Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu thực trạng và giải pháp xây dựng kênh truyền thông trực tuyến của thươ...

Tài liệu Tìm hiểu thực trạng và giải pháp xây dựng kênh truyền thông trực tuyến của thương hiệu pnj

.PDF
69
568
70

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn Công ty PNJ đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập tại PNJ. Tôi cũng xin cám ơn thầy Đinh Tiên Minh đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Qua thời gian gần ba tháng thực tập tại bộ phận Digital Marketing tại PNJ và thực hiện khóa luận, tôi đã có dịp áp dụng một phần kiến thức chuyên ngành học vào thực tế. Với công việc liên quan đến Digital Marketing đã giúp tôi nhận thấy được tầm quan trọng của nó đối với công ty. Hiểu một cách khái quát về các công cụ truyền thông trực tuyến, nắm bắt được xu hướng truyền thông trực tuyến năm 2013 và xa hơn nữa. Thông qua đó, tôi đã trang bị cho mình thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc. Cuối cùng, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến phản hồi từ Thầy đã giúp tôi hoàn thiện hơn đề tài của mình, từ việc chỉnh sửa đề cương chi tiết nội dung, hướng dẫn cách trình bày một bài khóa luận tốt nghiệp, cách sử dụng từ chính xác cho đến việc phân bổ thời gian thực hiện khóa luận hợp lý. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn. Kính chúc quý Công ty ngày càng phát triển. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... TP.HCM, ngày … tháng … năm ….… XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP (Chức vụ, ký tên, đóng dấu, họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ 1. Banner: Biểu ngữ. Là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo. 2. Blog: Nhật ký cá nhân trực tuyến 3. E-mail (Email): Thư điện tử. 4. Fan: người hâm mộ 5. Fanpage: Facebook cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và những nhà phát triển…tạo một trang dành cho những người hâm mộ 6. Flash: một ứng dụng đồ họa được sử dụng trên trang web 7. Google Adwords: Quảng cáo từ khóa/ Quảng cáo tìm kiếm Là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. 8. Marketing online: Truyền thông trực tuyến 9. Online Shopping: Mua sắm trực tuyến 10. PPC (Pay Per Click): Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm và trả phí cho mỗi lần click. 11. SEM (Search Engine Marketing): Marketing trên công cụ tìm kiếm 12. SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm 13. Showbiz: Ngành kinh doanh giải trí 14. Website: Trang Web DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. CB-CNV: Cán bộ - công nhân viên 2. CP: Cổ phần 3. ĐKKD: Đăng ký kinh doanh 4. HĐQT: Hội đồng Quản trị 5. PNJ: Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận 6. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 7. UBND: Ủy ban nhân dân GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp PHẦN GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Theo khảo sát của WeAreSocial- một tổ chức có trụ sở chính ở Anh nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu, với dân số hơn 90 triệu người và một nền kinh tế tăng trưởng 5,4% trong quý 3 của năm 2012, mạng xã hội, thiết bị kỹ thuật số và điện thoại di động của Việt Nam đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. WeAreSocial cho biết số người dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu. Tỉ lệ người dùng Internet trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Nguồn: Theo Wearesocial, “30,8 triệu người Việt Nam sử dụng Internet”, http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/516689/308-trieu-nguoi-Viet-Nam-sudung-Internet.html, ngày 23/12/2013. Với số lượng người dùng Internet lớn như thế thì hoạt động xúc tiến truyền thông trực tuyến cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và PNJ nói riêng. Truyền thông trực tuyến mới thực sự phát triển tại công ty cách đây vài năm, tuy theo kịp xu hướng nhưng chưa có định hướng rõ ràng, vẫn còn nhiều điểm chưa khắc phục, cần được đầu tư, phát triển hơn nữa. Được tiếp xúc với truyền thông trực tuyến tại công ty, đây là cơ hội tốt cho tôi học hỏi, rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn công việc, và hoàn thiện bản thân trong công việc, đồng thời cũng là một đề tài hay để tôi có thể khai thác, nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp, cũng một phần nhỏ đóng góp cho công ty để hoàn thiện hơn về giải pháp truyền thông trực tuyến tại PNJ. 2. Mục tiêu đề tài Tìm hiểu thực trạng truyền thông trực tuyến của thương hiệu PNJ, từ đó đề ra giải pháp nhằm xây dựng kênh cung cấp thông tin trực tuyến hiệu quả cho PNJ. Bên cạnh đó còn tăng độ nhận diện đối với thương hiệu PNJ qua các công cụ trực tuyến, tạo ra kênh thông tin để phục vụ việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng mục tiêu và SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh khách hàng tiềm năng. Mặt khác còn hỗ trợ các hoạt động xúc tiến khác để tăng lượng khách hàng đến với PNJ. Ngoài ra còn được thực hành kiến thức về truyền thông và xây dựng kế hoạch truyền thông vào thực tế công việc. 3. Quy trình thực hiện, phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Quy trình thực hiện: Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu Tìm hiểu về các công việc truyền thông trực tuyến của PNJ, cùng với kiến thức đã được học để xác định được vấn đề chưa hoàn thiện, cần khắc phục và phát triển. Truyền thông trực tuyến tại PNJ mới chỉ phát triển cách đây vài năm, còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện, cần xác định được hướng đi rõ ràng để có thế tiếp tục phát triển mạnh kênh truyền thông trực tuyến, thu hút được lượng lớn khách hàng và tăng độ nhận biết đối với PNJ. Bƣớc 2: Xác định thông tin cần nghiên cứu Tìm hiểu các lý thuyết chung về truyền thông, truyền thông trực tuyến. Thu thập thông tin chung về công ty để có thể tìm hiểu và đánh giá một số kênh truyền thông trực tuyến của công ty để có được đề xuất giải pháp thích hợp, có thể ứng dụng vào thực tiễn công ty. Bƣớc 3: Nhận dạng nguồn dữ liệu và kỹ thuật thu thập Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp về truyền thông, truyền thông trực tuyến bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn. Thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp về những nhận xét, đánh giá của khách hàng về các công cụ truyền thông trực tuyến tại PNJ bằng phương pháp nghiên cứu thị trường thông qua bảng câu hỏi. Bƣớc 4: Thu thập dữ liệu Nghiên cứu tại bàn về cơ sở lý thuyết. SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Nghiên cứu thị trường để khảo sát tình hình truyền thông trực tuyến tại PNJ. Bƣớc 5: Phân tích dữ liệu Phân tích các thông tin thu thập được. Giới thiệu sơ lược lý thuyết về truyền thông, truyền thông trực tuyến, cách thực hiện để so sánh với tình hình thực tế tại công ty. Dựa vào lý thuyết, đánh giá của người dung, phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tuyến tại công ty. Bƣớc 6: Viết báo cáo và trình bày nghiên cứu Sau khi đã phân tích những vấn đề, đề xuất các giải pháp để định hướng phát triển cho việc truyền thông trực tuyến tại công ty. Bao gồm: cơ sở để đưa ra giải pháp, nội dung của giải pháp và tính khả thi của giải pháp. Bƣớc 3: Phân tích thông tin thu thập được 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tại bàn:  Lý thuyết về truyền thông, truyền thông trực tuyến tham khảo từ sách, Internet;  Tổng quan về công ty PNJ và tìm hiểu một số hoạt động truyền thông trực tuyến tại công ty tham khảo từ trang web PNJ, một số phòng ban của PNJ. Nghiên cứu thị trƣờng:  Lập bảng câu hỏi khảo sát tính hiệu quả của các công cụ truyền thông trực tuyến tại PNJ, phỏng vấn 100 mẫu chia đều ra một số quận của TP. HCM (Các quận 1, 3, 5, 6, 10, 11, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình);  Phân tích kết quả nghiên cứu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: truyền thông trực tuyến tại PNJ  Phạm vi nghiên cứu: Một số quận tại TP.HCM (Các quận 1, 3, 5, 6, 10, 11, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình) SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh 5. Hạn chế của đề tài  Truyền thông trực tuyến tại PNJ thật sự phát triển chỉ mới 2 năm trở lại đây nên ít số liệu, thông tin cần cho đề tài.  Chỉ phân tích hoạt động truyền thông dựa trên khía cạnh Marketing , không đề cập đến khía cạnh kỹ thuật nên trong thực tế có thể gặp khó khăn  Chưa đo lường và đánh giá được hiệu quả của kế hoạch truyền thông trực tuyến nếu được thực hiện trên thực tế 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu thì bài khóa luận còn có bốn chương sau đây: Chƣơng 1: Trình bày tổng quan về truyền thông và truyền thông trực tuyến. Phần truyền thông trực tuyến phân tích một số công cụ để dùng so sánh với các công cụ truyền thông trực tuyên hiện tại của PNJ. Chương này trình bày các khái niệm, đặc điểm của truyền thông nói chung, truyền thông trực tuyến nói riêng; khái quát được một số công cụ truyền thông trực tuyến và cách sử dụng chúng hiệu quả. Từ đó có thể áp dụng cơ sở lý thuyết cho bài khóa luận. Chƣơng 2: Giới thiệu tổng quan về PNJ bao gồm: thông tin chung, quá trình hình thành và phát triển, tầm nhìn- sứ mệnh, văn hóa công ty, cơ cấu tổ chức, hệ thống phân phối, tình hình hoạt động kinh doanh và các thành tựu của PNJ. Chƣơng 3: Tình hình truyền thông trực tuyến tại công ty. Chương này tập trung đánh giá hiệu quả của các kênh truyền thông trực tuyến hiện tại của PNJ. So sánh với đối thủ cạnh tranh như thế nào. Tạo cơ sở để áp dụng cho chương 4, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động truyền thông trực tuyến của PNJ Chƣơng 4: Đưa ra xu hướng trực tuyến hiện nay, cũng với kết quả nghiên cứu ở chương 3 để đề ra các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông trực tuyến tại PNJ. SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 4 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN GIỚI THIỆU .................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................1 3. Quy trình thực hiện, phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3 5. Hạn chế của đề tài ...........................................................................................4 6. Kết cấu đề tài ...................................................................................................4 DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................8 DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................9 DANH MỤC ĐỒ THỊ .............................................................................................10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN THỒNG TRỰC TUYẾN .......11 1.1. Lý thuyết về truyền thông .........................................................................11 1.1.1. Truyền thông là gì? .............................................................................11 1.1.2. Các yếu tố cơ bản của truyền thông ..................................................12 1.2. Lý thuyết về truyền thông trực tuyến ......................................................15 1.2.1. Khái niệm truyền thông trực tuyến ..................................................15 1.2.2. Đặc điểm của truyền thông trực tuyến .............................................15 1.2.3. Đối tƣợng truyền thông của truyền thông trực tuyến .....................15 1.2.4. Một số công cụ trong truyền thông trực tuyến ................................16 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................18 Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN ...........................................................................................................20 SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh 2.1. Thông tin chung .........................................................................................20 2.2. Quá trình hình thành và phát triển .........................................................21 2.3. Tầm nhìn – Sứ mệnh .................................................................................24 2.4. Văn hóa PNJ...............................................................................................24 2.5. Cơ cấu tổ chức............................................................................................25 2.6. Mạng lƣới kinh doanh của PNJ................................................................28 2.7. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ..............................................29 2.8. Thành tựu ...................................................................................................30 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................31 Chương 3: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN TẠI PNJ ......32 3.1. Khảo sát tính hiệu quả của các công cụ truyền thông trực tuyến tại PNJ .....................................................................................................................32 3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công cụ truyền thông trực tuyến tại PNJ ...................................................................................................................42 3.2.1. Website PNJ ........................................................................................42 3.2.2. Công cụ tìm kiếm ................................................................................44 3.2.3. Forum PNJ ..........................................................................................44 3.2.4. Facebook PNJ ......................................................................................45 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................47 Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................49 4.1. Xu hƣớng tiếp thị trực tuyến ....................................................................49 4.2. Lựa chọn phƣơng thức truyền thông trực tuyến hiệu quả ....................49 4.3. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế hoạch truyền thông trực tuyến cho PNJ .................................................................................................................50 SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh 4.3.1. Website PNJ ........................................................................................50 4.3.2. SEO và SEM ........................................................................................52 4.3.3. Facebook PNJ ......................................................................................55 Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................56 KẾT LUẬN ..............................................................................................................57 PHỤ LỤC A .............................................................................................................58 PHỤ LỤC B .............................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64 SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 7 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Hệ thống cửa hàng của PNJ...................................................................... 29 Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của PNJ 2007-2011 ..................................... 29 SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 8 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các phần tử trong quá trình truyền thông ................................................. 11 Hình 1.2: Quy trình thiết kế chương trình truyền thông chiêu thị ............................ 12 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức PNJ ..................................................................................... 26 Hình 3.1: Giao diện trang web PNJ .......................................................................... 42 Hình 3.2: Minh họa vấn đề về việc đăng bài viết mới lên trang web PNJ................ 43 Hình 3.3: Minh họa tìm kiếm với từ khóa “trang sức” ............................................. 44 Hình 3.4: Minh họa mức độ quan tâm đến trang PNJGold....................................... 45 Hình 3.5: Minh họa mức độ quan tâm đến trang PNJSilver ..................................... 46 Hình 3.6: Minh họa mức độ quan tâm đến trang Online Shopping .......................... 46 Hình 4.1: Minh họa cho giải pháp cập nhật tin tức bái viết mới lên Website PNJ ... 51 Hình 4.2: Minh họa cách viết bài chứa từ khóa liên quan đến công ty..................... 53 Hình 4.3: Minh họa cho giải pháp SEM ................................................................... 54 SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 9 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Cơ cấu đối tượng theo độ tuổi................................................................. 32 Đồ thị 3.2: Cơ cấu đối tượng theo nghề nghiệp ........................................................ 33 Đồ thị 3.3: Cơ cấu đối tượng biết PNJ thông Internet .............................................. 33 Đồ thị 3.4: Cơ cấu đối tượng biết PNJ thông từng công cụ ...................................... 34 Đồ thị 3.5: Mức độ truy cập vào các công cụ truyền thông trực tuyến tại PNJ ........ 35 Đồ thị 3.6: Mức độ hài lòng về công cụ Website PNJ .............................................. 36 Đồ thị 3.7: Mức độ hài lòng về công cụ tìm kiếm liên quan đến PNJ ...................... 37 Đồ thị 3.8: Mức độ hài lòng về Youtube .................................................................. 38 Đồ thị 3.9: Mức độ hài lòng về Email ....................................................................... 39 Đồ thị 3.10: Mức độ hài lòng về Forum PNJ ............................................................ 40 Đồ thị 3.11: Mức độ hài lòng về Facebook PNJ ....................................................... 41 SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 10 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN THỒNG TRỰC TUYẾN 1.1. Lý thuyết về truyền thông 1.1.1. Truyền thông là gì? Hình 1.1: Các phần tử trong quá trình truyền thông Thông điệp Người gửi Giải mã Mã hóa Người nhận Phương tiện truyền thông Nhiễu Liên hệ ngược Phản ứng đáp lại Nguồn: Philip Kotler (2008), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, trang 674. Mô hình truyền thông gồm chín phần tử. Các bên chủ yếu tham gia truyền thông: người gửi, người nhận. Công cụ truyền thông chủ yếu: thông điệp, phương tiện truyền thông. Những chức năng truyền thông chủ yếu: mã hóa, giải mã, phản ứng đáp lại và liên hệ ngược. Nhiễu là phần tử cuối cùng. Người gửi phải truyền thông điệp (những tín hiệu quen thuộc với người nhận thì càng hiệu quả) đến người nhận (công chúng mục tiêu) thông qua phương tiện truyền thông có hiệu quả (quá trình mã hóa của người gửi phải ăn khớp với quá trình giải mã của người nhận). Xung quanh thông điệp có rất nhiều nhiễu (tác nhân làm phân tán), vì vậy người gửi phải thiết kế thông điệp một cách thu hút. Khi thông điệp lọt vào trí nhớ của người nhận thì có thể xảy ra hai trường hợp là tích cực (thông điệp sẽ được tiếp nhận và ghi nhớ kỹ) hoặc tiêu cực (thông điệp bị từ chối). SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 11 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Nguồn: ZTRANTRIDUNG, “Truyền http://www.saga.com.vn/truyen_thong/20715.saga, ngày 13/01/2013. thông”. 1.1.2. Các yếu tố cơ bản của truyền thông Hình 1.2: Quy trình thiết kế chƣơng trình truyền thông chiêu thị (7 bƣớc) Xác định công chún mục tiêu của truyền thông Xác định mục tiêu truyền thông Thiết kế thông điệp Lựa chọn kênh truyền thông Quyết định ngân sách chiêu thị Phối hợp các công cụ chiêu thị Đánh giá kết quả Nguồn: Philip Kotler (2008), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, trang 675. Xác định công chúng mục tiêu của truyền thông Công việc đầu tiên là xác định công chúng mục tiêu. Công chúng có thể là khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện thời, người ra quyết định mua hoặc cũng có thể là người gây ảnh hưởng trong quá trình mua. Sau khi xác định được công chúng mục tiêu, tiếp tục xác định truyền thông cái gì? như thế nào? khi nào? ở đâu?... SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 12 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2.1. Xác định mục tiêu truyền thông Người truyền thông Marketing phải quyết định về phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng. Mục tiêu truyền thông gồm:  Thông tin: Cung cấp cho thị trường những thông tin đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.  Thuyết phục: Tạo nhận thức tốt, tin tưởng vào thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng được truyền thông; kích thích họ mua sản phẩm, dịch vụ.  Nhắc nhở: Làm cho đối tượng được truyền thông ghi nhớ những thông tin liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ; duy trì ở mức độ cao nhất 1.1.2.2. Thiết kế thông điệp Thông điệp là sự tập hợp thông tin có định hướng thuyết phục đối với khách hàng trọng điểm của mình dưới hình thức xúc tiến khác nhau. Việc thiết lập thông điệp đòi hỏi giải quyết ba vấn đề: nói cái gì (nội dung thông điệp), nói như thế nào cho hợp lý (cấu trúc thông điệp) và nói như thế nào cho biểu cảm (hình thức thông điệp). Để xác định được nội dung thông điệp thì người truyền thông điệp phải xác định ý tưởng muốn chuyển đến và được chấp nhận bởi đối tượng nhận. Trong nội dung của thông điệp làm sao phải nêu bật được lợi ích của sản phẩm đem lại cho khách hàng trình bày được ích lợi của sản phẩm. Người phát thông điệp phải biết rằng đối với sản phẩm khác nhau sẽ có những gợi dẫn khác nhau tác động vào khách hàng. 1.1.2.3. Lựa chọn kênh truyền thông Kênh truyền thông là cái được sử dụng để đưa thông điệp truyền thông đến người nhận. Kênh truyền thông được phân thành kênh trực tiếp – người gửi thông điệp và người nhận thông điệp tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp với nhau và kênh gián tiếp – SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 13 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp không có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp giữa người gửi và người nhận. Các kênh truyền thông khác nhau sử dụng phương tiện truyền thông khác nhau. 1.1.2.4. Quyết định ngân sách chiêu thị Xây dựng ngân sách giúp xác định được tính khả thi và đo lường được mức hiệu quả của truyền thông. Có nhiều phương pháp để hoạch định ngân sách cho truyền thông:  Phương pháp căn cứ vào khả năng ngân sách dành cho truyền thông: là phương pháp định ngân sách dựa trên khả năng tài chính trong năm của công ty hoặc do phòng tài chính phân bổ.  Phương pháp tính tỉ lệ phần trăm theo doanh thu: là phương pháp xác định ngân sách bằng tỉ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc giá bán dự kiến.  Phương pháp cân bằng cạnh tranh: là cách xác định ngân sách cạnh tranh bằng cách chi tiêu cho truyền thông bằng với đối thủ cạnh tranh.  Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: là phương pháp xây dựng ngân sách dựa trên cơ sở mục tiêu truyền thông cụ thể để tính toán. 1.1.2.5. Phối phợp các công cụ chiêu thị Để truyền đi thông điệp, có thể lựa chọn trong nhiều phương tiện truyền thông khác nhau từ hai kênh truyền thông trực tiếp hoặc gián tiếp để sử dụng. Sự phối hợp các phương tiện truyền thông với nhau được gọi là phối thức chiêu thị. Có 5 phối thức chiêu thị là Quảng cáo, Khuyến mãi, Marketing trực tiếp, Quan hệ công chúng và Bán hàng trực tiếp. 1.1.2.6. Đánh giá kết quả Đánh giá tác động của các chương trình chiêu thị đến công chúng hay khách hàng mục tiêu. Có hai phương pháp đánh giá kết quả. Thứ nhất, điều tra khách hàng mục tiêu về mức độ nhận biết, cảm nhân, nhớ… về sản phẩm hay chương trình SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 14 GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh Khóa luận tốt nghiệp khuyến mãi. Thứ hai, Lượng hóa bằng cách tiến hành cho điểm các tiêu chí cụ thể/ so sánh với mục tiêu ban đầu đề ra. 1.2. Lý thuyết về truyền thông trực tuyến 1.2.1. Khái niệm truyền thông trực tuyến “Truyền thông trực tuyến (Marketing online) là việc ứng dụng công nghệ mạng máy tính, các phương tiện điện tử vào việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, phát triển các chiến lược và chiến thuật marketing… nhằm mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.” Nguồn: Theo Marketing24h.com, “Marketing online là gì?”, http://marketing.24h.com.vn/digital-marketing-24h/marketing-online24h/marketing-online-la-gi/, ngày 10/01/2013 1.2.2. Đặc điểm của truyền thông trực tuyến Khách hàng có thể tương tác với quảng cáo, có thể nhấp chuột vào quảng cáo để mua hàng, để lấy thông tin về sản phẩm hoặc có thể so sánh sản phẩm này với sản phẩm khác, nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác… Nhà cung cấp có thể lựa chọn được khách hàng mục tiêu và tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới từ đó giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí, nâng cao hiệu quả của công việc kinh doanh. Đây là đặc điểm cơ bản nhất mà các loại hình quảng cáo khác không có được như: quảng cáo Tivi, Raddio, báo giấy… 1.2.3. Đối tƣợng truyền thông của truyền thông trực tuyến Đối tượng của truyền thông trực tuyến cũng nằm trong nhóm công chúng mục tiêu của truyền thông. Tuy nhiên, đối tượng của truyền thông trực tuyến là những công chúng mục tiêu có khả năng tiếp cận với các phương tiện truyền thông trực tuyến. SVTH: Bùi Thị Như Ngọc – Mar2 K35 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất