Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín ngưỡng thờ cúng phùng lộc hộ ở huyện ba vì, thành phố hà nội...

Tài liệu Tín ngưỡng thờ cúng phùng lộc hộ ở huyện ba vì, thành phố hà nội

.DOC
119
90
54

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHU VĂN KHÁNH TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG PHÙNG LỘC HỘ Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHU VĂN KHÁNH TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG PHÙNG LỘC HỘ Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 8220309 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ngọc Mai HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Những ý kiến nhận định khoa học của các tác giả đã được trích dẫn xuất xứ đầy đủ. Tác giả luận văn Chu Văn Khánh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành khóa học, chuyên ngành Tôn giáo học tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam với đề tài luận văn: “Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”. Để có được kết quả này tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất lớn của nhiều tổ chức đơn vị và cá nhân. Xin được trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học xã hội, Phòng Đào tạo, khoa Tôn giáo, Phòng Công tác học viên, chính quyền Ủy ban nhân dân xã Đồng Thái, xã Phú Sơn; đồng nghiệp, gia đình cùng các bạn học viên lớp Cao học Tôn giáo học khóa 2016 – 2018. Tác giả xin được chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai - Người hướng dẫn khoa học, đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả trân trọng cám ơn các quý thầy, cô trong khoa Tôn giáo học đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tác giả học tập tại Học viện. Xin được cảm ơn Ban quản lý di tích đền Trúc Lâm, thôn Đồng Bảng xã Đồng Thái; Di tích đình, đền, thôn Cao lĩnh xã Phú Sơn, anh Phùng Đình Nam Trưởng thôn Cao Lĩnh, Chú Phùng Văn Tặng cán bộ văn hóa xã Phú Sơn, chú Nguyễn Văn Tươi thôn Hùng Vỹ xã Đồng Văn, ông Nguyễn Sơn Thủy, ông Nguyễn Văn Cẩm khu dân cư số 5 xã Sơn Dương; ông Nguyễn Văn Thiện thủ từ đình Thổ Tang; ông Chu Duy Hạ, ông Trần Văn Đạm, ông Nguyễn Văn Hạ xã Đồng Thái và đông đảo các cụ ông, cụ bà, bác, cô, anh, chị và các em thôn Đồng Bảng, xã Đồng Thái đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tài liệu và dành thời gian trao đổi với tác giả trong suốt thời gian tác giả đi điền dã. Tác giả luận văn Chu Văn Khánh MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ PHÚ SƠN, XÃ ĐỒNG THÁI, HUYỆN BA VÌ .................................................................................................................................. 9 1.1. Một vài nét về đặc điểm tự nhiên; kinh tế - xã hội của xã Phú Sơn, xã Đồng Thái..9 1.2. Phong tục tập quán........................................................................................... 13 1.3. Thờ cúng Phùng Lộc Hộ và mối liên hệ giữa hai xã Phú Sơn và Đồng Bảng...16 Chương 2: THỰC HÀNH THỜ CÚNG PHÙNG LỘC HỘ Ở BA VÌ VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG KHÁC.......................................................................................... 24 2.1. Lễ hội và thực hành nghi lễ tế Thần tại đền Trúc Lâm (Đồng Thái).................24 2.2. Đình, Đền Cao Lĩnh và Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở xã Phú Sơn – Ba Vì Hà Nội..................................................................................................................... 43 2.3. Một số cơ sở thờ cúng Phùng Lộc Hộ khác và mối liên hệ với đền Trúc Lâm. 47 2.4. Một số nhận định về hiện tượng thờ cúng Phùng Lộc Hộ................................. 56 Chương 3: TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG PHÙNG LỘC HỘ Ở ĐỒNG THÁI HIỆN NAY MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN................................................................................. 60 3.1. Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở Đồng Thái hiện nay một số một số vấn đề đặt ra................................................................................................................... 60 3.2. Vai trò tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ trong cuộc sống hiện nay.............68 3.3. Về quy ước chung và biến cố của các di tích thờ Ngài Phùng Lộc Hộ.............73 3.4. Tổ chức thực hành tín ngưỡng, lễ hội đền Trúc Lâm và công tác quản lý hiện nay . 75 KẾT LUẬN............................................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phùng Lộc Hộ là được biết đến là một nhân vật lịch sử có công giúp vua Nhà Trần chống quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ I năm 1258 thông qua điển tích, thần phả, sắc phong được nhân dân làng Đồng Bảng xã Đồng Thái cũng như 17 xã có di tích tôn thờ Ngài. Nhưng vì lý do nào đó mà các tài liệu chính sử nước nhà không có sự ghi chép lại cụ thể về nhân vật này. Qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở huyện Ba Vì, tác giả sẽ góp phần bổ sung thêm gốc tích lai lịch thân thế và những dấu tích về Ngài tại địa phương Đồng Bảng ( Ba Vì) qua đó góp phần bổ sung thêm các tư liệu về Phùng Lộc Hộ và công lao của Ngài trong kháng chiến chống Nguyên - Mông cuối 1257, đầu 1258. Trên thực tế cũng có những ý kiến khác nhau về Phùng Lộc Hộ nhân thần hay nhiên thần. Trong đó đặc biệt là quan điểm cho rằng việc thờ cúng Phùng Lộc Hộ hay còn được gọi là (Lân Hổ) liên quan tới điển tích thờ Thần Hổ (ông cọp, ông Ba Mươi) của người Việt xưa ở các vùng, trung du miền núi. Nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp thêm thông tin để làm sáng tỏ cho quan điểm đó. Tín ngưỡng, thờ cúng là niềm tin vào thế giới thiêng (Thần, Thánh) được nhân dân suy tôn phụng thờ gắn với đời sống sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của con người trong cộng đồng làng xã. Tín ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng làng là nơi gửi gắm tâm linh với những thỉnh cầu mong Thánh, Thần ban sức khỏe, tri thức, công danh, làm ăn, may mắn cuộc sống an lành, yên ấm, hạnh phúc … Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Long (2005), đình và đền, Nxb Văn hóa thông tin, Tr13. “Tín ngưỡng là một trạng thái tâm lý quan hệ đến các hiện tượng tự nhiên xã hội mà con người cảm thụ và chưa nhận thức được cho là có sức mạnh hơn con người và thiêng liêng nên con người sợ và kính cẩn mong che chở giúp đỡ”. Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ cũng nằm trong hệ quy chiếu ấy. Việc thờ cúng Phùng Lộc Hộ còn được gọi (Lân Hổ) đã hình thành dải di tích trải dài từ Ba Vì, Phú Thọ cho tới Vĩnh Phúc; Trong dải văn hóa này với 18 di tích thuộc các địa phương khác nhau thời kỳ (1945 trở về trước) đều có sự kết chạ 1 qua lại giao lưu văn hóa phong tục tập quán đã đồng nhất lấy ngày mùng 10 tháng Hai âm lịch hàng năm làm ngày Xuân tế (đồng tế). Ngày này các địa phương có thờ Phùng Lộc Hộ (Lân Hổ) đều hành hương về quê hương gốc của đức Thánh là di tích đền Trúc Lâm làng Đồng Bảng xã Đồng Thái để cùng tham gia một nghi thức tế Tam tuần (đồng tế) tạo sự đồng nhất đồng lòng, đồng thuận, thuần phục, tuân thủ, nhất nhất hướng về đức Thánh Lân Hổ. Nhưng do biến cố của lịch sử nước nhà, do quá trình vận động và phát triển của xã hội cho tới hiện nay trong nghi thức tế lễ Phùng Lộc Hộ đã không có sự đồng nhất chung nữa ngoài nghi thức tế lễ Tam tuần truyền thống thời Hậu Lê còn có cả Nghi thức Tế Hùng Vương của di tích xã Sơn Dương huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ. Tạo nên sự phong phú đa dạng đậm đà đặc sắc trong tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ hòa quyện giao lưu văn hóa tín ngưỡng tôn giáo giữa Xứ Đoài Ba Vì và đất Tổ Vua Hùng Phú Thọ. Di tích đền Trúc Lâm thôn Đồng Bảng, xã Đồng Thái, di tích đền Cao Lĩnh thôn Cao Lĩnh xã Phú Sơn và 16 di tích của 16 xã có chung thờ Phùng Lộc Hộ nói riêng không chỉ là nơi giữ gìn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ các cổ vật, di vật, đồ thờ có giá trị về vật chất lẫn tinh thần, không chỉ là nơi đoàn kết, gắn bó gắn kết cộng đồng dân cư của một làng, một xã, một dải văn hóa, cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh nơi thực hiện các nghi thức, nghi lễ thờ cúng tưởng niệm nhớ về Ngài, qua đó giáo dục các thế hệ về sự đoàn kết, lòng dũng cảm, yêu nước truyền thống đấu tranh đánh giặc giữ nước của dân tộc. Theo cuốn “Việt Nam ba lần đánh Nguyên toàn thắng” tập 1 Nxb Hồng Bàng năm 2012 của tác giả Nguyễn Lương Bích thời kỳ đó Phùng Lộc Hộ là một “dân binh”. Có sức khỏe, tài nghệ võ thuật với khí chất hiên ngang, tài thao lược lòng yêu nước có uy tín đã được thanh niên trai tráng trong làng, nhân dân trong vùng tôn vinh tin theo, suy tôn ông là người đứng đầu, coi ông như là một vị “tướng trẻ” tài ba, giữa lúc nước nhà lâm nguy ông đã chiêu tập trai tráng trong làng, thanh niên trong vùng đứng lên giúp vua, giúp nước đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ nhân dân bảo vệ xóm làng, bảo vệ giang sơn xã tắc giữ yên bờ cõi. Sau khi ông đã Thánh hóa về trời để ghi công ơn của Ngài, vua Trần tặng 8 chữ “Nam phương 2 tráng khí, bắc khấu hàn tâm” và được nhân dân nơi ông sinh ra, nhân dân nơi ông chiêu tập trai tráng trong vùng tập luyện võ nghệ (hội binh), nhân dân những nơi ông đánh giặc đi qua thờ phụng suy tôn ông làm Thần, Thánh của làng phụng thờ ông, bảo vệ che chở ban phúc cho làng, xã. Trong một xã hội đang hội nhập với thế giới, những chính sách xây dựng nông thôn mới đang lan rộng khắp các làng quê Việt Nam. Đó là những yếu tố quan trọng tạo nên những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, đời sống văn hóa, làm cho làng quê chuyển biến theo hướng văn minh hiện đại. Đây không hẳn là một xu hướng tiêu cực, nhưng càng hiện đại bao nhiêu thì con người lại sớm quên đi cái cũ, cái truyền thống. Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ là một di sản phi vật thể của địa phương thôn Cao Lĩnh xã Phú Sơn, thôn Đồng Bảng xã Đồng Thái do nhiều tác động của thị trường mà đã phần nào đó cũng đang dần bị tam sao thất bản, dần thay đổi đi so với lịch sử truyền thống xưa kia của nó. Để góp phần giữ gìn, bảo vệ những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ tại địa phương Đồng Thái, huyện Ba Vì tìm hiểu những giá trị của di tích, hiện tượng thờ cúng nhân vật Phùng Lộc Hộ và nhận diện những yếu tố lạc hậu, không phù hợp của tín ngưỡng, lễ hội, những yếu tố mới thích nghi với thời cuộc mà không làm mất đi cái bản sắc cốt lõi vốn có..., góp phần xây dựng truyền thống văn hóa tín ngưỡng và lưu truyền những nét đặc sắc của loại hình tín ngưỡng dân gian tại đây, từ đó góp phần là tài liệu tham khảo quan trọng để các địa phương có chung thờ cúng Ngài Phùng Lộc Hộ nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, thêm bớt cho phù hợp và góp phần gắn kết, đoàn kết, hiểu nhau đi đến thống nhất đồng nhất trong cung cách thờ cúng Phùng Lộc Hộ. Từ những lý do trên mà tôi chọn tên luận văn “Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở xã Đồng Thái, xã Phú Sơn Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học ngành Tôn giáo học. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng nói chung Văn hóa thờ Thần của Việt Nam là một nét tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Việt Nam với truyền thống văn hóa dựng nước giữ nước lâu đời đã trải qua 1000 năm Bắc thuộc và gần đây nhất thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX nước ta trải qua 02 cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, Mỹ, thống nhất đất nước đã góp phần hun đúc lên phẩm chất con người Việt Nam hiên ngang bất khuất dũng cảm kiên cường, cần cù sáng tạo đưa đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trước 1990 vai trò tôn giáo tín ngưỡng chưa được nhà nước quan tâm coi trọng, nhiều địa phương còn coi là kìm hãm sự phát triển của xã hội; sau năm 1990 tôn giáo và tín ngưỡng thờ cúng Thần, Thánh, Thành Hoàng làng …, mới được quan tâm đến và được phục hồi mạnh mẽ trên cả nước thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về loại hình tín ngưỡng này ngày một nhiều hơn; có một số công trình của các cá nhân và tập thể tiêu biểu nghiên cứu về Thành Hoàng Việt Nam và một số vùng miền. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu: “Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Chu Quang Trứ (2000); Tục Thờ cúng của người Việt tác giả Bùi Xuân Mỹ NXB Văn Hóa Thông tin năm 2001; Đình và Đền Hà Nội tác giả Nguyễn Thế Long NXB Văn Hóa Thông Tin năm 2005; Phong tục thờ cúng của người Việt, Tác giả Song Mai-Quỳnh Trang, NXB Văn Hóa Thông tin năm 2006; Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt tại Nhà, Chùa, Đình, Đền Miếu, Phủ (tái bản lần thứ V) tác giả Hồ Đức Thọ NXB Hồng Đức năm 2008; ngoài các công trình kể trên còn có các công trình nghiên cứu “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh, năm 2001, đã nêu rõ được lịch sử một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam, lễ thức gia đình (bàn thờ gia tiên, ngày giỗ, văn khấn, thần tài, tiền chủ...) và một số Thần linh được thờ cúng (Thành hoàng, Tứ pháp...); “Văn hóa dân gian Việt Nam – Những phác thảo” của tác giả Nguyễn Chí Bền, Nxb Văn hóa - Thông tin năm 2003; “Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam”, 2005, tác giả Mai Thanh Hải và rất nhiều các nghiên cứu 4 khác đã công bố như của tác giả Nguyễn Duy Hinh Tín ngưỡng Thành Hoàng Làng Việt Nam NXB Khoa học xã hội năm 1996. Toan Ánh Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam Nxb Văn Hóa Dân tộc năm 2001. Tân Việt Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam Nxb Văn hóa dân tộc năm 2001. Phan Kế Bính Việt Nam Phong tục Nxb Văn Học năm 2005 các tác phẩm trên đã cung cấp tri thức cho bạn đọc những giá trị truyền thống, phong tục tập quán các thú chơi, tiêu khiển, lễ tục, văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, gia tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ đình, đền, chùa, miếu của người Việt. 2.2. Tình hình nghiên cứu về Tín Ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở huyện Ba Vì, TP. Hà Nội Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ diễn ra tại di tích Đền Cao Lĩnh xã Phú Sơn và di tích đền Trúc Lâm thôn Đồng Bảng xã Đồng Thái huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. Đại diện điển hình tiêu biểu nhất là đền Trúc Lâm thôn Đồng Bảng xã Đồng Thái, đã được Ban Quản lý di tích và Danh thắng Hà Nội khảo tả di tích, thiết lập hồ sơ tháng 10 năm 1989, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 3 tháng 3 năm 1991. Những tài liệu ghi chép cụ thể về nghi thức tế lễ, kiêng kỵ, thờ cúng, quy ước, quy định mặc định chung liên quan của các xã cùng chung Ngài Phùng Lộc Hộ cổ xưa về văn bản ghi chép không có, mà được lưu giữ tồn tại được thông qua truyền miệng của các cụ cao niên trong làng người đi trước truyền lại cho người đi sau, thế hệ đi trước truyền dạy lại cho thế hệ kế cận cú như vậy tồn tại cho tới ngày nay. Di tích đền Trúc Lâm sau khi đã được Nhà nước xếp hạng 1991. Tới năm 2016 mới có 01 đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ có tên “Lễ hội đền Trúc Lâm ở xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay” của tác giả Phùng Quang Đức nghiên cứu đã đề cập viết về lễ hội đền Trúc Lâm. Ở đề tài nghiên cứu này tác giả mới chỉ dừng lại nhắc tới 18 xã có chung thờ đức Thánh Lân Hổ mà chưa có sự đi sâu tìm hiểu so sánh cách bài trí nhân vật thờ, nghi thức tế lễ, lễ vật ở các xã có di tích cùng chung thờ đức Thánh, chưa đề cập tới dải văn hóa, sự phong phú đa dạng nghi thức tế Hùng Vương trong tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ. Nghiên cứu của tác giả Phùng 5 Quang Đức tập chung chủ yếu về phần Lễ hội ở di tích Đền Trúc Lâm và ý nghĩa vai trò của lễ hội với đời sống nhân dân. Do vậy, luận văn của tác giả sau này là một trong những công trình nghiên cứu có sự kế thừa, chọn lọc, để bổ sung, hoàn thiện một cách cụ thể nhất về tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở huyện Ba Vì, thành Phố Hà Nội hiện nay. Tới thời điểm hiện tại chưa có đề tài nghiên cứu nào lấy tên “Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở Huyện Ba Vì. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: làm rõ thực trạng thờ cúng Phùng Lộc Hộ hiện nay ở xã Đồng Thái huyện Ba Vì. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa các tư liệu về nhân vật, di tích và lễ hội thờ cúng Phùng Lộc Hộ + Mô tả đầy đủ lễ hội đình/ đền thờ cúng Phùng lộc hộ + Đánh giá vai trò của Phùng lộc Hộ với tư cách Thành Hoàng làng đối với đời sống tâm linh, tinh thần của người dân địa phương + Bước đầu đưa ra một vài khuyến nghị cho công tác quản lý tín ngưỡng trên địa bàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tìm hiểu không gian Tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ diễn ra tại huyện Ba Vì (02 xã Đồng Thái và xã Phú Sơn; trọng tâm ở làng Đồng Bảng nơi có di tích chính thờ Ngài đồng thời là vai anh của 17 địa phương khác cùng chung thờ đức Thánh); kết hợp có mở rộng khái quát so sánh một vài điểm thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở các địa phương khác như (xã Sơn Dương, xã Cao Xá, xã Tứ Xã huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ, xã Thổ Tang Huyện Vĩnh Tường, xã Đồng Văn huyện Yên Lạc Tỉnh Vĩnh Phúc nơi có di tích thờ Ngài từ đó đi đến đề cập đến những nét riêng, nét chung của tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ). 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng chủ yếu sử dụng cách tiếp cận Tôn giáo học: tìm hiểu về niềm tin tôn giáo của người dân địa phương về vị Thần, Thành Hoàng, cách thực hành nghi lễ thờ thần và những tác dụng của thực hành nghi lễ đến cố kết cộng đồng địa phương nơi diễn ra tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ. Các phương pháp chủ yếu sẽ sử dụng gồm: điền dã dân tộc học, phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian, phỏng vấn sâu; phân tích tổng hợp. - Phương pháp điền dã dân tộc học: phương pháp này giúp tác giả tìm hiểu và tiếp cận với các nguồn tư liệu thành văn và không thành văn; các nhân chứng tại địa phương Đồng Bảng, Đồng Thái, Ba Vì; trực tiếp tham dự lễ hội làng và trải nghiệm cùng dân làng qua các mùa Lễ hội tại cơ sở thờ cúng Phùng Lộc Hộ, qua đó có thể mô tả được chính xác lễ hội tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ diễn ra tại địa phương; đồng thời kết đi sâu tìm hiểu, so sánh với các thông tin về tín ngưỡng này tại các địa phương lân cận để lý giải về hiện tượng thờ cúng Phùng Lộc Hộ _ Lân hổ và vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Lân hổ đổi với người dân địa phương. - Không có điều kiện tham dự trực tiếp tại các di tích cùng chung thờ đức Thánh Lân Hổ ở khu vực Vĩnh Phúc nên tác giả cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố những đối tượng chính là các ông Nguyên là cụ Mệnh, các ông là thủ từ và nguyên là thủ từ các di tích ngoài ra còn có các ông là Trưởng thôn và những người đã từng được tham gia vào các hoạt động thờ cúng Phùng Lộc Hộ. - Phương pháp thu thập tư liệu gồm các tư liệu nghiên cứu của các tác giả đi trước, thu thập trên internet, tài liệu của các cụ cao niên trong làng ghi chép lại, tài liệu của địa phương; Đối chiếu so sánh, phân tích, chọn lọc, sắp xếp, tổng hợp thông tin nhằm dựng lại toàn bộ tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ tại địa phương và tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của thực hành tín ngưỡng đối với đời sống tâm linh dân gian tại địa phương; tìm hiểu sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7 Luận văn, cung cấp hiện trạng tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ và các nghi lễ, nghi thức, liên quan tới thờ cúng Ngài cũng như nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng dân cư làng xã. Luận văn cung cấp các tư liệu giúp các nhà chuyên môn, nhà quản lý, nhà nghiên cứu lịch sử, những địa phương cùng thờ chung đức Thánh Phùng Lộc Hộ có thêm các thông tin thực tiễn làm cơ sở thực tế cho công tác quản lý văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn, nhằm tăng cường khả năng quản lý, phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức, truyền thống của tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ngày nay. Tác giả cũng mong muốn qua quá trình nghiên cứu, làm rõ được vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Phùng Lộc Hộ với người dân địa phương; Đồng thời luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu dụng cho các nhà nghiên cứu lịch sử, tôn giáo, văn hóa, bảo tồn quản lý di tích, những nhà hoạch định phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn chia làm 3 chương như sau: Chương 1 Khái quát về xã Phú Sơn, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì. Chương 2 Thực hành thờ cúng Phùng Lộc Hộ ở Ba Vì và một số địa phương khác. Chương 3 Tổ chức lễ hội Phùng Lộc Hộ ở Đồng Thái hiện nay một số vấn đề đặt ra cho công tác quản lý tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn. 8 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ XÃ PHÚ SƠN, XÃ ĐỒNG THÁI, HUYỆN BA VÌ 1.1. Một vài nét về đặc điểm tự nhiên; kinh tế - xã hội của xã Phú Sơn, xã Đồng Thái 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Xã Phú Sơn Là một xã đồi gò huyện Ba Vì, Hà Nội. Phía Bắc giáp xã Thái Hòa. Phía Đông giáp xã Đồng Thái, Vật Lại. Phía Nam giáp xã Tòng Bạt. Phía Tây giáp Tỉnh Phú Thọ. Xã có diện tích tự nhiên là 1374,39 ha, có 05 thôn là: Cao Lĩnh, Phú Hữu, Quy Mông, Yên Kỳ, Phú Mỹ với 2509 hộ và 976 nhân khẩu. Năm 2017 làng Phú Hữu ra thành 03 thôn gồm Đông Hữu, Thượng Tả và Nhông Nương Tụ. Xã Đồng Thái Có vị trí nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện Ba Vì 04 km, có quốc lộ 32 và tỉnh lộ 411 chạy qua thuận tiện cho việc đi lại và giao thương. Phía Bắc giáp xã Vạn Thắng, phía Nam giáp xã Phú Phương và Phú Châu, phía Tây giáp xã Phú Đông, Thái Hòa và xã Phú Sơn. Diện tích đất tự nhiên của xã là 828,24 ha, dân số 14.165 người, được phân bổ tại 04 thôn gồm Đồng Bảng, Tri Lai, Tăng Cấu, Thái Bình. Cũng như các xã khác trong huyện Ba Vì xã Đồng Thái và xã Phú Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nên điều kiện khí hậu, thời tiết mang lại những đặc trưng chung của khu vực, được chia làm 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm kế tiếp. Về điều kiện tự nhiên, xã Đồng Thái và xã Phú Sơn có đất đai thuộc loại phù sa ít được bồi. Đất đai ở xã chủ yếu gồm các nhóm đất chính như: - Đất phù sa ít glây. - Đất phù sa cũ bạc màu có sản phẩm feralit. - Đất phù sa glây mức trung bình. Trên địa bàn 02 xã có nhiều ao hồ phục vụ cho việc tiêu thoát nước và số ít được dùng để phụ vụ cho sản xuất, nguồn nước được dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ Sông Hồng thông qua hệ thống kênh mương dẫn 9 nước. Mùa khô nắng nóng kéo dài trên diện rộng cũng phần nào gây ảnh hưởng tới việc thiếu nước phục vụ cho sản xuất. Ngoài nguồn nước mặt còn có nguồn nước mưa và nước ngầm khá dồi dào từ 2-4 m, tuy nhiên bị nhiễm phèn phải qua xử lý. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên hệ thống giao thông thuận tiện như vậy, xã Đồng Thái và Phú Sơn có điều kiện thuận lợi thế để phát triển các loại hình dịch vụ thương mại buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các địa phương vùng miền với nhau. Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm cao là điều kiện tự nhiên thuận lợi để đa dạng hoá cây trồng, nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, nhanh nhậy, ham học hỏi, hiểu biết, là những nhân tố tích cực để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, xây dựng quê hương mạnh giàu. Bên cạnh những mặt tích cực còn có những hạn chế, khó khăn như: Biên độ, nhiệt độ giữa các mùa lớn, mưa tập trung gây ngập úng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp cụ thể: mùa khô xuất hiện gió Tây Nam, lượng bốc hơi nước lớn nên gây hạn hán thiếu nước sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng mùa vụ; mùa mưa thường xuất hiện bão, mưa kéo dài không tiêu thoát nước kịp gây úng ngập thiệt hại tới cây trồng, mùa màng, vật nuôi, năng xuất lao động, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân. 1.1.2. Chính Trị- Kinh tế - Xã hội Xã Phú Sơn trước đây thuộc tổng Phú Hữu, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, nay là Huyện Ba Vì thành Phố Hà Nội. Tháng 3 năm 1946, Hội Đồng nhân dân xã khóa đầu tiên bầu 23 đại biểu đại diện cho nhân dân lao động trong xã; phiên đầu tiên của Hội đồng nhân dân xã họp tại đình làng Phú Hữu đã bầu ra Ủy ban nhân dân hành chính xã đặt tên xã là Phú Sơn từ đó tên Phú Sơn được gọi cho đến ngày nay. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 xã Phú Sơn cũng như các xã bạn lân cận khác trong huyện Ba Vì chủ yếu là làm nông nghiệp với thu nhập thấp đời sống gặp nhiều khó khăn. Sau 1991 người dân xã Phú Sơn linh hoạt, nhanh nhẹn với vị trí địa lý thuận lợi, có quốc lộ 32 chạy qua, có chợ từ lâu đời nên đã biết tận dụng buôn bán, phát triển thương mại giúp kinh tế người dân khá giả lên nhiều. Cùng với sự nhanh nhẹn do nghề “chợ búa” kinh doanh buôn bán trao đổi, đi tiên phong áp 10 dụng những kỹ thuật khoa hoc vào sản xuất nông nghiệp giúp nông dân phát triển sản xuất với năng suất cao hơn. Hiện nay xã Phú sơn cũng đã có nhiều giải pháp tối ưu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ dân sinh, đầu tư hệ thống kênh mương, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, phát kiển kinh tế hộ gia đình vườn ao chuồng, ưu tiên cho phát triển thương mại buôn bán dịch vụ vì vậy đời sống của nhân dân ngày càng được khang trang, ấm no, giàu mạnh. Xã Phú Sơn về vị trí địa lý tiếp giáp với xã Đồng Thái cùng huyện Ba Vì có thổ nhưỡng và cũng có phong tục tập quán sinh hoạt giống nhau. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thực dân Pháp cầm quyền với chính sách “bần cùng hóa”, “chia để trị”, dùng chính sách “ngu dân”, để mê hoặc dân ta khi đó toàn tổng Phú Hữu xã Phú Sơn chỉ có 01 phòng học, dạy hết lớp ba đại bộ phận nhân dân đều mù chữ. Cách mạng tháng Tám thành công mọi người dân được tuyên truyền bỏ các thói hư tật xấu của chế độ cũ để lại, một lòng tin tưởng đi theo Đảng, Cách mạng, được học chữ thông qua lớp học bình dân học vụ, thực hiện nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, giảm bớt lãng phí trong hiếu hỷ khao vọng, thực hành tiết kiệm. Nghiêm cấm cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện. Hiện nay đời sống nhân dân được nâng cao, thực hiện nếp sống văn hóa văn minh các hộ gia đình đã có của ăn của để gia đình khá giả trong xã không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn 5%; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao mỗi thôn được xây mới 01 nhà văn hóa khang trang sạch đẹp tiện nghi đầy đủ để mọi người dân tham gia sinh hoạt văn hóa văn nghệ thể dục dưỡng sinh nâng cao sức khỏe. Ủy ban nhân dân xã và các đoàn thể chính trị -xã hội thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trọng đại của tổ quốc. Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1963 xã Đồng Thái có tên là Đồng Khánh, tới tháng 5/1963 xã đổi tên là Đồng Thái cho đến ngày nay. Với vị trí địa lý ưu đãi có quốc lộ 32 và tỉnh lộ 411 chạy qua thuận tiện cho việc đi lại giao thương, trong xã có nhiều gia đình sống bằng nghề mổ bò, nuôi bò vỗ béo, mổ lợn, may nón, xây dựng và may mặc nhưng phần đa nhân dân vẫn sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi; tập chung vào sản xuất các cây có 11 thế mạnh đặc sản của địa phương như trồng cây khoai lang, cây bầu, cây đỗ và đưa tri thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng xuất vận hành theo cơ chế thị trường nhưng bấp bênh khi được mùa thì mất giá, chăn nuôi rủi ro cao năm được năm mất vì vậy đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Trước cách mạng tháng Tám đất nước ta là nước nửa phong kiến nửa thuộc địa của Pháp bị thực dân Pháp đô hộ cai trị thi hành nhiều chính sách ngu dân, bần cùng hóa tự ti dân tộc, tuyên truyền văn hóa đồi trụy, khuyến khích các hủ tục mê tín, lối sống phong kiến lạc hậu để dễ bề cai trị tăng cường bóc lột vơ vét của cải đưa về chính quốc. “Từ năm 1936 đến năm 1939 ở các vùng nông thôn thực dân Pháp bổ đầu cho mỗi người dân phải tiêu thụ 4-5 lít rượu mỗi năm. Giao trách nhiệm cho Tri huyện phân bổ về các xã chánh tổng, lý trưởng thực hiện. Trong các làng, hàng ngũ hương, lý phải lo việc thường xuyên Hội hè, đình đám, lễ bái ở đình, chùa. Ép đám cưới hỏi khao thọ phải tiêu thụ một lượng rượu cồn nhất định” [13, tr.23]. Cách mạng tháng Tám thành công mọi người dân bỏ các thói hư tật xấu của chế độ cũ để lại, một lòng tin tưởng đi theo cách mạng đi theo Đảng. Hiện nay hòa chung vào sự phát triển mạnh mẽ của cả nước đời sống nhân dân của xã Đồng Thái đã có nhiều đổi thay xã không còn hộ đói, hộ nghèo còn 119 hộ, chiếm 3,7%. Phong trào phát triển văn hóa văn nghệ lên cao; nhu cầu được thụ hưởng và tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ giải trí của nhân dân phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu đó Ủy ban nhân dân xã thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, các thôn, các xóm cũng có sự giao lưu văn nghệ với nhau. Riêng với thôn Đồng Bảng đã khôi phục lại câu lạc bộ hát tuồng, câu lạc bộ hát dân ca, hát chèo và thường xuyên phục vụ nhân dân nhân vào các dịp lễ tết các ngày kỷ niệm của thôn làng. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh văn hóa các di tích cũng thường xuyên mở cửa vào các ngày rằm, ngày mùng một để các gia đình và du khách thập phương vào thăm quan làm lễ; riêng đối với di tích đền Trúc Lâm các cụ cao niên ngoài ngày rằm ngày mùng một hàng tháng còn phải đảm nhiệm việc túc trực ba tháng hè liên tục mở cửa di tích để làm lễ và phục vụ nhân dân tới làm lễ sinh hoạt tại đền. 12 1.2. Phong tục tập quán Thực hiện nhất quán chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật nhà Nước về tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ cơ bản là giống nhau nhưng ở mỗi địa phương vẫn có những đặc điểm riêng khác nhau. * Lễ tết Tết của người dân xã Phú Sơn cũng giống với các địa phương khác trong huyện Ba Vì, vùng châu thổ Sông Hồng và trên đất nước Việt Nam; Tết được người Việt Nam dù ở trong nước hay ở ngoài nước định cư lao động, công tác làm việc, học tập đều rất coi trọng. “Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng” [25, tr.126]. Ngày Tết là dịp để mọi người thân trong gia đình, họ hàng dòng tộc đi xa về gần được quần tụ quây quần đoàn tụ thăm hỏi gặp gỡ người thân gia đình, bạn bè, người quen, mọi người được vui chơi, cởi mở được đoàn tụ, trẻ em, được bố mẹ gia đình chiều chuộng, mua sắm, được mặc những bộ quần áo đẹp, được vui chơi, được nhận mừng tuổi …vv, nên ai cũng rất hào hứng đón tết thêm huyên náo nhộn nhịp. Với thôn Đồng Bảng, xã Đồng Thái nơi có di tích Đền Trúc Lâm thờ đức Thánh Phùng Lộc Hộ vào đêm 30 tết giờ chuyển giao năm cũ sang năm mới; các cụ “Điện” của đền Trúc Lâm cắt cử người ra giếng Trại “Giếng thiêng” của làng lấy nước về dâng hương làm lễ thờ cúng trong những ngày tết. Những gia đình trong làng cử người thân trong gia đình hoặc đích thân ra giếng Trại của làng lấy nước lộc về thắp hương cúng tổ tiên trong 3 ngày tết và dùng nấu cơm, đun nước uống, rửa mặt tưới cây mong Thánh phù hộ gia đình được bình an, may mắn. Giếng trại được coi là “Giếng thiêng” gắn với sự tích nơi mẫu thân sinh ra đức Thánh Lộc Hộ thủa xa xưa vào rừng kiếm củi khát nước “xoáy chân uống đất” lấy nước uống tại đây. Vì vậy mà mỗi khi làng tổ chức lễ hội “quân lính” các xóm phải chạy từ đền Trúc Lâm ra “Giếng Trại” lấy nước về để nấu cơm đóng oản dâng lên đức Thánh vào ngày Lễ 13 Hội 9- 10/giêng âm lịch và khi rước Ngài đi du ngoại qua Điếm Trại nghỉ dừng chân cũng phải đợi quân lính lấy nước về kiệu kính thánh thì mới được tiếp tục đi. * Cưới xin Thủa xưa lấy nhau phải theo sự sắp đặt của bố mẹ, ông bà “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” cha mẹ nói con phải nghe lời "tìm tông, tìm họ" không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ gia đình phải tương xứng "Môn đăng hộ đối" và trước đây đều có tục thách cưới. Hiện nay các đôi trai gái đã có quyền tự tìm hiểu nhau, quyết định tương lai cuộc đời của mình và không có thách cưới như ngày xưa mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình bên nhà Trai có giàu có hay không mà đi đến thỏa thuận thống nhất giữa 2 bên. Sau đó mua xe, sắm vàng, mua nhẫn làm quà tặng lại cho con gái hôm tổ chức lễ cưới khi trao dâu. Thực hiện theo quy định của Pháp luật, theo Quy ước “Làng Văn hóa” của thôn đã quy định. Đối với thôn Đồng Bảng, xã Đồng Thái nơi thờ đức Thánh Phùng Lộc Hộ ở huyện Ba Vì có khác với các địa phương khác trong huyện Ba Vì. Cưới con trai không cần phải mời anh em trong dòng họ (dòng tộc), khi nghe tin trong họ có con cháu cưới thì tự giác về tới làm giúp ăn cỗ và mừng cưới (đối với anh em trong chi, nhánh, khuốn cả nhà phải đến làm giúp và ăn cỗ); chỉ có khách ngoài dòng tộc và cưới con gái thì phải mời mới tới ăn cưới. * Tang ma Trong đám tang của người Phú Sơn cũng như ở các địa phương khác trong huyện Ba Vì bao gồm: lễ khâm niệm, lễ nhập quan, lễ viếng và lễ đưa tang. Sau đó lễ cúng ba ngày, một tuần và bốn mươi chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết là bốc mộ, sau đó là giỗ hàng năm. Theo đạo lý, phong tục, tập quán của từng địa phương để thể hiện lòng hiếu kính, tôn kính của con với cha mẹ, con trai chống gậy “Tang cha gậy tre, tang mẹ gậy vông, mũ rơm quấn đầu, dây chuối, dây đai thắt lưng”. Hiện nay văn minh hơn xong việc tang chỉ cần đeo 01 tấm băng đen cài trên ngực khi 49, 100 ngày làm lễ mới lại đeo khăn Tang thực hiện nghi lễ xong lại tháo bỏ. Cha mẹ mất, đưa ma ra đồng thì con gái, con dâu, cháu gái lăn đường mới là 14 con hiếu thảo thì nay thực hiện theo nếp sống văn minh cũng bỏ, bỏ cả chống gậy, đội mũ rơm, thắt lưng dây chuối, buông xổ gấu áo không phục hồi. Ở thôn Cao Lĩnh xã Phú Sơn khi trong làng có người mất thì trưởng thôn thông báo các gia đình trong làng đi đào huyệt trị huyệt gọi là các đô tùy; trước kia gia chủ đều mời cơm các đô tùy ở lại dự cơm với gia đình để tỏ lòng cảm ơn chia buồn cùng gia đình nay cũng đã bỏ đô tùy không ăn cơm chỉ đi với trách nhiệm làm phúc. Đặc biệt ở Đồng Bảng, xã Đồng Thái còn giữ tục khi cha, mẹ mất đi đưa Tang thì người con Trưởng đều đi lùi để nói lên điều hiếu kính đức hy sinh của cha, mẹ với con cháu với gia đình. Ở một số địa phương khác thì khi mẹ chết mới đi lùi, cha chết vẫn đi tiến, có nơi thì bỏ đi lùi đều đi tiến đẩy sau xe tang. Đối với việc chống gậy cũng vậy vẫn được duy trì cha chết thì chống gậy “tre”, mẹ chết thì chống gậy “vông”; ngày nay gậy “vông” được thay thế bằng gậy “xoan” không có khúc do quá trình đô thị hóa nông thôn nhanh cây “vông” bị chặt đi giờ còn ít nên khó kiếm. Đặc biệt trong nhà có người mất ngoài người thân gia đình con cháu phải đeo khăn trắng thì cây cối trong vườn, nhà cũng được buộc một mảnh vải trắng nhỏ (hiện tại ít gia đình còn thực hiện điều này). * Mừng thọ Mừng thọ là một phong tục tập quán có từ lâu đời thể hiện lòng thành kính kính trọng của con cháu, của người ít tuổi đối với người lớn tuổi theo câu “Kính lão đắc thọ” hoặc “yêu già già để tuổi cho”. Thể hiện sự trường thọ và mong muốn được thọ, được sống lâu của con người. Ở xã Phú Sơn năm 1944 trở về trước muốn được đi ăn cỗ thọ của xã phải đóng một suất gọi Nôm là “Đinh khao thọ” thì mới được đi ăn cỗ các cụ được tuổi thọ, muốn đóng được suất đinh khao thọ này phải là con nhà trung nông, địa chủ có điều kiện giàu có không phải ai cũng có tiền đóng; khi các cụ được tuổi thọ đều có lễ ra trình đình và gia đình con cháu tổ chức ăn uống rất to linh đình từ 2-3 ngày. Hiện nay xã Phú Sơn thực hiện theo nếp sống văn hóa văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ đã ấn định các thôn tổ chức mừng thọ cho các cụ vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm; các cụ được tuổi thọ sửa lễ mang lễ ra đình, đền thắp hương lễ bái gọi là trình thọ và thực hiện 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng