Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Trợ cấp xuất khẩu

.DOC
58
278
55

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ------***------ TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Môn học: Chính sách thương mại quốc tế QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM Nhóm thực hiện: Nhóm 5 – HKTeam Lớp: TMA301(2-1314).7_LT Khóa: 51 Người HDKH: ThS. Nguyễn Thu Hằng Hà Nội, tháng 03 năm 2014 DANH SÁCH NHÓM 5 STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1. Nguyễn Thị Hương 1211110279 2. Đỗ Thị Minh Hòa 1211110243 3. Phạm Trung Kiên 1211110327 4. Nguyễn Thu Hoài 1217710066 5. Lê Khắc Huy 1211110296 6. Vũ Băng Khanh 1211110321 7. Nguyễn Thị Huyên 1211110299 8. Nguyễn Thị Hoài 1211110246 9. Trần Minh Hoàng 1211110254 10. Nguyễn Thế Hưng 1211110270 11. Phạm Thị Thu Hương 1211110290 12. Phạm Diễm Hương 1211110286 13. Nguyễn Thu Huệ 1211110263 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chương 1.......................................................................................................................4 QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU...............................................4 1.1. KHÁI NIỆM TRỢ CẤP XUẤT KHẨU..............................................................4 1.1.1. Trợ cấp................................................................................................................4 1.1.2. Trợ cấp xuất khẩu...............................................................................................5 1.2. PHÂN LOẠI TRỢ CẤP XUẤT KHẨU..............................................................6 1.3. TÁC DỤNG CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU.....................................................6 1.3.1. Trợ cấp xuất khẩu góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu......................................................................................................6 1.3.2. Trợ cấp xuất khẩu góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế 7 1.3.3. Trợ cấp xuất khẩu có những vai trò nhất định trong các lĩnh vực Kinh tế Chính trị khác................................................................................................................7 1.4. MẶT TRÁI CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU.......................................................8 1.5. QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU......................................8 1.5.1. Đối với hàng công nghiệp..................................................................................8 1.5.2. Đối với hàng công nghiệp................................................................................10 1.6. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU...........12 1.6.1. Hiệp định SCM................................................................................................12 1.6.2. Hiệp định AoA.................................................................................................14 Chương 2.....................................................................................................................18 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TRỢ CẤP XUẤT KHẨU.............................................18 Ở VIỆT NAM..............................................................................................................18 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO............................................................18 2.1.1. Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu...........................................................18 2.1.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.....................................................................19 2.1.3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu....................................................................20 2.1.4. Các hình thức trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO......20 2.2. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU KHI GIA NHẬP WTO........................................................................................................22 2.2.1. Các cam kết về trợ cấp xuất khẩu phi nông nghiệp theo Hiệp định SCM......22 2.2.2. Các cam kết về trợ cấp xuất khẩu nông sản theo Hiệp định nông nghiệp (AoA) ..........................................................................................................................25 2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM SAU KHI THỰC HIỆN CAM KẾT CẮT GIẢM TRỢ CẤP XUẤT KHẨU..............................................................27 2.3.1. Những nét chính trong hoạt động xuất khẩu sau khi thực hiện cam kết trợ cấp xuất khẩu theo quy định của WTO......................................................................27 2.3.2. Tác động tích cực từ việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu.....................................31 2.3.3. Tác động tiêu cực từ việc thực hiện cắt giảm trợ cấp xuất khẩu ở Việt Nam.34 2.3.3.1.Đối với doanh nghiệp và các ngành sản xuất.................................................34 2.3.3.2.Nguy cơ tiếp tục bị kiện chống trợ cấp...........................................................37 Chương 3.....................................................................................................................39 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤ KHÓ KHĂN KHI CẮT GIẢM............................................ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM...................................................................39 3.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP...............................................................................39 3.1.1. Phương hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới ..........................................................................................................................39 3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu...................................39 3.2. CÁC HÌNH THỨC TRỢ CẤP XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CÁC NƯỚC ĐÃ ÁP DỤNG...................................................................................................................41 3.2.1. Những biện pháp trợ cấp xuất khẩu của Nhật Bản.........................................41 3.2.2. Những biện pháp trợ cấp xuất khẩu của Hàn Quốc........................................43 3.3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI CẮT GIẢM TRỢ CẤP XUẤT KHẨU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO................................................................................................................44 3.3.1. Các giải pháp ở tầm vĩ mô...............................................................................44 3.3.2. Giải pháp ở tầm vi mô.....................................................................................48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................54 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt AoA Agreement on Agriculture Hiệp định về Nông nghiệp DAF Delivered At Frontier Quĩ Hỗ trợ phát triển DNVVN DOC EU ITC OECD Doanh nghiệp vừa và nhỏ Declaration on Conduct of the Tuyên bố về ứng xử của các bên Parties in the East Sea ở Biển Đông European Union Liên minh Châu Âu Information and Communication Ủy ban Thương mại Quốc tế Technologies Hoa Kỳ Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển operation and Development Agreement on Subsidies and Hiệp định về trợ cấp và các biện Countervailing Measures pháp đối kháng VAT Value Added Tax Value Added Tax VDB The Vietnam Development Bank Ngân hàng Phát triển Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới SCM XTXK Xúc tiến xuất khẩu DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢNG Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2006...................................................................................18 Bảng 2.1: Trợ cấp của Việt Nam với các mặt hàng trước khi gia nhập WTO...........20 Bảng 2.2: Trợ cấp hàng công nghiệp ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO.............21 Hình 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2005 - 2013.............28 Bảng 2.3: Thứ tự của các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hàng năm (đơn vị: tỷ USD)..........................................................................................................29 Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 so với 2001...........30 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Chúng ta đang tiến tới hình thành một thế giới phẳng, không còn trở ngại hay bất cứ khó khăn nào cản trở việc giao thương giữa các nước trên các phương diện. Vậy nên càng có nhiều các tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế chinh trị được thành lập giúp thế giới xích lại gần nhau hơn. Tổ chức thương mại quốc tế WTO ra đời năm 1995 cũng không nằm ngoài mục đích đó. WTO không chi là một “sân chơi” chung khi các nước thành viên đều phải tuân thủ các hiệp đinh, quy định mà còn là thách thức lớn, nhất là với nước mà trình độ phát triển còn thấp như Việt Nam, việc tạo dựng hình ảnh và uy tín của chúng ta trên thị trường thế giới là quan trọng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là khi gia nhập vào “ngôi nhà chung” đó, Việt Nam đã chấp hành và có các biện pháp gì để nền hòa nhập mà không hòa tan? Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cần gỡ bỏ các hàng rào bảo vệ, cô lập trước đây. Việt Nam đang dần trở nên năng động, chủ động tham gia các hoạt động thương mại quốc tế. Mục tiêu phấn đấu của chúng ta là phấn đấu trở thành một nước “xuất siêu”. Khi các doanh nghiệp nước ta còn non yếu và khó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp, tập đoàn đã có nhiều năm trên thương trường và nguồn vốn lớn nên rất cần sự giúp đỡ, trợ cấp từ phía Nhà nước. Nhưng các nước phát triển như Hoa Kì, Mỹ… ngày càng tăng cường các biện pháp chống trợ cấp tinh vi, đa dạng để bảo vệ sản xuất trong nước của họ. Sự bất đồng trong quan điểm về trợ cấp và chống trợ cấp đã gây ra những mâu thuẫn, xung đột, đẩy các quan hệ thương mại quốc tế thêm căng thẳng. Điều cần và cấp thiết là Việt Nam phải tìm hiểu và ứng dụng các quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu để tận dụng được những tiềm lực đồng thời bảo vệ mình trước những nguy cơ mà thế giới đặt ra. Các biện pháp trợ cấp Việt Nam đã thực hiện đã đúng với quy định của WTO và phù hợp với thực tiễn đất nước chưa? Trước tình hình thực tiễn như vậy, nhóm em đã chọn đề tài "Quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu và quá trình thực hiện ở Việt Nam". 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài là “Quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu và quá trình thực hiện ở Việt Nam", nhóm em hướng tiểu luận tới xử lý những vấn về sau:  Về khía cạnh lý luận - Hệ thống hóa những quy định của WTO về trợ cấp cũng như trợ cấp xuất khẩu. - Chỉ ra được những cam kết của Việt Nam trong WTO về trợ cấp và trợ cấp xuất khẩu.  Về khía cạnh thực tiễn - Phân tích thực tiễn quá trình áp dụng những cam kết đó ở Việt Nam: - những mặt tích cực, những mặt hạn chế,... Phân tích làm rõ ảnh hưởng của những cam kết đó đến nền kinh tế Việt - Nam mà trước tiên là hoạt động xuất nhập khẩu. Xây dựng những kiến nghị cho hoạt động trợ cấp xuất khẩu – việc thực hiện những cam kết của Việt Nam về vấn đề này trong ngắn hạn và dài hạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu và quá trình thực hiện ở Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn trong thời kì nước ta đi lên nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời đưa ra những đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra, phương pháp nghiên cứu của chúng em là - Thu thập thông tin, tư liệu từ những nguồn chính thống. Nghiên cứu văn bản, xử lý thông tin để tìm hiểu về vấn đề Tìm hiểu trên thực tế để lấy số liệu, làm luận cứ, luận chứng Phương pháp suy luận, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, đặt đối tượng nghiên cứu trong tổng thể các mối quan hệ, xem xét vấn đề trong 5. sự vận động - biến đổi theo thời gian,... - Tham khảo các nguồn tư liệu trên các bài báo, trên internet,.. Kết cấu của tiểu luận 3 Tiểu luận của nhóm em bao gồm 57 trang, 6 bảng và biểu đồ. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành ba chương như sau: - Chương 1: Quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu - Chương 2: Quá trình thực hiện trợ cấp xuất khẩu ở Việt Nam - Chương 3: Giải pháp khắc phục khó khăn khi cắt giảm trợ cấp xuất khẩu ở Việt Nam 4 Chương 1 QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 1.1. KHÁI NIỆM TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 1.1.1. Trợ cấp Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất: 1. Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay); 2. Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng); 3. Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung); 4. Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động 1,2,3 nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại… bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường). Tóm lại: Theo quan điểm của WTO thì trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có. WTO có 2 hệ thống quy định riêng về trợ cấp, tương ứng với 2 nhóm sản phẩm: - Đối với hàng công nghiệp: Các loại trợ cấp, các quy tắc và điều kiện cho từng loại cùng với các biện pháp xử lý nếu có vi phạm hoặc trợ cấp gây 5 thiệt hại được quy định trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - Hiệp định SCM); - Đối với hàng nông sản: tuân theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO (Agreement on Agriculture - Hiệp định AoA) 1.1.2. Trợ cấp xuất khẩu WTO không đưa ra 1 khái niệm chung nhất về trợ cấp xuất khẩu mà chỉ đưa ra những trường hợp cụ thể được coi là trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên có thể hiểu trợ cấp xuất khẩu chính là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Trước tiên, trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hóa xuất khẩu thực sự hoặc dự kiến xuất khẩu. Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của Chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp được trợ cấp phải là doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt ưu tiên các đơn vị sản xuất hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và những hàng hoá Việt Nam có ưu thế so sánh . Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Cũng như trợ cấp, có 2 hệ thống riêng dành cho 2 nhóm hàng để điều chỉnh về vấn đề trợ cấp xuất khẩu. + Hiệp định SCM dành cho nhóm hàng nông nghiệp 6 + Hiệp định AoA dành cho nhóm hàng nông nghiệp. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, có thể coi khái niệm trợ cấp là đồng nhất với khái niệm trợ cấp xuất khẩu. 1.2. PHÂN LOẠI TRỢ CẤP XUẤT KHẨU Theo cuốn Kinh tế Ngoại thương do GS.TS. Bùi Xuân Lưu chủ biên thì dựa theo hình thức có thể chia trợ cấp xuất khẩu ra làm 2 nhóm: - Trợ cấp trực tiếp là việc nhà nước trực tiếp dành cho doanh nghiệp những thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa như: Trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu đãi hoặc góp cổ phần) hoặc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay. Chính phủ miễn những khoản thu lẽ ra phải đóng (thuế,phí), áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu… Cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi cho các đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuất khẩu. Từ đó trực tiếp làm giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Trợ cấp gián tiếp là Nhà nước gián tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu như: giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu. Hoặc nhà nước giúp đỡ kĩ thuật và đào tạo chuyên gia. 1.3. TÁC DỤNG CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 1.3.1. Trợ cấp xuất khẩu góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu Các nước áp dụng trợ cấp xuất khẩu vì nhiều lý do. Có nước lập luận trợ cấp xuất khẩu để đảm bảo công ăn việc làm, hay để hỗ trợ vùng khó khăn,vv… Tuy nhiên mọi lý do biện minh cho trợ cấp xuất khẩu xét cho cùng cũng hướng tới mục tiêu thực sự là để đẩy mạnh xuất khẩu thông qua tác động trung gian là cải thiện lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, v.v… Trợ cấp xuất khẩu có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đến cho vay lãi xuất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu,v.v… Về lý thuyết, nhờ có trợ cấp xuất khẩu , thị phần sản phẩm liên quan của nước xuất khẩu trên thị trường thế giới có thể được mở rộng hơn mức hợp lý mà thực lực nước xuất khẩu có thể tự mình giành được không có sự can thiệp của trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu làm cho hàng xuất khẩu sang nước khác ( nước nhập khẩu ) có lợi thế cạnh tranh. Nhờ có trợ 7 cấp, hàng nước ngoài xuất sang thị trường nước nhập khẩu tăng đáng kể về lượng tuyệt đối hoặc tương đối so với lượng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu. Hoặc giá hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp có thể sụt mạnh so với giá sản phẩm tương tự do nước nhập khẩu sản xuất. Hoặc nữa là hàng nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp sẽ chèn ép giá sản phẩm cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu hay ngăn cản không cho giá tăng trong khi lẽ ra theo quy luật bình thường thì giá phải tăng. Trợ cấp xuấ khẩu còn làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu được trợ cấp so với hàng nhập khẩu không được trợ cấp của các nước khác vào thị trường thứ ba và ngăn cản xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này. Với lợi thế cạnh tranh nhờ trợ cấp hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể. 1.3.2. Trợ cấp xuất khẩu góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế Điều này thể hiện ở việc khi nhà nước có các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho ngành nào thì ngành đó sẽ có động lực để phát triển. Từ đó sẽ thu hút các nguồn lực tập trung vào các ngành này. Cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dich về các ngành này. Điều đó cũng hoàn toàn tương tự khi nhà nước dành các chính sách hỗ trợ cho một khu vực ( vùng) nào đó. Tất yếu khu vực đó sẽ thu hút nhiều vốn và có đọng lực đr phát triển. Trợ cấp XK là một công cụ của Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành hay theo vùng lãnh thổ. 1.3.3. Trợ cấp xuất khẩu có những vai trò nhất định trong các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị khác - Giành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. 1.4. Thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo hộ các ngành sản xuất. Là một công cụ để “mặc cả” trong đàm phán quốc tế MẶT TRÁI CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU tự do Trợ cấp bóp méo sự cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại 8 - Chi phí của trợ cấp xuất khẩu là rất lớn, xét về dài hạn trợ cấp có thể bóp méo sự phát triển của chính ngành được trợ cấp - Xác suất chọn sai đối tượng trợ cấp rất cao 1.5. Trợ cấp không hiệu quả về mặt tài chính ngân sách Trợ cấp có thể dẫn đến hành động trả đũa QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 1.5.1. Đối với hàng công nghiệp Theo hiệp định SCM, WTO không khuyến khích cũng không hoàn toàn cấm trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu được chia thành ba nhóm sau: 1.5.1.1. Trợ cấp bị cấm (hộp màu đỏ) - Trợ cấp bị cấm gồm những khoản trợ cấp sau: khối lượng trợ cấp, theo luật hoặc trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả xuất khẩu; khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại. Trợ cấp bị cấm là đối tượng của những vụ kiện giải quyết tranh chấp. Điểm nổi bật là lịch trình giải quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) nhanh gọn, và nếu cơ quan này nhận thấy rằng khoản trợ cấp này là trợ cấp bị cấm, ngay lập tức phải thu hồi lệnh trợ cấp. Nếu phán quyết không được thực hiện trong thời gian quy định, thành viên khiếu nại được quyền áp dụng các biện pháp trả đũa - Các loại hình trợ cấp bị cấm có thể là: + Trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu + Trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu + Miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, + Ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, + Ưu đãi tín dụng xuất khẩu + Trợ cấp nhằm ưu tiên dùng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu 9 Tất cả các thành viên WTO đều bị cấm sử dụng những biện pháp này. Trợ cấp xuất khẩu là 1 bộ phận của trợ cấp đèn đỏ (trợ cấp bị cấm). 1.5.1.2. Trợ cấp không bị cấm (trợ cấp đèn xanh) - Trợ cấp không thể đối kháng, có thể là trợ cấp không mang tính chất riêng biệt hoặc mang tính chất riêng biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn, hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra. Nếu một thành viên cho rằng trợ cấp không thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầu đưa ra phán quyết và khuyến cáo về vấn đề này. - Trợ cấp không thể đối kháng bao gồm: + Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc + Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt) gồm Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể); Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp) Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện). 1.5.1.3. Trợ cấp có thể đối kháng (trợ cấp đèn vàng) - Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO. 10 - Hiệp định quy định rằng không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng trợ cấp gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, như gây tổn hại cho một ngành sản xuất nội địa của một Thành viên khác, làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994 (đặc biệt là những quyền lợi có được từ những ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổn hại nghiêm trọng đối với lợi ích của Thành viên khác. “Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem là tồn tại trong trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5%. Trong trường hợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợ cấp đó không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại. Những thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng có thể đưa tranh chấp này lên cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặc xóa bỏ những tác động tiêu cực này. 1.5.2. Đối với hàng công nghiệp Theo Hiệp định AoA: Các nhóm trợ cấp nông nghiệp theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp A) Nhóm trợ cấp trong nước: áp dụng); - Trợ cấp Hộp màu xanh lá cây (trợ cấp được phép); Trợ cấp Hộp màu xanh da trời (trợ cấp không phải cắt giảm, nếu đang Trợ cấp Hộp màu hổ phách (trợ cấp gây biến dạng thương mại, chỉ được phép nếu dưới các mức cụ thể). B) Nhóm trợ cấp xuất khẩu: Về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Đối với các thành viên đã áp dụng trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp và khối lượng nông sản được nhận trợ cấp. - Đối với các thành viên đã áp dụng trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp và khối lượng nông sản được nhận trợ cấp. 11 - Các nước đang phát triển thành viên WTO (bao gồm các nước đang phát triển và chậm phát triển) hầu hết là những nước phụ thuộc khá nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Đây được xem là nhóm chủ thể dễ bị tổn thương khi các nguyên tắc mở cửa thị trường trong nông nghiệp được thực thi. Vì vậy, Hiệp định Nông nghiệp đã ghi nhận những quy định về biện pháp đối xử đặc biệt, mang tính ưu tiên cho các nhóm các nước thành viên này. - Cụ thể, Hiệp định Nông nghiệp cho phép các thành viên là nước đang phát triển được hưởng những “ưu tiên” sau đối với hàng nông sản: + Mức độ buộc phải giảm thuế nhập khẩu và giảm các biện pháp trợ cấp ít hơn (chỉ bằng khoảng 2/3 mức độ giảm áp dụng cho nước thành viên phát triển - thậm chí nhóm nước kém phát triển nhất còn được miễn nghĩa vụ giảm thuế và giảm trợ cấp này); + Thời hạn (lộ trình) thực hiện các nghĩa vụ giảm thuế và trợ cấp dài hơn. 1.6. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 1.6.1. Hiệp định SCM PHỤ LỤC I DANH MỤC MINH HỌA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU (a) Việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho một hãng hoặc một ngành sản xuất trong nước tính theo kết quả xuất khẩu. (b) Các chương trình giữ lại ngoại tệ hoặc việc làm tương tự có thưởng khuyến khích xuất khẩu. 12 (c) Vận chuyển nội địa và cước phí giao hàng xuất khẩu, được Chính phủ cung cấp hoặc giao quyền cung cấp, với những điều kiện thuận lợi hơn so với giao hàng nội địa. (d) Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu, hoặc sản xuất trong nước sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, trực tiếp hay gián tiếp thông qua các chương trình được phép của Chính phủ, với những điều kiện thuận lợi hơn cung cấp cho các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay dịch vụ để sử dụng trong sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, nếu trong trường hợp là một sản phẩm, các điều kiện điều khoản đó thuận lợi hơn điều kiện thương mại thông thường sẵn có[57] trên thị trường thế giới dành cho nhà xuất khẩu của Thành viên đó. (e) miễn, hay tạm ngừng thu toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế trực thu[58] hay các khoản đóng góp xã hội mà doanh nghiệp sản xuất hay thương mại[59]đã hoặc phải thanh toán, chỉ áp dụng riêng với xuất khẩu, (f) cho phép miễn giảm trực tiếp liên quan tới xuất khẩu hoặc kết quả xuất khẩu, vượt quá hay cao hơn những miễn giảm dành cho sản xuất để tiêu thụ trong nước, trong cách tính toán cơ sở để thu thuế trực tiếp. (g) miễn hay hoàn thuế gián thu58 cao hơn mức áp dụng đối với sản xuất hay lưu thông một sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thị trường nội địa, đối với sản xuất hay lưu thông xuất khẩu hàng hoá. (h) miễn, hoàn hay chuyển thuế gián thu58 sang kỳ sau thuộc diện thu gộp cho cả các công khoản trước đây với hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu vượt quá mức được miễn, giảm hay hoãn thu với các khoản thuế gián thu gộp đánh vào sản phẩm hay dịch vụ thuộc các giai đoạn trước đây tương ứng được tiêu thụ trên thị trường trong nước; tuy nhiên với điều kiện là, các khoản thuế gián thu gộp được miễn, hoàn trả hay chuyển có thể áp dụng đối với hàng đã xuất khẩu mà không áp dụng với sản phẩm tương tự được tiêu thụ trong nước, khi các khoản thuế gián thu gộp được đánh vào vật tư đầu vào tiêu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu (tạo thành hao phí thông thường)[60]. Điểm này có thể 13 được hiểu một cách phù hợp với hướng dẫn về tiêu thụ đầu vào trong tiến trình sản xuất nêu tại Phụ lục II. (i) hoàn trả hay giảm các khoản thu phí nhập khẩu58 vượt quá số thu đối với hàng nhập khẩu tiêu thụ ở đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu (tạo thành mức hao phí thông thường); tuy nhiên, nếu trong những trường hợp riêng biệt, một hãng có thể sử dụng một số lượng vật tư đầu vào trên thị trường trong nước ngang với hay có cùng chất lượng và đặc điểm như đầu vào nhập khẩu để thay thế đầu vào trong nước đó để có thể được hưởng lợi từ quy định này khi các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng cùng phát sinh trong một thời kỳ hợp lý nhưng không quá hai năm. Điểm này có thể được hiểu một cách phù hợp với hướng dẫn về tiêu thụ đầu vào trong quá trình sản xuất nêu tại Phụ lục II và hướng dẫn để xác định xem chế độ giảm thuế áp dụng đối với đầu vào sản phẩm thay thế nhập khẩu như là trợ cấp xuất khẩu nêu tại Phụ lục III. (j) Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt do Chính phủ quản lý) thực hiện các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, các chương trình bảo hiểm hoặc bảo lãnh nhằm chống lại sự tăng chi phí sản phẩm xuất khẩu hay các chương trình về rủi ro ngoại hối, với phí thu thấp không hợp lý, không đủ để chi trả cho chi phí hoạt động dài hạn hoặc thâm hụt của các chương trình đó. (k) Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt trực thuộc hoặc do Chính phủ quản lý) cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn mức mà họ thực tế phải trả để có được tiền thực hiện việc này (hay lẽ ra phải trả nếu vay trên thị trường vốn quốc tế để có được tiền với cùng thời hạn và các điều kiện tín dụng, và được tính bằng cùng một đồng tiền của tín dụng xuất khẩu), hoặc các cơ sở đó trả cho toàn bộ hay một phần chi phí phát sinh với nhà xuất khẩu hay với thể chế tài chính để có được tín dụng, trong chừng mực các khoản tín dụng đó được sử dụng để bảo đảm dành cho nhà xuất khẩu những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu. Tuy nhiên, với điều kiện là nếu một Thành viên có tham gia một liên kết quốc tế về tín dụng xuất khẩu mà, tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1979, ít nhất mười hai Thành viên sáng lập của Hiệp định này là thành viên của liên kết đó (hay một hình thức kế tục của nó được các Thành viên sáng lập thông qua), hoặc trong thực 14 hành một Thành viên áp dụng các quy định về lãi xuất của liên kết đó, thực hành tín dụng xuất khẩu phù hợp với các quy định đó sẽ không bị coi là trợ cấp xuất khẩu thuộc diện cấm theo Hiệp định này. (l) Bất kỳ khoản thu nào từ ngân sách nhà nước tạo thành trợ cấp theo nội dung quy định tại Điều XVI GATT 1994. 1.6.2. Hiệp định AoA Điều 9: Cam kết về trợ cấp xuất khẩu 1.Các trợ cấp xuất khẩu sau đây là đối tượng cam kết cắt giảm theo Hiệp định này: (a) trợ cấp trực tiếp của chính phủ hoặc các cơ quan chính phủ, kể cả trợ cấp bằng hiện vật, cho một hãng, một ngành, cho các nhà sản xuất sản, phẩm nông nghiệp cho một hợp tác xã hoặc hiệp hội của các nhà sản xuất , hoặc cho một cơ quan tiếp thị, tuỳ thuộc vào việc thực hiện xuất khẩu; (b) việc bán hoặc thanh lý xuất khẩu của chính phủ hoặc các cơ quan chính phủ dự trữ sản phẩm phi thương mại với giá thấp hơn giá so sánh của sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa; (c) các khoản thanh toán xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn do chính phủ thực hiện, dù có tính vào tài khoản công hay không, kể cả các khoản thanh toán lấy từ khoản thu thuế từ sản phẩm nông nghiệp có liên quan hoặc từ sản phẩm xuất khẩu được làm ra; (d) trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp thị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp (ngoài các trợ cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu và dịch vụ tư vấn ), bao gồm chi phí vận chuyển, nâng phẩm cấp và các chi phí chế biến khác, và chi phí vận tải quốc tế và cước phí; (e) phí vận tải nội địa và cước phí của các chuyến hàng xuất khẩu, do chính phủ cung cấp hoặc uỷ quyền, với điều kiện thuận lợi hơn so với các chuyến hàng nội địa;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan