Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ...

Tài liệu Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần than núi béo – vinacomin

.PDF
182
85
89

Mô tả:

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO – VINACOMIN ..............................6 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin 7 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần than Núi Béo - Vinacomin .......................................................................................................10 1.2.1. Chức năng của Công ty ...................................................................................10 1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty.....................................................................................10 1.2.3. Ngành, nghề kinh doanh của Công ty .............................................................10 1.3.Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin ..............11 1.3.1. Hệ thống mở vỉa ..............................................................................................11 1.3.2. Hệ thống khai thác ..........................................................................................12 1.3.3. Công nghệ khai thác ........................................................................................12 1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin ........13 1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin .................................................................................................................17 1.5.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty ........................................................................17 1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức ........................19 1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin .................................................................................................................22 1.6.1. Tình hình tổ chức sản xuất của Công ty ..........................................................22 1.6.2. Tình hình tổ chức lao động của Công ty .........................................................24 1.6.3. Chế độ làm việc của Công ty ..........................................................................24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................26 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO – VINACOMIN NĂM 2015 ................................................................................................................28 Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 1 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin năm 2015 ................................................................................................29 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin năm 2015 ...................................................................................................................34 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính ............................................................35 2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh .38 2.2.3. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán ..........................................................................................................44 2.2.4. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .....................................................................50 2.2.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán ....................................................53 2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn .........................64 2.3. Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương của Công ty Cổ phần than Núi béo – Vinacomin năm 2015 ......................................................................................72 2.3.1. Phân tích mức độ đảm bảo số lượng và kết cấu lao động của Công ty ..........72 2.3.2. Phân tích chất lượng lao động .........................................................................76 2.3.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động ..............................................80 2.3.4. Phân tích năng suất lao động ...........................................................................83 2.3.5. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân .............85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................89 CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LUƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO – VINACOMIN ...........................................................................................................90 3.1. Lý do lựa chọn chuyên đề ..................................................................................91 3.2. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề .....92 3.2.1. Mục đích của chuyên đề ..................................................................................92 3.2.2. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề..............................................................92 3.2.3. Nội dung của chuyên đề ..................................................................................92 3.2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................92 Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 2 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất 3.3. Cơ sở lý luận về công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty ..................................................................................................93 3.3.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và phân loại lao động, tiền lương trong doanh nghiệp ........................................................................................................................93 3.3.2. Các chuẩn mực kế toán và các chế độ chính sách về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương ......................................................................................103 3.3.3. Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...104 3.3.4. Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ..104 3.3.5. Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán...........................................................112 3.4. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin ...................................................................115 3.4.1. Tổ chức công tác kế toán của Công ty ..........................................................115 3.4.2. Thực trạng công tác kế toán ..........................................................................120 3.4.3. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin .........................................................123 3.4.4. Hạch toán chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin .....................................................................130 3.4.5. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin. ............................................................................168 3.4.6. Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin. ...................................................177 3.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Than Núi Béo – Vinacomin. .......................178 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................180 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................181 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................182 Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 3 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất LỜI MỞ ĐẦU Lao động của con người là một trong ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo sự phồn vinh của mọi quốc gia. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng. Đó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để người lao động có thể tái sản xuất sức lao động đồng thời có thể tích lũy được gọi là tiền lương. Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, tăng tích lũy và đồng thời cải thiện đời sống người lao động. Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của công việc. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị đối với người lao động. Nhận thức tầm quan trọng của công tác tiền lương và các khoản trích theo lương trong công tác kế toán của các doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần than Núi Béo Vinacomin” Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu tại Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin. Chương 2: Phân tích tài chính và tình hình sử dụng lao động tiền lương tại Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin năm 2015. Chương 3: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin. Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 4 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Do còn hạn chế về thời gian thực tập cũng như kiến thức bản thân, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn của các thầy cô để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn. Để làm được đề tài này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là GV.ThS. Vũ Ngọc Thịnh cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các anh (chị) trong phòng kế toán của Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin. Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2016 Sinh viên : Trần Thị Hoài Thương Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 5 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO – VINACOMIN Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 6 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin Ngành than là một ngành công nghiệp quan trọng cung cấp năng lượng cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời than là một sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao mang lại ngoại tệ cho đất nước. Quảng Ninh là khu công nghiệp sản xuất than lớn nhất cả nước, tập trung nhiều mỏ lớn khai thác lộ thiên và hầm lò. Công ty cổ phần than Núi Béo là một trong những công ty khai thác mỏ hàng đầu của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. - Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin - Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Vinacomin - Nuibeo Coal Joint Stock Company. - Tên viết tắt: VNBC - Mã chứng khoán: NBC - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 5700101700 cấp lần thứ 11 ngày 30 tháng 09 năm 2015. - Địa chỉ trụ sở chính: số 799, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. - Điện thoại: 033 3825220 Fax: 033 3625270 - Email: [email protected] Website: www.nuibeo.com.vn - Mã số thuế: 5700101700 - Vốn điều lệ: 369.991.240.000 đồng (Ba trăm sáu mươi chín tỷ chín trăm chín mươi mốt triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng). - Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng - Tổng số cổ phần: 36.999.124 - Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc – Ông Ngô Thế Phiệt Cơ cấu sở hữu: Cổ đông Tỷ lệ Sở hữu Nhà nước 52,90% Sở hữu nước ngoài 5,33% Sở hữu khác 41,77% Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 7 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Thành phần cổ đông lớn: Cổ đông lớn Tỷ lệ Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) 52,90% Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh 23,62% Vietnam Investment Ltd 4,29% Asia Value Investment Ltd 1,18% * Quá trình hình thành và phát triển của công ty được ghi nhận qua các mốc thời gian sau: - Năm 1987 bắt đầu khởi công xây dựng Mỏ (các công trình xây dựng cơ bản ban đầu). - Tháng 8 – 1988, Bộ Mỏ và Than có quyết định số 1019 – NL – TCCB – LĐ ngày 24-8-1988 thành lập Mỏ than Núi Béo trực thuộc công ty than Hòn Gai. Đây là công trình được hợp tác hữu nghị giữa Liên Xô (cũ) và Việt Nam do Liên Xô thiết kế và tự xây dựng. Mỏ được chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật theo Quyết định số 214-CT ngày 3/7/1985. Tổng trữ lượng công nghiệp trong ranh giới khai trường lộ thiên 31,9 triệu tấn, tổng khối lượng đất bóc 145,6 triệu m3 đất đá, công suất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm, với hai công trường sản xuất chính là: + Công trường vỉa 14 Hà Lầm công suất 300.000 tấn/năm + Công trường vỉa 11 Hà Tu công suất 900.000 tấn/năm - Năm 1996 Mỏ than Núi Béo độc lập trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam theo Nghị định số 27/CP ngày 06/05/1996 của Chính phủ; Quyết định số 2603/QĐ – TCCB ngày 17/09/1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp; Quyết định số 886TVN/HĐQT ngày 27/05/1996 của HĐQTTVN. - Tháng 10 năm 2001 Theo quyết định số 405/QĐ – HĐQT của Hội đồng quản trị TVN, mỏ than Núi Béo đổi tên thành Công ty than Núi Béo . - Ngày 30/11/2005 Bộ Công nghiệp có Quyết định số 3936/QĐ-BCN v/v phê duyệt phương án và đến ngày 01 tháng 04 năm 2006 Công ty than Núi Béo chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Than Núi Béo nay là Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 22 03000 575 ngày 01 tháng 04 năm 2006 với mức vốn điều lệ 60.000.000.000 đồng (sáu mươi tỷ đồng chẵn). Ngày 01/04/2006 Công ty than Núi Béo chính thức chuyển thành Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin. Hiện nay, công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, là công ty con của tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 8 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước và quốc tế. * Công ty có tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng tăng nhanh, các chỉ tiêu chính thực hiện trong những năm gần đây qua bảng sau: Nă Bốc xúc đất đá Sản lượng than khai Thu nhập bình Doanh thu m thác quân 2002 5,7 triệu m3 trên 800 nghìn tấn 2003 trên 9,7 triệu m3 1,27 triệu tấn 2004 14,5 triệu m3 gần 2 triệu tấn TDT trên 590 tỷ đồng 2,5 trđ/ng/th 2005 trên 20 triệu m 3 triệu tấn TDT trên 800 tỷ đồng 3 trđ/ng/th 2006 trên 21 triệu m3 3,8 triệu tấn TDT trên 1.100 tỷ đồng 4,2 triệu tấn TDT trên 1.800 tỷ đồng trên 3,8 triệu tấn TDT trên 1.400 tye đồng trên 5,5 triệu tấn TDT trên 1.800 tỷ đồng trên 5,3 triệu tấn TDT đạt 1.9000 tỷ đồng 6,5 trđ/ng/th 5,15 triệu tấn TDT đạt 2.200 tỷ đồng trên 8 trđ/ng/th 3 trên 18,5 triệu 2007 2008 m3 trên 17 triệu m3 trên 21,7 triệu 2009 m3 trên 21,5 triệu 2010 2011 m3 21,5 triệu m3 DT bán than đạt 160 tỷ đồng DT bán than trên 300 tỷ đồng dần 1,6 trđ/ng/th trên 2,5 trđ/ng/th * Trải qua gần 24 năm xây dựng và phát triển, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ Công nghiệp, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên, Công ty luôn nỗ lực hết mình để cung cấp cho thị trường những sản phầm tốt nhất, khẳng định tên tuổi và uy tín trong và ngoài nước. Nhờ những đóng góp đó, Công ty đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý như: - Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới” - 01 Huân chương lao động hạng nhất - 02 Huân chương lao động hạng nhì - 15 Huân chương lao động hạng ba - 03 lần được Chính phủ tặng Cờ thi đua (2001, 2006, 2009) và nhiều tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. - Cờ và bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 9 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần than Núi Béo - Vinacomin 1.2.1. Chức năng của Công ty Công ty cổ phần than Núi Béo - TKV là doanh nghiệp sản xuất than cho các ngành công nghiệp khác như điện, xi măng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu. 1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty Nhiệm vụ chính của công ty cổ phần Than Núi Béo – TKV là sản xuất kinh doanh than theo phương pháp khai thác lộ thiên. Là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Công ty phải thực hiện những nhiệm vụ do Tập đoàn giao cho như: Quản lý tài nguyên, khai thác và tiêu thụ than. Ngoài ra Công ty phải tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của nhà nước. Quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp cho Ngân sách nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh. Bảo vệ và cải tạo môi trường làm việc, nơi khai thác của Công ty, đảm bảo môi trường sinh thái và các điều kiện làm việc an toàn cho người lao động theo quy định của Nhà nước. Quản lý khu vực khai thác, tránh thất thoát tài nguyên quốc gia. 1.2.3. Ngành, nghề kinh doanh của Công ty Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV hiện đang kinh doanh 44 ngành nghề được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: - Khai thác và thu gom than non (0520) - Xây dựng công trình công ích (4220) - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (4290) - Sản xuất các cấu kiện kim loại (2511) - Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác (4530) - Khai thác và thu gom than cứng (0510) - Gia công cơ khí; xử lý tráng phủ kim loại (2592) - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét (0810) - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác (0990) - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (4933) - Sửa chữa máy móc, thiết bị (3312) - Khai thác quặng sắt (0710) - Khai thác và thu gom than bùn (0892) - Xây dựng nhà các loại (4100) - Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (4210) Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 10 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất - Hoàn thiện công trình xây dựng (4330) - Vận tải hàng hóa đường sắt (4912) - Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) (4931) - Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa (5022) - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ (5221) - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (5229) - Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại (2591) - Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng (2593) - Sản xuất khai thác mỏ và xây dựng (2824) - Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn (3311) - Sửa chữa thiết bị điện (3314) - Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học (3313) - Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) (3315) - Sửa chữa thiết bị khác (3319) - Bảo dưỡng sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác (4520) - Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy (4542) - Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông (4652) - Hoạt đông dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy (5222) - Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng (1104) - Phá dỡ (4311) - Chuẩn bị mặt bằng (4312) - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (5510) - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động (5610) - Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí (7721) - Điều hành tua du lịch (7912) - Giáo dục thể thao và giải trí (8551) - Giáo dục văn hóa nghệ thuật (8552) - Hoạt động của các cơ sở thể thao (9311) - Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu (9329) 1.3.Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin 1.3.1. Hệ thống mở vỉa Hệ thống mở vỉa bằng hệ thống hào dốc, đường chữ chi. Theo đặc điểm kiến tạo Vỉa 11 và Vỉa 14 có chiều dày từ 27,44m đến 32,86 m, chiều dày nằm ngang từ 50m (khu tây vỉa 11) đến 250m (khu Đông vỉa 11) và uốn lượn gần như nằm ngang Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 11 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất (Vỉa 14). Các vỉa có 9 đến 11 lớp đá kẹp. Từ các đặc điểm trên, hào mở vỉa khai thác đặt trong vỉa than có chiều rộng B = 20 đến 30m, nhưng mở vỉa vào các lớp than, hoặc các lớp đá kẹp chiều dài nằm ngang phải lớn hơn chiều rộng hào vỉa. Khi hoàn thành chu kỳ phát triển bờ công tác đến vách vỉa, tiếp tục mở vỉa vào vách vỉa để khai thác than từ vách qua trụ và xúc chọn lọc các lớp đá kẹp và than có chiều dày ≥ 0,5m. 1.3.2. Hệ thống khai thác Vỉa 11: Đây là vỉa có cấu tạo dạng lòng máng nên sử dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng dọc, hai bờ mỏ với đới công tác thay đổi - công trình mở mỏ bắt đầu từ hai cánh của vỉa phát triển vào giữa, phương phát triển của hướng công tác vuông góc với đường phương của vỉa. Vỉa 14: Là vỉa dốc nghiêng nên sử dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng dọc một bờ công tác với phương phát triển của tuyến công tác vuông góc với đường phương của vỉa. Các thông số của hệ thống khai thác như sau: - Chiều cao tầng đất đá : 15m - Chiều cao tầng than : 7,5m - Góc dốc sườn tầng : 65 đến 700 - Chiều rộng mặt tầng công tác min : 15 đến 35m. - Chiều rộng đường vận chuyển : 15 đến 20m. 0 - Góc dốc bờ công tác : 20 đến 3000 . 1.3.3. Công nghệ khai thác a. Công nghệ sản xuất chính * Khâu bóc đất đá bao gồm: - Công tác khoan lỗ mìn được thực hiện bằng ba loại máy khoan như: 02 máy khoan CBIII-250, đường kính lỗ khoan từ 249-269mm; 01 máy khoan thủy lực Rock-L8, đường kính lỗ khoan 167mm; 01 máy khoan thủy lực DM45E đường kính lỗ khoan 230mm. - Công tác nổ mìn do xí nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh đảm nhận. - Công tác bốc xúc đất đá được thực hiện bằng các loại máy xúc như: máy xúc gầu thuận ЭΚΓ 5A có dung tích gầu xúc 5m3; máy xúc thủy lực gầu thuận CAT 5090 có dung tích gầu 5,7m3; máy xúc thủy lực ngầu ngược (E = 2,8-5m3); máy cày xới D10. * Khâu khai thác than: Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 12 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Công ty áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên theo lớp đứng bằng máy xúc, vận tải bằng ô tô. Dùng máy xúc thủy lực gầu ngược Volvo EC 240 có dung tích gầu từ 1,4m3 và máy xúc thủy lực gầu ngược CAT 365B, Hitachi EX 750 có dung tích gầu 3,5m3 để xúc than từ vỉa lên xe ô tô có trọng tải từ 15 đến 32 tấn để vận chuyển về kho của Công ty. Khai thác tận thu than chất lượng cao bằng lao động thủ công với sản lượng 120.000 – 150.000 tấn/năm. * Khâu chế biến than: Than được sàng bằng các hệ thống sàng khô có công suất từ 150 đến 300 tấn/giờ, than được sàng và phân theo các chủng loại riêng theo chất lượng để bán cho khách hàng. * Khâu vận tải: - Công tác vận chuyển đất đá được thực hiện bằng các loại xe như: x exe CAT 773E trọng tải 58 tấn; xe Volvo A40D trọng tải 37 tấn; xe Volvo A35D khung mềm, xe FM 12 khung cứng. - Công tác vận chuyển than dùng các loại xe như: xe Baenlaz trọng tải từ 30 đến 42 tấn, xe Kazmat, Huydai. * Khâu tiêu thụ than: Công ty có hai hướng tiêu thụ chính là: - Bán cho Công ty tuyển than Hòn Gai (Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng). - Bán trực tiếp cho khách hàng tại kho cảng của Công ty: Các loại than Cám phục vụ các nhà máy điện, nhà máy xi măng, xuất khẩu và nhu cầu sử dụng. * Khâu thải đất đá: Đất đá được bốc xúc từ gương tầng vận chuyển đến bãi thải bằng ô tô. b. Các khâu sản xuất phụ trợ - Xây dựng các đường xá các tuyến vận tải cố định hay tạm thời phục vụ cho sản xuất. - Sửa chữa các thiết bị cơ điện, thiết bị vận tải. - Bơm thoát nước, cấp nước tưới đường. - Cung cấp điện phục vụ sản xuất và nhu cầu chiếu sáng. - San gạt bãi thải làm đường xá. Ngoài ra còn một số bộ phận khác như: Bộ phận văn hoá, phúc lợi, y tế, môi trường. 1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin a. Trang bị kỹ thuật Công ty Cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin là một trong những đơn vị khai thác lộ thiên lớn ở nước ta hiện nay nên có rất nhiều máy móc, thiết bị. TSCĐ là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng giá trị TSCĐ Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 13 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất (Máy móc thiết bị chiếm 36%, Phương tiện vận tải chiếm 54%). Các loại máy móc thiết bị kỹ thuật chủ yếu của Công ty được tập hợp trong bảng 1-1. Ngoài những máy móc, thiết bị trình bày trong bảng, Công ty còn rất nhiều loại máy móc, thiết bị khác phục vụ cho quá trình sản xuất và khai thác cũng như các công việc khác như thiết bị truyền dẫn, xe tải, ô tô... Với các máy móc, thiết bị chuyên dùng trong ngành mỏ như trên thì Công ty Cổ phần than Núi Béo có thể chủ động trong quá trình khai thác. Nhìn chung, Công ty đã cố gắng trang bị tương đối đầy đủ máy móc thiết bị cho sản xuất chính và phụ trợ làm cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục được đồng bộ. Điều đó tạo điều kiện để sử dụng vốn cố định tốt nhất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời, Công ty đã cố gắng nâng cao trình độ sử dụng máy móc thiết bị. Hầu hết các máy móc thiết bị đã huy động đưa vào sản xuất, điều đó cho thấy việc tận dụng máy móc thiết bị vào sản xuất là rất tốt. b. Một số vật tư chủ yếu phục vụ quá trình sản xuất Công ty có rất nhiều loại vật tư kỹ thuật với tính chất sử dụng, số lượng và chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại vật tư đều có thể phân loại theo các tiêu thức nhằm đáp ứng được nhu cầu vật tư dùng thường xuyên hoặc không thường xuyên, dễ kiếm, loại vật tư đắt - rẻ, loại vật tư có thể hay không thể thay thế…Với cách phân loại vật tư theo các tiêu thức khác nhau, doanh nghiệp có thể dễ dàng cung ứng kịp thời cũng như theo dõi tình hình sử dụng, dự trữ vật tư trong doanh nghiệp. Qua nghiên cứu tình hình mua sắm vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế năm 2015 của Công ty Cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin cho thấy loại vật tư dùng cho định mức gồm: ❖ Vật liệu : - Phụ tùng thay thế máy khoan điện : Gồm mũi khoan 246, mũi khoan mới, mũi khoan phục hồi, cáp khoan  28,5; cáp điện cao su, ty khoan xoay cầu. - Máy khoan thủy lực gồm : Mũi khoan, ty khoan. - Máy xúc EKG : Gồm răng gầu, cáp xúc  39,5; cáp cần  31, cáp mở đáy gầu  11,5; Cáp điện cao su. Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 14 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Khoan nổ Bốc xúc than nguyên khai Bốc xúc đất Vận chuyển than nguyên khai Vận chuyển đất Đổ thải Kho than Gia công chế biến than Than tuyển Than sơ tuyển Than sạch Vận chuyển giao Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trằng Vận chuyển tiêu thụ Vận chuyển tiêu thụ Giao Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng Cảng mỏ Tiêu thụ Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất và tiêu thụ than của Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 15 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất BẢNG TỔNG HỢP MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY NĂM 2015 St t Tên máy móc, thiết bị Bảng 1-1: Mã tài sản Ngày ghi tăng Tháng khấu hao Tháng còn lại Khấu hao năm 2015 1 Máy gạt xích D85EX số 21 TS002 16/07/2008 30,5 18 306.764.572 2 Máy xúc thủy lực gầu ngược Volvo EC460 số 4 TS005 02/05/2008 28 16 154.116.102 3 Máy xúc PC 1250 số 3 TS00009 21/10/2011 58,8 47 5.704.666.272 4 5 6 7 8 Máy toàn đạc điện tử Lò nung thí nghiệm Lò đốt mẫu than Tủ sấy mẫu than Đồng hồ đo điện năng ts000028 ts00035 ts00040 ts00041 ts00042 25/02/2011 18/10/2011 28/12/2012 28/12/2012 29/12/2012 25,9 33,6 59,9 59,9 59,9 14 22 48 48 48 10.636.096 14.474.463 43.634.296 20.610.456 19.750.416 9 Máy gạt lốp Volvo G7 80B số 1 ts00061 01/07/2003 0 0 0 10 Máy gạt Komatsu D85A-21 số 6 ts00065 01/09/1993 34,6 23 469.646.417 11 Máy gạt bánh lốp CAT 14M số 04 ts00067 30/09/2011 69 57 1.866.035.952 12 Tủ biến tần 45KW-380V số 2 ts00085 05/12/2008 35,1 23 8.945.943 13 Cụm sàng 4 ts00099 01/05/2000 22,5 22 180.839.785 14 15 16 17 18 Máy tháo lắp Larang số 1 Máy nén khí ABAC 24 Súng tháo lắp bulong 11 Pa lăng cầu quay 3 tần số 2 Máy cắt master 25 ts00147 ts00163 ts00164 ts00166 ts00172 09/12/2008 22/12/2011 22/12/2011 02/11/2011 31/12/2011 35,2 34,4 34,4 34,1 36 23 22 22 22 24 58.003.838 10.604.410 10.292.640 47.158.069 16.425.065 19 Máy ủi bánh xích D85EX số 26 ts00266 16/07/2009 56 44 1.027.763.472 20 Máy khoan xoay cầu thủy lực số 3 ts00269 25/10/2009 60,2 48 3.662.336.688 Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 16 Nguyên giá 4.577.387.50 7 3.751.086.94 7 20.360.671.3 82 336.600.000 90.522.319 127.900.000 61.830.000 59.250.000 4.714.666.51 3 4.082.519.04 9 7.618.877.07 0 77.320.060 1.957.164.01 8 496.748.668 59.854.305 58.145.800 280.400.000 82.100.000 5.127.776.28 3 18.292.726.3 84 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất - Máy xúc thủy lực : Gồm răng gầu, bình điện. - Xăm lốp ô tô chuyên dùng : gồm lốp 1800-33 CAT, lốp 1800-33HD-6, lốp 1800-25 HD và Benlaz, Lốp 2100-33 Benlaz, xăm lốp cho xe trung xa 1200-20, 1100-20, 900-20, xăm lốp cho xe phục vụ khác, xăm lốp xe gạt 1600-24, bình điện xe ô tô gồm 2 loại : 12V-182ah, 12V-140ah. - Xe gạt : Gồm bình điện, góc lưỡi gạt, xích gạt (xích mới, xích phục hồi). - Hệ thống băng tải, sàng và một số thiết bị khác như máy sàng, máy bơm… ❖ Nhiên liệu : Ga doan, xăng : Ga doan dùng cho vận chuyển đất đá, vận chuyển than (xe CAT769C, 769D, Xe HD320-3,5, Xe HD 320-6, Xe Benlaz 7458D7, 540,7526, xe trung xa Vận chuyển nước, kéo, phục vụ cho sản xuất khác, dùng cho xe gạt, dùng cho máy xúc gầu). Ngoài ra còn có dầu nhờn, mỡ máy… ❖ Loại vật tư không có định mức : - Vật liệu phụ khác (Kim loại đen, kim loại màu, vật liệu xây dựng…). - Phụ tùng sửa chữa không có mức (Hàng xúc, Hàng khoan, Hàng gạt, Hàng ô tô, Băng chuyền, phụ tùng khác). 1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần than Núi Béo – Vinacomin 1.5.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Bộ máy quản lý của Công ty hiện nay được xây dựng theo mô hình trực tuyến – chức năng, nhằm mục đích giảm bớt tình hình tập trung quá mức, tránh chồng chéo, trùng lặp, được tổ chức theo hai cấp: - Cấp Công ty gồm: + Ban kiểm soát; + Hội đồng quản trị; + Ban Giám đốc; + Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ. - Cấp Công trường phân xưởng: Gồm Quản đốc và các Phó Quản đốc (tùy theo quy mô từng phân xưởng), giúp việc cho Quản đốc là các đốc công, nhân viên kỹ thuật và nhân viên kinh tế phân xưởng. Hiện nay, Công ty có tất cả 16 công trường, phân xưởng sản xuất. Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 17 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HĐQT CÔNG TY BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC CÔNG TY PGĐ CƠ ĐIỆN-VẬN TẢI P. CĐ-VT PGĐ DỰ ÁN HẦM LÒ P. KTTH PGĐ KINH TẾ PGĐ KỸ THUẬT PGĐ SẢN XUẤT Văn Phòng P. Trắc Địa P. ĐKSX P. BVQS CT. XD-KTT P. An Toàn CT. ĐBắc P. Kế Hoạch P. Vật Tư P. NVTH P. TPK P. TCLĐ PX. VT 1,2,3, ,5,6 P. Kế Toán PX. SC Ô tô P. KCM Trạm Y Tế P. ĐT-MT CT. Vỉa 14 P. KCS CT. CBT PX.PVĐS PX. SC MM PX. PVVHTT PX.TM-TN Hình 1-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý cấp Công ty Sv: Trần Thị Hoài Thương CT. Vỉa 11 Kế toán D – K57 18 CT. CGLĐ Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Quản đốc Phó Quản đốc Bộ phận kỹ thuật Bộ phận kinh tế Trưởng ca Trưởng ca Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Hình 1-2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý cấp Phân xưởng 1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức Bộ máy điều hành của Công ty Cổ phần Than Núi Béo được biên chế như sau : a. Ban giám đốc - Giám đốc: Là người được HĐQT cử ra để thay mặt điều hành Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Quyết định, tổ chức điều hành hoạt động của Công ty: Giá mua, bán sản phẩm, xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn và phương án sản xuất kinh doanh hàng năm. Báo cáo HĐQT Công ty về việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và chịu sự giám sát trực tiếp của Hội đồng Quản trị. - Phó Giám đốc Cơ điện – Vận tải: Phụ trách chỉ huy điều hành, giám sát các hoạt động cung ứng vật tư, quản lý các thiết bị khai thác - vận tải theo hệ thống, phục vụ nhu cầu sản xuất. - Phó Giám đốc Dự án hầm lò: Phụ trách chỉ huy, điều hành các hoạt động của dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo. - Phó Giám đốc Kinh tế: Phụ trách điều hành, giám sát các hoạt động nghiệp vụ kinh tế, chăm lo đời sống, văn hóa – thể thao, y tế, chế độ chính sách đối với người lao động, công tác bảo vệ thanh tra. - Phó Giám đốc Kỹ thuật: Phụ trách chỉ huy điều hành, giám sát các hoạt động mang tính kỹ thuật, công nghệ khai thác, chất lượng sản phẩm, công tác an toàn bảo hộ lao động và công tác bảo vệ quân sự tại Công ty. Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 19 Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất - Phó Giám đốc sản xuất: Phụ trách điều hành, chỉ huy hoạt động sản xuất của các đơn vị xản xuất trên khai trường. b. Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty. c. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của Công ty - Phòng Cơ điện – Vận tải (CĐ-VT): Có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Giám đốc Công ty trong công tác quản lý sử dụng các thiết bị cơ điện mỏ, cơ khí ( bao gồm các thiết bị khai thác, các thiết bị sàng tuyển, hệ thống cung cấp điện năng, các thiết bị điện, các thiết bị bơm nước, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, thiết bị thông tin liên lạc nội bộ, các thiết bị đo lường trọng lượng than, thiết bị gara, các máy công cụ) và an toàn điện của Công ty. Và có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Giám đốc Công ty trong công tác quản lý kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả các thiết bị vận tải trong Công ty. - Phòng Vật tư (VT): Có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Giám đốc Công ty trong công tác mua sắm, cung ứng, cấp phát vật tư, phụ tùng, thiết bị, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật. - Phòng Kỹ thuật tổng hợp (KTTH): Có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Giám đốc Công ty thực hiện việc quản lý kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo. - Phòng Nghiệp vụ tổng hợp (NVTH): Có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Giám đốc Công ty thực hiện việc quản lý nghiệp vụ dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo. - Văn phòng Công ty (VP): Có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT, Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực quản lý: văn phòng, công nghệ tin học, văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao của Công ty. - Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương (TCLĐ): Có chức năng tham mưu cho HĐQT, Giám đốc trong lĩnh vực: Công tác tổ chức; công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động; Công tác định mức, tiền lương, thi đua, khen thưởng và phúc lợi xã hội. - Phòng Kế hoạch và Quản trị chi phí (KH): Có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Giám đốc Công ty trong lĩnh vực kế hoạch sản xuất kinh doanh; khoán quản trị chi phí nội bộ; thuê ngoài và làm thuê; tiêu thụ than và sản phẩm ngòa than; tư vấn vật tư (bao gồm giá vật tư và hàng phục vụ ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại) và thẩm định dự toán; quyết toán tổng đầu tư TSCĐ và sửa chữa thường xuyên thuê ngoài; mua bảo hiểm tài sản. Sv: Trần Thị Hoài Thương Kế toán D – K57 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan