Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện phú vang tỉnh thừa ...

Tài liệu Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế

.PDF
126
241
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ THÙY AN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên cứu thực tế, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Châu Các số liệu, kết quả nêu trong bài luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các lập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra trên là quan điểm cá nhân sau quá trình nghiên cứu. Luận văn không sao chép bất kỳ nghiên cứu khoa học đã được công bố nào. Tác giả luận văn Lê Thị Thùy An i LỜI CÁM ƠN Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nhgiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Đại học kinh tế Đại học Huế cùng toàn thể quý thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, Cục thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục thống kê huyện Phú Vang, và toàn thể các hộ gia đình, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, chân thành cảm ơn tập thể ban chủ nhiệm khoa và giáo viên, các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Lê Thị Thùy An ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: Lê Thị Thùy An Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Niên khóa: 2016 -2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Châu Tên đề tài: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Phú Vang là một huyện tiếp giáp thành phố Huế, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang còn chậm, cơ cấu nông nghiệp còn bất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang một cách hợp lý. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn của mình. 2. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp: Từ các số liệu, tài liệu của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện, các số liệu công bố của Chi cục Thống kê huyện, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu các tài liệu hiện có về lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 130 phiếu khảo sát nông hộ và 30 phiếu khảo sát chuyên gia. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, mô tả, so sánh. 3. Kết quả nghiên cứu Luận văn đã: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang trong những năm qua, chỉ ra kết quả, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng. Đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT Cơ cấu kinh tế CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hóa CNTT Công nghệ thông tin DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa LN Lâm nghiệp NĐ Nghị định NN Nông nghiệp NQ Nghị quyết QĐ Quyết định R&D Nghiên cứu và phát triển THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TM Thương mại TS Thủy sản TT Thủ tướng TW Trung Ương UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. xi PHẦN 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP .........................................................................5 1.1. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp...................................................................5 1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ........................................5 1.1.2. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ......................................................6 1.2. Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .....................7 1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp....................................................................7 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp .............................................13 1.2.3. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp15 1.3. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ......................22 1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang .........................................................................................................................22 1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam...........23 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế .................24 v CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............26 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế...........................26 2.1.1. Điều kiện về tự nhiên ......................................................................................26 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................................................31 2.1.3. Đánh giá chung về huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ...........................35 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 – 2016...............................................................................................................37 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế theo ngành sản xuất ...........................................................................................40 2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ ..........................................................................................................42 2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp ...............................................49 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản....................................................50 2.4. Thực trạng sử dụng nguồn lực sản xuất tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế................................51 2.4.1. Tình hình sử dụng đất .....................................................................................51 2.4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động ..........................................................54 2.4.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư nông nghiệp ..................................55 2.5. Kết quả khảo sát hộ nông nghiệp về tình hình sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi chính trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................56 2.5.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát .........................................................................57 2.5.2. Các hoạt động tạo thu nhập của hộ .................................................................63 2.6. Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên, lãnh đạo huyện Phú Vang về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện ...................................................73 2.6.1. Mô tả ...............................................................................................................73 2.6.2. Kết quả khảo sát ..............................................................................................73 2.7. Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................................................77 vi 2.7.1. Những kết quả đạt được của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................................77 2.7.2. Hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................................................78 2.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...........................................................................................................................82 3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 ....................................................................................................82 3.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020...............................................................83 3.3. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................84 3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ............................................................................84 3.3.2. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiêp.............................................................................87 3.3.3. Phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm của kinh tế nông thôn.........................................................88 3.3.4. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ..............................................89 3.3.5. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .........................................90 3.3.6. Sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng .....................................................................................................91 3.3.7. Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp .................................92 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................94 1. Kết luận .................................................................................................................94 vii 2. Kiến nghị ...............................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................97 PHỤ LỤC..................................................................................................................99 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2 BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình đất đai huyện Phú Vang 2012 - 2016 .............................28 Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động huyện Phú Vang 2012 - 2016..........32 Bảng 2.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Phú Vang giai đoạn 2012 2016.................................................................................................38 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản huyện Phú Vang 2012 - 2016 .....................................................................................40 Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phú Vang 2012 – 201642 Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại cây trồng của huyện Phú Vang 2012 - 2016 .....................................................................................44 Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm ở huyện Phú Vang 2012 - 2016 .....................................................................................45 Bảng 2.8: Số lượng và sản lượng sản phẩm vật nuôi của huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016 ............................................................................47 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại vật nuôi của huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016 .....................................................................47 Bảng 2.10: Giá trị sản xuất nghành lâm nghiệp huyện Phú Vang 2012 – 201649 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Phú Vang giai đoạn 2012 2016.................................................................................................50 Bảng 2.12: Tình hình sử dụng đất tại huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016 53 Bảng 2.13: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động tại huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016 ............................................................................54 Bảng 2.14: Tình hình chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư nông nghiệp huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016............................................................56 Bảng 2.15: Thống kê đặc điểm hộ tham gia khảo sát........................................58 Bảng 2.16: Tài sản và tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất của hộ .......................59 Bảng 2.17: Tình hình tập huấn của các hộ sản xuất nông nghiệp .....................60 Bảng 2.18: Những sản phẩm chính mà hộ nông dân xuất bán qua các kênh ....61 ix Bảng 2.19: Chi phí sản xuất bình quân và cơ cấu chi phí sản xuất 2 vụ lúa (Đông Xuân và Hè Thu) tính trên 1 sào của các hộ điều tra ..........64 Bảng 2.21: Chi phí sản xuất bình quân và cơ cấu chi phí sản xuất 2 vụ ngô (Đông Xuân và Hè Thu) tính trên 1 sào của các hộ điều tra ..........66 Bảng 2.22: Kết quả và hiệu quả canh tác 2 vụ ngô (Đông Xuân và Hè Thu) tính trên 1 sào của các hộ điều tra ..........................................................67 Bảng 2.24: Hiệu quả chăn nuôi gà thịt (tính trên 100kg trọng lượng xuất chuồng/lứa) .....................................................................................69 Bảng 2.25: Chi phí chăn nuôi và cơ cấu chi phí chăn nuôi lợn thịt (tính cho 100 kg thịt lợn hơi) ................................................................................70 Bảng 2.26: Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt (tính trên 100kg thịt lợn hơi)..............71 Bảng 2.27: Chi phí và kết quả nuôi tôm, cá (tính trên bình quân hộ) ...............72 Bảng 2.28: Các ngành, lĩnh vực nông nghiệp có ưu thế phát triển tại địa phương ............................................................................................74 Bảng 2.29: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại địa phương..................................................76 x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ...........26 Hình 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Phú Vang, giai đoạn 2012 – 2016............................................................................38 Hình 2.3: Cơ cấu GTSX ngành nông lâm nghiệp, thủy sản huyện Phú Vang 2012 – 2016.....................................................................................40 Hình 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp....................................43 Hình 2.5: Hình thức liên kết sản xuất của hộ..................................................62 Hình 2.6: Khó khăn chủ yếu của hộ................................................................63 xi PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, nông thôn Việt Nam đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; nông nghiệp, nông thôn đã chuyển một phần không nhỏ đất sang xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và đô thị mới, … thu hút đầu tư là vấn đề được hầu hết các tỉnh, thành phố quan tâm thậm chí đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉnh nào có nhiều dự án đầu tư thì diện tích đất nông nghiệp càng bị thu hẹp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở nông thôn nói riêng đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa phương là rất cần thiết. Phú Vang là một huyện tiếp giáp thành phố Huế, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang còn chậm, cơ cấu nông nghiệp còn bất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang một cách hợp lý. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn của mình. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Vận dụng lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang trong những năm qua, chỉ ra kết quả, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng. - Đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, từ đó đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về mặt thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2016. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2018. Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. - Về mặt không gian: huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu  Dữ liệu thứ cấp Từ các số liệu, tài liệu của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện, các số liệu công bố của Chi cục Thống kê huyện, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu các tài liệu hiện có về lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, các hội nghị hội thảo, kết quả của các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, đề tài tiến hành thu thập từ các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương về tình hình ngành nông nghiệp đặc biệt là trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2012 – 2016.  Dữ liệu sơ cấp Tác giả tiến hành phỏng vấn các nông hộ có tham gia sản xuất nông nghiệp và các chuyên gia là các cán bộ, quản lý, lãnh đạo huyện và các xã trên địa bàn huyện Phú Vang. Đối với phỏng vấn nông hộ: Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, với yêu cầu mức độ tin cậy là 95%, sai số chọn mẫu (e) không vượt quá 10% kích cỡ mẫu. Kích cỡ mẫu cho nghiên cứu được xác định theo công thức (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [11]: Trong đó, n là kích cỡ mẫu dự tính, Z là giá trị ướng ứng của miền thống kê. Với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép 10%. Kết quả số quan sát trong mẫu theo công thức là 96. Để đảm bảo mức độ thu hồi bảng hỏi, nghiên cứu tiến hành khảo sát 130 hộ nông dân. Kết quả thu được 119 bảng hỏi đủ điều kiện để tiến hành phân tích. Đối với phỏng vấn chuyên gia: 3 Luận văn đã thiết kế phiếu phỏng vấn 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý và các cán bộ nhân viên có thâm niên công tác, chuyên môn cao tại huyện, các ngành và các xã trên địa bàn huyện. Đây là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nắm chắc thực trạng và những định hướng, giải pháp của huyện và từng địa phương trong phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết quả thu được 28 phiếu khảo sát đảm bảo chất lượng. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: - Phương pháp thống kê kinh tế: sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu trên các biểu bảng, bản đồ, đồ thị để phân tích, nhận định. - Phương pháp so sánh: được dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua không gian và thời gian, cụ thể là so sánh đánh giá sự phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp và các bộ phận của nó, cũng như phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp 1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Nông nghiệp là ngành sản xuất gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân. Mọi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp. Ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp… sản xuất nông nghiệp cũng luôn được chú trọng và thực tế cho thấy các sản phẩm nông nghiệp đã đóng góp rất nhiều vào kim ngạch xuất khẩu. Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xưa và được xem là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đến nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với tỷ trọng 16,32% GDP trong năm 2016 [10]. Sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn. Nông nghiệp là một ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao gồm cả ngư nghiệp và lâm nghiệp [2]. Theo Lưu Đức Khải (2015), vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân được thể hiện ở một số điểm sau [4]: - Nông nghiệp đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thứ hai, nông nghiệp cung cấp nông sản cho xuất khẩu, thu ngoại tệ, tạo vốn để mua sắm máy móc, thiêt bị, vật tư thiết yếu cho công nghiệp hóa, hình thành quan hệ trong phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế. Thứ ba, phát triển nông nghiệp tạo tiền đề để kinh tế - xã hội cho phân công lao 5 động mới và tái cơ cấu trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp còn là ngành cung cấp sức lao động cho phát triển công nghiệp. - Nông nghiệp đóng góp vào phát triển: Thứ nhất, với vai trò là hoạt động kinh tế, nông nghiệp đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cung cấp các cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân và tạo động lực phát triển các ngành công nghiệp liên quan tới nông nghiệp, bao gồm cả công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cả công nghiệp hóa chất, cơ khí. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, trong các nước đang phát triển, nông nghiệp đóng góp 29% GDP và giải quyết việc làm cho 65% lực lượng lao động xã hội. Thứ hai, nông nghiệp còn là một ngành sinh kế. Theo Ngân hàng thế giới, nông nghiệp là sinh kế cho 86% dân số nông thôn, tạo việc làm cho 1,3 tỷ nông hộ và những nông dân không có ruộng đất. Trong 5,5 tỷ người của thế giới đang phát triển thì có tới 3 tỷ người đang sống ở các vùng nông thôn và chiếm khoảng một nửa tổng dân số. - Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo Nông nghiệp là công cụ hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Tăng trưởng nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực và mạnh tới công tác giảm nghèo tại tất cả các quốc gia, Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP trong nông nghiệp có hiệu quả giảm nghèo nhiều hơn gấp đôi so với tăng trưởng GDP của các ngành khác. 1.1.2. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp So với các ngành kinh tế khác, sản xuất nông nghiệp có những nét đặc thù riêng biệt mà trong quản lý Nhà nước cần phải quan tâm: - Sản xuất nông nghiệp chịu tác động và chi phối mạnh của các quy luật tự nhiên và các điều kiện cụ thể như đất đai, khí hậu, sinh vật, thời tiết. - Lao động nông nghiệp của con người phụ thuộc vào quá trình tăng trưởng của sinh vật, cây con trong nông nghiệp có quy luật vận động riêng. Đặc điểm đó có vai trò quyết định đến năng suất lao động trong nông nghiệp. 6 - Thời gian lao động và thời gian sản xuất không ăn khớp, tính thời vụ cao, tiềm năng lao động trong nông nghiệp còn rất lớn, nhất là những vùng chậm phát triển. - Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được trong hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm do tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Ngoài những đặc thù trên, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn có đặc điểm sau: - Việt Nam là một nước đất hẹp, người đông, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp (0,11ha/ người). - Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cây con phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó Việt Nam cũng là nơi gánh chịu nhiều thiên tai, điều đó cũng tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. - Nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn gắn với thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế. 1.2. Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Nền kinh tế của mỗi nước là một tổ hợp phức tạp, bao gồm các bộ phận và phân hệ hợp thành. Việc phân tích, đánh giá cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải xem xét cấu trúc bên trong của nền kinh tế, biểu hiện ở những mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận và giữa các phân hệ của các bộ phận đó trong hệ thống kinh tế. Những mối quan hệ kinh tế đó ràng buộc lẫn nhau và được biểu hiện ở những quan hệ về mặt lượng cũng như quan hệ về mặt chất. C.Mác đã chỉ ra rằng: “Cơ cấu kinh tế là sự phân chia về chất lượng và tỉ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội" [5] . Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận, các phân hệ được kết hợp với nhau một cách hài hoà, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên của đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng và phát triển ổn định, nâng cao mức sống của dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc có hiệu quả. 7 “Cơ cấu kinh tế tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” [5]. Cơ cấu kinh tế của một nước xét trên tổng thể bao gồm những mối liên hệ tổng thể giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó, bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực kinh tế (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng), các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ …), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành thị), các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, cá thể, hộ gia đình). Ở mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu riêng của mình tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể. Từ sự phân tích trên có thể khái quát cơ cấu kinh tế như sau: “Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nước. Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao”. Trong bất kỳ một nền kinh tế nào, cơ cấu kinh tế cũng bao gồm các loại chủ yếu sau đây: - Cơ cấu ngành kinh tế Là cơ cấu kinh tế quan trọng nhất, là tổ hợp các ngành của nền kinh tế. Nó biểu thị quan hệ giữa các ngành kinh tế, những tổng thể đơn vị kinh tế cùng thực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội theo ngành để sản xuất ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có những đặc tính chung nhất định. Sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, do sự phát triển của phân công lao động xã hội quyết định. Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, thuở bình minh của loài người cơ cấu kinh tế là nông nghiệp. Khi phân công lao động phát triển, thủ công nghiệp tách khỏi nghề nông và trở thành ngành công nghiệp thì cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế chuyển thành nông - công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp làm cho nó chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế chuyển từ nông - công nghiệp sang công - nông nghiệp. Tiếp đến, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế, cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch sang công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan