Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng cnxh ở việt nam...

Tài liệu Tiểu luận vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng cnxh ở việt nam

.PDF
25
1
111

Mô tả:

---------- Tiểu Luận VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống tinh thần của con người tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định. Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử loài người, tôn giáo ra đời và trở thành một hiện tượng xã hội. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới nhưng nhìn chung mọi tôn giáo đều hướng tới con người với những giá trị tốt đẹp. Chủ nghĩa cộng sản không phủ nhận tuyệt đối tôn giáo mà dung hòa tôn giáo trong đời sống, chính trị, xã hội để phát triển. Ở nước ta cũng vậy, tôn giáo đóng vai trò nhất định trong đời sống tinh thần. Nhìn chung mọi giáo lý của các tôn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Những chiết lý ấy giúp cho con người sống với nhau gần gũi hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng, với sự phát triển chung của toàn xã hội. Tôn giáo là sự tự do tin ngưỡng của mỗi công dân. Vì vậy trong định hướng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của các tôn giáo. Mặt khác ở Việt Nam trong lịch sử, tôn giáo đã bị lợi dụng để phục vụ cho mục đích chính trị, và ngày nay vẫn còn tồn tại những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta. Chính vì thế mà mỗi người dân cần xác định rõ tư tưởng tự do tín ngưỡng phải đi đôi với chấp hành pháp luật của Đảng và nhà nước. Đó cũng là lý do chúng em quyết định chon đề tài “ Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghỉa ở Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu, để trước hết mỗi thành viên trong nhóm sẽ có những hiểu biêt nhất định về các tôn giáo ở Việt Nam. Đồng thời xác định rõ cách nhìn nhận , lựa chọn tín ngưỡng góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời và biến đổi theo sự biến động của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Cũng từ đó, chúng ta còn biết một cách khái quát rằng, tôn giáo còn tồn tại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy, trong quá trình xây dựng đó, tôn giáo còn tồn tại là do những nguyên nhân cụ thể gì? Mặt khác, ở nước ta hiện nay tôn giáo đang có xu hướng phát triển, trước tình hình đó, để góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, cần phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo như thế nào? Trên đây chính là những mục đích mà nhóm chúng em muốn hướng tới khi nghiên cứu đề tài: “ Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ’’ 3. Nội dung nghiên cứu Nhóm chúng em nghiên cứu về đề tài: “VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM ’’ Nội dung nghiên cứu bao gồm 3 chương và phần kết luận trình bày quan điểm của nhóm chúng em. Chương 1.Tìm hiểu chung về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam Chương 2. Những nguyên nhân chủ yếu cho sự tồn tại các tôn giáo ở nước ta. Chương 3: Tôn giáo trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4. Kết quả nghiên cứu Hiểu được bản chất , nguồn gốc và các vấn đề của tôn giáo. Biết được nguyên nhân tồn tại và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nắm vững và biết vận dụng nhiều quan điếm, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta trong quá trình học tập, công tác. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 1.1 Tôn giáo và ý nghĩa của tôn giáo trong đời sống a. Tôn giáo là gì? Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Nhìn chung bất cứ một tôn giáo nào, với hình thái phát triển của nó đều bao gồm: ý thức tôn giáo và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất tín ngưỡng nghi thức của nó. Tôn giáo không thuần tuý chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là hiện tượng văn hoá, lịch sử, một lực lượng có thực trong đời sống xã hội. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người phải đối mặt với thế giới hiện thực, đối mặt với các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội như: sấm, chớp, mây mưa, bão lũ... đối mặt với các hiện tượng phân hoá giàu nghèo, những bất công xã hội, sự xung đột giữa các bộ tộc, bộ lạc, chiến tranh, bệnh tật... Đó là những hiện tượng có thật, nhưng qua phản ánh của tôn giáo lại trở thành siêu nhiên, thần thánh... Điều này đã được Ph.Ăngghen khẳng định: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế. "[1.tr461] - Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì mọi tôn giáo đều chứa đựng một giá trị văn hoá, đạo đức, đạo lý tốt đẹp phù hợp với xã hội, với truyền thống bao đời của dân tôc . b. Ý nghĩa của tôn giáo đối với đời sống Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận đinh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Vấn đề tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo cũng còn nhiều yếu tố tiêu cực, nó hướng con người đến hạnh phúc hư ảo và làm mất tính chủ động, sáng tạo của con người. Vấn đề đặt ra là, cần nhận điện đúng vai trò của tôn giáo nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo và hạn chê những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Trong xu thế đổi mới hiện nay, cùng với những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội, sự đổi mới trong tư duy lý luận, trong nhận thức về tôn giáo cũng đã và đangdiễnra. Trước đây, trong một thời gian dài, chúng ta đã coi tôn giáo như là "tàn dư" của xã hội cũ, là kết quả sai lầm trong nhận thức của con người. Tôn giáo bị xem như cái đối lập với chủ nghĩa xã hội, với khoa học, kỹ thuật hiện đại và cần phải loại bỏ. Tuy nhiên trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định mang tính khách quan, khoa học về tôn giáo, xác định tôn giáo còn tồn tại lâu dài và có một số giá trị đạo đức phù hợp với lợi ích của toàn dân, với công cuộc xây dựng xã hội mới và do vậy, cần phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc họach định chính sách tôn giáo, bảo vệ và tu tạo các di sản văn hóa tôn giáo. Việc tìm hiểu, chỉ ra chân giá trị của các tôn giáo còn có ý nghĩa nhất định trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi mà chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có vấn đề quan trọng là củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức trong tôn giáo vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1.2 Các tôn giáo phổ biến ở nước Việt Nam là một Quốc gia đa tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo chính, tồn tại và phát triển cùng với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài. Mỗi một tôn giáo đều mang những nét đặc trưng riêng, tuy vậy các tôn giáo đều có chung một đặc điểm đó là khuyến khích giáo dân của đạo mình làm những việc tốt đạo đẹp đời , hoạt động tôn giáo trên khuân khổ của pháp luật Việt Nam. a) Đạo Phật Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ VI, đến đời Lý (thế kỷ thứ XI) Phật giáo ở vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc. Nhiều chùa, tháp được xây dựng trong thời kỳ này.Nhà nho Lê Quát học trò Chu Văn An đã lấy làm khó chịu khi toàn dân theo Phật: “Phật chỉ lấy điều họa phúc mà động lòng người, sao mà sâu xa và bền chắc đến như vậy? Trên từ vương công, dưới đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về Phật, thì hết cả gia tài cũng không tiếc…’’ Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam Phật giáo trở lên rất nhập thế: các cao tăng được nhà nước mời tham chính trong những việc hệ trọng.Phật tử Việt Nam hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội, các phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lâp dân tộc, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè năm 1963. Với tín điều giáo lý đạo Phật luôn răn dạy người ta sống làm việc thiện , tránh xa cái ác. b) Đạo Thiên Chúa Vào thế kỷ XVI, Công giáo (Thiên chúa giáo) truyền vào Việt Nam do các giáo sĩ Bồ đào nha, Tây ban nha và sau là Pháp. Sự truyền đạo giai đoạn đầu ít gặp trở ngại do tính khoan dung của người Việt Nam và tính không đối dầu của tôn giáo bản địa nhưng sự truyền đạo đạt kết quả không cao. Sau đó Pháp vận động Giáo Hoàng cho phép độc quyền truyền đạo tại Việt Nam. Hội truyền giáo Pa-ri được thành lập năm 1660 cùng nhà nước Pháp tuyển chọn, đào tạo giáo sĩ, cử sang hoạt động ở Việt Nam và một số nước khác. Trong những năm gần đây Công giáo nước ta có chiều hướng phát triển. Số lượng tín đồ tăng do sự gia tăng dân số tự nhiên và một số tín đồ khô đạo, nhạt đạo trở lại sinh hoạt. Số tín đồ Công giáo nước ta hiện nay khoảng 5 triệu, hiện nay đang có cuộc sống ổn định và phấn khởi trước cuộc đổi mới và chính sách tôn giáo của Đảng đang chăm lo cải thiện đời sống và tham gia vào các hoạt động xã hội nhân đạo, an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội và thể hiện cuộc sống theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước”. c) Đạo Tin Lành Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX do tổ chức Tin lành “Liên hiệp phúc âm truyền giáo” (CMA) truyền vào. Năm 1911 tổ chức này đã xây dựng được cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng. Các Hội thánh tin lành được lần lượt được xây dựng tại các địa phương. Năm 1927, Tổng Hội thánh Tin lành Việt Nam được thành lập. Đến năm 1930, một tổ chức thứ hai là Giáo hội Cơ đốc Phục lâm được truyền vào nước ta. Trong thời gian gần đây, cùng với trào lưu đổi mới Tổng Liên hội Tin lành đã hoạt động trở lại. Đặc biệt đạo Tin lành chú trọng phục hồi và phát triển ở Tây nguyên, truyền đạo ở các vùng núi phía Bắc trong các đồng bào dân tộc thiểu số với phương pháp truyền đạo khá đa dạng và linh hoạt. Ngoài việc truyền đạo trực tiếp, các Giáo hội Tin lành thường thông qua các hoạt động khoa học, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, đầu tư kinh doanh… tranh thủ cảm tình của quần chúng để truyền đạo. Hiện nay một số thế lực phản động trong và ngoài nước đã bịa đặt ra cái gọi là Nhà nước Đềga độc lập và Tin Lành Đềga ở Tây Nguyên nhằm tuyên truyền, kích động cho sự chia rẽ, ly khai.. Nhà nước Việt Nam đã kiên quyết bác bỏ cái gọi là “Nhà nước Đềga độc lập”, coi đây là âm mưu chia rẽ sự toàn vẹn lãnh thổ và gây mất an ninh trật tự của đất nước và khẳng định ở Việt Nam không có cái gọi là đạo Tin Lành Đềga ngoài đạo Tin Lành đã tồn tại ở nước ta trong nhiều năm qua. d) Đạo Hồi Người theo đạo Hồi ở Việt Nam hầu hết là người dân tộc Chăm. Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ X – XIV bằng con đường hòa bình cùng với quá trình tan rã của quốc gia Chiêm Thành (Chămpa) và sự suy giảm dần của đạo Hinđu - tôn giáo chính thống của người Chăm. Do vị trí địa lý và hoàn cảnh truyền đạo, điều kiện sống và sự giao lưu của đồng bào Chăm với bên ngoài nhất là vơi thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam hình thành 2 khối Hồi giáo với nhiều khác biệt đáng kể: Hồi giáo vùng Ninh Thuận, Bình Thuận là Hồi giáo không chính thống gọi là Chăm Bani, đượm sắc thái của yếu tố sinh hoạt và tôn giáo bản địa. Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh gọi là Chăm Ixlam theo Hồi giáo chính thống, không bị pha trộn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo Campuchia và Malaysia. Hiện nay các tín đồ Hồi giáo sinh hoạt bình thường, vừa tuân phục các giáo luật khắt khe vừa thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân, tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự quản lý của chính quyền mong muốn được sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, muốn duy trì mối quan hệ với thánh địa Mecca. Nói chung trong những năm qua tín đồ Hồi giáo tăng chậm do đồng bào Chăm thường sống ở những vùng có kinh tế khó khăn, có thu nhập thấp, diện nghèo còn cao và rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền để xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn. e) Đạo Cao Đài Đạo Cao đài do một số người thuộc tầng lớp trên (tư sản, địa chủ, tiểu tư sản), công chức chủ trương, ban đầu vốn là một trào lưu chính trị với mục đích thành lập đạo để tập hợp lực lượng quần chúng mà chủ yếu là nông dân chống lại sự kỳ thị, bóc lột, chèn ép của thực dân Pháp. Song sau đó trào lưu này đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn tại Nam bộ cho đến tận ngày nay. Sau năm 1975, các chức sắc và hơn 1 triệu tín đồ các hệ phái chủ yếu tu tại gia. Trong thời kỳ đổi mới, các hệ phái đã sinh hoạt trở lại với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước. Nhiều hệ phái được thừa nhận tư cách pháp nhân như: Tiên thiên, Minh Chơn đạo, Bạch Y Liên Đài… Các hệ phái tổ chức các đại hội. Qua đó, lòng tin vào chính sách tôn giáo của Đảng được củng cố trong tín đồ. Những nhân tố tích cực của Đạo được khơi dậy, khắc phục một bước tình trạng mất đoàn kết trong chức sắc. Xu thế chung là tín đồ đạo Cao Đài muốn hành đạo thuận lợi trong khuôn khổ luật pháp và làm tròn nghĩa vụ công dân. f) Đạo Hòa Hảo Phật giáo Hòa Hảo ra đời ngày 15 tháng 5 năm 1939 tại làng Hòa Hảo, Châu Đốc, An Giang và phát triển chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Sự ra đời của Phật giáo Hòa Hảo Hảo gắn với đặc điểm tâm lý, lối sống đạo đức, tính cách, đời sống tín ngưỡng của nông dân Nam Bộ và liên quan đến môi trường kinh tế - xã hội - chính trị ở đây trong khoảng thời gian hai cuộc chiến tranh thế giới Đạo Hoà Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ, kêu gọi mọi người sống hòa hợp. Tôn giáo này đánh giá cao triết lý "Phật tại tâm", khuyến khích nghi lễ thờ cúng đơn giản (chỉ có hoa và nước sạch) và loại bỏ mê tín dị đoan. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Đạo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời CHƯƠNG 2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CHO SỰ TỒN TẠI CÁC TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA Tôn giáo là một hiện tượng chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội, từ đầu thời công xã nguyên thuỷ trở về trước là chưa có, và đến thời kỳ cộng sản chủ nghĩa cũng sẽ không tồn tại tôn giáo. Nhưng trong lòng xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn sẽ tồn tại tôn giáo. Tại sao vậy ? Xuất phát từ bản chất mang cả hai phương diện xã hội và giai cấp như đã trình bày ở trên, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ tồn tại, bởi nó vẫn chưa mất hết những giá trị tích cực cũng như vẫn còn có những nền tảng để tiếp tục tồn tại. 2.1 Nguyên nhân nhận thức - Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trình độ nhận thức, trình độ dân trí của nhân dân đã có những tiến bộ nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vì thế, nhân dân chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội. Sự hạn chế đó làm cho nhân dân dễ đến với tín ngưỡng tôn giáo. - Hiện nay, nhân loại đạt được những thành tựu lớn lao về khoa học và công nghệ, nhất là những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... đã giúp con người có thêm những khả năng để nâng nhận thức và vai trò làm chủ tự nhiên, xã hội của mình lên một tầm cao mới. Song, hiện thực khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, còn đặt ra nhiều vấn đề mà hiện tại khoa học chưa thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội đôi khi rất nghiêm trọng vẫn tác động và chi phối đời sống con người. Do đó, tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào thánh, thần, Phật... vẫn còn tồn tại trong ý thức của nhiều người. 2.2 Nguyên nhân kinh tế -Kinh tế là một vấn đề nhạy cảm, là xương sống của mỗi quốc gia. Sự phát triển hay tụt hậu của một nền kinh tế theo bất kì xu hướng nào đều ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của con người. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhất là giai đoạn đầu của thời kì quá độ vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Con người luôn phải chịu sự chi phối của những qui luật kinh tế khách quan đó. Đặc biệt trong thời kì này còn nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị tr¬ường với những lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp... vẫn là một thực tế; trong nền kinh tế đó, con ng¬ười vẫn chịu sự tác động chi phối bởi các yếu tố tất nhiên, ngẫu nhiên, may rủi …Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao. Điều đó, làm cho con người vẫn tin vào lực lượng siêu nhiên, cầu xin công việc làm ăn gặp nhiều may mắn. 2.3 Nguyên nhân tâm lý Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Những niềm tin tôn giáo ảnh hưởng sâu đậm trong nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đã trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu được của cuộc sống. Vì thế, dù hiện nay nhân loại đã và đang có những biến đổi lớn lao về kinh tế - xã hội nhưng tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn tồn tại bởi những lí do đó. 2.4 Nguyên nhân chính trị - xã hội Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đang diễn ra ở nước ta, xét về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, văn hóa, chính trị, tinh thần... vẫn còn mang nặng dấu vết của xã hội cũ. Do đó vẫn còn cơ sở để tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái lạc hậu với cái tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn đang diễn ra rất gay go, quyết liệt, dưới nhiều hình thức vô cùng phức tạp; trong đó, các thế lực phản động vẫn tìm mọi cách nuôi dưỡng và lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của chúng. Đây là điều kiện cho tôn giáo còn tồn tại. Các tổ chức và chức sắc tôn giáo đang ra sức hoạt động tuyên truyền, tìm cách lôi kéo tín đồ để duy trì sự tồn tại của tôn giáo. Tôn giáo đã tồn tại trong xã hội suốt hàng ngàn năm, và đã ăn sâu bám chặt vào nếp sống, nếp nghĩ của con người. Bởi vậy không dễ dàng gì mà ngay trong thời gian ngắn có thể loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội. Ngày nay, chiến tranh hạt nhân hủy diệt có khả năng bị đẩy lùi, nhưng những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn... còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo... cùng với những mối đe dọa khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại . Những hạn chế, yếu kém của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong tổ chức, quản lý quá trình xây dựng xã hội mới; sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội nảy sinh nhưng chậm được khắc phục; công bằng xã hội cũng như quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm... làm cho niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, với chế độ bị suy giảm. Chính điều này cũng là cơ sở để nhân dân dễ đến với tín ngưỡng, tôn giáo. 2.5 Nguyên nhân văn hóa Văn hóa dân tộc phát triển, gắn bó mật thiết với bề dày lịch sử của mỗi quốc gia. Đa số tín ngưỡng, tôn giáo đều gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi phải bảo tồn tôn giáo ở những mức độ nhất định. Mỗi một loại hình tôn giáo đều có những nét văn hóa đặc trưng như nhà thờ, chùa, đình,...tất cả đã góp phần làm cho văn hóa dân tộc đặc sắc hơn. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư. Vì vậy, sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa như là một hiện tượng khách quan. Nói tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn sẽ tồn tại, bởi cả những nguyên nhân khách quan lẫn những nguyên nhân chủ quan. Sự tồn tại này không có gì là vô lý bởi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, tuy phải chịu sự chi phối và quyết định của cơ sở hạ tầng, nhưng bản thân nó vẫn có sự độc lập tương đối; do đó, dù đứng trước những biến đổi to lớn của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội... trong bước nhảy vọt từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn không bị triệt tiêu ngay lập tức, mà chỉ " dần mất đi ảnh hưởng của nó đối với ý thức xã hội ", và " chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển thì tôn giáo mới có thể hoàn toàn biến mất và hoàn toàn bị xoá bỏ khỏi đời sống con người " CHƯƠNG 3 TÔN GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 3.1 Các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam Tôn giáo là hình thái hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến ý thức xã hội đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới. Vấn đề tôn giáo ở việt nam lâu đã là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới. Vì thế luôn cần có những hiểu biết thấu đáo trước khi giải quyết các vấn đề này.Vấn đề tôn giáo đã từng bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách lợi dụng phục vụ cho âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng ở Việt Nam nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Chúng sử dụng tôn giáo như là một chiêu bài trong âm mưu diễn biến hòa bình hòng chống phá sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam cũng như các nước khác. Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới và nhất là sau năm 1990 đến nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam sôi động và đang có chiều hướng gia tăng. Lễ hội trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô ngày một lớn và diễn ra khắp mọi miền của Tổ quốc. Lễ Nôen, lễ Phật đản và những buổi lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Dịp đầu xuân, người dân náo nức đến đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ, thánh thất… dâng hương lễ bái, cầu lộc, cầu tài và những nhu cầu tâm linh khác. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng. Nhu cầu chính đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo điều kiện đáp ứng, làm cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo an tâm, phấn khởi, ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi; các lớp bồi dưỡng, đào tạo, hoặc phong bổ, thuyên chuyển, cũng như in ấn, xuất bản các ấn phẩm tôn giáo, hoạt động đối ngoại tôn giáo đều gia tăng a) Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam. Một là ,Việt Nam là nước có nhiều tín ngưỡng ,tôn giáo Hiện nay , ở nước ta có sáu tôn giáo lớn đã được Nhà nước thừa nhận về tổ chức là: Phật giáo , Công giáo , Tin lành ,Hồi giáo, Cao đài , Hòa Hảo với khoảng 20 triệu tín đồ.Ngoài ra còn hàng chục triệu người khác vẫn giữ tín ngưỡng dân gian , truyền thống và cả tín ngưỡng nguyên thủy . Tín ngưỡng , tôn giáo ở nước ta chủ yếu ở cấp độ tâm lý tôn giáo .Nhiều tín đồ tôn giáo tuy khá sùng đạo , nhưng hiểu giáo lý rất ít , gia nhập đạo phần nhiều do lan truyền tâm lý , hoặc do vận động lôi kéo , ý thức tôn giáo ở phần lớn tín đồ không thật sâu sắc. Hai là , các tôn giáo , tín ngưỡng dung hợp , đan xen và hòa đồng , không có kỳ thị , tranh chấp và xung đột tôn giáo . Các tín ngưỡng truyền thống và tàn dư tôn giáo nguyên thủy in dấu ấn khá sâu đậm vào đời sống tinh thần của người Việt Nam, theo suốt chiều dài lịch sử , đó là cái nền tâm linh để dễ dàng đón nhận sự du nhập của các tôn giáo khác . Sự khoan dung , lòng độ lượng , nhân ái của dân tộc Việt Nam , cùng với yêu cầu phải đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập , thống nhất lãnh thổ , nên người Việt Nam tiếp nhận các tôn giáo khác nhau một cách tự nhiên , miễn là không trái với lợi ích dân tộc – quốc gia và truyền thống văn hóa , tín ngưỡng cổ truyền . Sự phân bố tôn giáo ở nước ta có đặc điểm nổi bật là giáo dân của các tôn giáo thường sinh sống thành từng cộng đồng quy mô nhỏ , các cộng đồng tôn giáo khác nhau có thể sống xen kẽ nhau ở nhiều nơi , trong một làng , xã cũng có các nhóm tín đồ của các tôn giáo khác nhau sống đan xen , hòa hợp nhau hoặc xen kẽ với những người không theo tôn giáo nào. Ba là , các tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam đều du nhập từ bên ngoài , ít nhiều đều có sự biến đổi và mang dấu ấn Việt Nam. Các tôn giáo từ bên ngoài vào Việt Nam vừa theo cách du nhập tự nhiên qua giao lưu kinh tế , văn hóa như : Phật giáo , Hồi giáo , vừa có sự áp đặt song hành với quá trình xâm lược của các đế quốc trong lịch sử như Công giáo , Tin lành ... Quá trình giao du , gặp gỡ các tôn giáo vừa thâm nhập , bổ sung , vừa cải biến lẫn nhau , khiến cho mỗi tôn giáo đều có sự biến đổi phù hợp với đặc điểm địa lý , lịch sử và văn hóa Việt Nam. Bốn là , sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống và tình cảm , phong tục tập quán và nhân dân. Tín ngưỡng truyền thống dân gian mà nổi bật nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên , đã dung hợp với các tôn giáo , góp phần tạo nên đặc điểm tình cảm , tâm hồn , tính cách người Việt Nam . Tuy vậy , sự pha trộn phức tạp giữa hình thức tôn giáo với tín ngưỡng cổ truyền và tình cảm , phong tục tập quán đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Việt Nam , làm cho một bộ phận không nhỏ quần chúng lao động rất dễ dàng tiếp nhận tình cảm , ý thức tôn giáo mới. b) Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nên việc Lão giáo, Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công giáo - một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau này đạo Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút người theo đạo là điều dễ hiểu. Việt Nam là một quốc gia bao gồm những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Bên cạnh đó có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định xong cũng có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp. Về mặt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số ở ba khu vực nói trên có những nét riêng, độc đáo tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng. Hầu hết các dân tộc thiểu số vẫn giữ tín ngưỡng nguyên thủy thờ đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống. Sau này, theo thời gian các tôn giáo dần dần thâm nhập vào những vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hình thành các cộng đồng tôn giáo, cụ thể: Cộng đồng dân tộc Khơme theo Phật giáo Nam tông. Hiện nay có 1.043.678 người Khơme, 8.112 nhà sư và 433 ngôi chùa trong đồng bào Khơme. Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo. Có khoảng gần 100 nghìn người Chăm, trong đó số người theo Hồi giáo chính thống (gọi là Chăm Ixlam) là 25.703 tín đồ, Hồi giáo không chính thống (Chăm Bàni) là 39.228 tín đồ. Ngoài ra còn có hơn 30 nghìn người theo đạo Bàlamôn (Bà Chăm). Hồi giáo chính thức truyền vào dân tộc Chăm từ thế kỷ XVI. Cùng với thời gian, Hồi giáo đã góp phần quan trọng trong việc hình thành tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, văn hóa của người Chăm. . Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo Công giáo, Tin lành. Hiện nay ở khu vực Tây Nguyên có gần 300 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo và gần 400 nghìn người theo đạo Tin lành. Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc một số theo Công giáo, Tin lành. Hiện nay ở Tây Bắc có 38 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo; đặc biệt, khoảng 20 năm trở lại đây có đến trên 100 nghìn người Mông theo đạo Tin lành dưới tên gọi Vàng Chứ và hơn 10 nghìn Dao theo đạo Tin lành dưới tên gọi Thìn Hùng. Đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nông dân. Ước tính, số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm đến 80-85%, của Cao Đài, Phật giáo, Hòa Hảo: 95% và của đạo Tin lành là 65%. Là người lao động, người nông dân, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam rất cần cù trong lao động sản xuất và có tinh thần yêu nước. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những chiến thắng to lớn của dân tộc. Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có nhu cầu cao trong sinh họat tôn giáo, nhất là những sinh họat tôn giáo cộng đồng mang tính chất lễ hội. Một bộ phận tín đồ của một số tôn giáo vẫn còn mê tín dị đoan, thậm chí cuồng tín dễ bị các phần tử thù địch lôi kéo, lợi dụng. c) Âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá nước ta. Lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc là âm mưu cố hữu không bao giờ từ bỏ của chủ nghĩa đế quốc. Chính sách đối với tôn giáo của chủ nghĩa đế quốc là lợi dụng, chia rẽ và thống trị. Âm mưu của chúng là chia rẽ giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa tôn giáo với không tôn giáo, đặc biệt giữa đồng bào tôn giáo với Đảng, Nhà nước và cách mạng. Chúng đã dùng các thủ đoạn kích động, lừa mị và o ép, khoét sâu mâu thuẫn về tư tưởng, kích động mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để lừa gạt, lôi kéo, giành giật đồng bào về phía chúng và đẩy dân ra đối đầu với chính quyền, với Đảng. Để lợi dụng vấn đề tôn giáo trong bối cảnh thế giới hiện nay, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng các xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá, đề ra khẩu hiệu nhana quyền cao hơn chủ quyền, quyền cá nhân cao hơn quyền cộng đồng. Họ lại nhân danh các công ước quốc tế và lợi dụng các cơ chế toàn cầu để pháp lý hoá các pháp luật, các quy định đơn phương từ phía họ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo và các quốc gia. Họ triệt để khai thác các phương tiện thông tin hiện đại trong điều kiện xã hội . Dùng thông tin để lừa mị, lung lạc, sử dụng tay sai đội lốt chức sắc giáo sĩ để hoạt động chính trị phản động; lợi dụng các mối quan hệ hải ngoại và quốc tế để nuôi dưỡng, tác động, chỉ đạo các tổ chức tôn giáo nghe theo chúng hoạt động “diễn biến hoà bình”. Thực tế tình hình trong những năm qua, cho thấy cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để thực hịên “diễn biến hoà bình” tại nước ta đã diễn ra rất gay go, quyết liệt. 3.2 Nguyên tắc giải quyết của Đảng và Nhà nước Ta thấy rằng, giữa chủ nghĩa duy vật mácxít với hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc của con người, nhất là cho nhân dân lao động. Về thế giới quan, tôn giáo dựa trên cơ sở của triết học duy tâm; về nhân sinh quan, do không giải thích được chính xác nguồn gốc nỗi khổ cực của con người nên tôn giáo không thể tìm được phương hướng, biện pháp đúng đắn nhằm xóa bỏ nỗi khổ ải ấy trên thực tế. Tôn giáo thường khuyên nhủ con người sống nhẫn nhục, cam chịu khổ ải trên trần thế để trông chờ, hy vọng vào hạnh phúc “hư ảo” được bù đắp ở thế giới bên kia. Đặc biệt, với hệ thống giáo lý tín điều, giáo luật, nghi lễ, tổ chức... tôn giáo hạn chế khả năng vươn lên làm chủ tự nhiên và xã hội của con người. Vì vậy, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là quá trình phải giải quyết vấn đề nảy sinh từ tôn giáo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất