Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tài nguyên nước vùng khô hạn ninh thuận – bình thuận...

Tài liệu Tìm hiểu tài nguyên nước vùng khô hạn ninh thuận – bình thuận

.PDF
99
244
137

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ HUỲNH XUÂN TRIẾT TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG KHÔ HẠN NINH THUẬN – BÌNH THUẬN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ MÃ SỐ: 16 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Th.s. PHAN HOÀNG LINH Cần Thơ, tháng 05 /2012 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG Trang MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................1 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................2 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ..............................................2 3.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2 3.3. Giới hạn đề tài .................................................................................................... 2 4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................3 4.1. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................... 3 4.1.1. Quan điểm tổng hợp...................................................................................... 3 4.1.2. Quan điểm hệ thống ...................................................................................... 3 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ ....................................................................................... 3 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững..................................................................... 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu ................................. 4 4.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ ....................................................................... 4 4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................... 4 5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................4 6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG KHÔ HẠN NINH THUẬN - BÌNH THUẬN .................................................................................6 1.1. Tổng quan các nghiên cứu tài nguyên nước vùng khô hạn ........................... 6 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 6 1.1.1.1. Tài nguyên nước ................................................................................................6 1.1.1.2. Môi trường nước ................................................................................................6 1.1.1.3. Phát triển tài nguyên nước ................................................................................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tài nguyên nước vùng khô hạn ................................... 7 1.1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................................7 1.1.2.2. Trong nước ........................................................................................................8 1.1.2.3. Tổng quan các n ghiên cứu vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận ..............10 1.2. Phân tích các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận.............................................................................. 12 1.2.1. Yếu tố khí hậu ............................................................................................. 12 1.2.1.1. Chế độ gió........................................................................................................12 1.2.1.2. Chế độ mưa ẩm ................................................................................................12 1.2.1.3. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt .....................................................................14 1.2.2. Phân tích các yếu tố mặt đệm vùng Ninh Thuận - Bình Thuận .................. 18 1.2.2.1. Vai trò của địa chất tới thành tạo địa hình .....................................................18 1.2.2.2. Vai trò của địa hình, địa mạo ..........................................................................19 1.2.2.3. Lớp vỏ thổ nhưỡng ...........................................................................................20 1.2.2.4. Thảm thực vật ..................................................................................................21 1.2.3 Vai trò của yếu tố hải văn ............................................................................ 23 CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG KHÔ HẠN NINH THUẬN – BÌNH THUẬN........................................................................................................................25 2.1. Vị trí vùng Ninh Thuận – Bình Thuận .......................................................... 25 2.1.1. Trữ lượng nước mưa ................................................................................... 26 2.1.2. Chất lượng nước mưa ................................................................................. 27 2.2. Tài nguyên nước mặt ....................................................................................... 27 2.2.1. Trữ lượng nước mặt .................................................................................... 31 2.2.2. Chất lượng nước mặt vùng Ninh Thuận - Bình Thuận ............................... 40 2.3. Tài nguyên nước dưới đất ............................................................................... 43 2.3.1. Đặc điểm địa chất thủy văn ......................................................................... 43 2.3.2. Trữ lượng nước dưới đất ............................................................................. 46 2.3.3. Chất lượng nước dưới đất ........................................................................... 48 2.4. Tài nguyên nước khoáng – nước nóng........................................................... 52 2.5. Các tai biến thiên nhiên liên quan đến tài nguyên nước .............................. 53 vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận............................................................ 53 2.5.1. Các tai biến thiên nhiên liên quan đến phân phối trữ lượng nước ............. 53 2.5.1.1. Vấn đề thiếu nước trong mùa khô hạn .............................................................53 2.5.1.2. Úng ngập trong mùa mưa lũ ............................................................................54 2.5.2. Biến động chất lượng các nguồn nước vùng Ninh Thuận - Bình Thuận .... 57 2.5.2.1. Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tác động đến chất lượng các nguồn nước ..............................................................................................................................57 2.5.2.2. Diễn biến môi trường nước vùng Ninh Thuận - Bình Thuận...........................61 CHƯƠNG 3.l ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁCSỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÙNG KHÔ HẠN NINH THUẬN – BÌNH THUẬN.............................................................................................................65 3.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn nước vùng Ninh Thuận – Bình Thuận................................................................................................................ 65 3.1.1. Khai thác sử dụng nguồn nước mặt vùng Ninh Thuận - Bình Thuận ......... 65 3.1.1.1. Sử dụng nước cho nông nghiệp .......................................................................65 3.1.1.2. Cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản ..........................................................66 3.1.1.3. Cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp .................................................67 3.1.2. Khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất ..................................................... 69 3.2. Cân bằng nước hệ thống ................................................................................. 69 3.3. Đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng Ninh Thuận – Bình Thuận........................................................... 72 3.3.1. Nguyên tắc chung về sử dụng tài nguyên nước ........................................... 73 3.3.2. Các giải pháp tổng thể trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước vùng Ninh Thuận - Bình Thuận.................................................................... 74 3.3.2.1. Tiết kiệm nguồn nước ......................................................................................74 3.3.2.2. Chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai .........................................................75 3.3.2.3. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất .....................................................................75 3.3.2.4. Sử dụng tài nguyên nước khoáng ....................................................................76 3.3.3. Đề xuất giải pháp sử dụng tà i nguyên nước theo các dạng cảnh quan sinh thái vùng Ninh Thuận - Bình Thuận ............................................................ 76 3.3.3.1. Cảnh quan tự nhiên .........................................................................................76 3.3.3.2. Cảnh quan nhân tác.........................................................................................80 PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................88 1. KẾT LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................................88 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT .................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CẢM ƠN ----- oOo ---Luận văn có tên: “Nghiên cứu tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận ” được hoàn thành tại Bộ môn Địa lí, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, tận tình của thầy Phan Hoàng Linh. Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến thầy. Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy cô trong Bộ môn Địa lí, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ, động viên và đóng góp ý kiến cho tác giả trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Sư phạm, Trung tâm học liệu, Thư viện khoa Sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè và gia đình đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cần Thơ, ngày 10 t háng 5 năm 2012 Tác giả luận văn Huỳnh Xuân Triết DANH MỤC BẢNG Bảng Tên Bảng Trang Bảng 1.1. Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET trung bình tháng và năm (mm) ......................13 Bảng 1.2. Chỉ số khô hạn D vùng Ninh Thuận – Bình Thuận .................................................15 Bảng 1.3. Hệ số thủy nhiệt Xelianhinốp tại Ninh Thuận – Bình Thuận ...................................17 Bảng 1.4. Bảng thống kê diện tích rừng vùng Ninh Thuận – Bình Thuận năm 1999...............22 Bảng 1.5. Bảng thống kê diện tích các loại hình lớp phủ có vai trò phòng hộ theo các lưu vực Ninh Thuận – Bình Thuận ........................................................................................................22 Bảng 2.1. Chu kỳ dòng chảy các sông suối Ninh Thuận - Bình Thuận ....................................33 Bảng 2.2. Phân phối dòng chảy trung bình tháng tại các trạm quan trắc ...............................34 Bảng 2.3. Hệ số tương quan giữa nước dưới đất và nước mặt ................................................38 Bảng 2.4. Hàm lượng khí trong một số nguồn nước loại hình NaHCO3 khoáng hóa cao. .....49 Bảng 2.5. Một số trận lũ quét đi ển hình ...................................................................................55 Bảng 2.6. Tình hình sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật vùng Ninh Thuận - Bình Thuận........................................................................................................................................58 Bảng 3.1. Diện tích đất cát có tiềm năng và khả năng nuôi trồng thủy sản ............................66 Bảng 3.2. Số công trình cấp nước dân sinh tại các huyện vùng Ninh Thuận - Bình Thuận ....68 Bảng 3.3. Tài nguyên nước theo lưu vực sông Vùng Ninh Thuận - Bình Thuận......................70 Bảng 3.4. Cân bằng nguồn nước hệ thống các lưu vực sông vùng Ninh Thuận - Bình Thuận 71 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1. Hiện tượng hoang mạc hóa Ninh Thuận – Bình Thuận ...........................................10 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận.........................................................................25 Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận.........................................................................26 Hình 2.3. Đường tích lũy dòng chảy của các trạm thủy văn vùng Ninh Thuận – Bình Thuận.34 Hình 2.4. (Kiểu I) Quan hệ mưa dòng ch ảy theo kiểu cán cân cấu trúc nước.........................39 Hình 2.5. (Kiểu II) Quan hệ mưa dòng ch ảy theo kiểu cán cân cấu trúc nước.......................40 Hình 2.6. ( Kiểu III) Quan hệ mưa dòng chảy theo kiểu cán cân cấu trúc nước ....................40 Hình 2.7. Canh tác lúa Đông Xuân tại Ninh Thuận............................................................53 Hình 3.1. Bản đồ tiềm năng phát triển kinh tế Ninh Thuận .....................................................80 Hình 3.2. Tình hình sử dụng tài nguyên vùng Ninh Thuận – Bình Thuận................................87 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thế kỉ 21, cả nhân loại đã và đang phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu và nguy cơ hạn hán ngày càng diễn biến một cách phức tạp và khó d ự báo hơn. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, tình hình nắng nóng kéo dài và nguy cơ hạn hán ngày càng làm suy giảm nguồn tài nguyên nước mặt và kể cả nguồn nước ngầm, dẫn đến tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên đất và hiện tượng sa mạc hóa, hoang hóa trên diện rộng. Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nằm ở cực Nam của dãy ven biển miền Trung, có khí hậu khô hạn bậc nhất nước ta. Do cấu trúc địa chất và địa hình đã tạo nên sự khô hạn trên lãnh thổ nhiệt đới gió mùa nước ta, nơi đây cũng là nơi xuất hiện các quá trình nhiệt ẩm không thuận lợi cho quá trình hình thành dòng chảy hằng năm lượng mưa mang đến vùng không lớn và phân bố không đều theo không gian (dao động từ 600 – 2.000 mm) và không đều theo thời gian thời kì khô hạn kéo dài trên 7 tháng, tiềm năng bốc thoát hơi trên bề mặt lên tới 1 .800 – 2.000 mm. Vì vậy độ ẩm ở Ninh Thuận - Bình Thuận rất thấp, do đó trong vùng xuất hiện kiểu rừng nhiệt đới nửa rụng lá và rừng cây chiụ hạn. Trên nền mặt đệm và điều kiện khí hậu khô hạn đã làm hạn chế sự phát triển củ a nguồn tài nguyên nước. Hầu hết các sông suối trong vùng đều bị cạn kiệt vào mùa khô, vì vậy không đảm bảo đủ nguồn nước trong sinh hoạt cũng như cung cấp nước tưới tiêu cho vùng. Hiện tượng thiếu nước đã và đang gây đe doạ nghiêm trọng cho cuộc sống của người dân đồng thời với sự mở rộng của những diện tích đất hoang hóa thì Ninh Thuận – Bình Thuận đã t rở thành vùng đất hoang mạc hóa đặc trưng và điển hình của Việt Nam. Với xu thế dân số ngày càng gia tăng và việc mở rộng diện tích đất canh tác trong nông nghiệp thì nhu cầu sử dụng nước ngày tăng. Vì vậy việc nghiên cứu nguồn tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận nhằm đưa ra những giải pháp sử dụng cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên nước một cách hiệu quả và thiết thực nh ất trên quan điểm phát triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Đồng thời việc nghiên cứu nhằm góp phần bổ sung kiến thức, nâng cao hơn hiệu quả trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của bản thân vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận”. 1 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các loại tài nguyên nước, các điều kiện tác động đến TNN và hiện trạng môi trường tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận. 3. MỤC TI ÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 3.1. Mục tiêu Tìm hiểu được các tiềm năng của nguồn nước (nước mưa, nước mặt, nước ngầm…), và hiện trạng khai thác, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận. Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước trên cơ sở phát triển bền vững vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan những nghiên cứu về tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận Bình Thuận. Phân tích các điều kiện tự nhiên tác động đến tài nguyên nước trong vùng. Tiềm hiểu tiềm năng các nguồn nước và hiện trạng môi trường nước vùng nghiên cứu. Đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận. 3.3. Giới hạn đề tà i * Về giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tài nguyên nước vùng khô hạn trên địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. * Giới hạn về nội dung nghiên cứu : Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra thì luận văn chỉ dừng lại ở mức n ghiên cứu trữ lượng và chất lượng nguồn nước bao gồm nguồn nước mưa, nước mặt, nước ngầm. Đồng thời t rên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhi ên và nguồn tài nguyên nước luận văn còn đưa ra các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước mang tính định hướng. 2 4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lý tự nhiên là việc nghiên cứu các đối tượng trong tổng hòa các mối liên hệ giữa chúng với nhau. Quan điểm nà y yêu cầu phải nhìn các sự vật, hiện tượng địa lý trong mối tương tác với nhau, bởi vì các sự vật, hiện tượng địa lý từ giới vô cơ, hữu cơ đến xã hội loài người đều có những quy luật vận động phức tạp. Sự thay đổi của một bộ phận tự nhiên hay một hợp phần nào đó có thể dẫn đến những biến đổi lớn các bộ phận tự nhiên hay hợp phần khác và trong hoạt động của cả tổng thể. Quan điểm tổng hợp là quan điểm chủ đạo được vận dụng - cơ sở để nghiên cứu cứu tài nguyên nước vùng khô hạn trên địa bàn hai tỉnh Ninh Thuậ n và Bình Thuận. Từ đó, đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường vùng khô hạn Ninh Thuận và Bình Thuận. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống là cơ sở cho phép xác định lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống lớn chứa đựng các hệ thống con trong nó, đồng thời cũng là hệ thống con trong mối liên hệ với các lãnh thổ cấp cao hơn, tạo nên sự phân hóa đa dạng của lãnh thổ. Tính hệ thống giúp nhìn nhận vấn đề một cách tổng hợp và phát hiện mối liên hệ liên ngành trong từn g đơn vị lãnh thổ. Quan điểm hệ thống cho phép phân tích, xác định mối quan hệ hữu cơ của các điều kiện tự nhiên tác động đến tài nguyên nước, hoạt động khai thác – sử dụng tài nước Ninh Thuận và Bình Thuận. 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Bất kỳ một đối tượng địa lý nào đều gắn với một không gian cụ thể, đều có các quy luật hoạt động riêng, gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó. Các đối tượng địa lý phản ánh những đặc trưng cơ bản của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Trong mỗi lãnh thổ, luôn có sự phân hóa nội tại đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với những lãnh thổ xung quanh cả về tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Do đó, các nghiên cứu địa lý đều gắn với một lãnh thổ cụ thể. Quan điểm lãnh thổ được vận dụng để xem xét s ự phân hóa tài nguyên nước ở Ninh Thuận và Bình Thuận 3 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp rất cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Việc tổng quan tài liệu thu thập đư ợc giúp tác giả tiếp cận với những kết quả nghiên cứu đã có, cập nhật những vấn đề mới ở trong và ngoài nước. Các tài liệu được thu thập và hệ thống hóa theo đề cương và nội dung nghiên cứu của đề tài đã được xác định trước, khi đó sẽ tránh những thiếu sót cho bước tổng hợp về sau. Nguồn tài liệu của luận văn gồm các bản đồ được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, các dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội, các số liệu, tài liệu điều tra khảo sát thực địa. Các dữ liệu trên được xử lý, ph ân tích và được sử dụng làm cơ sở để nghiên cứu tài nguyên nước vùng khô hạn trên địa bàn hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đó, đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường vùng khô hạn Ninh Thuận và Bình Thuận. 4.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Phương pháp bản đồ, biểu đồ là các phương pháp không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu địa lí. Trong đề tài, phương pháp này được sử dụng trong việc vận dụng một số bản đồ, biểu đồ thể hiện các mối liên hệ giữa các đố i tượng với nhau, làm tăng khả năng biểu đạt của ngôn ngữ, đóng góp đáng kể vào sự thành công của đề tài. 4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý. Phương pháp khảo sát thực địa được sử dụng nhằm thu thập, bổ su ng tài liệu, tìm hiểu thực tế ở lãnh thổ nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu. Đề tài đã tiến hành thực địa vào dịp đi thực tế của Lớp sư phạm địa lí tháng 03 năm 2011 . Kết quả của chuyến khảo sát thực địa là những nguồn thông tin quan trọng để bổ s ung thông tin quan trọng để hoàn thành đề tài. 5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện về phương pháp luận nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tài nguyên nước vùng khô hạn và bán khô hạn trong khu vực nhiệt đới gió mùa Việt Nam. 4 - Ý nghĩa thực tiễn: Dựa trên cơ sở phân tích nhữn g đặc điểm của tài nguyên nước (thuận lợi và khó khăn ), luận văn đã đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý các nguồn nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho hai tỉnh Ninh Thuận Bình Thuậ n. 6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Tổng quan, các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận - Chương 2: Tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận - Chương 3: Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN, CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG KHÔ HẠN NINH THUẬN - BÌNH THUẬN 1.1. Tổng quan các nghiên cứu tài nguyên nước vùng khô hạn 1.1.1. Khái niệm Nước loại tài nguyên vô cùng quan trọng và có vai trò to lớn trong việc tồn tại và phát triển của xã hội loài người. 1.1.1.1. Tài nguyên nước Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của một nước, một lưu vực, một vùng hay một địa phương (Luật Tài nguyên nước và trong từ điển Bách khoa Việt Nam ). Tài nguyên nước có thể tái tạo được nhờ chu trình thủy văn. Tuy nhiên không có nghĩa là vô tận mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Đầu thế kỉ 21, thế giới mới nhận ra ra rằng “ Nước l à tài nguyên quan trọng thứ hai sau con người”. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Johannesburg đã thừa nhận vị trí số một của tài nguyên nước trước cả năng lượng, sức khoẻ, nông nghiệp và đa dạng sinh học (WEHAB).Nước là tài nguyên có hạn dễ bị ô nhiễm đã, đang và sẽ có xu hướng cạn kiệt nếu không được bảo vệ. Nguyên tắc thứ 4 của Dublin cho rằng “Nước có giá trị kinh tế trong mọi dạng sử dụng cạnh tranh và cần được th ừa nhận là một hàng hóa kinh tế”. 1.1.1.2. Môi trường nước Môi trường nước bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, xung quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồ n tại của con người và tự nhiên (Trích luật b ảo vệ môi trường ). Trong môi trường nước, yếu tố nước có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác có tác động tương hỗ nhau và ảnh hưởng đế n sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. 1.1.1.3. Phát triển tài nguyên nước Theo Luật Tài nguyên nướ c, “Việc phát triển tài nguyên nước ” là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước. Tại Việt Nam, việc phát triển bền vững tài nguyên nước được 6 cụ thể hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và Luật tài nguyên nước năm 1998. Đặc biệt trong chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia (2004) đã nhấn mạnh “Cần hình thành các tổ chức và các quy chế bảo vệ riêng đối với từng lưu vực sông, đặc biệt là đối với các lưu vực sông lớn như sông Cầu, sông Sài Gòn - Đồng Nai hoặc các lưu vực sông đã bị ô nhiễm như sông Nhuệ, sông Đáy…” . 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tài nguyên nước vùng khô hạn 1.1.2.1. Trên thế giới Nghiên cứu tài nguyên nước từ lâu đã trở thành h ướng nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học, nhất là khoa học Địa lý. Trong nghiên cứu lập kế hoạch và qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội theo lãnh thổ và tổ chức lãnh thổ, thì đánh giá tài nguyên nước là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tuy nhiên việc nghiên cứu tài nguyên nước đã có những bư ớc chuyển biến rất lớn theo lịch sử nghiên cứu của mình. Khi con người khai thác tài nguyên nước ở quy mô lớn, cùng với công nghệ hiện đại bên cạnh việc tạo ra l ượng hàng hóa lớn là lượng chất thải tư ơng đương đổ vào môi trờng thì tài nguyên nước bắt đầu suy thoái. Việc nghiên cứu khai thác gắn liền với bảo vệ tài nguyên nước bắt đầu đư ợc đề cập đến. Năm 1977, lần đầu tiên Liên Hợp Quốc đưa vấn đề “Nước” lên diễn đàn quốc tế. Tại Hội nghị Mar Del Plata (Argentina) đã nhấn mạnh về vấn đề quy hoạch, n ước sạch và vệ sinh và lấy thập kỷ 80 là “Thập kỷ Quốc tế nớc sạch và Vệ sinh”. Năm 1987: Liên Hợp Quốc đư a ra khái niệm và tiêu chí về “ phát triển bền vững”. Năm 1992: Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro thông qua Agenda 21, trong đó chương 18 nói về nư ớc, dựa trên cơ sở 4 nguyên tắc Dublin về nư ớc và phát triển bền vững. Năm 1996 ra đời 2 tổ chức, trung tâm hoạt động quốc tế về nước. Đó là: - Hội đồng “ Nước” thế giới (World Water Council - WWC) là nơi tập hợp các nghiên cứu mang tính lý luận. - Cộng tác vì “Nước” toàn cầu (Global Water Partership - GWP) là mạng lưới hoạt động nhằm đ ưa các nguyên tắc Dublin vào thực tiễn. Hai tổ chức này đã thống nhất chọn quản lý tổng hợp tài nguyên nước là cách tiếp cận tổng quát để thực hiện 4 nguyên tắc Dublin. Tháng III năm 2000 - GWP đưa ra định nghĩa quản lý tổng hợp tài nguyên nước là “một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội 7 một cách công bằng mà không gây hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu. ” Diễn đàn “ Nước” thế giới lần thứ 2 tại La Hague thông qua tầm nhìn an ninh “Nước” thế giới và khung hành động “ Nước” cho mọi người. Tháng VII năm 2002: Hội nghị Thư ợng đỉnh Trái đất Johannesburg đặt “ Nước” lên hàng đầu trong 5 ưu tiên (WEHAB). Tháng III năm 2003: Diễn đàn nước thế giới lần thứ 3 tại K yoto nhấn mạnh 3 chiến lược trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước: Quản lý điều hành, tăng c ường năng lực, tài chính. Tháng XI năm 2003: Diễn đàn “ Nước ” Đông Nam Á lần thứ nhất tại Chiang Mai. Ngày 22/III/2005: Liên Hợp Quốc đưa ra thông điệp “Thập kỷ Nước cho cuộc sống” theo nghị quyết A/RESA/RES/58/217. Trong thông điệp này, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã khẳng định: “ Nước là vấn đề cấp bách để phát triển con người và phẩm giá. Cùng nhau, chúng ta có thể cung cấp nư ớc sạch, an toàn cho nhân dân trên toàn Thế giới. Tài nguyên nước của Thế giới là con đư ờng huyết mạch cho sự sinh tồn và phát triển bền vững trong thế kỷ 21”. Đối với các nư ớc phát triển (Pháp, Anh, Mỹ, Úc, Nhật...) việc nghiên cứu tài nguyên nước đã đề ra các qui trình, qui phạm nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường nước theo l ưu vực sông. Nó bao gồm các biện pháp giảm thiểu chất thải bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch và kiểm toán chất thải, thu gom tái sử dụng các chất thải, xử lý một phần và xử lý toàn bộ các chất thải, nư ớc thải trước khi đổ vào sông, qui hoạch khai thác hợp lý nguồn nư ớc phục vụ phát triển bền vững kinh tế, xã hội lư u vực sông, quan trắc lượng và chất lượng môi trường, cảnh báo sự khuếch tán các chất độc hại trong có trong nguồn nước và dự báo sinh thái - chất l ượng nước trên toàn lưu vực sông. Đối với những n ước đang phát triển, việc nghiên cứu tài nguyên nước vẫn đang dừng lại ở mức kiểm kê các nguồn nước và việc nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở các l ưu vực sông còn nhiều bất cập. 1.1.2.2. Trong nước Việt Nam Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có lượng mưa trung bình lớn do tính chất phân bố không đều theo không gian và thời gian nên tình trạng khô hạn diễn ra diễn ra rộng khắp lãnh thổ nước ta the o từng thời gian khác nhau trong năm. Vì vậy cho đến nay trong cả nước đã có hàng loạt những công trình nghiên cứu vấn đề sử dụng nguồn nước tại những khu vực thiếu nước mà đặc biệt là vùng đồng bằng cát ven biển Trung bộ. Đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu của GS.Thái Văn Trừng, GS.Lâm Công Định,GS. Ngô Đình Tuấn… 8 Khi nghiên cứu các nhân tố sinh thái phát sinh những quần thể trong thảm thực vật, GS. Thái Văn Trừng cho rằng toàn bộ các yếu tố khí hậu - thủy văn thì chế độ khô ẩm bao gồm lượng mưa hàng năm, chỉ số khô hạn và độ ẩm thấp quyết định sự hình thành những kiểu khí hậu nguyên sinh của thảm thực vật thiên nhiên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Theo đó tác giả đã xây dựng chỉ số khô hạn X=S.A.D (Trong đó S: Biểu thị số tháng khô. A: Biểu thị số tháng hạn. D: Biểu thị số tháng kiệt). Ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình phổ biến là 25 0C vì vậy tháng khô là tháng có lượng mưa không đến 50 mm. Chỉ tiêu tháng hạn là tháng có lượng mưa không quá 25 mm và nhận định rằng tiêu chuẩn đô xấp xỉ tiê u chuẩn 30 mm của Anbreville dùng cho Châu Phi. Đặc điểm thiên nhiên của vùng cát di động ven biển là chế độ gió mùa, với gió mùa Đông Bắc ẩm ướt kèm theo mưa từ tháng IX đến tháng XII, hướng gió gần như thắng góc với bờ biển thúc đẩy cát di chuyển vào ph ía nội đồng và gió mùa Tây Nam nóng và rất khô đẩy lùi một phần cá t từ nội đồng ra phía biển. GS. Lâm Công Định đã đề cập đến tác hại của vùng cát di động ven biển và đề ra những giải pháp ổn định vùng cát bằng những biện pháp kĩ thuật nhằm hình thành hệ thống rừng vững chắc đủ khả năng phòng chống gió bão, ngăn chặn cát bay,giải quyết tận gốc nạn cát di động, cải tạo đất hoang thành đất trồng trọt, chăn nuôi thông qua việc trồng phi lao, kết hợp với các biện pháp kĩ thuật khác.Tác giả đã đưa ra một số ngu yên tắc hành động chủ yếu là mõi địa phương cần làm chủ một số loài cây thích hợp nhất nhưng không độc canh một loại cây trên cùng một khu vực, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp để tận dụng ưu thế cây trồng và hạn chế nhu cầu sử dụng nguồn nước hiếm phục vụ nhu cầu nước tưới trong khu vực khô hạn. Trong giai đoạn 1996 - 2000, chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “ Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã triển khai hai đề tài KHCN 07 - 01, KHCN 07 - 02, nghiên cứu chuyên sâu quá trình hoang mạc hóa. Lần đầu tiên đề tài KHCN 07 - 01 đã tiến hành phân tích các điều kiện tự nhiên và xã hội nhằm xác định nguyên nhân và từ đó đề ra giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn quá trình hoang mạc hóa ở vùng Nam Trung Bộ nước ta. Đề tài đã đề ra hướng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên cơ sở phát triển bền vững vùng đất bán khô hạn và hoang mạc hóa thuộc hai tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đã kể trên, thực sự hết sức thiết thực trong việc đưa ra những tiêu chí đá nh giá và đề xuất các giải pháp sử dụng và phát triển nguồn nước một cách hợp lý đồng thời phòng chống thoái hóa đất dẫn dến quá trình hoang mạc hóa, cũng như xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái môi 9 trường nhằm ngăn chặn, cải tạo, khôi phục và phát triển kinh tế trên các vùng hoang hóa của nước ta mà đặc biệt là tại hai tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận. 1.1.2.3. Tổng quan các nghiên cứu vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận Ninh Thuận – Bình Thuận là vùng có kiểu khí hậu nắng nóng kéo dài gần như quanh năm, lượng bốc hơi lớn, tổng lượng mưa bình quân qua nhiều năm nhỏ hơn 500 - 600 mm. Đặc điểm địa hình quy định mạng lưới sông suối trong vùng, các sông ngắn, dốc, đổ ra biển với chế độ gần như trùng lặp với chế độ mưa theo mùa của khí hậu. Vùng ven biển thể hiện sự tranh chấp mãnh liệt giữa các quá trình sông - biển, vì vậy vấn đề sử dụng nước trong vùng thường gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu nước trong mùa khô đã làm hạn chế sự phát triển kinh tế trong vùng, đồng thời đã làm biến đổi các điều kiện tự nhiên theo chiều hướng cực đoan hơn, đặc biệt là sự x uất hiện quá trình hoang mạc hóa do thoái hóa đất với diện tích ngày càng mở rộng. Hình 1.1. Hiện tượng hoang mạc hóa Ninh Thuận – Bình Thuận (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bình Thuận, www.thongtinbinhthuan.vn) Ngày nay nguồn nước được xem là vấn đề huyết mạch trong việc phát triển của mọi nền kinh tế đã và đang biến động theo chiều hướng bất lợi cho việc sử dụng. Việc khai thác nguồn nước hợp lý trên cơ sở phát triển bền vững là vấn đề được đặt ra hàng đầu đối với việc phát triển vùng Ninh Thuận - Bình Thuận. Việc nghiên cứu tài 10 nguyên nước vùng khô hạn trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là khu vực Ninh Thuận Bình Thuận đã được quan tâm chú trọng, hiện đã có một số nghiên cứu mang tính khái quát về vùng Ninh Thuận - Bình Thuận: - Chương trình điều tra cơ bản Thuận Hải - Minh Hải ( 1976 - 1980) trong đó tiến hành kiểm kê các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng. Đây là cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu tiếp sau đó về khu vực có khí hậu khô hạn đặc trưng. - Các chuyên khảo của GS.Lê Bá Thảo, GS.Vũ Tự Lập, nghiên cứu về địa lý tự nhiên, khu vực Nam Trung bộ nói chung, vùng Nha Trang - Bình Thuận nói riêng từ sau năm 1975. - Các tài liệu về địa mạo, tân kiến tạo và các quá trình động lực hiện đại có rất ít và sơ lược, thể hiện trong công trình nghiên cứu Lê Đức An ( 1982, 1990). Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện các bản đồ địa mạo phục vụ các đề án điều tra địa chất đô thị như : Bản đồ địa mạo vùng đô thị Phan Rang - Phan Thiết và đô thị Phan Rang - Tháp Chàm của Hoàng Phương. - Luận án Tiến sĩ “ Đặc điểm địa mạo vùng đồi và đồng bằng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận” của tác giả Uông Đình Kh ang đã phân tích những đặc trưng địa chất, địa mạo của vùng đồi đồng bằng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận từ đó đưa ra định hướng sử dụng hợp lý các khu vực mang tính chất đặc trưng khô hạn. - Quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận thời kì 1996 - 2000 và 2000 - 2010 của các tác giả thuộc Bộ thủy lợi ( nay thuộc Bộ NN&PTNT), GS.Ngô Đình Tuấn, Dương Văn Bướm, Vũ Năng Dũng. Quy h oạch thủy lợi tỉnh Bình Thuận thời kì 1996 - 2000 và 2000 - 2010 của tác giả Đào Ngọc Toại, Lê Minh Triều, Lê Trực… Các nghiên cứu này đã đánh giá tài nguyên nước theo không gian và thời gian, từ đó đưa ra các giải pháp phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong từng tỉnh. - Cân bằng nước vùng duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên của Đặng Ngọc Vinh, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những phương án sử dụng nguồn nước một cách tối ưu cho từng lưu vực sông của vùng duyên hải Nam Trung bộ trong đó có cá c lưu vực sông thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. - Nghiên cứu đánh giá đặc điểm địa chất môi trường đới khô và bán khô hạn từ Nha Trang đến Bình Thuận của tác giả Phạm Văn Thanh. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên có giá trị rất to lớn về mặt khoa học lẫn thực tiễn, những nghiên cứu trên đã góp phần định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước trên cơ sở đảm bảo việc phát triển bền vững các nguồn tài nguyên khác (đất, thực vật …) là vấn đề cấp bách đối với khu vực khô hạn và bán khô hạn N inh Thuận - Bình Thuận. 11 1.2. Phân tích các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận Thông qua việc nghiên cứu và phân tích, đánh giá đặc điểm khí hậu, t hủy văn và mặt đệm ta có thể tìm ra được các yếu tố tự nhiên ả nh hưởng đến tài nguyên nước vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận. 1.2.1. Yếu tố khí hậu Ninh thuận - Bình Thuận có chế độ khí hậu nhiệt đới g ió mùa, không có mùa đông lạnh. Có thể thấy rằng trên diện tích không lớn (10.642 km2) nhưng đã tồn tại nhiều kiểu chế độ khí hậu khác nhau. 1.2.1.1. Chế độ gió Vùng ven biển, vào mùa đông (tháng 11 - tháng 4) gió thổi chủ yếu t heo hướng Đông với tần suất 26 - 44%, vào mùa hè hướng gió chủ đạo là hướng Tây (tháng 6 tháng 9), với tần suất khoảng 37 - 68%. Phía Tây của vùng vào nửa đầu mùa đông (tháng 10 - tháng 12) hướng gió chủ đạo là Bắc, Đông Bắc và T ây Bắc, với tần suất khoảng 10 - 30%. Trong nửa cuối mùa đông (tháng 1 - tháng 4) hướng gió chủ đ ạo là Đông Nam với tần suất 25 - 50%. Trong mùa hè (tháng 6 - tháng 9) hướng gió thịnh hành là Tây Nam với tần suất đạt 24 - 46%. Tại thung lũng sông Cái Phan Rang, quanh năm hướng gió chủ đạo là Tây B ắc với tần suất dao động từ 15 - 37%. Tốc độ gió tr ung bình năm dao động khoảng 2 - 2,5 m/s và có thể đạt giá trị lớn hơn ở vùng ven biển tới 3 - 3,2 m/s. Nhìn chung, tốc độ gió trung bình ít thay đổi trong năm, tốc đ ộ gió cực đại đạt trị số từ 14 - 24% m/s thường quan trắc được trong các cơn dông. 1.2.1.2. Chế độ mưa ẩm Lượng mưa hàng năm dao động rất lớn theo không gian từ 600 - 2.500 mm. Ở phía Bắc và Tây Bắc Ninh Thuận, lượng mưa lớn với mùa mưa kéo dài đó là sự kết hợp của chế độ mưa Nam Tây Nguyên và chế độ mưa duyên hải Trung Bộ. Khu vực phía Nam và Tây Nam Bình Thuận do chịu sự tác động trực tiếp của hoàn lưu từ vịnh Bengan nên lượng mưa ở đây lên đến 2 .722,5 mm (tại Vỏ Xu). Khu vực trung tâm Ninh Thuận - Bình Thuận là vùng đồng bằng thấp nằm khuất trong đới đứt gãy Nha Trang - Tánh Linh nên lượng mưa dưới 700 mm (Cà Ná - 657,3 mm). Lượng mưa có xu hướng giảm dần từ hai đầu Bắc và Nam vào khu vực trung tâm và từ phía Tây sang phía Đông vùng nghiên cứu. Về chế độ mưa, lượng mưa phân hóa theo mùa phụ thuộc vào hoàng lưu khí quyể n cả về thời gian và lượng mưa: 12 Vùng phía Đông và trung tâm lượng mưa ít và kéo dài từ 3 - 4 tháng chiếm khoảng 50 - 60% tổng lượng mưa hàng năm. Những nơi có lượng mưa thấp ( 600 - 700 mm), mùa mưa chỉ từ 1 - 2 tháng (tháng 8 hoặc tháng 9 - tháng 10) chiếm 20 - 40% lượng mưa năm. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10, (đạt 120 - 260 mm/ tháng) do chịu sự tác động của gió mùa Đông Bắc. Vùng Bắc, Tây Bắc và Tây Nam có mùa mưa tương đối dài từ 6 đến 7 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10 hoặc đến tháng 11). Lượng mưa mùa mưa chiếm tới 80 - 90 % tổng lượng mưa năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8 hoặc tháng 9 do ảnh hưởng c ủa gió mùa Tây Nam, đạt từ 320 - 620 mm/ tháng. Khu vực mưa vừa và mưa lớn có 4 tháng khô, trong đó có 3 - 4 tháng hạn và 1 2 tháng kiệt. Hai tháng 1 và 2 trên toàn vùng Ninh Thuận - Bình Thuận có lượng mưa thấp nhất chỉ đạt dưới 5 mm/tháng. Do độ ẩm trong vùng khác nhau nên biến động lượng mưa của vùng cũng rất khác biệt. Khu vực Tây Nguyên chịu tác động gây mưa của gió mùa nên hệ số biến động C v của lượng mưa năm đạt 0,17. Các khu vực còn lại biến động lượng mưa năm đạt tới 0,39 (Xem bảng phụ lục 1). Lượng bốc thoát hơi tiềm năng (PET): Trong vùng có nguồn bức xạ dồi dào, nhiều nắng, nền nhiệt cao, độ ẩm thấp, nên lượng bốc thoát hơi tiềm năng đạt 1 .520 1.720 mm/năm. Đây là khu vực có trị số PET lớn nhất trên toàn quốc, tất cả các tháng trong năm đều vượt 100mm/tháng. T háng 3 và tháng 4, lượng bốc thoát hơi tiềm năng đạt cực đại (150 - 170 mm/tháng). Tháng 11 và tháng 12 có trị số PET thấp nhất, nhưng vẫn đạt 110 - 127 mm/tháng. Bảng 1.1. Lượng bốc thoát hơi tiềm năng PET trung bì nh tháng và năm (mm) Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Cam Ranh 125,2 123,5 152,5 155,1 162,1 152,1 156,2 158,7 134,4 124,6 119,1 121,8 1685,3 Nha Hố 119,7 129,9 169,0 162,3 156,6 142,2 156,9 156,9 137,1 120,0 110,7 111,6 1672,9 Phan Thiết 132,7 134,4 165,5 167,1 160,0 153,3 145,4 141,4 135,0 131,8 127,2 124,9 1718,7 Hàm Tân 118,4 120,4 155,9 158,4 150,7 126,9 133,9 127,4 119,4 123,1 115,8 111,6 1561,9 Liên Khương 107,9 117,9 139,5 129,9 119,7 104,1 107,3 108,8 98,4 13 98,0 94,5 98,0 1324,0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng