Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Giáo dục hướng nghiệp Tổng hợp đề thi học kì 1 môn tiếng việt lớp 2 năm 2017 2018...

Tài liệu Tổng hợp đề thi học kì 1 môn tiếng việt lớp 2 năm 2017 2018

.PDF
57
851
60

Mô tả:

TỔNG HỢP ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 NĂM 2017-2018 1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học An Tường 1. 2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Chiềng Đông A. 3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Hoài Tân. 4. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm. 5. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Lương Tài. 6. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Minh Thuận. 7. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Mỹ Thành. 8. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến. 9. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé. 10. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. 11. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Tả Van. 12. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. 13. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Vĩnh Ninh. 14. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017-2018 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Trường Tiểu học An Tường 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - LỚP 2 NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: TIẾNG VIỆT THỜI GIAN: 40 PHÚT Họ và tên: ……..…………………………………………. Lớp:………… Điểm Nhận xét của thầy cô ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………..... Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): * Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. - Sáng kiến của bé Hà (HDHTV2.Tập 1B - Tr.4 ). - Bà cháu (HDHTV2.Tập 1B - Tr.17 ). - Sự tích cây vú sữa (HDHTV2.Tập 1B - Tr.30 ). - Bông hoa Niềm Vui (HDHTV2.Tập 1B - Tr.44 ). - Câu chuyện bó đũa (HDHTV2.Tập 1B - Tr.57 ). - Hai anh em (HDHTV2.Tập 1B - Tr.70 ). - Con chó nhà hàng xóm (HDHTV2.Tập 1B - Tr.84). * Thời lượng: Khoảng 40 tiếng/ phút. 2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút Người mẹ hiền Giờ ra chơi, Minh thầm thì với Nam : “ Ngoài phố có gánh xiếc. Bọn mình ra xem đi !” Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khoá, trốn ra sao được. Minh bảo : - Tớ biết có một chỗ tường thủng. Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em : “Cậu nào đây ? Trốn học hả ?” Nam vùng vẫy. Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên. Bỗng có tiếng cô giáo : - Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp. Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi : - Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ? Hai em cùng đáp : - Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô. Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài. Theo Nguyễn Văn Thịnh 1. Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Trốn học, đi bắt châu chấu. B. Trốn học, ra phố xem xiếc. C. Đi dạo quanh sân trường. 2. Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Cô nói chuyện với bác bảo vệ, đỡ Nam ngồi dậy, phủi đất cát trên người em và đưa em về lớp. B. Cô mắng Nam. C. Cô giáo để mặc Nam cho bác bảo vệ giữ lại. 3. Cô giáo làm gì khi Nam khóc? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Cô vỗ vai Nam an ủi. B. Cô ôm Nam an ủi. C. Cô xoa đầu Nam an ủi. 4. Người mẹ hiền trong bài là ai? Viết câu trả lời của em: ……………………………………………………………………………………. 5. Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ hoạt động? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Minh. B. Cô giáo. C. Trốn. 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu văn sau: Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy. ……………………………………………………………………………………… 7. Từ trái nghĩa với “khóc” là … 8. Em hãy đặt 1 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) – là gì? để nói về học sinh. ………………………………………………………………………………………… …………………………………… Phần II: Kiểm tra viết (10 điểm): 1. Chính tả (nghe - viết) (15 phút) Đoạn 1 bài: “ Bông hoa Niềm Vui” (Từ Mới sáng tinh mơ…đến cơn đau.) ( HDH Tiếng Việt 2/ Tập 1B/ Tr.44): 2. Tập làm văn (25 phút) Viết một đoạn văn ngắn kể về một người thân của em. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM: Phần I: (10 đ) 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đọc hiểu (6 điểm): Câu 1: B. Trốn học, ra phố xem xiếc. (0,5 điểm) Câu 2: A. Cô nói chuyện với bác bảo vệ, đỡ Nam ngồi dậy, phủi đất cát trên người em và đưa em về lớp. (0,5 điểm) Câu 3: C. Cô xoa đầu Nam an ủi. (0,5 điểm) Câu 4: Người mẹ hiền trong bài là cô giáo. (1 điểm) Câu 5: C. Trốn. (0,5 điểm) Câu 6: Ai nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy? (1 điểm) Câu 7: cười (1 điểm) Câu 8: VD: Bạn Lan là học sinh giỏi (1 điểm) Phần II: (10đ) 1. Chính tả: 4 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm 2. Tập làm văn: 6 điểm - Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. - Kỹ năng (3 điểm): + Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm. + Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 NĂM 2017-2018 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG ĐÔNG A I. KIỂM TRA KỸ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 2. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian 15 – 20 phút): Đọc thầm bài: “Hai anh em” ( Sách TV2 Tập 1 – Tr 119) và làm bài tập: Tìm và viết lại ý trả lời em cho là đúng trong mỗi câu hỏi sau vào chỗ … Câu 1: Hai anh em chia lúa như thế nào? 1. Phần em nhiều hơn. b. Phần anh nhiều hơn. c. Chia thành hai phần bằng nhau. d. Chia thành bốn phần bằng nhau. Ý trả lời đúng là: ………………………………………………………….. Câu 2: Đêm đến hai anh em ra đồng làm gì? a.Cho thêm lúa sang phần của nhau. b. Lấy lúa của phần người kia. c. Gộp chung lúa cả hai phần lại. d. Cả ba ý trên đều đúng. Ý trả lời đúng là: ………………………………………………………….. Câu 3. Điền đúng sai vào câu trả lời sau mỗi người cho thế nào là công bằng? Câu 4 : Nội dung chính của bài “Hai anh em” nói lên điều gì? a. Ca ngợi tình anh em. b. Ca ngợi người em. c. Ca ngợi người anh. d. Nói về sự đoàn kết . Ý trả lời đúng là: …………………………………………………………... Câu 5: Câu nào nói về tình cảm gia đình? a) Chăm chỉ, sạch sẽ, ngoan ngoãn. b) Yêu thương, chăm sóc, đùm bọc. c) Kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại. d. Sạch sẽ, chăm sóc, đùm bọc. Ý trả lời đúng là: ……………………………………………………… Câu 6: Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ cùng nghĩa. a. Chăm chỉ – siêng năng b. Chăm chỉ – ngoan ngoãn c. Thầy yêu – bạn mến d. Ngoan ngoãn - bạn mến. Ý trả lời đúng là: ………………………………………………………….. Câu 7. Từ chỉ hoạt động trong câu: "Hai anh em cày chung một đám ruộng". a. chung. b. cày. c. đám. d. ruộng. Ý trả lời đúng là: ………………………………………………………….. Câu 8: Trong câu “Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng” Cụm từ: “cùng ra đồng ” Trả lời cho câu hỏi nào? a. Là gì? b. Thế nào? c. Làm gì? d. Tất cả các ý trên. Ý trả lời đúng là: ………………………………………………………… Câu 9: a. Tìm và viết vào chỗ ….. từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Trắng / …….. Nhanh /…………… Vui /……….. b. Em điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau để có cách nói giống câu: “Đống lúa không biết nói” Đống lúa …… biết nói ………….! II. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài): 1. Chính tả (nghe - viết) (khoảng 15 phút) Viết bài: Hai anh em (Sách TV2 – Tập 1- Trang 119) Viết đoạn: “Cho đến một đêm…..ôm chầm lấy nhau”. */ Bài tập: Điền vào chỗ trống: r, d hay gi con ….. án; …. án giấy ….. ành dụm tranh ….ành 2. Viết đoạn, bài (khoảng 20 phút) Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (Từ 3 đến 5 câu) kể về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình theo các gợi ý sau: 1. Gia đình em kể là ai ? 2. Những người trong gia đình em làm nghề gì ? 3. Những công việc cụ thể mà những người trong gia đình em thường làm ? 4. Ước mơ sau này của em ? ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 NĂM 2017-2018 TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀI TÂN A. Đọc Hiểu Học sinh đọc thầm bài Tập đọc sau từ 10--> 12 phút sau đó làm các bài tập bên dưới Con búp bê vải Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một thứ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố bán đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu : - Cháu mua búp bê cho cụ đi! Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai mắt được chấm mực không đều nhau: - Mẹ mua con búp bê này đi! Trên đường về, mẹ hỏi Thủy: - Sao con lại mua con búp bê này? Thủy cười: - Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà. Con mua búp bê cho bà vui. Theo Vũ Nhật Chương Câu 1:Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? ( 0,5đ) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng : A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi. B. Để Thủy được chọn mua búp bê vải. C. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất. D. Để Thủy được chọn mua món quà em thích nhất. Câu 2: Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? ( 0,5đ) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng : A. Vì Thủy hoa mắt, chóng mặt, không muốn chọn gì. B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt, thứ gì Thủy cũng thích. C. Vì nhiều đồ chơi nhưng Thủy chưa thích thứ gì. D. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp. Câu 3: Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? ( 0,5đ) Em hãy viết lại câu văn nói về đặc điểm của món quà Thủy đã chọn mua. Câu 4: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? ( 0,5đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào mỗi ô trống sau: Vì đó là món quà đẹp nhất. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. Vì em thấy con búp bê đó có vẻ đẹp khác lạ. Vì con búp bê đó làm bằng vải. Câu 5: Qua câu chuyện, em thấy Thủy là một cô bé có tính tình như thế nào? ( 0,5đ) Câu 6: Em hãy viết một câu nói về bạn Thủy. ( 0,5đ) Câu 7: Em học tập được điều gì ở bạn Thủy qua câu chuyện này? ( 1đ) Câu 8: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để thành từng cặp từ trái nghĩa. ( 0,5đ) ( cao, trắng, ít, khen) đen / ....................... nhiều / .................... chê / ......................... thấp / ....................... Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân trong câu sau: ( 0,5đ) Thủy mua con búp bê vải để bà cụ vui. Câu 10: Điền dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu sau: ( 1đ) a. Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. b. Vân thật xứng đáng là con ngoan trò giỏi. B. Kiểm tra viết Giáo viên viết đề bài lên bảng rồi đọc đoạn chính tả sau cho học sinh viết vào giấy có kẻ ô li. Quả sồi Nằm dưới mặt đất ẩm thấp, quả sồi ngước nhìn những cành cao trên cây sồi già và ao ước được nằm trên đó để tắm nắng, ngắm sông, ngắm núi. Thế rồi, quả sồi nhờ cây sồi đưa nó lên cành cao. Cây sồi bảo: - Hãy tự mọc rễ nhanh lên, rồi cháu sẽ trở thành một cây cao như bác. C. Tập làm văn Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 6 câu) nói về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em. HỌ TÊN : ............................................ KTĐK CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2 KIỂM TRA (ĐỌC THẦM) LỚP : Hai /……. TRƯỜNG : LÊ THỊ HỒNG GẤM GIÁM THỊ SỐ THỨ TỰ ............................................................................................................................................................ ĐIỂM NHẬN XÉT SỐ THỨ TỰ ….…………………………………………………………………………. ….…………………………………………………………………………. Bài đọc : NGƯỜI BẠN MỚI Cả lớp đang ngồi học, bỗng một phụ nữ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: - Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học. - Mời bác đưa em vào. - Thầy giáo nói. Bà mẹ bước ra dẫn bé gái vào. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng về phía cô bé nhỏ xíu - em bị gù. Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để bạn cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu - các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu: - Mơ là học sinh mới của lớp ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Cả tám bạn ngồi bàn đầu đều giơ tay: - Em nhường chỗ cho bạn. Mơ ngồi vào bàn và nhìn các bạn mới với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. (Theo XU-KHÔM-LIN-XKI) THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH , SẼ RỌC ĐI MẤT ........../ 4đ II. ĐỌC THẦM (25phút) Em đọc thầm bài “Người bạn mới” rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4): ..... /0.5 đ 1/ Người bạn mới (Mơ) có đặc điểm gì? a. Bạn nhỏ xíu, lưng bị gù. b. Bạn cao lớn nhưng nhút nhát.. c. Bạn rất nhát, mẹ dắt mới vào lớp. ..... / 0.5đ 2/ Các bạn làm gì khi thầy giáo yêu cầu nhường chỗ ở bàn đầu cho Mơ? a. Cả lớp ai cũng xin nhường chỗ. b. Bạn học sinh bé nhất xin nhường chỗ. c. Tám bạn ngồi bàn đầu xin nhường chỗ. ..... / 0.5đ 3/ Vì sao Mơ nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy? a. Vì Mơ thấy bạn nào cũng thân thiện với mình. b. Vì Mơ thấy có mẹ của mình đứng bên cạnh.. c. Vì Mơ rất dịu dàng. ..... / 0.5đ 4/ Câu nào dưới đây viết theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào? a. Mơ bé nhỏ nhất lớp. b. Mơ là bạn học sinh mới. c. Các bạn tươi cười đón Mơ. ..... / 0.5đ 5/ Trả lời câu hỏi : Nếu lớp em có bạn mới chuyển đến thì ngoài việc nhường chỗ ngồi, em cần làm gì để giúp đỡ bạn? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ..... / 0.5đ 6/ Tìm các từ chỉ hoạt động có trong câu sau: “Mơ ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.” Từ chỉ hoạt động:………………………………………………………………... ..... / 0.5đ 7/ Điền dấu câu thích hợp vào ô trống mỗi câu sau. Ai đã nhường chỗ cho bạn Mơ .... / 0.5đ 8/ Đặt câu theo mẫu Ai là gì? nói về một bạn trong lớp em. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… HỌ TÊN : ........................................ KTĐK CUỐI HỌC KÌ I– NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT) - LỚP 2 Thời gian: 40 phút LỚP : Hai / …… TRƯỜNG : LÊ THỊ HỒNG GẤM GIÁM THỊ SỐ THỨ TỰ ..................................................................................................................................................................... ĐIỂM NHẬN XÉT SỐ THỨ TỰ …………………………………………….………..…………………… …………………………………………………………………………… ........../ 5đ I/ CHÍNH TẢ (5đ): Nghe – Viết (15 phút) Bài: Bé Hoa (Sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 121) (Học sinh viết tựa bài và đoạn: “Em Nụ ……bố nhé!”) Hướng dẫn chấm chính tả - Sai 1 lỗi trừ 0.5 điểm . - Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ trừ toàn bài 1 điểm. THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH , SẼ RỌC ĐI MẤT ........../ 5đ II. TẬP LÀM VĂN : (25 phút) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 – 4 câu) kể về một người thân trong gia đình của em. Câu hỏi gợi ý : 1/ Người em muốn kể là ai ? 2/ Người đó có hình dáng, tính tình như thế nào ? 3/ Thường ngày, người đó hay làm những công việc gì? 4/ Tình cảm của người đó đối với em ra sao? 5/ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ? Lưu ý: HS có thể viết theo cảm nhận riêng của bản thân, không cần theo gợi ý. Bài làm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan