợ Bôn ra đời từ rất sớm và chí ít đến cuối thế kỉ XV đã trở thành chợ lớn trong vùng. Mặt hàng chính của người Cổ Bôn buôn bán ở chợ làng là the, lụa và các sản vật của quê hương: “Buôn bán là xã làng Đà Dệt củi trong nhà là xã Bến Quan Nấu rượu có xã Làng Chan…” [41; 329] Thành phần tham gia thương nghiệp chợ làng Cổ Bôn bao gồm: Một số người buôn bán chuyên nghiệp có lều có quán như hàng xén, hàng vải, hàng thịt, hàng cá, lương thực, thực phẩm chế biến. Một số là nông dân chạy chợ, thường xuất hiện vào dịp nông nhàn hoặc từ những nhà đông người thừa nhân lực và những người tiểu nông đem các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủ công đi trao đổi buôn bán. Qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, nghề buôn 15 bán ở Cổ Bôn đã trở thành thành phần kinh tế quan trọng của làng. Chợ đã tác động sâu sắc nhiều mặt trong đời sống của cư dân với kết cấu độc đáo là làng và chợ làm một. Vào các ngày phiên chợ, làng Cổ Bôn có dáng dấp như một thị trấn sầm uất. Mặc dù có sự đan xen như vậy, nhưng các nghề ở Cổ Bôn không bị coi là nghề phụ như nhiều nơi khác. Ở đây nghề nào tham gia thì đều được coi là nghề chính. Trong cơ cấu kinh tế và phương thức tổ chức sản xuất, gia đình là một tế bào kinh tế hỗn hợp và làng là cộng đồng kinh tế liên kết các hỗn hợp đó lại với nhau. Vì lẽ đó, tính “ phường hội” trong các nghành nghề ở Cổ Bôn thì thấp nhưng tính làng thì rất cao. Nhu cầu sản xuất và trao đổi đã buộc người dân Cổ Bôn phải hướng ngoại và chính sách “ hướng ngoại” là một nét đặc sắc trong cấu trúc làng Cổ Bôn. Mặc dù, làng Cổ Bôn là một làng cổ nhưng lại rất khác với các làng cổ truyền thống khác. Làng không có lũy tre bao bọc ngăn cách đường làng, không có điếm canh cổng làng sáng chiều gõ mõ, mà làng được mọc lên giữa những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu, bốn mùa đơm hoa kết trái. Giữa làng là những con đường liên hương, liên huyện chạy qua nên làng Cổ Bôn trở thành làng kiểu “mở”. Do địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu cảnh quan đẹp, con người Cổ Bôn lại hiền hòa nhân hậu trọng nghĩa và mến khách. Họ ít phân biệt sang hèn, giữa người bản địa với ngụ cư, bởi vậy có rất nhiều người đã đến Cổ Bôn sinh cư lập nghiệp. Tuy từ các nguồn nhập cư khác nhau nhưng họ đã cùng sống đoàn kết, tương trợ để cùng xây dựng quê hương Cổ Bôn giàu đẹp. Chính yếu tố đa dân cư ấy đã làm tăng thêm tinh thần thượng võ và ý chí vươn lên của nhân dân Cổ Bôn trong suốt quá trình lịch sử của làng. Các làng quê ở Đông Thanh vừa có nét chung của làng quê truyền thống Việt Nam vừa có những nét riêng của những làng quê vùng châu thổ sông Mã góp phần làm 16 cho đất Đông Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm văn hóa của xứ Thanh. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của làng Cổ Bôn. 1.2.1. Sự hình thành của cộng đồng dân cư và làng xã. Đông Sơn là một vùng văn vật của xứ Thanh, những giá trị văn hóa vật chất trên vùng đất này không chỉ được thể hiện qua các thành tựu về sản xuất, chiến đấu mà còn được thể hiện qua những di sản văn hóa được bàn tay, khối óc của con người tạo dựng trên đất này. Những công trình nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử đã khẳng định sự phát triển lâu đời và liên tục của con người trên vùng đất Đông Sơn. Đồng bằng sông Mã do phù sa của hệ thống sông Mã bồi đắp trên một vịnh biển nông. Từ thời tiền sử con người đã chiếm lĩnh vùng đồng bằng trước núi để khai phá, dựng làng cho đến thời đại kim khí, cách ngày nay khoảng 4000 năm vùng trung tâm của châu thổ đã được khai khẩn. Đến thời kì văn hóa Đông Sơn cách ngày nay hơn 2000 năm vùng châu thổ hạ lưu sông Mã đã hình thành các làng cổ. Dấu tích các làng này là các di tích văn hóa Đông Sơn đã được phát hiện ngày càng nhiều trên vùng đất thuộc huyện Đông Sơn. Thời nhà Lý vùng đất Đông Sơn là một khu vực khá phát triển dân cư đông đúc, nhưng ngôi chùa có quy mô lớn trên đất Đông Sơn với những hoạt động Phật giáo tấp nập đã được phản ánh phần nào đời sống của người dân trên vùng đất này. Chưa có nguồn tài liệu nào cho biết các làng ở Đông Thanh được thành lập khi nào nhưng sự phát triển của làng ở Đông Thanh cho thấy trước thời Trần làng được lập ở đây. Thời Trần, vùng đất Đông Sơn được xác định địa danh trên bản đồ. Dòng sử truyền văn ở Đông Thanh cho biết thời Trần việc học hành ở vùng đất Đông Thanh khá phát triển nhà sử học Lê Văn Hưu đã từng theo học 17 nhiều năm ở đây. Quý mến người học trò thông minh, thầy học họ Nguyễn đã gả con gái cho cậu học trò Lê Văn Hưu. Cho đến nay ở đây vẫn còn truyền tụng nhiều giai thoại về trí thông minh và quan hệ giữa ông thầy học họ Nguyễn với cậu học trò họ Lê. Thời Lê, các làng ở Đông Thanh khá phát triển, các dòng họ lớn đã được hình thành, nhiều dòng họ có những người đỗ đạt cao, nhiều người được triều đình trọng dụng, các công trình kiến trúc có quy mô lớn, các tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật mang dấu ấn thời Lê còn lại khá nhiều tại các làng xã ở Đông Thanh đã cho biết, các làng ở Cổ Bôn nổi tiếng là làng văn vật của xứ Thanh. Đầu thế kỉ XIX, Đông Sơn có 6 tổng là: Thọ Hạc, Thạch Khê, Đại Bôi, Vận Quy, Quang Chiếu, Lê Nguyễn, Đông Thanh thuộc tổng Thạch Khê. Năm Minh Mạng thứ V (1824), một số làng ở xã Đông Đông Thanh có sự thay đổi về tên gọi: Xã Ngọc Đôi đổi thành xã Ngọc Tích. Xã Phúc Thọ đổi thành xã Phúc Triền. Xã Ngọc Bôi đổi thành xã Kim Bôi. Trước năm 1945, huyện Đông Sơn gồm 7 tổng: Tuyên Hòa, Kim Khê, Thạch Khê, Quảng Chiếu, Viễn Chiếu, Thọ Hạc, Bố Đức. Xã Đông Thanh nằm trong tổng Kim Khê cùng với xã Đông Tiến và Đông Minh. Sau năm 1945 có sự điều chỉnh Đông Tiến tách ra khỏi Đông Thanh. Từ cuối năm 1945, đến đầu năm 1946 huyện Đông Sơn chia thành 22 xã. Từ năm 1946 - 1953, 22 xã được chia thành 13 xã bắt đầu bằng chữ “Đông”. Từ năm 1953 - 1954 từ 13 xã lớn được chia thành các xã nhỏ trong đó Đông Tiến chia thành Đông Tiến và Đông Thanh. Những chứng cứ vật chất từ ngàn xưa được phát hiện trong lòng đất Đông Sơn là những chứng cứ vật chất hùng hồn làm sống lại những trang sử 18 sôi động của dân tộc. Đồng thời, khẳng định trên đất Đông Sơn cùng với thời kì dựng nước đầu tiên của các Vua Hùng. Người Việt cổ đã đến Đông Sơn và chọn đây là nơi cư trú để lập nên các làng Việt Cổ. Cùng với lao động sản xuất và chiến đấu họ đã sáng tạo ra nền văn hóa của mình mà sức lan tỏa của nó đã đánh dấu thời kì quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời kì văn hóa Đông Sơn. 1.2.2. Quá trình hình thành làng Cổ Bôn. Làng Cổ Bôn được các nhà khảo cổ khẳng định là một trong những làng cổ và nằm trong khu vực trung tâm của những làng cổ ở xứ Thanh. Làng Cổ Bôn được hình thành và phát triển từ thời kì văn hóa Đông Sơn cách ngày nay hơn 2000 năm. Phía Đông cách xã Đông Thanh chưa đầy 500 m là dấu tích làng cổ được phát hiện tại cánh đồng Vừng và đồng Ngầm thuộc xã Đông Tiến. Kết quả khai quật nghiên cứu khảo cổ học ở di tích này cho biết: Đây là dấu tích làng cổ đã được hình thành và phát triển trong nhiều thời kì khác nhau. Sớm nhất là dấu tích làng cổ cách ngày nay khoảng 4000 năm, sau đó là dấu tích làng cổ thời kì văn hóa Đông Sơn cách ngày nay hơn 2000 năm. Những chứng cứ văn hóa vật chất từ ngàn xưa còn lưu giữ đến ngày nay đã khẳng định sự có mặt của người xưa và sự tồn tại của các làng cổ trên đất này, phát hiện khảo cổ quan trọng này cho biết: Từ thời châu thổ sông Mã mới được kiến tạo, con người đã chiếm lĩnh, khai phá và cho đến thời kì các vua Hùng dựng nước Văn Lang, các làng cổ ở đây vẫn tiếp tục hình thành và phát triển. Các làng cổ được hình thành từ thời dựng nước đầu tiên nay đã góp phần làm cho vùng châu thổ sông Mã sớm được trở thành một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc. Trên đất Đông Thanh chưa phát hiện được dấu tích làng cổ thời kì dựng nước đầu tiên nhưng những phát hiện về khảo cổ học ở sát cạnh Đông Thanh 19 đã khẳng định vùng đất này nằm trong địa bàn hoạt động của chủ nhân văn hóa Đông Sơn và là nơi các làng cổ được hình thành. Những dấu tích văn hóa vật chất thời kì Bắc thuộc như: Các loại đồ gốm thời Hán, Đường, các loại mộ táng niên đại Hán, Đường được phát hiện tại các làng trên đất Đông Thanh đã cho thấy hoạt động của con người thời kì này. Trên một dải đất cách làng mấy trăm mét, tại cánh đồng xã Đông Tiến các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một số dấu vết của hai khu làng cổ tồn tại từ trước khi có nền văn hóa Đông Sơn và cả sau khi có văn hóa Hán bành trướng nơi đây. Trong địa phận các làng thuộc đất Cổ Bôn xưa, vẫn còn tìm thấy khá nhiều dấu tích của văn hóa Đông Sơn và cả văn hóa Hán. Lịch sử địa phương không ghi chép về làng cổ trong vùng, nhưng dòng lịch sử dân gian và lịch sử dòng họ còn ghi chép truyền đời qua các gia phả cho thấy: Trong các thời kì từ Lý, Trần, Lê mà đặc biệt là thời Lý, Cổ Bôn là một trong những làng nổi tiếng của xứ Thanh và đây không chỉ là làng cổ nổi tiếng với trò diễn dân gian đặc sắc, với những di tích lịch sử được xếp hạng mà nơi đây còn nổi tiếng bởi làng khoa bảng với truyền thống hiếu học, có nhiều người đỗ đạt cao nhất nhì xứ Thanh. Không rõ những người bổ nhát cuốc đầu tiên dựng làng xưa kia ở Cổ Bôn đã gọi làng là gì, nhưng tên xưa nhất được ghi trong gia phả dòng họ Nguyễn ở làng Phúc Triền thì vùng đất Cổ Bôn ngày nay, xưa kia có tên là Bồ Lồ Trang. Bên cạnh Bồ Lồ Trang là Nhạn Tháp Trang. Đơn vị “Trang” hiện còn lưu giữ trong các tên làng cổ ở một số nơi quanh vùng đất Cổ Bôn. “Trang” không phải là đơn vị của làng mà là nơi quy tụ một số dân do một người tù trưởng cai quản gọi là trang chủ. Trang có thể tự trị như một làng nhỏ và trong Trang có đủ đình, chùa, miếu như một làng. Trang ở nước ta chỉ là một làng nhỏ thiết lập trên một ngôi đất khô ráo nhưng dân cư không đông 20 và thường xuyên bị cưỡng bức. Vì vậy phải sát nhập vào làng lớn và thành thôn của làng, Trang mở mang thành làng. Đến thời Lê, Bồ Lồ Trang được đổi thành Cổ Bôn (hay kẻ Bôn) và được nhắc đến nhiều trong ca dao ở đây cùng với các địa danh mang tên Cổ, Kẻ trong khu vực. Tên gọi “Kẻ” phân bố từ Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ, tuy nhiên đậm đà hơn cả vẫn là Bắc Bộ và Thanh Hóa thậm chí ở Thanh Hóa tên gọi khá cổ xuất phát từ tên gọi nơi tụ cư, cộng cư của các gia đình tiểu nông mà sau này nó đồng nghĩa với tên gọi làng, thôn. Hiện tại có nhiều cách cắt nghĩa tên “Kẻ”, có người cho rằng tên kẻ bắt nguồn từ “quel” trong tiếng Mường mà sau này thành từ “Quê” trong tiếng Việt. Các địa danh Kẻ Bôn, Cổ Bôn, Bồ Lồ còn được lưu truyền trong ca dao, dân gian nói về vùng đất này Người dân Cổ Bôn xưa rất đổi tự hào về phong cảnh vùng Cổ Bôn: “Có đâu bằng phong cảng Cổ Bôn ta Trải bốn mùa đàn độc xướng ca Kể trong trấn Thanh Hoa là đệ nhất”. [2; 22] Cô gái Kẻ Bôn rất tự hào đã tần tảo đi bán trầu miếng, chuối xanh nuôi chồng học hành và đỗ đạt: “Em là con gái Kẻ Bôn Đi bán trầu miếng nuôi chồng đi thi Ba năm chàng đỗ kinh kì Chàng đi ngựa tía, thiếp đi võng đào”. [2; 22] Đến thời Nguyễn, Cổ Bôn thuộc tổng Thạch Khê gồm có 4 làng (gọi là Tứ xã Bôn) đó là: Phúc Thọ - Phúc Triền, Ngọc Bôi - Kim Bôi, Ngọc Đôi Ngọc Tích, Quỳnh Bôi. Đến nay, tứ xã Bôn thuộc xã Đông Thanh huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Xã Đông Thanh đã chia Cổ Bôn thành 12 thôn đặt từ thôn 1 tới thôn 12. Cho đến đầu thế kỉ XIX, kinh tế ở xã Đông Thanh và các làng quê thuộc Đông Sơn vẫn là kinh tế sản xuất nông nghiệp. Sản xuất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất