Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa...

Tài liệu Tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

.PDF
76
602
82

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ------ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA (2009-2013) Đề tài: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Chí Hiếu Bộ môn Luật Tƣ pháp Sinh viên thực hiện: Phạm Quốc Huy MSSV: 5095423 Lớp: Luật Tƣ Pháp 3-k35 Cần Thơ, tháng 5/2013 i Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền dạy cho người viết nguồn kiến thức sâu rộng góp phần hoàn thành luận văn này. Và hơn hết, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Chí Hiếu, người đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên người viết trong suốt quá trình làm luận văn. Chân thành cảm ơn các tác giả của những bài viết, sách, báo, tạp chí chuyên luận mà người viết đã sử dụng làm tài liệu trong quá trình nghiên cứu. Với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, ắt hẳn luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm túc, lòng đam mê tìm tòi người viết hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ của mình vào sự phát triển chung của nền khoa học pháp lý. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, những người đi trước và những anh chị, độc giả quan tâm đến đề tài này. Sinh viên thực hiện Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ----- ............................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2013 Giảng viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa ----- ............................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2013 Giảng viên phản biện Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa MỤC LỤC ----oOo---LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. .............................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài. ............................................................................... 2 4. phƣơng pháp nghiên cứu đề tài. ...................................................................... 3 5. Cơ cấu của đề tài. .............................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG ..................................................................................................................................... 4 1.1 Khái quát chung về hành vi tham nhũng ...................................................... 4 1.1.1 Khái niệm về tham nhũng........................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm tội phạm tham nhũng ................................................................ 8 1.1.3 Yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng ...................................................... 9 1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm tham nhũng ..................... 12 1.1.5 Hậu quả của việc tham nhũng .................................................................. 13 1.2 Tìm hiểu chung về tình hình tham nhũng ở Việt Nam hiện nay .............. 17 1.2.1 Thực trang về tình hình tham nhũng ở Việt Nam .................................... 17 1.2.2 Cơ cấu tội phạm tham nhũng .................................................................... 20 1.2.3 Tính chất, mức độ tội phạm tham nhũng .................................................. 24 CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG HIỆN NAY ............................................................................................... 27 2.1 Những hạn chế trong chính sách, pháp luật ............................................... 27 2.2 Những hạn chế trong quản lí, điều hành nền kinh tế và trong hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội ............................................................... 30 2.3 Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lí tham nhũng ........................ 36 2.4 Những hạn chế trong nhận thức, tƣ tƣởng của cán bộ, công chức cũng nhƣ trong hoạt động bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ ............................................... 43 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG ................................................................................................................................... 48 3.1 Bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc .......................... 48 3.2 Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị ..... 48 3.3 Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức ....................................................................... 51 3.4 Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức ..................... 60 Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa 3.5 Chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng ..................................................................................................... 61 3.6 Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát .......................................................... 64 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..68 Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm qua, đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, trật tự, an ninh, xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao nhất là trong giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đó là cơ hội tốt cho nước ta phát triển, hợp tác giao lưu văn hóa khoa học – kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới. Cùng với mặt tích cực tình hình xã hội cũng bộc lộ những tiêu cực rất quan trọng đặc biệt là nạn tham nhũng đã trở thành nguy cơ đe dọa và thách thức đối với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Tham nhũng diễn ra nghiêm trọng và ngày càng phổ biến, tính chất phức tạp, thủ đoạn tinh vi và có nguy cơ ngày càng lớn, thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát, số đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó có nhiều cá bộ, công chức thậm chí có cả một số cán bộ lãnh đạo cấp cao đã có hành vi tham nhũng chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Đó là nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế chính trị gây mất đoàn kết nội bộ làm giảm uy tính của Đảng và Nhà nước trước nhân dân làm tha hóa bản chất của một số cán bộ công chức. Tham nhũng là một vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng, là quốc nạn của mọi thời đại. Tệ tham nhũng xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, ở nhiều ngành, nhiều cấp và ngày càng diễn ra theo chiều hướng không giảm, nghiêm trọng và gây ra nhiều tác hại nặng nề về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, chính trị, đạo đức, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, phá hoại mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, cản trở công cuộc đổi mới, tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ ta. Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của tệ tham nhũng trong tình hình hiện nay, Đại hội VIII, IX của Đảng đã xác định tham nhũng là một trong các nguy cơ lớn:“tình trạng tham nhũng, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta”. Đại hội X lại tiếp tục khẳng định:“Hiện nay ở nước ta tình hình tham nhũng lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Vì vậy, chống tham nhũng là một nhiệm vụ cấp bách và hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay. Xét trên phạm vi thế giới, những năm gần đây hầu như nước nào cũng bị nạn tham nhũng tấn công, tham nhũng và chống tham nhũng đã trở thành nhiệm vụ mang tính GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 1 SVTH: Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa chất quốc tế. Ở nước ta tham nhũng trở thành “quốc nạn”, là “giặc ngoại xâm” nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho đất nước trên nhiều phương diện. Ở nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là con đường hoàn toàn mới mẻ. Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách cởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn thiếu đồng bộ, một số văn bản vừa mới ban hành đã sớm lac hậu với thực tiễn tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng. Mặt khác, bước vào cơ chế mới tâm lý nôn nóng là làm giàu có mặt tích cực là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng cũng có mặt tiêu cực là làm giàu cho một số người bị tha hóa, đánh mất chính mình trong khát vọng làm giàu bẳng mọi giá, bất chấp pháp luật đạo lý. Bộ máy Nhà nước của chúng ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau chưa đủ thời gian va kinh nghiệm để cải cách kịp thời, do đó khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên một số mặt đã bộc lộ không ít khuyết điểm, tình hình đó cùng với hệ thống thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy cồng kềnh tạo môi trường dung dưỡng cho tệ quan liêu tham nhũng. Hệ thống cơ quan tư pháp, hành chính, thanh tra, kiểm tra chất lượng và hiệu quả, hiệu lực chưa cao điều này đòi hỏi chúng ta phải tích cực và chủ động chống tham nhũng có hiệu quả. Chính vì vậy người viết đã chọn đề tài: “Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” để làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Với mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn về tội tham nhũng trong phạm vi của đề tài “Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, người viết sẽ trình bày những lý luận chung, các dấu hiệu pháp lý, tìm hiểu những bắt cặp và biện pháp phòng ngừa tội phạm tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, để từ đó ta có thể nâng cao được hiểu biết của mình về tội phạm này và tuyên truyền cho những người xung quanh tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Đề tài “Tình hình tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” là một đề tài phức tạp vì nó liên quan đến lĩnh vực pháp quyền của Nhà nước. Trên cơ sở Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2009; luật phòng chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung 2012 và những tài liệu trong phạm vi pháp luật Việt Nam có liên quan. Đồng thời tham khảo thực trạng tình hình tham nhũng của một số nước trên thế giới. Việc nghiên cứu đề tài với mong muốn có thể đưa ra cách nhìn nhận đúng đắn về thực trạng tham nhũng hiện nay và giải pháp mang tính cá nhân với hy vọng sẽ góp phần hạn chế ngăn chặn được tình trạng này. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 2 SVTH: Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa 4. phƣơng pháp nghiên cứu đề tài. Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: So sánh, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê… nhằm phân tích lý giải các vấn đề nêu ra trong luận văn từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu đấu tranh có hiệu quả với tội phạm tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ cấu của đề tài. Luận văn gồm: lời nói đầu, phần kết luận, mục lục,danh mục tài liệu tham khảo thì trong đó phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Tìm hiểu chung về tình hình tội phạm tham nhũng. Chương 2: Những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Những giải pháp hạn chế tình hình tội phạm tham nhũng. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 3 SVTH: Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa Chƣơng 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG 1.1 Khái quát chung về hành vi tham nhũng 1.1.1 Khái niệm về tham nhũng Tham nhũng là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong khoảng hai chục năm trở lại đây. Văn bản pháp luật sớm nhất của Nhà nước sử dụng thuật ngữ “tham nhũng”, quy định việc xử lý hành vi tham nhũng là Quyết định Số 240-HĐBT, ngày 26 tháng 6 năm 1990 về đấu tranh chống tham nhũng của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) và Nghị quyết của Quốc Hội ngày 30 tháng 12 năm 1993 về Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu. Tiếp đó các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao của Nhà nước quy định trực tiếp về vấn đề đấu tranh chống tham nhũng lần lượt được ban hành như: Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng năm 2000; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012. Trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, các văn bản pháp luật hình sự có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và các văn bản pháp luật hình sự trước đó, chưa có văn bản nào sử dụng thuật ngữ “tham nhũng”. Thuật ngữ “tham nhũng” lần đầu tiên được sử dụng văn bản pháp luật hình sự là trong Luật số 57/L-CTN sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 10 tháng 5 năm 1997. Theo Luật này, có 11 tội danh trong BLHS được xác định là “tội phạm tham nhũng”1. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, các tội phạm về tham nhũng được quy định thành mục riêng - Mục A, Chương XXI của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 với 7 tội danh khác nhau. Trong quá trình hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về đấu tranh chống tham nhũng (Quyết định của Chính phủ, Nghị quyết của Quốc Hội, Bộ luật Hình sự…), các cơ quan có thẩm quyền như Toà án nhân 1 Theo Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 10 tháng 5 năm 1997, có 11 tội danh được xác định là tội phạm tham nhũng, trong đó có 9 tội danh được sửa đổi từ quy định của BLHS năm 1985 bao gồm: Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa - Điều 133; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa - Điều 134a Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa - Điều 137a; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân - Điều 156; Tội lập quỹ trái phép - Điều 175; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ Điều 221; Tội giả mạo trong công tác - Điều 224; Tội nhận hối lộ - Điều 226; Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ - Điều 227; và 2 tội mới về tham nhũng được bổ sung là: Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ - Điều 221a và Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi - Điều 228a. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 4 SVTH: Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao… cũng có nhiều văn bản hướng dẫn việc xử lý các hành vi tham nhũng, các tội phạm về tham nhũng. Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Tham nhũng đã và đang phá hoại sự phát triển ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đang cùng nhau thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng. Đó cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trên thế giới đã tham gia ký kết và áp dụng các biện pháp thực thi Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng (United Nations Convention Against Corruption - viết tắt là: UNCAC)2. Trước khi Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng được thông qua, các quốc gia châu Mỹ, châu Âu, châu Phi đã có sáng kiến cùng nhau thảo luận thông qua công ước về tham nhũng, chống tham nhũng hoặc các tội phạm liên quan đến tham nhũng như: Công ước liên châu Mỹ về chống tham nhũng do Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ thông qua ngày 29/3/1996, Công ước chống tham nhũng liên quan đến công chức của các nước châu Âu và công chức của các Quốc gia thành viên trong Liên hiệp châu Âu do Hội đồng Liên hiệp châu Âu thông qua ngày 26/5/1997, Công ước chống hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế thông qua ngày 21/11/1977, Công ước luật hình sự về tham nhũng do Uỷ ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu thông qua ngày 27/1/1999, Công ước luật dân sự về tham nhũng do Uỷ ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu thông qua ngày 4/11/1999, Công ước của Liên minh các nước châu Phi về phòng, chống tham nhũng do các nguyên thủ quốc gia Liên minh châu Phi thông qua ngày 12/7/2003. Đấu tranh chống tham nhũng là một việc rất khó và phức tạp. Để cuộc đấu tranh chống tham nhũng đạt hiệu quả, đòi hỏi trước hết phải nhận diện được hành vi tham nhũng, nhận thức đúng hành vi tham nhũng. Nói một cách khác là cần phải có khái niệm tham nhũng thống nhất để dựa vào đó mỗi quốc gia có những quy định cụ thể về các hành vi tham nhũng, tội phạm về tham nhũng và thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Sự tương đồng trong nhận thức về hành vi tham nhũng còn cho phép các quốc gia hợp tác có hiệu quả trong việc đấu tranh chống tham nhũng mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Trước khi các công ước về chống tham nhũng được thông qua, trên thế giới đã có nhiều hội nghị, hội hảo quốc tế lớn bàn về đấu tranh chống tham nhũng như Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về chống tham nhũng diễn ra tại Washington (Mỹ) năm 1983; Hội nghị quốc tế bàn về các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng tại Bắc Kinh (Trung 2 Công ước Liên Hợp Quốc phòng chống tham nhũng được thông qua ngày 31 tháng 10 năm 2003, đến ngày 1 tháng 7 năm 2009, đã được 136 quốc gia trên thế giới phê chuẩn, tham gia. Ở Việt Nam, ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 5 SVTH: Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa Quốc) năm 1995. Trong các hội nghị này khái niệm tham nhũng là vấn đề được đưa ra bàn thảo nhiều nhất. Các khái niệm tham nhũng được đưa ra với nhiều quan điểm khác nhau như: “tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”; hoặc “Tham nhũng bao hàm trong nội dung của nó cả tệ nạn hối lộ (nấp dưới hình thức “thù lao” để quyến rũ người đang bị mắc nợ) và sự chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản công cộng và biến tài sản đó thành của riêng cá nhân”3. Theo Ngân hàng Thế Giới (World Bank), tham nhũng là sự "lạm dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân". Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) cho rằng, tham nhũng là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân"4. Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng là kết quả của nhiều nỗ lực đàm phán nhưng cũng không đưa ra định nghĩa về tham nhũng, mà chỉ có một số điều khoản mô tả các loại hành vi tham nhũng, đồng thời yêu cầu các quốc gia trong điều kiện thực tế của mình có trách nhiệm nội luật hoá để xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng như: hối lộ, tham ô, biển thủ công quỹ hoặc hành vi của công chức lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi… Ở Việt Nam, khái niệm tham nhũng được nhiều người: Nhà khoa học, nhà làm luật và người áp dụng luật quan tâm nghiên cứu. Cho đến trước khi Luật phòng, chống tham nhũng được ban hành đã có nhiều khái niệm khác nhau về tham nhũng được đưa ra như: “Tham nhũng là hiện tượng những người có chức vụ quyền hạn cố tình làm trái với những quy định chung nhằm vơ vét tài sản của công cho bản thân mình hoặc người khác”; hoặc “Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền lực để nhũng nhiễu, lấy tiền của của Nhà nước và nhân dân phục vụ cho lợi ích cá nhân”; hoặc “Tham nhũng là việc những người trong bộ máy Đảng, Nhà nước, trong đơn vị kinh tế và tổ chức xã hội lợi dụng địa vị công tác của mình để vụ lợi cho cá nhân, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân”… 5 Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, xuất hiện trong xã hội có phân chia giai cấp và hình thành Nhà nước. Tham nhũng là một biểu hiện của sự lợi dụng hay lạm dụng quyền lực Nhà nước, vì vậy, nó gắn liền với quyền lực Nhà nước và được thực hiện bởi chủ thể được Nhà nước trao quyền. Giữa các quốc gia khác nhau, biểu hiện của hành vi tham nhũng và quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau. Trong một quốc gia thì ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, điều kiện xã hội và các chủ thể mang quyền lực khác nhau thì hành vi tham nhũng cũng có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, việc đưa 3 GS.TS.Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS. Nguyễn Hoà Bình, TS. Bùi Minh Thanh (chủ biên), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb CAND, Hà Nội 2007, Tr.20. 4 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Tại địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/Tham_nh%C5%A9ng. 5 Xem: GS.TS.Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS. Nguyễn Hoà Bình, TS. Bùi Minh Thanh, Sđd, tr.21, 22. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 6 SVTH: Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa ra được một khái niệm hay định nghĩa hoàn chỉnh phản ánh đúng bản chất của hành vi tham nhũng và được chấp nhận rộng rãi là điều không đơn giản. Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng có tên tiếng Anh là United Nations Convention Against Corruption. + Theo tiếng Anh, Corruption có nghĩa là: Sự hư, thối, mục nát, sự đồi bại, tội lỗi, hư hèn, sự mua chuộc, hối lộ...6 + Theo tiếng Pháp, la corruption có nghĩa là : Sự làm hỏng, sự mua chuộc, sự hư hỏng, sự đồi trụy7. Theo giải thích của các Từ điển tiếng Anh và tiếng Pháp (nêu trên), chúng ta khó có sự hình dung và nhận thức đầy đủ về tham nhũng cũng như bản chất và đặc điểm của hành vi tham nhũng. + Theo Từ điển tiếng Việt, “tham nhũng” được hiểu là hành vi “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấy của”8. + Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, “tham nhũng” được hiểu là (hành vi) lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”9. + Theo quy định của Pháp lệnh chống tham nhũng của Việt Nam năm 1998 thì tham nhũng “là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”10. + Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 khái niệm “tham nhũng” được hiểu: “là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”11. Trong Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 và Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012, khái niệm tham nhũng cũng được quy định khác nhau. Sự khác nhau trong hai khái niệm này không phải ở độ dài của câu chữ mà là ở nhận thức và quan niệm của nhà lập pháp về tham nhũng. Cũng giống như các nước khác trên thế giới, tham nhũng ở Việt Nam có biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 6 Võ Thiết Long, Trần Ngọc Hoàng, Từ điển Anh Việt, NxB Thanh Niên, 2002, Tr. 337. Lê Thanh Phương và nhóm cộng tác, Từ điển Pháp-Việt Việt-Pháp, NxB Văn hóa thông tin, 2007, Tr.197. 8 Xem: Viện Ngôn ngữ (2000), Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb. Đà Nẵng, tr. 910. 9 Xem: Trường Đại học Luật Hà nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Nguyễn Ngọc Hoà - Chủ biên), Phần: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Nxb. CAND, Hà Nội, tr. 109. 10 Xem: Điều 1 Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998. 11 Xem thêm: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012. 7 GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 7 SVTH: Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau để giải thích tội phạm nguy hiểm này, nhưng nhìn chung đều cho chúng ta thấy một cách hiểu về tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực được thể hiện bằng những hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cho cá nhân hoặc cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây thiệt hại cho tài sản của tập thể, của công dân hoặc gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân. 1.1.2 Khái niệm tội phạm tham nhũng Cho tới nay, tham nhũng một hiện tượng xã hội tiêu cực đã trở thành một quốc nạn của toàn xã hội nó gây tác động tiêu cực không nhỏ cho xã hội gây cho lòng dân làn sóng bất bình, nó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật… Khi mà những hành vi tham nhũng đó gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì loại tội phạm này được quy định ở Mục A – Chương XXI, bao gồm các tội sau: - Tội tham ô tài sản (Điều 278). - Tội nhận hối lộ (Điều 279). - Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều 280). - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281). - Tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282). - Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283). - Tội giả mạo trong công tác (Điều 284). Theo khoản 1 – Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Qua khái niệm về tội phạm nói chung và phần các tội phạm về tham nhũng được ghi nhận tại Mục A – Chương XXI có thể hiểu khái niệm về tội phạm tham nhũng như sau: “Các tội phạm tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm trục lợi được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình thực hiện trong khi GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 8 SVTH: Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa thi hành công vụ”. (“Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”)12. 1.1.3 Yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng + Khách thể của tội phạm tham nhũng: Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở thừa nhận tính giai cấp của pháp luật nói chung cũng như của luật Hình sự nói riêng khẳng định: “Khách thể của tội phạm gây thiệt hại là hệ thống những quan hệ xã hội của chế độ có giai cấp được luật Hình sự của chế độ đó bảo vệ”. Như vậy có thể hiểu khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố quan trọng cấu thành tội phạm, xác định đúng đắn khách thể của tội phạm cũng đồng nghĩa với việc xác định được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ở đây, khách thể của tội phạm tham nhũng là những hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: A là cán bộ của hợp tác xã nông nghiệp, được hợp tác xã giao cho 100 triệu đồng đi mua vật tư nông nghiệp. Khi nhận tiền, A đã dựng hiện trường giả bị mất trộm số tiền này. Qua điều tra, A khai “số tiền 100 triệu đồng đang trôn ở sau vườn của A”. Từ đó cho thấy A đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, xâm hại đến quan hệ sở hữu, vi phạm điều 278 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 về “tham ô tài sản”. Hoạt động đúng đắn của bộ máy Nhà nước, tổ chức xã hội là khái niệm rất chung để chỉ mỗi cơ quan tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ của mình của pháp luật quy định. Tùy theo nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao phó mà hoạt động đúng đắn đó thực hiện ở một lĩnh vực khác nhau. Để bảo vệ hiệu quả hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội luật Hình sự chia thành các nhóm quan hệ xã hội khác nhau, ví dụ: Nhóm tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV – Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009), nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương XXII – Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009), nhóm các tội về chức vụ thì được quy định tại Chương XXI trong đó có tội phạm về tham nhũng được quy định tại mục A. Tuy nhiên, khách thể của tội phạm tham nhũng còn bao gồm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và uy tín của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. + Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng: 12 Quy định tại Điều 277 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 9 SVTH: Phạm Quốc Huy Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếp nhận biết được đó là: - Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội. Hành vi tham nhũng là một dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu không có hành vi thực hiện tội phạm thì không có dấu hiệu khác và cũng không có tội phạm. Hành vi ở đây có thể là hành động hoặc không hành động. Nhưng nó được gắn chặt với người có chức vụ quyền hạn và chỉ do những người có chức vụ quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước giao cho. Hành vi phạm tội qua hành động là sự tác động trái pháp luật, gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được luật Hình sự bảo vệ. Ví dụ: Thẩm phán nhận hối lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo; Điều tra viên nhận hối lộ của bị can đang bị tạm giam để đề xuất thay đổi biện pháp tạm giam thành biện pháp cấm đi khỏi nơi cu trú… Hành vi phạm tội không qua hành động là cách xử sự tiêu cực của người có chức vụ quyền hạn. Họ không thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ nên đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: A là Điều tra viên được giao nhiệm vụ xử lý vụ tai nạn giao thông do B gây ra, A đã nhận của B 10 triệu đồng sau đó không đề nghi ra quyết định khởi tố vụ án. - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Dấu hiệu tiếp theo thuộc mặt khách quan của tội phạm tham nhũng là hậu quả của hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của những người có chức vụ quyền hạn để phạm tội. Hậu quả do tội phạm tham nhũng gây ra có thể chia làm hai trường hợp: + Hậu quả vật chất: Là sự hao hụt của tiền, hàng hóa, vật tư… Thiệt hại này có thể được xác định bằng các đại lượng cụ thể có thể nhìn thấy và tính toán được, + Hậu quả phi vật chất: Là những thiệt hại không thể đo đếm, xác định được bằng các đại lượng cụ thể đó là sự suy giảm lòng tin của nhân dân, mất uy tín với nhân dân của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Một dấu hiệu bắt buộc khác trong mặt khách quan của tội phạm tham nhũng cũng có cấu thành vật chất là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội của người có chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và hậu quả do tội phạm đó gây ra. Hành vi phạm tội là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả, người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi xác định hậu quả xảy ra là hậu quả tất yếu phát sinh từ hành vi đó. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Huy 10 SVTH: Phạm Quốc Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa - Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội: Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian địa điểm phạm tội. + Chủ thể của tội phạm tham nhũng: Như chúng ta đã biết, chủ thể của tội phạm tham nhũng là một loại chủ thể đặc biệt, đòi hỏi đó là những người có chức vụ, quyền hạn. Ở đây, ngoài dấu hiệu đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (là những người không thuộc Điều 13 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)13, bắt buộc phải có dấu hiệu là người có chức vụ quyền hạn. Điều 277 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”. Có thể thấy người có chức vụ quyền hạn có một số đặc điểm sau: - Là người được giữ chức vụ thường xuyên hoặc tạm thời trong cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Chức vụ này có thể do bổ nhiệm hoặc do bầu cử, hợp đồng hoặc hay hình thức khác (ủy quyền, đại diện), có hưởng lương hoặc không hưởng lương Nhà nước. - Là người thực hiện một trong các chức năng: Đại diện quyền lực Nhà nước, tổ chức điều hành quản lý hành chính hoặc chức năng tổ chức sản xuất kinh doanh theo công vụ đã được giao cho họ. - Là những người thực hiện trách nhiệm nhất định theo thẩm quyền chuyên môn mà họ đảm nhận. + Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng: Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm. Vậy mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm và nó luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Nội dung của mặt chủ quan bao gồm: Lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Trong các tội phạm tham nhũng, người có chức vụ quyền hạn đã nhận thức được tính nguy hiểm cho Nhà nước, cho xã hội, cho công dân của hành vi trái luật do mình gây ra và thấy trước được hậu quả xảy ra. Khi người có chức vụ quyền hạn nhận thức được hành vi của mình là trái với công vụ được giao thể hiện người đó đã vì lợi ích của riêng 13 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng qui định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Huy 11 SVTH: Phạm Quốc Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa mình là trái với công vụ được giao thể hiện người đó đã vì lợi ích của riêng mình chứ không hoạt động vì lợi ích chung, chỉ biết đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể họ có thể làm nhiều cách thức, con đường khác nhau sao cho mang lại những lợi ích mà họ mong muốn. Như vậy, đương nhiên tội phạm tham nhũng luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm động cơ vụ lợi cá nhân. 1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm tham nhũng Ở Việt Nam, nhà nước Việt Nam từ thời phong kiến đã rất quan tâm đến việc đấu tranh chống những hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn mưu lợi cá nhân gây thiệt hại cho nhà nước và công dân. Trong số các văn bản pháp luật của nhà nước phong kiến Việt Nam còn lưu lại đến ngày nay thì Quốc Triều Hình Luật (Luật Hình Thời Lê) 14 và Hoàng Việt Luật Lệ (Luật Hình Thời Nguyễn) 15 là hai bộ luật đồ sộ trong đó mỗi bộ luật đều có nhiều điều luật quy định hành vi phạm tội của quan lại sử dụng quyền lực mưu lợi cá nhân. Trong Bộ Quốc Triều Hình Luật, nhà làm luật không đặt tên tội danh, không quy định “tội tham nhũng” hay “tội phạm về tham nhũng” nhưng những hành vi tham nhũng (theo cách gọi hiện nay) đã được quy định trong nhiều điều luật. Ví dụ, khi quy định việc xử phạt, quan chủ ty “ăn tiền” để làm việc trái pháp luật thì “phải ghép vào tội ăn tiền mà xoá tội hay gán tội cho người ta trái sự thực” (Điều 137); hoặc “Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ một quan đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử chém…” (Điều 138); các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật như “sách nhiễu tiền của”, “nhũng nhiễu”, “yêu sách lấy của dân” còn được quy định tại các Điều 184, 304, 326 Bộ Quốc Triều Hình Luật...16 Việc quy định xử lý những hành vi nêu trên cho thấy Nhà nước phong kiến Việt Nam có sự quan tâm rất lớn đến việc đấu tranh chống hành vi của quan lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích của công dân - tội phạm về tham nhũng (theo cách gọi của Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay). Tương tự Bộ Quốc Triều Hình Luật, trong Hoàng Việt Luật Lệ, thuật ngữ “tham nhũng” cũng chưa được sử dụng, nhưng trong bộ luật này cũng có nhiều điều luật quy định về hành vi của quan lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật xâm phạm lợi ích của nhà nước hoặc của công dân (tội phạm về tham nhũng) như tội: nhận hối lộ (nhận đút lót); lợi dụng chức, quyền để chiếm đoạt của công; quan lại lợi dụng việc công để tự 14 Quốc Triều Hình Luật (Luật Hình Thời Lê), trong dân gian còn gọi là Luật Hồng Đức (vì được cho rằng Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), là bộ luật đồ sộ, chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê nước ta (1428-1788) bao gồm 6 quyển, 13 chương với 722 điều luật. 15 Hoàng Việt Luật Lệ do Vua Gia Long ban hành năm 1812 bao gồm 398 điều luật. 16 Xem thêm: Viện sử học, Quốc Triều Hình Luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý 1991. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Huy 12 SVTH: Phạm Quốc Đề tài: Tình hình tội phạm tham nhũng – Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa ý gom tài vật cho mình, quan lại, quản quân rút bớt tiền lương lính và đồ vua ban thưởng… (Điều 1, Điều 2, Điều 9 Quyển 17…)17. Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đấu tranh chống tham nhũng – hành vi lợi dụng chức, quyền, chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc công dân. Bác Hồ từng nói: “Tham ô, ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô...”18. .Hơn một năm sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, ngày 27/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí ban hành Sắc lệnh số 223 quy định trừng trị các tội đưa, nhận hối lộ, phù lạm và biển thủ công quỹ. Đây là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên quy định trừng trị một số tội phạm về tham nhũng. Các tội được quy định trong Sắc lệnh này bao gồm: Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, tội công chức phù lạm và tội công chức biển thủ công quỹ hay của công dân. Các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ và các tội khác (có tính chất tham nhũng) tiếp tục được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự có hiệu lực pháp lý cao như: Pháp lệnh trường trị các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ngày 20/5/1981, Bộ luật hình sự năm 1985… Sự ra đời của Quyết định Số 240-HĐBT ngày 26 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 và Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, khái niệm “tham nhũng” chính thức được sử dụng. Các hành vi tham nhũng đã và đang phát sinh, phát triển mạnh tạo thành tệ nạn xã hội nguy hiểm. Các hành vi tham nhũng có mức độ nguy hiểm cao, xâm phạm nghiêm trọng hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích của công dân - tội phạm về tham nhũng. Tội phạm về tham nhũng chính thức được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước Việt Nam đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, răn đe mạnh mẽ đối với những hành vi tham nhũng, phát huy tinh thần tích cực, chủ động và trách nhiệm của mọi công dân trong cuộc đấu tranh chống tệ nạn xã hội tiêu cực và loại tội phạm nguy hiểm này. 1.1.5 Hậu quả của việc tham nhũng Tham nhũng hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt giàu nghèo, chế độ chính trị. Nó là căn bệnh của bộ máy Nhà nước có tác động tiêu cực tới tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội – kinh tế - chính trị. Tham 17 Xem: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Văn Tài (dịch), Hoàng Việt Luật Lệ, tập V (bản dịch) Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1994, tr. 856 và các trang tiếp theo. 18 Xem: Văn Viễn, Bác Hồ nói về chống tham ô, lãng phí quan liêu, website: Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30503&cn_id=240702. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Huy 13 SVTH: Phạm Quốc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng