Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC VEN SÔNG TIỀN GIANG (ĐOẠN TIẾP GI...

Tài liệu TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC VEN SÔNG TIỀN GIANG (ĐOẠN TIẾP GIÁP THÀNH PHỐ VĨNH LONG

.PDF
21
379
83

Mô tả:

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC VEN SÔNG TIỀN GIANG (ĐOẠN TIẾP GIÁP THÀNH PHỐ VĨNH LONG
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH -------------------NGUYÊN HIỀN GIA BẢO TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC VEN SÔNG TIỀN GIANG (ĐOẠN TIẾP GIÁP THÀNH PHỐ VĨNH LONG) Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 60 58 01 05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.KTS.LÊ VĂN THƯƠNG TP.Hồ Chí Minh 2016 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài: Đoạn sông nghiên cứu là YTTN có vai trò rất lớn trong định hướng tổ chức không gian và cảnh quan các khu vực ven sông. Trong quá trình phát triển của thành phố, tồn tại một số vấn đề: chưa khai thác hiệu quả giá trị của đoạn sông trong tổ chức KTCQ tạo ra hình ảnh đặc trưng cho một thành phố gắn với yếu tố sông nước, chưa khai thác tốt các dãi đất ven sông để tạo các không gian mở và không gian công cộng, ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá và phân tích cảnh quan thành phố để đưa ra được hình thức tổ chức không gian KTCQ khu vực ven bờ sông với đầy đủ chức năng, có chất lượng thẩm mỹ - nghệ thuật phù hợp với cảnh quan đô thị và đời sống người dân thành phố Vĩnh Long. Giữ gìn các cảnh quan hoạt động đặc trưng của người dân và bảo tồn không gian của các công trình văn hoá, tín ngưỡng ven sông. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Giới hạn dọc: Toàn bộ ranh giới hành chính (theo quy hoạch được phê duyệt) của thành phố Vĩnh Long tiếp giáp với sông Tiền Giang và chi lưu của nó là một phần sông Cổ Chiên. Giới hạn ngang: Không gian mặt nước, không gian tiếp giáp bờ sông. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điền giã: Điều tra khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu và hình ảnh hiện trạng của khu vực nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu. 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VEN SÔNG 1.1. Những khái niệm cơ bản Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội hoạ …) nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc cảnh quan ven sông là một khái niệm nhánh của kiến trúc cảnh quan. Những nhân tố chính ảnh hưởng bao gồm: Thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo; Các yêu cầu của không gian KTCQ: Yêu cầu sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu bền vững, yêu cầu kinh tế; Quy luật tổ chức không gian bao gồm: Cơ sở bố cục cảnh quan, tạo hình không và các quy luật bố cục cơ bản. Không gian ven sông là không gian rộng, dài và đa chiều. Là sự phối kết của nhiều dạng không gian khác nhau, cả tự nhiên và nhân tạo. Tổ chức cảnh quan kiến trúc ven sông là sự sắp xếp, bố trí các thành phần yếu tố thiên nhiên và các thành phần yếu tố nhân tạo. 1.2. Nhận xét về tổ chức không gian KTCQ ven sông Singapore và sông Hàn - Seoul - Hàn Quốc Mô hình phát triển đô thị ven sông thành công của hai thành phố Seoul - Hàn Quốc và Singapore, ta thấy rằng yếu tố sinh thái được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu là xây dựng thành công một đô thị sinh thái mà con sông là nhân tố quan trọng. Các công trình kiến trúc 4 được đưa vào cảnh quan ven sông chủ yếu là các công trình phục vụ cộng đồng. Việc giữ gìn và bảo vệ môi trường cho dòng sông được chú trọng nên tạo ra một môi trường hết sức trong lành. 1.3. Nhận xét về tổ chức không gian KTCQ ven bờ sông ở TP Đà Nẵng và TP Huế Mô hỉnh của hai thành phố Huế và Đà Nẵng, ta thấy rằng dòng sông giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập cảnh quan và bản sắc riêng cho mỗi thành phố. Tuy nhiên, thực trạng xen cấy các chức năng thương mại, dịch vụ trên tuyến cảnh quan có tính lịch sử và có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với việc xuất hiện ngày càng nhiều công trình kiến trúc cao tầng là nguy cơ gây tình trạng vượt “ngưỡng sinh thái”. 1.4. Hiện trạng cảnh quan ven bờ sông Tiền Giang (đoạn sông tiếp giáp với thành phố Vĩnh Long) Quá trình đô thị hoá mà đi cùng với nó là ô nhiễm môi trường (môi trường đất , nước, không khí) do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, sự gia tăng các hoạt động xây dựng của thành phố mà đặc biệt là các công trình ven sông đã tác động và biến đổi các yếu tố của cảnh quan đô thị Mặt khác, quy hoạch tổng thể của thành phố đã được phê duyệt từ năm 2004, đến nay đã không còn phù hợp. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc thành phố chưa được xây dựng đã dẫn đến cảnh quan của thành phố nói chung và khu vực đặc thù ven sông nói riêng phát triển theo chiều hướng không thuận lợi và không đáp ứng được những nhu cầu ngày càng phát triển đa dạng của người dân thành phố. Các công trình ven sông chủ yếu là khu ở. Các công trình phục vụ công cộng, quảng trường - công viên, công trình điểm nhấn và 5 cửa ngõ đô thị…là các thành phần quan trọng của hệ thống cảnh quan đô thị chưa được quan tâm nghiên cứu và áp dụng thực tiễn. KTCQ của thành phố cũng đang trong quá trình đô thị hoá, nghĩa là cảnh quan có cấu trúc và chức năng mang tính chuyển tiếp giữa cảnh quan đô thị và cảnh quan nông thôn. Vì vậy, cảnh quan đô thị mang một số đặc trưng của quá trình này là cảnh quan đô thị gồm tập hợp các mảnh rời rạc có bản chất khác nhau. Về mặt tổng thể có thể phân thành 04 mảng cảnh quan chính doc theo trục sông (đoạn tiếp giáp với thành phố Vĩnh Long) là cảnh quan khu đô thị hiện hữu (các khu dân cư, trung tâm thương mại, khu chợ truyền thống, các di tích văn hoá - lịch sử), cảnh quan khu đô thị mới phát triển, cảnh quan khu tiểu thủ công nghiệp truyền thống, cảnh quan các vùng đất canh tác nông nghiệp và thảm thực vật tự nhiên. Các nhà ở thấp tầng có cấu trúc tạm lấn ra sông được bố trí dày đặc ven sông trong khu trung tâm theo tuyến là hình thái chủ yếu của không gian dọc theo dòng sông. 1.4.1. Về giao thông đô thị Sông Tiển Giang (với chi lưu của nó là sông Cổ Chiên) nằm ở phía bắc của thành phố là tuyến đường thuỷ quan trọng của tỉnh Vĩnh Long nói chung và Thành phố nói riêng với các tỉnh khác trong vùng, vừa là giao thông quốc tế với Campuchia, Lào, Thái Lan. Bám theo dọc con sông là tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 1A, đoạn qua thành phố (trục QL80 - QL1A - Phạm Hùng - Lê Thái Tổ - 3 tháng 2 - 14 tháng 9 ) đóng vai trò trục đường chính đô thị, nối liền khu vực trung tâm của thành phố với các khu vực khác của đô thị 1.4.2. Về cây xanh 6 Diện tích cây xanh - thể dục thể thao của thành phố rất thấp, chỉ tiêu trung bình chỉ 0,5 m2/người. Cây xanh có hình thức và chủng loại chưa phù hợp, khoảng cách trồng, phân bố không đồng đều, thời gian trồng không đồng nhất. Số lượng cây cổ thụ rất ít, một số cây trong quá trình chết dần do sâu bệnh và cắt tỉa liên tục vì trồng dưới đường dây điện. Mặt khác, vỉa hẻ có diện tích nhỏ hẹp rất hạn chế cho việc bố trí cây xanh đường phố. 1.4.3. Hiện trạng chức năng Chức năng cấp nước đô thị: Sử dụng nguồn nước mặt của sông Cổ Chiên là nguồn cấp nước chính cho thành phố. Chức năng thoát nước đô thị: Hiện tại hệ thống hạ tầng của thành phố chưa tách riêng được hệ thống thoát nước mưa và nước thải. 1.4.4. Đánh giá chung Không gian KTCQ ven đoạn sông nghiên cứu chưa được tổ chức hợp lý. Không gian ven bờ đa số bị chiếm chỗ bởi các công trình kiến trúc mà đa phần là nhà ở ven sông, các công trình này gây ô nhiễm môi trường, ngăn cản tầm nhìn không tạo được không gian mở cho đô thị về phía bờ sông. Hình thái kiến trúc các công trình chủ yếu thấp tầng và có chiều cao gần bằng nhau nên không tạo được điểm nhấn cho đô thị. Các không gian công cộng phục vụ đời sống người dân chiếm tỉ lệ rất thấp. Thảm thực vật tự nhiên ven bờ chưa được khai thác để vận dụng vào cảnh quan đô thị. Cụ thể như sau: Kiến trúc lớn: ở các dạng: nhà mặt phố, công trình hành chính và hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà bên sông, chợ, công trình tôn giáo và các di tích văn hoá. Không có kiến trúc cao tầng như: khách sạn, cao ốc văn phòng, chung cư … Kiến trúc nhỏ: Không có các dạng kiến trúc nhỏ nằm trong thành 7 phần kiến trúc cảnh quan. Chưa thấy loại hình kiến trúc nhỏ phục vụ cho đời sống như chòi sách báo, chòi nghỉ… Cây xanh - mặt nước: Phần không gian xanh hiện tại được phủ xanh bởi cỏ, thảm thực vật tư nhiên ven sông tại các khu vực mới phát triển và nông nghiệp. Ngoài ra còn có cây xanh trên đường phố và trong công viên nằm trong khu đô thị hiện hữu. Địa hình, mặt đất: Chủ yếu là mặt cỏ và thảm thực vật, vỉa hè dọc đường ven sông và kè sông. Địa hình tương đối bằng phẳng theo địa hình tự nhiên. Thiết bị kỹ thuật môi trường đô thị: Nhiều nhất vẫn là các trạm biến áp, trạm cấp nước, cột điện cao thế. Hiện tại các thiết bị này hình thức xấu và chưa được tổ chức cách ly, gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan chung và gây nguy hiểm cho người đi qua lại. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình: Không có trong hiện trạng không gian cảnh quan khu vực ven sông của đoạn sông nghiên cứu. Màu sắc và ánh sáng: Hiện tại chỉ có chiếu sáng đường đô thị, chủ yếu tập trung tại khu đô thị hiện hữu. Hình thức chiếu sáng cảnh quan duy nhất là cảnh quan cầu Mỹ Thuận, tuy nhiên chỉ hoạt động vào những ngảy cuối tuần. Không gian sinh họat cộng đồng: Quảng trường ở khu trung tâm đô thị là không gian chủ yếu diễn ra các hoạt động giải trí của người dân. Thành phố vẫn còn thiếu các quảng trường có các chức năng và chủ đề khác để tạo hình tượng cho thành phố. Bên cạnh đó, còn có các công viên nhưng quy mô nhỏ, một số cải tạo từ nghĩa trang nên không thu hút được người dân. 8 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ KHU VỰC VEN SÔNG TIỀN GIANG (ĐOẠN TIẾP GIÁP VỚI TP VĨNH LONG) 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.Khí hậu Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất cận xích đạo nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Vĩnh Long khá cao, dao động khoảng trên dưới 270C. Khí hậu Vĩnh Long có sự phân mùa rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô. Chế độ gió tương đối ổn định, Vĩnh Long hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. 2.1.2.Địa hình - Khoáng sản - Đất đai Về địa hình: Vĩnh Long nằm kẹp giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, địa hình của Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam, cao ở 02 ven sông, thấp trũng ở giữa, tạo thành hình lồng máng. Về khoáng sản: Vĩnh Long nghèo tài nguyên khoáng sản, cả về chủng loại lẫn về số lượng. Kết quả thăm dò địa chất cho thấy Vĩnh Long có các loại khoáng sản chủ yếu cho sản xuất vật liệu xây dựng gồm cát sông và đất sét sản xuất gạch ngói Về đất đai: Vĩnh Long có 03 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất nhiễm phèn và nhóm đất cát giồng. 2.1.3.Mặt nước Thành phố Vĩnh Long có hệ thống sông rạch đầy đặc và rất phong phú. Trong đó, sông Tiền Giang và chi lưu của nó là sông Cổ Chiên đóng vai trò là mặt nước rất quan trọng trong giao thông đường thuỷ, nguồn nước tưới cho các vườn cây, là tiềm năng để cải thiện vi khí 9 hậu và là nguồn lực cho việc tạo lập những cảnh quan đa dạng cho thành phố. 2.2. Điều kiện văn hoá - xã hội 2.2.1.Văn hoá và lối sống của người Nam bộ Văn hoá Nam Bộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của người Chăm, người Khmer, người Hoa vào văn hoá Việt trong vùng. Ngoài ra, đề cao tính cộng đồng và hòa nhập với thiên nhiên là một đặc điểm trong lối sống của người dân Nam bộ. 2.2.2.Văn hóa phương Tây và phương Đông trong tổ chức KTCQ Đối với văn hóa phương Tây: Sự lan tỏa của tư tưởng sinh thái học hiện đại trong công tác KTCQ và quy hoạch sử dụng đất ở phương Tây thể hiện ở mục đích của quy hoạch hoặc kiến trúc là tạo lập được một không gian chứa đựng các nơi sống tự nhiên và cung cấp tài nguyên thiên nhiên bền vững nhất cho sinh vật và con người Đối với văn hóa phương Đông: Phong thủy học được coi là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa, phản ánh văn hóa môi trường văn hóa của các nước Á Đông. Tư tưởng nổi bật là “Thiên nhân hợp nhất”, chú trọng tới sự cộng sinh hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Kiến trúc cảnh quan vận dụng các nguyên lý phong thủy khác nhau theo hai trường phái: phái Hình thể và phái Lý khí 2.2.3.Nhu cầu giải trí của người dân Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết cá nhân, mà nếu thiếu nó thì sự phát triển của con người không thể đầy đủ và toàn diện. Sự khác nhau giữa các ngành nghề, giữa các lứa tuổi làm nảy sinh những nhu cầu khác nhau trong việc sử dụng thời gian rảnh và hoạt động nghỉ ngơi giải trí. Các hoạt động nghỉ 10 ngơi – giải trí, theo thời gian có thể chia ra thành ba nhóm: Nhóm nghỉ hàng ngày, nhóm nghỉ hàng tuần và nhóm nghỉ hàng năm. 2.3. KTCQ trên quan điểm về kinh tế - kỹ thuật Thiết kế KTCQ trên quan điểm kinh tế là thỏa mãn các nhu cầu về thiết kế môi trường sống phù hợp với vốn đầu tư của xã hội. Đến năm 2015, Vĩnh Long ưu tiên kêu gọi, thu hút đầu tư gần 6.000 tỷ đồng vào 3 dự án đô thị trọng điểm. Huy động nguồn lực bằng các phương thức như đổi đất lấy hạ tầng, tạo vốn từ các dự án thương mại kết hợp nhà ở để phát triển các khu đô thị mới. Khu vục ven sông đã có những hạ tầng kỹ thuật quan trọng như các tuyến đường cơ giới ven sông (trục quốc lộ 1A - Phạm Hùng - Lê Thái Tổ - 19 tháng 4), hệ thống kè chống sạt lở bờ sông. 2.4.Sinh thái 2.4.1.Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường ven sông Đối với môi trường sinh thái ven sông ở đô thị, những nhân tố tác động làm biến đổi nó chủ yếu nằm ở các hoạt động của con người, bao gồm: Khai thác khoáng sản cát lòng sông gây ô nhiễm và xói mòn bồi lắp, chất lượng nước sông suy giảm do ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế - xã hội, làng nghề xâm phạm trên lưu vực sông. 2.4.2.Mô hình sinh thái học về các yếu tố KTCQ Mô hình PCM (Patch- corridor-Matrix) được phát triển bởi Forman và Godron (1986) và Forman (1995) là mô hình sinh thái học được sử dụng phổ biến trong công tác KTCQ, lập quy hoạch sử dụng đất. 2.4.3.Metric cảnh quan Chỉ số đa dạng Simpson (SIDI): Công thức: SIDI = 1 − ∑ 11 Trong đó: SIDI là chỉ số đa dạng Simpson; là xác xuất bắt gặp các mảnh rời rạc thuộc các kiểu lớp phủ I trong cảnh quan ( %) ; m là tổng số kiểu lớp phủ có trong cảnh quan. (0≤SIDI<1) 2.5. Hoạt động chức năng trên và ven sông Các hoạt động chủ yếu trên sông và ven sông gồm hai loại hình hoạt động có tính chất thường xuyên (du lịch trên sông, đánh bắt thủy sản, vận chuyển hàng hóa, vui chơi-giải trí) và định kỳ (bắn pháo hoa, chợ hoa Tết, các dịp lễ lớn như 30/4 – 1/5…) 2.6. Cơ sở thiết kế đô thị 2.6.1. Một số lý thuyết về thẩm mỹ đô thị 2.6.1.1.Lý thuyết thiết kế đô thị hiện đại của Roger Trancik Lý luận về quan hệ hình - nền (Figure - Ground): là lý luận nghiên cứu về quy luật tồn tại giữa không gian và thực thể của đô thị. Lý luận liên hệ (Linkage): là lý luận về quy luật liên hệ “tuyến tính” tồn tại trong các yếu tố cấu thành trong nghiên cứu môi trường hình thái đô thị Lý luận về địa điểm (Place): là lý luận đem những nghiên cứu về nhu cầu, văn hóa xã hội và tự nhiên đối với con người hòa nhập vào những nghiên cứu về không gian đô thị 2.6.1.2. Lý thuyêt về hình ảnh đô thị cuả Kevin Lynch Ông đề xuất ra 5 yếu tố cơ bản để tạo ra một hình tượng, tạo ra hình ảnh của đô thị và tập hợp chúng thành bản sắc của đô thị. Đó là tuyến, khu vực, cạnh biên, nút, cột mốc. Những yếu tố nầy không tồn tại một cách độc lập mà đan xen với nhau một cách có qui luật để cấu thành hình ảnh đô thị. 2.6.2. Hạ tầng kỹ thuật đô thị Gồm các công tác: Tổ chức bãi đỗ xe, trạm xe bus, bố trí hệ thống 12 biển hiệu, chiếu sáng đô thị, bố trí tiện ích đường phố và nghệ thuật công cộng 2.7.Cơ sở thiết kế kiến trúc cảnh quan 2.7.1. Các nguyên tắc bố cục cảnh quan Mỗi một bố cục cảnh quan có toát lên được giá trị thẩm mỹ hay không phụ thuộc vào các giác quan của con người, chủ yếu là thị giác. Song hiệu quả thu nhận ra sao còn phụ thuộc vào các điều kiện nhìn, bao gồm: điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn. Các quy luật bố cục chủ yếu: bố cục cân xứng, bố cục tự do, trục và trung tâm bố cục chính phụ, tỷ lệ ,tương phản, tương tự, đồng nhất, sáng tối, màu sắc. Tạo hình không gian: Có 3 loại không gian chủ yếu là không gian mở, không gian đóng và không gian hỗn hợp đóng mở. 2.7.2.Cơ sở thiết kế các loại hình cảnh quan chủ yếu 2.7.2.1.Thiết kế không gian - chức năng cảnh quan quảng trường Quảng trường thành phố là không gian hoạt động công cộng của thành phố hình thành do sự vây hợp hoặc hạn định của công trình kiến trúc. Ngược lai, chính không gian quảng trường kết nối những thành tố độc lập thành một tổng thể. 2.7.2.2.Thiết kế không gian - chức năng cảnh quan công viên Không gian công viên là khoảng trống lớn nhất trong đô thị và là khoảng trống quan trọng trong vùng miền dành cho các hoạt động nghỉ ngơi - giải trí. Khuynh hướng đa hóa chức năng công viên là xu hướng chủ đạo trong kiến trúc công viên hiện đại. 2.7.3. Các yếu tố tạo thành kiến trúc cảnh quan Các thành phần của KTCQ bao gồm các tổ phần yếu tố thiên nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con người và động vật, không 13 trung) và các tổ phần yếu tố nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, các trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, các tác phẩm của nghệ thuật…). Trong đó con người và động vật là những nhân tố quan trọng làm sống động cảnh quan, và góp phần không nhỏ trong giá trị thẩm mỹ của KTCQ. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC VEN SÔNG TIỀN GIANG (ĐOẠN TIẾP GIÁP VỚI TP VĨNH LONG) 3.1.Yêu cầu chung Tổ chức KTCQ khu vực ven sông một mặt khai thác thế mạnh đặc điểm yếu tố tự nhiên sông nước trong tổ chức không gian KTCQ nhằm nâng cao chất lượng môi trường và hình ảnh cảnh quan ven sông, mặt khác cần phù hợp với những điều kiện riêng về tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Dòng sông đi qua nhiều khu vực có tính chất khác nhau trong thành phố, mỗi khu vực có những yêu cầu khác nhau và có những điều kiện thực hiện khác nhau. Vì vậy, cần có những giải pháp khác nhau về KTCQ cho từng khu vực. Cụ thể: -Về chức năng: Tạo được các không gian phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và hoạt động ngoài trời của người dân thành phố, về tiện nghi của các trang thiết bị kỹ thuật để nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng và tương tác xã hội. -Về mặt thẩm mỹ: Tạo nên không gian mang sắc thái riêng của đô thị miền sông nước, vẻ đẹp tổng thể hài hòa, văn minh hiện đại, phù hợp với truyền thống văn hóa người dân Nam bộ. Giữ gìn và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc cổ có giá trị ven sông. Ngoài ra, cần đảm bảo yêu cầu về môi trường sinh thái và kinh tế 14 3.2.Giải pháp quy hoạch, tổ chức kiến trúc cảnh quan 3.2.1. Giải pháp tỗ chức cảnh quan chung Không gian KTCQ tham gia vào đô thị với chức năng điều tiết không khí, tạo thẩm mỹ cho đô thị...Trong một đô thị, KTCQ luôn là yếu tố được cân nhắc để xen kẽ vào trong các không gian kiến trúc lớn. Đối với KTCQ ven sông, ngoài việc tạo khoảng không gian mở cho đô thị, nó còn tham gia vào hệ thống hạ tầng, cải tạo vi khí hậu, giao thông...Vì vậy, khi tổ chức KTCQ các dòng sông cần chú ý ghép các chức năng đó một cách khéo léo để tạo thành một cảnh quan đẹp và hữu ích. Việc tổ chức không gian cảnh quan ven sông nằm trong tổng thể tổ chức không gian chức năng của toàn bộ thành phố. Giao thông đối nội trong đô thị: giao thông đường bộ, các nút giao thông: Luận văn đề cập đến đối tượng là cảnh quan ven bờ sông, giao thông đối nội trong đô thị (trục QL1A - Phạm Hùng - Lê Thái Tổ - 14 tháng 5 và các nút giao thông liên quan) được coi là yếu tố gây ảnh hưởng. Việc đề xuất giải pháp tổ chức không gian KTCQ dựa trên yếu tố ảnh hưởng đó. Vì thế trong luận văn này không đề cập đến giải pháp cho giao thông đối nội trong đô thị. Hạ tầng kỹ thuật: Ngầm hóa hệ thống dây điện, hệ thống cấp nước, dây thông tin liên lạc theo hai cách: Bố trí riêng, mỗi hệ thống kỹ thuật được đặt trong một ống bảo vệ và được chôn tách rời nhau ở vị trí dải phân cách hoặc hè phố và bố trí tập trung, xây dựng các đường hầm, trên vách hầm gắn các giá treo để hệ thống kỹ thuật. 3.2.2. Giải pháp tổ chức cơ cấu QHCQ khu vực ven sông Luận văn đề xuất việc lựa chọn mô hình cơ cấu chức năng cho khu vực cảnh quan ven sông căn cứ vào đặc điểm của YTTN, xu 15 hướng phát triển của đô thị và lớp metric độ đa dạng (chỉ số đa dạng Simpson). Vận dụng lý luận của Aturo Soria Y Mata về thành phố “Dải”, quy hoạch xây dựng thành phố theo hệ thống chuỗi, dải (đô thị phát triển dọc theo giao thông, sông với chiều dài không hạn chế. Thành phố Vĩnh Long có những điểm tương đồng về tính chất với lý luận của Aturo Soria Y Mata khi thành phố được định hướng quy hoạch phát triển mở rộng về phía đông và phía tây. Mặt khác, hình thái không gian đô thị với trung tâm là khu đô thị hiện hữu và khu đô thị mới Mỹ Thuận, hai trung tâm này đóng vai trò là các cực phát triển, tạo xu hướng cho đô thị phát triển theo dạng hành lang dọc theo trục giao thông chính nối hai khu vực trung tâm cũ và mới. Do đó, hình thức tổ chức cơ cấu cảnh quan ven sông đề xuất tổ chức theo mô hình dạng dải đa số nằm tập trung về một bên sông (phía bờ khu trung tâm hiện hữu), bao gồm các khu vực chức năng liên kết thành dải dọc theo trục tự nhiên lớn (dòng sông). Sông Tiền và chi lưu của nó là sông Cổ Chiên sẽ là trục dọc không gian trung tâm của thành phố. Vì vậy, trong định hướng quy hoạch phát triển thành phố, luận văn đề xuất cần bổ sung các vấn đề sau, trong giải pháp tổ chức không gian cho các khu vực ven sông: -Phát triển thêm các chức năng quan trọng của thành phố dọc theo bờ sông để đáp ứng nhu cầu của người dân, cũng như tạo sự đa dạng cho cảnh quan ven sông như các chức năng thương mại, dịch vụ, các hoạt động vui chơi - giải trí, các khu du lịch sinh thái. -Khai thác yếu tố tạo hình không gian, đề xuất áp dụng theo dạng “không gian mở” để không gian ven sông được cởi mở, kết nối với toàn đô thị, đồng thời tạo cảm giác rộng lớn và thoáng cho khu vực 16 ven sông bằng cách tạo các không gian công cộng ven sông.Ưu tiên các khu đất ven bờ tổ chức các dạng công viên theo khuynh hướng đa hóa chức năng.Với đặc điểm các dải đất ven sông trải dài theo dạng tuyến nên sơ đồ cơ cấu quy hoạch cảnh quan công viên đề xuất theo dạng tia với các liên chức năng bố trí theo tuyến sông có hướng đổ về trung tâm thành phố. Các công viên dọc ven bờ sông liên kết với nhau tạo thành môt trục không gian xanh cho thành phố. Đối các khu vực đặc thù như làng nghề gốm thủ công mỹ nghệ & sản xuất gạch nung, đề xuất tổ chức mô hình “Business Park” cho khu vực này, với cơ cấu kết hợp các chức năng sản xuất, ở, khu công cộng, thương mại - dịch vụ, văn hóa - thể thao -Các công trình tôn giáo, di tích lịch sử, kỹ thuật…hiện có được giữ nguyên, tạo sự liên hệ với cảnh quan chung của dòng sông bằng các khoảng không gian trống phía trước công trình, bằng cây xanh và các yếu tố tạo cảnh quan. -Tạo liên hệ giữa khu vực phía trong đô thị và khu ven bờ sông Vận dụng lớp Metric độ đa dạng cảnh quan để đánh giá định lượng đa dạng cảnh quan. 3.2.3. Giải pháp bố cục không gian kiến trúc khu vực ven sông Vận dụng lý luận của Kevin Lynch, trong việc tạo ra “cột mốc” và “Nút” để tạo thành các các không gian trọng tâm cho từng khu vực trải dài suốt tuyến cảnh quan ven sông. Đề xuất sử dụng vị trí điểm giao nhau của các trục đường chính đô thị với trục cảnh quan ven sông để tạo thành các điểm mốc của không gian ven sông. Trong không gian này tổ chức những công trình công cộng của khu vực, những tượng đài, tác phẩm nghệ thuật tạo hình lớn hay kiến trúc điểm cao tầng sẽ là những điểm đánh dấu và mang nét riêng của từng 17 khu vực riêng cho trục cảnh quan ven sông. Tổ chức trục đi bộ ven sông ((Trục Tô Thị Huỳnh - Phan Bội Chấu - 1 tháng 5) trên cơ sở trục đường cơ giới hiện hữu Sơ đồ mạng không gian khu vực ven sông kết hợp dạng hình học và tự do. 3.3.Giải pháp tổ chức các yếu tố kiến trúc cảnh quan 3.3.1. Kiến trúc lớn Cải tạo mặt đứng nhà hướng sông theo hướng cần định rõ chiều cao, hình thức mặt đứng... cho từng nhà. Hình thức phổ biến cho dạng nhà này là nhà liên kế thiết kế song lập hoặc thiết kế theo dãy, tạo kiến trúc thống nhất cho cả tuyến phố. Đối với thể loại công trình kiến trúc khác như: Nhà vườn nên tổ chức không gian cây xanh đệm giữa nhà ở và mặt sông, vừa đảm bảo cảnh quan đẹp, giữ gìn môi trường trong lành về không khí và tiếng ồn cho nhà ở; Công trình tôn giáo, tín ngưỡng: Trên cơ sở bảo tồn các công trình mang tính lịch sử cao, việc cần thiết trước mắt là định hình rõ ranh giới của công trình tôn giáo và các công trình lân cận. Đề xuất bố trí ở các “điểm mốc” tại vị trí giao nhau giữa các trục chính đô thị và trục cảnh quan ven sông tạo sự định hướng cảnh quan khu vực ven sông. Đây là các công trình kiến trúc có tầng cao lớn, khoảng lùi rộng, hình thức kiến trúc - vật liệu - màu sắc mới mẻ, hiện đại thể hiện là các điểm nhấn không gian xa cho cảnh quan ven sông, có các chức năng như khách sạn, cao ốc văn phòng. Hình khối chung có thể tổ hợp dật cấp 3.3.2. Kiến trúc nhỏ Trong tổ chức cảnh quan ven sông nên tổ chức các thể loại công trình kiến trúc nhỏ có tính chất phù hợp với các hoạt động ven sông 18 .Các thể loại kiến trúc nhỏ gồm: Chòi hóng mát, nghỉ ngơi, quầy bán hoa, bán báo, đồ lưu niệm, quầy giải khát..; Các loại hình đồ chơi cho trẻ em: cầu trượt, cầu bập bênh, đu quay…; Dàn hoa, bồn hoa, bể nước, hòn non bộ, cầu đi lại, cột cờ, ghế nghỉ…; Bảng thông tin, tường trang trí…; Các công trình tạm thời: lều, quán, ô, dù. Tổ chức cầu vượt cho người đi bộ. Với đặc điểm về hình thái của thành phố chỉ phát triển trải dọc một bên sông nên cầu vượt không bắc qua dòng sông mà chỉ đóng vai trò kết nối giữa không gian mở ven sông và không gian bên trong thành phố ngăn cách bởi trục giao thông cơ giới lớn. 3.3.3. Cây xanh, mặt nước Tổ chức cây xanh: Đối với việc lựa chọn cây trồng trong tổ chức cảnh quan ven bờ sông cần đảm bảo các yêu cầu: cây phải có đặc tính sinh học phù hợp với nơi trồng, căn cứ vào tính chất của cây (hình dạng lá, màu sắc, quy luật rụng lá…) là yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ cảnh quan chung. Đối với việc phối kết cây, đề xuất các dạng phối kết gồm: phối kết cây độc lập, phối kết theo mảng cây xanh, phối kết theo hàng cây, phối kết theo đường viền, phối kết theo hàng rào Phối kết theo dàn cây leo, phối kết theo thảm cỏ. Tổ chức mặt nước: . Khai thác đặc tính phản chiếu của mặt nước bằng việc tạo ra những kiến trúc nhỏ dạng dãy dọc bờ sông tạo ra các không gian ảo bằng hiệu ứng nhân đôi. Tạo ra các bán đảo trên mặt nước theo hướng giật cấp thấp dần từ mặt kè xuống mặt nước. Sử dụng hai loại bể nước để trang trí trên 19 quảng trường và trong công viên: Bể nước động (có vòi phun) và bể nước tĩnh (lặng): 3.3.4. Địa hình, mặt đất Biến đổi nhân tạo một vài chi tiết địa hình với quy mô nhỏ theo nguyên tắc xử lý tạo dáng địa hình thành các bậc thềm trải rộng từ thấp lên cao và kết thúc bằng các công trình kiến trúc chính hoặc tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu cho mặt đất có tác dụng định hình tính chất của không gian cảnh quan. Bên cạnh đó, cần chú ý tổ chức đường dạo trong các công viên ven sông. 3.3.5. Thiết bị kỹ thuật môi trường đô thị Hệ thống biển báo, chỉ dẫn, ký hiệu, quảng cáo…cần chọn kiểu dáng kích thước, cách trình bày, màu sắc phải đẹp, hài hòa, phù hợp với những nguyên tắc thẩm mỹ chung. Hệ thống biển báo phải được chế tạo thống nhất và tuân theo các quy định chung để dễ nhận biết và thuận tiện cho người sử dụng. Hệ thống cột đèn chiếu sáng trong không gian KTCQ bên bờ sông: việc lựa chọn kiểu loại và bố trí hệ thống cột đèn phụ thuộc vào yêu cầu chiếu sáng và trang trí thẩm mỹ phù hợp với từng khu vực chức năng khác nhau ở bờ sông. Hệ thống ghế ngồi ngoài trời: Cách bố trí ghế có thể: riêng lẻ, thành hàng, thành dãy, thành nhóm, cụm…Vị trí đặt ghế phải gắn với những nơi nghỉ ngơi, đi dạo, với những iện ích công cộng khác như bến xe, buồng điện thoại…Các băng ghế không nên bố trí thành hàng dài liên tục, hạn chế trong trường hợp người ngồi có nhu cầu giao tiếp với nhau… 3.3.6. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình Vị trí đặt tại các “điểm mốc” để làm nổi bật các không gian trọng 20 tâm. Hình thức nghệ thuật tạo hình nên sử dụng là điêu khắc và có tính chất sử dụng định kỳ. Những tác phẩm quy mô nhỏ hơn bố trí trong các công viên hay quảng trường ven trục sông có tính chất sử dụng hằng ngày 3.3.7. Màu sắc và ánh sáng Đối với yếu tố màu sắc: Căn cứ tác động tâm - sinh lý của màu sắc: Những màu sắc khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến tâm sinh lý con người. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nên gam màu lạnh, màu nhạt, để phản xạ nhiệt. Các chi tiết kiến trúc nên dung gam màu nhạt để tạo sự trang nhã và hài hòa với thiên nhiên Căn cứ vào tính chất của khu vực mà có định hướng sử dụng màu phù hợp, chằng hạn: Khu vực làng nghề, để phù hợp với dáng vẻ truyền thống với màu đỏ đất nung của lò gạch và gốm giữ vai trò chủ đạo hay cần tạo nên một sự sôi động nên sử dụng các màu sắc mạnh một cách hợp lý về vị trí, diện tích sẽ đem lại hiệu quả cao … Đối với yếu tố ánh sáng: Đối với chiếu sáng công năng: hình dạng và chi tiết của cột đèn được đề xuất nói chung theo phong cách hiện đại, sử dụng loại đèn có hiệu suất cao lắp trên các cột thép có những thêm nét trang trí đơn giản, để phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố Đối với nhóm chiếu sáng mỹ thuật công trình kiến trúc và tượng đài cần tạo những hiệu quả thú vị bất ngờ, chú trọng tập trung làm nổi bật con người, kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật. Cầu Mỹ Thuận là đối tượng chiếu sáng mỹ thuật có quy mô lớn nhất, với phong cách rất hiện đại. Đây là nhân tố chính làm cơ sở định hướng về phong cách tổ chức chiếu sáng mỹ thuật chung cảnh quan ven
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng