Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức trò chơi địa lí tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh...

Tài liệu Tổ chức trò chơi địa lí tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh

.DOC
16
11116
57

Mô tả:

-11.Tên đề tài : TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỊA LÍ TẠO NIỀM ĐAM MÊ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH 2. Âàût váún âãö 2.1 Lý do chọn đề tài Trong quá trình giảng dạy các phân môn thuộc chuyên ngành xã hội, khi nói đến văn thì ngôn ngữ mượt mà, êm dịu, dễ đi vào lòng người, hay có sự lô - gích như sử. Còn nói đến Địa thì sao? Theo quan điểm nhìn nhận thực tế của học sinh và của mọi người thì đây là một môn học tuy thuộc lĩnh vực xã hội song lại mang lưỡng tính tự nhiên nhiều hơn. Đa phần có hàm lượng kiến thức khá trừu tượng, khó hiểu. Trông nó có vẻ “khô” quá. Học sinh phần lớn ít có hứng thú học môn này hơn so với văn, sử. Từ năm 2002 -> 2003, thực hiện việc thay đổi chương trình và SGK Địa Lý mới của bộ giáo dục đào tạo đối với bậc THCS, đã đưa ra những định hướng thay đổi phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Trước những mục tiêu đề ra đó, cùng với việc nhiều năm liền được phân công giảng dạy môn địa lý lớp 7. Bản thân suy nghĩ phải đổi mới các phương pháp và tổ chức các hoạt động dạy học mới theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh như thế nào để các em dễ dàng lĩnh hội kiến thức của bài học, tự các em không còn thấy tính chất “khô” của phân môn nữa, mà cảm thấy hứng thú ham học ở môn này. Nhằm kích cầu học tập của học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy, với phương châm ”học mà vui” và “vui mà học”, đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài này“Tổ chức trò chơi địa lí tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh ”. 2.2 Thực trạng 1. Về phía giáo viên: *Ưu điểm: -Trong soạn giảng có hướng đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức như đặt câu hỏi có vấn đề, đưa ra những tình huống để học sinh giải quyết, xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy trí lực học sinh .... -Trong quá trình dạy học đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh, ảnh, bản đồ, la bàn, mô hình... và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp vào giảng dạy... -*Hạn Chế: -Việc vận dụng đổi mới phương pháp vào các tiết dạy chưa linh hoạt, sinh động, hấp dẫn, chưa tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Lối dạy truyền thụ một chiều tuy có giảm nhưng vẫn còn. Học sinh lắng nghe, ghi nhớ, ghi chép và chủ yếu nhắc lại những điều mà giáo viên đã truyền đạt, chưa phát huy năng lực độc lập suy nghĩ, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tìn tòi, khám phá những điều biết mới mẻ qua mỗi tiết học. - Một số tiết giáo viên chỉ nêu vài ba câu cho học sinh khá giỏi trả lời chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia các hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự -2ti về năng lực của mình và các em thấy chán môn học.Chính vì thế bản thân mong muốn trong mỗi tiết học ,học sinh cảm thấy thoải mái , ham học ,ham tim tòi khám phá , thích môn học và giáo viên cũng ngày càng có nhiều phương pháp, nhiều sáng kiến hơn nên bên cạnh cung cấp kiến thức cho học sinh cũng mong lồng ghép vào đó những trò chơi để giúp học sinh có thể ham thích môn học nhiều hơn. 2. Về phía học sinh: *Ưu điểm: -Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà. -Qua học tập học sinh đã hoạt động tích cực để trả lời câu hỏi tìm ra kiến thức mới. -Học sinh biết tự mình trả lời câu hỏi trước lớp mà không cần đến giáo viên phải hướng dẫn và giảng bài. -Đa số học sinh đều tích cực thảo luận và đưa ra hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. *Hạn chế: -Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp thiếu tập trung suy nghĩ nên việc ghi nhớ các kiến thức ,địa danh , hiện tượng, còn nhiều hạn chế -Nhiều câu hỏi quá khó hoặc chưa sát với đối tượng học sinh , không kích thích phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh . -Một số học sinh chưa xác định được nhu cầu học tập bộ môn địa lí , do đó học mang tính đối phó, chưa hứng thú, chưa nỗ lực phấn đấu vươn lên khá, giỏi thông qua việc đọc thêm tài liệu, tìm hiểu, khám phá mở rộng, đào sâu bài học. -Học sinh chưa nắm chắc kiến thức, còn nhiều chỗ hổng; kĩ năng vận dụng chậm, phương pháp học tập bộ môn chưa tốt. Kiến thức về thực tế cuộc sống của các em còn nghèo nàn. 2.3 Giới hạn đề tài : Dành cho các tiết dạy Địa lí 7 3/ Cở sở lý luận: - Thực ra ai cũng hiểu rõ giá trị của sự hứng thú trong quá trình nhận thức. Và theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo luật giáo dục (1998) có đề cập đến vấn đề là: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động ” - Một khi các em đã có hứng thú ,có niềm vui sẽ tạo cho các em tâm thế -Mỗi ngày đến trường là một ngày vui .Do đó việc tổ chức trò chơi địa lý cho học sinh ở lớp như những câu đố, đi tìm ô chữ, ... vv là những hình thức phong phú hổ trợ tích cực cho học tập của học sinh. Nó gợi cho các em “óc tò mò” ham khám phá, ham hiểu biết, kích thích sự chủ động sáng tạo và giúp các em học tập tốt hơn. 4/ Cơ sở thực tiễn: -3Như đã nói, do tính chất của bộ môn này nên trong thực tế nhiều em lười biếng học, ít chú ý nghe giảng bài, thụ động trong giờ học, tư duy kém, chất lượng học tập do đó phần nào bị giảm sút. Đúng là trên thực tế có một số đồng nghiệp bộ môn đã tổ chức hình thức trò chơi này ở lớp học nhưng thường thì không liên tục, làm nửa chừng hoặc có thể câu đố đưa ra chưa có tính thuyết phục, chưa gợi óc tò mò, ham hiểu biết của học sinh, hoặc chỉ tổ chức vào những tiết thao giảng dự giờ không gây được phấn khích thường xuyên đối với các em. Môn Địa lý trong nhà trường có đối tượng, nội dung khá phong phú để có thể biên soạn, tổ chức trò chơi mà trong khi đó trò chơi trong học tập nếu được chuẩn bị một cách chu đáo sẽ có tác dụng mở rộng đào sâu kiến thức trong mỗi bài, mỗi chương trong sách giáo khoa. Hơn thế nữa, nếu sử dụng một cách có hệ thống với các hình thức phong phú và dựa trên một nội dung khoa học, trò chơi trong bộ môn sẽ gây hứng thú cho học sinh, đưa đến việc ham muốn mở rộng hiểu biết, sưu tầm khám phá và đọc thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Bản thân qua việc áp dụng đề tài mang tính khả thi đã đem lại hiệu quả đáng kể . 5/ Nội dung nghiên cứu. Để trò chơi tiến hành có kết quả mong muốn thì cần có sự kết hợp đồng bộ giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên là khách thể nhưng trực tiếp chỉ đạo điều hành cuộc chơi, học sinh là chủ thể tham dự trực tiếp trò chơi. Vì vậy : 5.1.Một số yêu cầu để thực hiện tiết dạy có trò chơi Địa lí 5.1.1 Về phía giáo viên. 1.Chuẩn bị biên soạn: Nội dung trò chơi, hình thức chơi và cụ thể trò chơi nào v.v... sao cho phù hợp với hàm lượng kiến thức cần chuyển tải trong khâu bài dạy. Đây là bước mở đầu hết sức quan trọng để đi đến thành công hay không. Như vậy ngoài việc giảng dạy truyền đạt kiến thức giáo viên còn là chủ biên tập tốt, gồm: a/ Chuẩn bị một số phương tiện đồ dùng cần thiết thích hợp cho trò chơi như: - Các mảnh bản đồ cắt rời (bản đồ trống, tự nhiên kinh tế, tổng hợp hoặc từng yếu tố ) và ghi sẵn các câu hỏi nêu dưới hoặc bên trên để học sinh trả lời đã đề ra nhằm củng cố các khái niệm địa lý. - Các phiếu có ghi sẵn các câu hỏi và hình vẽ mang nội dung kiến thức bản đồ, biểu đồ, khí hậu, thời tiết v.v... - Các phiếu có ghi sẵn nội dung mô tả các sự vật hiện tượng địa lý nhưng không định rõ câu trả lời về đối tượng đó (mô tả đủ điều kiện tự nhiên, dân cư hoặc kinh tế v.v...) của một vùng nhưng không biết tên và địa điểm. - Các lược đồ và đồ thị vẽ sẵn. - Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đồ thị. - Bảng phụ v.v... b/ Chuẩn bị các hình thức trò chơi. - Hình thức giải đố, đặt câu đố, bài đố. -4-Ví dụ : Hãy kể tên các con sông lớn ở mỗi châu lục mà em biết? Hình thức này bao gồm các câu đố, các trò chơi (chơi ghép, nhận dạng, địa hình các sông, đảo, hồ, nước, hình ảnh các cảnh quan v.v..), tìm yếu tố đúng, yếu tố sai trên bàn đồ, có thể cho học sinh viết những đoạn văn mô tả về nội dung địa lý - Hình thức trình bày kiến thức: Người chơi bốc thăm và trình bày hiểu biết của mình theo yêu cầu đặt ra của thăm. Ví dụ : Môi trường xích đạo ẩm có những khó khăn thuân lợi gì đối với sản xuất nông nghiệp? Các câu hỏi nêu ra đòi hỏi người trả lời phải có kiến thức tổng hợp về một vấn đề gì đó thuộc lĩnh vực địa lý. Các cuộc toạ đàm “Hội thảo khoa học” của các nhà địa lý học trẻ tuổi cũng thuộc hình thức này. - Hình thức sưu tầm theo chuyên đề ( kể cả các hình thức mang tính văn học) Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ mang màu sắc địa lý - thiên văn, sưu tầm thơ ca, bài hát, truyện vui trích đoạn từ tác phẩm văn học. Giáo viên cho học sinh viết sổ tay địa lý để ghi lại các số liệu và các sự kiện mà các em đã sưu tầm và điều tra được,viết báo tường địa lý để trao đổi kinh nghiệm hoặc đố nhau những câu hỏi lý thú về dịa lý, viết địa lý địa phương để ghi lại những điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của quê hương mình mà các em đã hiểu. - Hình thức tham quan du lịch. 5.1.2: Về phía học sinh. a/ Chuẩn bị ở nhà. Đây chính là các thành viên tham gia trực tiếp cuộc chơi. Nếu các em chuẩn bị ở nhà chu đáo thì cuộc chơi diễn ra thuận lợi có hiệu quả. Một khi đã trở thành thói quen, thì việc chuẩn bị ở nhà giáo viên không cần nhắc nhở vì bản thân các em đã ham thích, vì mình cần chiến thắng, gồm các việc sau: - Nắm bắt nội dung kiến thức một cách kỹ càng. - Nắm bắt kiến thức sắp và sẽ học đến ( hoặc rộng hơn nữa) - Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, tài liệu v.v... có liên quan đến kiến thức mình học. b/ Ở lớp: các em cần : - Mạnh dạn và ham thích chơi trò chơi. - Nhanh nhẹn chớp lấy cơ hội. - Trả lời nhanh gọn, xúc tích 5.2 Một số trò chơi được thực hiện trong tiết dạy Địa lí như sau : 5.2.1 Photocopy hoặc cắt rời bản đồ với kích cỡ tùy thuộc vào mục đích dạy học -5- *Mục đích : Thông qua trò chơi này học sinh có thể rèn luyện được nhiều kĩ năng như : quan sát lược đồ , vẽ lược đồ , qua đó học sinh có thể chủ động , tìm tòi sáng tạo khám phá các châu lục trên thế giới , việc các em tự mình cắt dán bản đồ sẽ giúp các em nhớ lâu hơn những kiến thức mà cá em đựơc học . *Yêu cầu Giáo viên phải chuẩn bị sẵn một lược đồ đã photo một phần nào trong lược đồ,hoặc bút để có thể thêm nhứng đối tượng địa lí , như hình dạng một quốc gia , một đảo hay bán đảo ,một con sông nào đó ….vv Học sinh phải chuẩn bị bút viết ,bút màu , kéo để cắt dán kí hiệu và những đối tượng địa lí cần thiết Ví dụ 1 : Khi dạy bài 34 Thực hành SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI Khi làm bài tập 1: Tên các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD .Các quốc gia này chủ yếu nằm ở khu vực nào của Châu Phi ? Tên các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD .Các quốc gia này chủ yếu nằm ở khu vực nào của Châu Phi ? Gíao viên chuẩn bị sẵn lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước Châu Phi (năm 2000).Photo sẵn lược đồ . Sau đó gọi học sinh lên tiến hành cắt lược đồ ra thành ba khu vực Bắc Phi , Trung Phi , Nam Phi .Sau đó cho học sinh đem xuống lớp cùng chia ra 3 nhóm cùng hoạt động .Học sinh sẽ dựa vào thang màu sẽ ghi ra quốc gia nào có thu nhập trên 1000 và dưới 200 USD .Sau đó cả 3 nhóm sẽ tiến hành hoạt động .Khi thời gian đã hết gíao viên gọi học sinh lên bảng điền tên các nước có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 và dưới 200 USD của từng khu vực ở Châu Phi . Ví dụ 2: Khi dạy bài Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tt))Khi dạy phần công nghiệp .Giáo viên có thể dùng lược đồ trống Trung và Nam Mĩ sau đó cho học sinh cắt dán các ngành công nghiệp có kí hiệu như ngành đóng tàu, luyện kim đen , hóa chất ,lọc dầu ,dệt , sản xuất ôtô bằng giấy màu đủ màu sắc khác nhau .…… Sau đó dán lên lược đồ trống ,hoặc có thể gọi học sinh lên bảng vẽ các ngành bằng các kí hiệu vào lược đồ .Làm như vậy học sinh sẽ nhớ lâu hơn , vừa chơi vừa học các kí hiệu của các ngành công nghiệp , kích thích sự ham học môn địa lí 52.2 Ai là người đi du lịch nhiều nước trên thế giới *Mục đích: Qua trò chơi này , một lần nữa tôi muốn tạo cho học sinh không khí thoải mái , sôi nổi như là đang đi du lịch ,tham quan ngoài trời ..để các em không cảm thấy mệt mỏi , chán học môn Địa lí , không còn cảm thấy khô và cứng nhắc nữa . *Yêu cầu : -6- Giáo viên hoặc một học sinh nêu tên một châu lục ( Châu Mỹ, Châu Âu, Phi V.V..) học sinh ghi tên một số quốc gia, mà các em nhớ. - Giáo viên nêu tên một quốc gia, học sinh ghi tên một thủ đô, núi, cao nguyên, sông ngòi , khoáng sản, sản phẩm công nghiệp, nông sản, các đới khí hậu chủ yếu mà các em biết (ví dụ: Hoa kỳ, thủ đô: Oa- sinh-tơn v.v... Cu Ba: sản phẩm nông nghiệp : Mía ). Giáo viên có thể tổ chức kiểm tra viết cho cả lớp, thi xem em nào nhớ được nhiều nhất. Giáo viên nhận xét và cho điểm. *Ví dụ : Khi dạy bài Ôn Tập Châu Mĩ Trong bài này chủ yếu hệ thống lại kiến thức đã học về Châu Mĩ nên giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vừa học vừa chơi .Cụ thể như sau Khi ôn đến phần khu vực Trung và Nam Mĩ ,giáo viên tiến hành cho học sinh trò chơi nêu tên và thủ đô của các nước khu vực Trung và Nam Mĩ , và nêu thêm về những nét văn hóa ,phong tục tập quán ., lễ hội của các quốc gia đó . Ví dụ : Gíao viên nêu tên nước Braxin ,học sinh sẽ ghi tên thủ đô Brasilia ,một học sinh khác ghi có nền văn hóa latinh độc đáo ,tiếp tục một học sinh khác ghi có lế hội carnival , đội bóng đá Braxin hùng mạnh vvv… Nói chung trong bài này giáo viên có thể tổ chức nhều trò chơi hơn nữa , thông qua trò chơi này học sinh sẽ nhớ nhiều địa danh hơn nữa ,không những địa danh mà nhiều nét văn hóa , lễ hội , phong tục tập quán của nhiều quốc gia hơn . Ví dụ 2: Cũng bài ôn tập Châu Mĩ giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh hơn ! Gíao viên phân lớp học ra làm 2 dãy A và B .Lần lượt cho thời gian 5 phút ,dãy nào lên bảng ghi nhiều tên các quốc gia ở Châu Mĩ bao gồm( Bắc Mĩ và Trung Nam Mĩ) nhất thì đội đó sẽ chiến thắng . 52.3 Trò chơi sắp xếp ô chữ *Mục đích Trò chơi ô chữ tăng sự hứng thú học tập cho học sinh mà không làm mất nhiều thời gian của tiết học Ví dụ như hãy điền tên 5 nước Châu Mĩ vào ô trống sau: Đáp án 1 C Cu ba 2 H Chi lê 3  4 U Pê ru 5 M Colômbia 6 Ĩ Mĩ -752.4 Trò chơi hái hoa dân chủ *Mục đích : : Cñng cè kiÕn thøc vÒ Châu Mĩ *Yêu cầu Chuẩn bị : C©y c¶nh víi nhiÒu b«ng hoa, mçi b«nng hoa lµ 1 c©u hái. - C¸ch tiÕn hµnh: C¸c ®éi lÇn lưît lùa chän nh÷ng b«ng hoa trªn c©y, mçi c©u tr¶ lêi ®óng trªn mçi c©u hái ë 1 b«ng hoa ghi ®îc 10 ®iÓm. Nªu ®éi nµo lùa chän ®ưîc b«ng hoa may m¾n kh«ng cÇn tr¶ lêi còng ghi ®îc 10 ®iÓm. KÕt thóc trß ch¬i ®éi nµo ghi ®îc nhiÒu ®iÓm ®éi ®ã th¾ng cuéc. Ví dụ cụ thể trong bài ôn tập Châu Mĩ Câu hỏi 1: Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu nào ? (nửa cầu tây ) Câu hỏi 2 : Hệ thống cocdie Bắc Mĩ cao trung bình bao nhiêu m? (3000-4000m) Câu hỏi 3: (Bông hoa may mắn ) Câu hỏi 4: Dân số Bắc Mĩ (415,1tr người ) Câu hỏi 5: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ gồm nhũng nước nào tham gia ?(Hoa kì ,Mehico,canada) Câu hỏi 6:Eo đất Trug Mĩ và Quần đảo ĂngTi nằm trong môi trường nào ?(nhiệt đới ) Câu hỏi 7: Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người nào ?(Người lai) Câu hỏi 8: Bông hoa may mắn Câu hỏi 9: Đất nước ởTrung và Nam Mĩ phát triển ngành đánh cá biển ? (Peru) Câu hỏi 10:Khối thị trường chung meccoxua thành lập vào năm nào ?(1991) *53.1 Vạch định thời gian vận dụng trò chơi: - Trong tiết dạy có thể sử dụng hình thức trò chơi cụ thể mà đã chọn trong khâu kiểm tra bài cũ, bài mới, trong khâu củng cố ôn tập thực hành v.v... Hoặc sử dụng trong các buổi ngoại khóa, du khảo ngoài trời v.v... - Phối hợp với các bộ môn khác có liên quan về nội dung địa lý (Sử, Văn, Sinh) * Tiến hành tổ chức trò chơi tại lớp. - Sau khi đã biên soạn trò chơi xong, giáo viên tiến hành tổ chức chơi. Như vậy giáo viên lại lãnh thêm một chức năng: “ người MC ”, người dẫn chương trình. Dĩ nhiên việc dẫn chương trình có sức lôi cuốn, hấp dẫn, sẽ kích ứng tính hứng thú của học sinh hơn.,kết quả của tiết dạy sẽ tốt hơn. - Tuyên dương, khen thưởng, cho điểm: -8Giáo viên tuyên dương, vỗ tay khen thưởng cho cá nhân, đội dành chiến thắng, giáo viên cho điểm hoặc cộng điểm vào điểm kiểm tra miệng, 15 phút để khích lệ tinh thần học tập của các em. 5.3.2 Về phía học sinh. + Chuẩn bị ở nhà. Đây chính là các thành viên tham gia trực tiếp cuộc chơi. Nếu các em chuẩn bị ở nhà chu đáo thì cuộc chơi diễn ra thuận lợi có hiệu quả. Một khi đã trở thành thói quen, thì việc chuẩn bị ở nhà giáo viên không cần nhắc nhở vì bản thân các em đã ham thích, vì mình cần chiến thắng, gồm các việc sau: - Nắm bắt nội dung kiến thức một cách kỹ càng. - Nắm bắt kiến thức sắp và sẽ học đến ( hoặc rộng hơn nữa) - Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, tài liệu v.v... có liên quan đến kiến thức mình học. +Ở lớp: các em cần : - Mạnh dạn và ham thích chơi trò chơi. - Nhanh nhẹn chớp lấy cơ hội. - Trả lời nhanh gọn, xúc tích ( Kết quả : giáo viên phát hiện được trí thông minh của một số em) * Những nguyên tắc khi biên soạn và tổ chức trò chơi: - Phải phù hợp với trình độ của học sinh. Nội dung mang tính chất kích thích, thách đố, ganh đua. - Phục vụ trực tiếp cho bài giảng, cho chương trình học. - Câu hỏi và trò chơi phải ngắn gọn dễ hiểu. 6. Kết quả nghiên cứu. Qua việc áp dụng trò chơi này ,số lượng học sinh yêu thích môn học đã có cải thiện đáng kể Học sinh khối 7 -135 học sinh Không yêu thích Yêu thích Năm học 2012-2013 85 50 Năm học 2013-2014 15 120 Chất lượng học tập học sinh khối 7 được nâng cao rõ rệt (135 học sinh ) 2012-2013 Gỉoi 22 Khá 25 Trung bình 58 Yếu 30 -92013-2014 30 40 60 5 Học sinh hứng thú môn học đạt đến 98%. - Giáo viên còn phát hiện trí thông minh ở một số em của lớp 7. Kết luận chung: Qua việc trình bày trên đây, thực ra đó chỉ là những kinh nghiệm ban đầu của bản thân. Qua thời gian thực nghiệm tại khối lớp trong việc giảng dạy chương trình và sách giáo khoa mới địa lý 7, tôi nhìn nhận đã đem lại hiệu quả đáng kể. Hình thức này giúp các em dể học dễ nắm kiến thức hơn. Các em càng thêm “động não“, có óc tò mò tìm tòi nghiên cứu hơn về bộ môn mình học. Việc đào sâu và mở rộng kiến thức trong mỗi bài, mỗi chương có tác dụng hơn. Niềm say mê, hứng thú và yêu thích môn học vốn được xem là ”khô” được tăng lên rõ rệt. Rõ là “Học mà vui” thật là điều bổ ích. Tuy đây là hình thức có sức hấp dẫn và lôi cuốn đối với các em, song vẫn có những cái khó của nó vì muốn thực hiện tốt, cần đòi hỏi phải có một quá trình như đã nói ở trên. Trên đây cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của bản thân về “Tổ chức trò chơi địa lý tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh ”, dĩ nhiên sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót của nó. Rất mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. 8. Đề nghị Cần nâng lên và nhân rộng ở tất cả các khối lớp 6.8.9 .Qua đó cũng cần thực hiện mang tính lâu dài hơn , cũng cần tổ chức thêm nhiều trò chơi hơn nữa để lôi cuốn học sinh vào những tiết dạy Địa lí Phổ biến hơn nữa về những đề tài “Trò chơi địa lí ở THCS 9.Phụ lục *Một số trò chơi minh họa - Photocopy hoặc cắt rời bản đồ với kích cở tuỳ thuộc vào mục đích dạy học -Ai là người đi du lịch nhiều nước trên thế giới -Trò chơi hái hoa dân chủ - 10 - Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu phi năm 2000 - 11 - Lược đồ tự nhiên Châu Mĩ - 12 - Lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ - 13 - - 14 10. Tài liệu tham khảo: - Bách khoa tri thức học sinh + Ban biên tập : ( chủ biên tập) Lê Huy Hòa + Nhà xuất bản : Văn Hóa Thông Tin + Năm xuất bản : Quý II năm 2001 - Bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo Viên THCS chu kỳ III (2004->2007) môn địa lý + Tác giả : Phạm Thị Sen + Nhà xuất bản : Nhà xuất bản Giáo dục + Năm xuất bản : Quý IV năm 2005 ( Và các chương trình trò chơi được trình chiếu trên sóng truyền hình ) - 15 11. Mục Lục: 1.Tên đề tài ………………………………………………………..Trang 1 2. Đặt vấn đề .....................................................................................Trang 1 3. Cở sở lý luận .............................................................................Trang 2.3 4.Cơ sở thực tiễn ………………………………………………….Trang 3 5.Nội dung nghiên cứu……………………………………………..Trang 3 5.1Một số yêu cầu để thực hiện tiết dạy có trò chơi Địa lí ………….Trang 4 5.1.1. Về phía giáo viên…………………………………………….Trang 4 5.1.2 .Về phía học sinh …………………………………………… Trang4 5.2Một số trò chơi được thực hiện trong tiết dạy Địa lí ………… Trang 5.6 53.1 Vạch định thời gian vận dụng trò chơi......................................Trang 7 6.Kết quả nghiên cứu.........................................................................Trang 8 7. Kết luận chung...............................................................................Trang 9 8. Đề nghị .......................................................................................Trang 9 9. Phụ lục ...................................................................….Trang 10,11,12,13 10. Tài liệu tham khảo ...................................................................Trang 14 11. Mục lục ...................................................................................Trang 15 Xác nhận của hiệu trưởng : - 16 …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất