Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nô...

Tài liệu Tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre

.PDF
121
4
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HUỲNH CAO KIM THƢ TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HUỲNH CAO KIM THƢ TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG ĐÀO TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 TÓM TẮT Bến Tre cũng như một số tỉnh thành tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái nhằm tạo sinh kế cho người dân tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế. Trong nhiều năm qua, loại hình du lịch này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh vì nguồn vốn đầu tư chủ yếu là xuất phát từ cá nhân, hộ gia đình tại địa phương. Nguời dân tại vùng du lịch chưa tiếp cận được nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại để thực hiện hoạt động đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển loại hình du lịch này tôi chọn nghiên cứu đề tài tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. Mục tiêu nghiên cứu là nhằm đề xuất giải pháp để mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Chi nhánh. Để thực hiện được mục tiêu trên tiến hành nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng và tìm hiểu nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng Chi nhánh. Sau đó đề xuất mô hình nghiên cứu để đo lường nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng và kết quả thu được có 5 nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng là giá cả tín dụng, chất lượng tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng, từ chối cấp tín dụng và khó khăn giao dịch tín dụng. Trong đó giá cả tín dụng ảnh hưởng lớn nhất và nghịch chiều đến mở rộng tín dụng. Chất lượng tín dụng và tiếp tục cấp tín dụng tác động thuận chiều đến mở rộng. Nhân tố từ chối cấp tín dụng và khó khăn giao dịch tín dụng tác động nghịch chiều đến mở rộng tín dụng. Dựa vào cơ sở trên tiến hành đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá cả tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quy mô khách hàng, dư nợ và doanh số tín dụng phát triển du lịch sinh thái. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện luận văn Huỳnh Cao Kim Thư LỜI CÁM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn này, tôi nhận được sự giúp đỡ, góp ý rất chân thành từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Hà Quang Đào, do đó xin gửi đến thầy lời cám ơn sâu sắc nhất. Ngoài ra, cũng xin gửi lời cám ơn đến cán bộ tín dụng tại Agribank Bến Tre, những nhà quản lý, những chủ sở hữu đầu tư kinh doanh sản phẩm phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Bến Tre đã cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện việc phân tích để hoàn thành bài nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện luận văn Huỳnh Cao Kim Thư MỤC LỤC TÓM TẮT LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 4 7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .......................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ..................................................................................................... 5 1.1. Một số vấn đề về phát triển du lịch sinh thái ........................................................ 5 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái ....................................................................... 5 1.1.1.1. Khái niệm du lịch ................................................................................... 5 1.1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái .................................................................... 5 1.1.2. Phân loại du lịch sinh thái ............................................................................... 6 1.1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái ............................................................. 7 1.1.3.1. Tính giáo dục cao về môi trường ........................................................... 7 1.1.3.2. Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng về mặt sinh học ........................................................................................... 8 1.1.3.3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương .................................... 8 1.1.4. Vai trò của việc phát triển du lịch sinh thái ...................................................... 8 1.1.4.1. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội ......................................................... 8 1.1.4.2. Góp phần bảo vệ môi trường.................................................................. 10 1.2. Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái ..................................... 11 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái ......................... 11 1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng với phát triển du lịch sinh thái......................... 11 1.2.2.1. Tính chất theo mùa ............................................................................... 11 1.2.2.2. Nhu cầu vốn lớn, thời gian đầu tư dài .................................................. 11 1.2.2.3. Hoàn trả vốn có thể diễn ra ngay trong quá trình đầu tư ..................... 12 1.2.2.4. Đòi hỏi kỹ thuật thẩm định cao ............................................................ 12 1.2.3. Vai trò tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái ............................... 12 1.2.3.1. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn nhân lực cho phát triển du lịch sinh thái .................................. 12 1.2.3.2. Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai và tài nguyên thiên nhiên có sẵn để phát triển du lịch sinh thái ................. 12 1.2.3.3. Tín dụng ngân hàng thỏa mãn tức thời nhu cầu vốn để đầu tư phát triển du lịch sinh thái ......................................................................................... 13 1.2.3.4. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước ......................................................................................................... 13 1.2.3.5. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn, nâng cao trình độ dân trí và đời sống vùng phát triển du lịch sinh thái, tác động thúc đẩy ngành nghề khác cùng phát triển ...................................................................... 14 1.2.3.6. Tạo điều kiện mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, cũng như góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái ..................................................................................................................... 15 1.2.3.7. Phát triển du lịch sinh thái sẽ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo bình ổn tỷ giá, tăng thu ngân sách nhà nước; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................................................................ 15 1.2.4. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái ............. 16 1.3. Mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái ..................................................... 17 1.3.1. Khái niệm mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái ............................ 17 1.3.2. Ý nghĩa của việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái .................. 17 1.3.2.1. Đối với khách hàng kinh doanh sản phẩm phục vụ du lịch sinh thái .. 17 1.3.2.2. Đối với ngân hàng thương mại ............................................................ 18 1.3.2.3. Đối với nền kinh tế ............................................................................... 18 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái .......... 18 1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính.................................................................................. 18 1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng .............................................................................. 19 1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái ....... 23 1.3.4.1. Nhân tố bên ngoài ................................................................................ 23 1.3.4.2. Nhân tố bên trong ................................................................................. 26 1.4. Bài học kinh nghiệm mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới29 1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Nigeria .................................................................. 29 1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ ................................................................... 30 Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................... 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE ..................................................... 33 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre ............................................................................................................ 33 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển ...................................................................... 33 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ............................ 33 2.1.2.1. Nguồn vốn huy động ............................................................................ 33 2.1.2.2. Tín dụng ............................................................................................... 35 2.1.2.3. Kết quả tài chính .................................................................................. 37 2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bến Tre...................................... 37 2.2.1. Phát triển các điểm du lịch sinh thái............................................................ 37 2.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật ................................................. 39 2.2.2.1. Về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch..................................................... 39 2.2.2.2. Về cơ sở lưu trú .................................................................................... 40 2.2.3. Phát triển về lượng khách du lịch ................................................................ 40 2.2.4. Phát triển về doanh thu từ du lịch................................................................ 41 2.3. Thực trạng tín dụng và mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ............................................................................................................... 43 2.3.1. Các sản phẩm tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ........................................................................................................................... 43 2.3.2. Thực trạng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ...... 43 2.3.2.1. Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo sản phẩm .................. 43 2.3.2.2. Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo kỳ hạn ...................... 44 2.3.2.3. Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo đối tượng khách hàng45 2.3.2.4. Tình hình nợ xấu của hoạt động tín dụng phát triển du lịch sinh thái . 45 2.3.3. Thực trạng mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ................................................................................................................ 46 2.3.3.1. Mở rộng số lượng khách hàng .................................................................. 46 2.3.3.2. Mở rộng dư nợ tín dụng ........................................................................... 47 2.3.3.3. Mở rộng doanh số tín dụng ...................................................................... 48 2.4. Phân tích định lượng nhân tố tác động đến việc mở rộng tín dụng phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre ...................................................................................................................... 49 2.4.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................... 49 2.4.1.1. Cơ sở mô hình ...................................................................................... 49 2.4.1.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 52 2.4.2. Thực hiện nghiên cứu .................................................................................. 53 2.4.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................. 53 2.4.2.2. Xây dựng thang đo ............................................................................... 53 2.4.2.3. Thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................... 57 2.4.2.4. Điểm trung bình cho các thang đo ....................................................... 57 2.4.2.5. Kiểm định mô hình đo lường ............................................................... 58 2.4.2.6. Kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu ...................................... 61 2.4.3. Phân tích tác động ....................................................................................... 65 2.5. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ........................................................................................................................ 67 2.5.1. Thành tựu ................................................................................................... 67 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 68 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................... 70 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE ..................................................... 71 3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái và mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020 .............................................................................................. 71 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020 ............................... 71 3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020 .. 73 3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre ............................... 75 3.2.1. Nhóm giải pháp giá cả tín dụng................................................................... 75 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng .......................... 76 3.2.3. Nhóm giải pháp mở rộng khách hàng ..................................................... 77 3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro với việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái ..................................................................... 79 3.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 79 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ......... 79 3.3.2. Đối với khách hàng cần sử dụng sản phẩm tín dụng phát triển du lịch sinh thái.............................................................................................................................. 79 3.3.2.1. Năng cao năng lực của người lãnh đạo/chủ đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái ............................................................................................................. 79 3.3.2.2. Chú trọng công tác kế toán .................................................................. 80 3.3.2.3. Tăng tính minh bạch trong báo cáo tài chính ....................................... 81 3.3.2.4. Lập phương án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tư chuyên nghiệp...... 81 3.3.2.5. Tìm hiểu những hình thức đảm bảo nợ vay ......................................... 82 3.3.2.6. Hoàn trả nợ vay đúng hạn cam kết ...................................................... 82 3.3.2.7. Chủ động tìm hiểu sản phẩm tín dụng ................................................. 82 3.3.2.8. Gia tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng ............................................ 83 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................... 83 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 85 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DLST: Du lịch sinh thái NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM: Ngân hàng thương mại TCTD: Tổ chức tín dụng TDNH: Tín dụng ngân hàng Agribank Bến Tre: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động tại Agribank Bến Tre từ 2010 - 2015 ......................... 34 Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng theo thời hạn tại Agribank Bến Tre từ 2010 - 2015 ............. 35 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại Agribank Bến Tre từ 2010 – 2015 ........................................................................................................................................ 36 Bảng 2.4: Kết quả tài chính tại Agribank Bến Tre từ 2010 – 2015 ............................... 37 Bảng 2.5: Số lượng điểm DLST tại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2015 ...................... 38 Bảng 2.6: Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2010 - 2015 .................... 39 Bảng 2.7: Cơ sở lưu trú du lịch ở Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ................................ 40 Bảng 2.8: Lượng du khách tới Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ..................................... 40 Bảng 2.9: Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2010 -2015 ................................................... 42 Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng phát triển DLST theo sản phẩm tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ........................................................................................................... 43 Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo kỳ hạn tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ............................................................................................. 44 Bảng 2.12: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo đối tượng khách hàng tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ...................................................................... 45 Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ........................................................................................................... 45 Bảng 2.14: Bảng tính đo lường mở rộng số lượng khách hàng quan hệ tín dụng phát triển DLST tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ............................................. 46 Bảng 2.15: Bảng tính đo lường mở rộng dư nợ tín dụng phát triển DLST tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ...................................................................................... 47 Bảng 2.16: Bảng tính đo lường mở rộng doanh số tín dụng phát triển DLST tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 ................................................................. 48 Bảng 2.17: Thang đo thành phần từ chối cấp tín dụng .................................................. 54 Bảng 2.18: Thang đo thành phần tiếp tục cấp tín dụng.................................................. 55 Bảng 2.19: Thang đo thành phần khó khăn khi giao dịch tín dụng ............................... 55 Bảng 2.20: Thang đo thành phần chất lượng dịch vụ tín dụng ...................................... 56 Bảng 2.21: Thang đo thành phần giá cả tín dụng........................................................... 56 Bảng 2.22: Thang đo mở rộng tín dụng ......................................................................... 57 Bảng 2.23: Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach‟s Alpha ................................. 58 Bảng 2.24: Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach‟s Alpha sau khi loại bỏ biến quan sát ........................................................................................................................... 59 Bảng 2.25: Kết quả EFA các thang đo thành phần ........................................................ 61 Bảng 2.26: Kết quả hồi quy............................................................................................ 63 Bảng 2.27: Các hệ số hồi quy......................................................................................... 64 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động tại Agribank Bến Tre từ 2010 – 2015..................... 34 Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng theo thời hạn tại Agribank Bến Tre từ 2010 – 2015 ........ 35 Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại Agribank Bến Tre từ 2010 – 2015 ................................................................................................................................ 36 Biểu đồ 2.4: Lượng du khách tới Bến Tre trong giai đoạn 2010 – 2015 ....................... 41 Biểu đồ 2.5: Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2010 – 2015 ............................................. 42 Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị ......................................................................... 52 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành từ sự bồi đắp của 4 nhánh sông: Sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên của hệ thống sông Mêkông với kênh rạch chằng chịt đổ ra biển Đông hình thành 3 vùng sinh thái tự nhiên mặn, lợ và ngọt, tạo nên những cảnh quan đa dạng, độc đáo và hấp dẫn. Tiềm năng du lịch mang đậm tính văn hóa miệt vườn Nam Bộ với rừng dừa (63 nghìn ha, cho hơn 5 triệu trái dừa/năm) bao phủ; vườn cây ăn trái xum xuê (hơn 33 nghìn ha), nhiều vườn hoa kiểng rực rỡ sắc màu, các loại cây giống nổi tiếng. Những cù lao cấu thành tỉnh Bến Tre với nhiều màu mỡ, cây trái xanh tươi quanh năm, khí hậu trong lành như cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy, sân chim Vàm Hồ; hệ rừng ngập mặn có đước, mắm, chà là, bần ở các huyện ven biển như: Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại thuận lợi phát triển du lịch sinh thái (DLST) biển. Kết hợp trải nghiệm chèo xuồng hay du ngoạn bằng xe ngựa, đạp xe ngắm cảnh làng quê xứ dừa và tiếp xúc với người dân địa phương thân thiện, hiếu khách; giao lưu đờn ca tài tử; homestay (cùng ăn, ở và sinh hoạt trong nhà dân). Trong nhiều năm qua, du lịch nói chung và DLST nói riêng phát triển còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng ưu thế của tỉnh. Nguyên nhân là do đầu tư phát triển DLST chủ yếu được thực hiện bởi các cá nhân, hộ gia đình nên nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp. Ngoài ra để loại hình DLST phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì cần nguồn vốn đầu tư khá lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển DLST trong tương lai nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre đã thực hiện việc hỗ trợ vốn đầu tư để phát triển loại hình du lịch này. Đây là sản phẩm tín dụng còn khá mới mẻ đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Do đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông 2 nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre” để tìm hiểu về sản phẩm tín dụng, thực trạng và sau đó đề xuất giải pháp nhằm mở rộng tín dụng (MRTD) phát triển DLST tại Ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Toàn bộ luận văn nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất giải pháp mở rộng quy mô tín dụng phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu đề xuất giải pháp nhằm MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre, cần: - Nghiên cứu cơ sở lý luận MRTD phát triển DLST của NHTM. - Phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. - Tìm hiểu nhân tố tác động đến MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. - Đề xuất giải pháp MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đề xuất giải pháp nhằm MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre, cần phải trả lời câu hỏi một số câu hỏi sau: “Tiêu chí nào để đo lường và đánh giá việc MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre?” “ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre?” 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: “Mở rộng tín dụng phát triển DLST” 4.2. Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. 4.3. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Toàn bộ luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, cách thức thực hiện như sau: - Thu thập dữ liệu: + Thu thập dữ liệu từ Luật du lịch, Luật các tổ chức tín dụng, sách Du lịch sinh thái, sách Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,… để viết phần cơ sở lý thuyết của đề tài. + Thu thập dữ liệu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre về quá trình ra đời và phát triển; kết quả hoạt động kinh doanh như huy động vốn, tín dụng, thu, chi; sản phẩm tín dụng phát triển DLST; kết quả hoạt động tín dụng phát triển DLST như tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay theo sản phẩm, dư nợ theo kỳ hạn, dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng. + Thu thập dữ liệu tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bến Tre về điểm DLST, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, lượng du khách, doanh thu từ du lịch, nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư giai đoạn 2010 - 2015. - Phân tích dữ liệu: Từ việc thu thập dữ liệu bên trên tiến hành tính toán tăng (giảm), so sánh, phân tích qua các năm. Sau đó, đánh giá thực trạng MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. Tìm hiểu nhân tố tác động đến việc MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng. - Nghiên cứu định lượng: Mục đích thực hiện nhằm xác định nhân tố tác động đến MRTD để đề xuất giải pháp MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp 4 và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. Cách thức thực hiện được mô tả cụ thể trong mục 2.4 của chương 2. 6. Kết cấu đề tài Luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre 7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Những công trình đã nghiên cứu trước đây các tác giả chủ yếu đề cập đến mở rộng tín dụng hộ sản xuất, mở rộng tín dụng tiêu dùng, mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các NHTM. Trên lĩnh vực du lịch thì có tác giả Lê Thị Thanh Vân (2012) đề cập đến vấn đề mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp du lịch tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam. Tác giả nghiên cứu đến việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có thực hiện việc kinh doanh các sản phẩm dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch nói chung tại Quảng Nam. Vấn đề mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái chưa được cập nhật trong các công trình nghiên cứu trước đây. Do đó, thông qua luận văn này giúp bổ sung thêm kiến thức liên quan đến mở rộng tín dụng của ngân hàng nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Bến Tre. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Một số vấn đề về phát triển du lịch sinh thái 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Theo Luật Du lịch số 44/2005/QH11 thì du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 1.1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái DLST là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều cách từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Ở góc nhìn hẹp, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái”. Trong đó sinh thái, nghiên cứu về các mối quan hệ tương tác không chỉ giữa các cá thể sinh vật với nhau mà còn giữa tập thể, giữa cộng đồng với các điều kiện môi trường tự nhiên bao quanh nó. Tuy nhiên, DLST còn hiểu theo ý nghĩa rộng hơn, là một loại hình du lịch thiên nhiên. Như vậy, với cách tiếp cận này, mọi hoạt động của du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi,… đều được hiểu là DLST. Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST được Hector Ceballos – Lascurain (1987): “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. Khái niệm DLST tiếp tục được Lindberg và Hawkins (1993) phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng như sau:“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) (1999) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam”. Các đại biểu đã cùng nhau trao đổi và đưa ra khái niệm cơ bản về DLST:“Đó là loại hình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất