Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tiểu luận vấn đề môi trường trong tpp và vấn đề đặt ra với việt nam...

Tài liệu Tiểu luận vấn đề môi trường trong tpp và vấn đề đặt ra với việt nam

.DOCX
37
208
133

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -----***----- TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TPP VÀ VẤN ĐỀ ĐĂĂT RA VỚI VIÊĂT NAM Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp: TMA301(2-1314).7_LT Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thu Hằng Hà Nội, tháng 3 năm 2014 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 HỌ VÀ TÊN Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Thế Hải Đào Thị Mỹ Hạnh Đỗ Thu Hằng (trưởng nhóm) Nguyễn Thị Bích Hằng Vũ Thị Hâ Ău Nguyễn Diê Ău Hiền Nguyễn Thị Ngọc Hiền Hoàng Văn Hiê Ăp Phạm Lê Ă Hoa MSSV 1211110183 1211110189 1217710055 1211110193 1211110198 1211110222 1211110225 1211110227 1211110231 1211110240 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TPP................................................................8 1.1. Lịch sử hình thành................................................................................8 Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 2 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam 1.1.1. Nguồn gốc.............................................................................................8 1.1.2. Quá trình tham gia của các nước vào TPP............................................8 1.2. Phạm vi, nội dung và xu hướng đàm phán trong TPP.........................9 1.2.1. Phạm vi đàm phán ................................................................................9 1.2.2. Xu hướng đàm phán của TPP..............................................................10 1.2.3. Sơ lược diễn biến đàm phán của TPP.................................................11 CHƯƠNG 2 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TPP................................13 2.1. Thương mại và đa dạng sinh học.......................................................13 2.2. Các loài xâm hại ngoại lai..................................................................14 2.3. Thương mại và biến đổi khí hậu.........................................................15 2.4. Khai thác thủy sản biển.......................................................................16 2.5. Bảo tồn và Thương mại......................................................................16 2.6. Hàng hóa và dịch vụ môi trường........................................................18 CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO TPP 20 3.1. Thực trạng môi trường ở Việt Nam....................................................20 3.1.1. Rừng tiếp tục bị thu hẹp......................................................................20 3.1.2. Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng...................................20 3.1.3. Ô nhiễm sông ngòi..............................................................................21 3.1.4. Bãi rác công nghệ và chất thải............................................................21 3.1.5. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp.......................................................21 3.1.6. Khai thác khoáng sản..........................................................................22 3.1.7. Ô nhiễm không khí..............................................................................23 3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong đàm phán và thực thi các yêu cầu về môi trường của TPP........................................................................23 3.2.1. Cơ hội..................................................................................................23 3.2.2. Thách thức...........................................................................................24 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÂĂN DỤNG CƠ HÔĂI VÀ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHO VIÊ ĂT NAM KHI THAM GIA ĐÀM PHÁN TPP...................................................................................26 4.1. Vấn đề thứ 1: Thương mại và đa dạng sinh học................................26 4.2. Vấn đề thứ 2: Sự xâm hại của các loài ngoại lai...............................27 4.3. Vấn đề thứ 3: Biến đổi khí hậu...........................................................28 4.4. Vấn đề thứ 4: Bảo tồn môi trường......................................................31 4.5. Vấn đề thứ 5 : Hàng hóa & dịch vụ môi trường................................33 Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 3 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam 4.6. Vấn đề thứ 6: Khai thác thủy sản.......................................................33 KẾT LUẬN......................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................37 Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 4 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài Đàm phán TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương là một đàm phán thương mại tự do lớn giữa các quốc gia hai bên bờ Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Khởi động từ tháng 3/2010, đàm phán TPP đến nay đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể sẽ trở thành hạt nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh việc các nước tham gia TPP đã đạt được sự thống nhất về 16/21 điều khoản trong dự thảo chương dịch vụ tài chính liên quan đến các nguyên tắc về chính sách quản lý, tự do hóa và mở cửa thị trường thì TPP vẫn đang gặp vướng mắc ở những vấn đề khác như: Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Mua sắm chính phủ, Lao động, Môi trường, Doanh nghiệp nhà nước,… Trong đó, vấn đề môi trường là một vấn đề còn xảy ra nhiều ý kiến trái chiều, chưa tìm được sự đồng thuận từ các bên đàm phán. Môi trường trong TPP và môi trường của Việt Nam khi tham gia TPP là những vấn đề còn đang bỏ ngỏ, chưa tìm được lời giải đáp chính thức. Câu chuyện Việt Nam tham gia vào TPP - Hiệp Định thương mại của thế kỷ 21 là một câu chuyện dài. Tuy nhiên, để nó có thể thuận lợi và xuyên suốt như những gì mong đợi, Việt Nam cần phải có cách nhìn đúng đắn về môi trường trong TPP cũng như nhận rõ thực trạng môi trường ở Việt Nam để từ đó tìm ra cơ hội và thách thức cho chính mình, đồng thời tìm ra những giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách từ TPP. Tất cả sẽ được chúng em trình bày trong tiểu luận “ Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam”. Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 5 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.  Nghiên cứu về các vấn đề môi trường được đem ra đàm phán trong TPP và đưa ra cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện các quy định về môi trường cũng như đề xuất giải pháp tận dụng cơ hôi và giải quyết khó khăn về môi trường cho Việt nam khi tham gia đàm phán TPP. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.  Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là đề xuất giải pháp giúp các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp tận dụng cơ hội và giải quyết các thách thức về môi trường khi Việt Nam tham gia TPP. Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa các vấn đề, quy định về môi trường được đưa ra bàn thảo tại TPP. Tìm hiểu thực trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá các cơ hội và thách thức về môi trường đối với Việt Nam khi tham gia - TPP. Nhận định một số giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong việc tận dụng cơ hội và giải quyết các thách thức đó.  Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp thu thập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháp tư duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng.  Kết cấu đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểu luận được kết cấu chia thành 4 chương cụ thể như sau: Chương 1 : Khái quát về TPP. Chương 2 : Vấn đề môi trường trong TPP. Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 6 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam Chương 3 : Vấn đề môi trường đặt ra với Việt Nam khi tham gia vào TPP. Chương 4 : Đề xuất giải pháp tận dụng cơ hôi và giải quyết khó khăn về môi trường cho Việt nam khi tham gia đàm phán TPP. Chúng em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới giảng viên hướng dẫn Th. S Nguyễn Thu Hằng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để nhóm chúng em có thể hoàn thành được bài tiểu luận này. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết và thời gian tìm hiểu môn học còn hạn chế nên bài tập nhóm của chúng em lần này không tránh khỏi được những thiếu sót. Chúng em mong sẽ được cô giáo và các bạn sẽ đóng góp ý kiến để bài tập nhóm của chúng em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2014 Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 7 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TPP. Lịch sử hình thành. Nguồn gốc. Đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4) - một Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei. Quá trình tham gia của các nước vào TPP. Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khả năng nước này tham gia vào đàm phán mở rộng của P4. Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với các nhóm lợi ích và Nghị viện về vấn đề này. Tháng 9/2008, USTR1 thông báo quyết định của Hoa Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với các nước P4. Từ thời điểm này, Hiệp định P4 chính thức được đổi tên thành TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership). Tháng 11 năm 2008, Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP được lên lịch và diễn ra cho đến nay. Tuy nhiên, đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối 2009 do phải chờ đợi Hoa Kỳ hoàn thành kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của Tổng thống Obama tham vấn và xem xét lại việc tham gia đàm phán TPP. Tháng 12/2009, USTR mới thông báo 1Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 8 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam quyết định của Tổng thống Obama về việc Hoa Kỳ tiếp tục tham gia TPP. Chỉ lúc này đàm phán TPP mới được chính thức khởi động. Từ năm 2006, qua nhiều kênh, Singapore đã rất tích cực mời Việt Nam tham gia TPP – P4. Trước những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế và chính trị, Việt Nam chưa nhận lời mời này của Singapore. Tuy nhiên, trước khi tuyên bố tham gia TPP, Hoa Kì đã mời Việt Nam cùng tham gia Hiệp định này, Việt Nam đã cân nhắc lại việc tham gia hay không tham gia TPP. Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Trước đó, tháng 10 năm 2010, Malaysia cũng chính thức tham gia vào TPP. Tính đến nay đã có 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam, Hoa Kì và thành viên mới nhất là Nhật Bản (15/3/2013). Phạm vi, nội dung và xu hướng đàm phán trong TPP. Phạm vi đàm phán . TPP là sự tham gia của nền kinh tế lớn nhất thế giới (Hoa Kỳ) vào một khu vực có tốc độ phát triển thương mại cũng như tự do hóa thương mại thuộc bậc nhất thế giới (châu Á – Thái Bình Dương). Hoa Kỳ kì vọng đây sẽ là “Hiệp định thương mại tự do của thế kỉ 21” với mong muốn đằng sau đó là TPP sẽ có phạm vi lớn nhất có thể, và mức độ mở cửa rộng nhất có thể. Hiệp định được dự đoán là sẽ bao gồm các vấn đề: thuế quan, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các hàng rào phi thuế quan (như biện pháp SPS, TBT), lao động và một số vấn đề phi thương mại khác. Ngoài ra, TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 9 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam những vấn đề xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Xu hướng đàm phán của TPP. Xu hướng đàm phán của TPP được dự đoán là “đầy tham vọng” với nội dung cụ thể được dự đoán như sau:  Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn.  Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính.  Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư.  Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn so với mức trong WTO (WTO+).  Các biện pháp SPS, TBT (Bảo vệ tính mạng, sức khỏe) : Siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản kĩ thuật.  Cạnh tranh và mua sắm công: Tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công.  Các vấn đề lao động: Đặc biệt là các vấn đề về quyền lập hội (công đoàn), quyền tập hợp và đàm phán chung của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động.  Các vấn đề phi thương mại khác: Tăng yêu cầu về môi trường. Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 10 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam Sơ lược diễn biến đàm phán của TPP. Về diễn biến đàm phán của TPP, tính đến nay đã trải qua 19 vòng. Vòng đàm phán TPP đầu tiên được tiến hành tại Melbourn, Australia vào tháng 3/2010. Năm 2010 đã chứng kiến 4 vòng đàm phán trong khuôn khổ TPP. Mặc dù trải qua 4 Vòng đàm phán chính thức (và một Vòng đàm phán giữa kỳ tại Peru tháng 8/2010), nhưng chưa có sự thống nhất nào về phạm vi đàm phán. Tuy nhiên, đó cũng được xem là một thành công tương đối của TPP so với tốc độ đàm phán các FTA thường thấy. Các nước được xem là đã đạt được nhất trí cơ bản trong các nguyên tắc đàm phán và đã thiết lập được khuôn khổ cho các cam kết nền (kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cạnh tranh…). Càng đi vào các vòng đàm phán sau thì các vấn đề càng trở nên phức tạp và nhiều mâu thuẫn hơn nên đến vòng 16 các nước mới chỉ hoàn thành được 3 vấn đề là Hải quan, Viễn thông, Hài hòa pháp lý và phát triển. Các vấn đề khác đều đang còn rất nhiều tranh cãi mặc dù sau mỗi vòng đàm phán đều được tuyên bố là “đã đạt được những tiến triển đáng kể”. Năm 2013 được đánh giá là một năm quan trọng đối với đàm phán TPP lại với một mục tiêu là kết thúc đàm phán vào cuối năm.Vì thế, lịch trình đàm phán được lên dày đặc: vòng đàm phán thứ 16 vừa diễn ra vào tháng 3, vòng đàm phán thứ 17 vào tháng 5, vòng đàm phán thứ 18 vào tháng 7 và mới đây nhất là vào tháng 8 với vòng đàm phán thứ 19 tại Brunei. Vòng đàm phán thứ 19 mới đây nhất được xem là vòng đàm phán có tính quyết định khi chỉ còn chưa đầy 2 tháng là đến hạn chót mà các bên phải hoàn tất đàm phán Hiệp định. Tại vòng đàm phán này, các vấn đề được đàm phán là quy tắc xuất xứ, môi trường, dịch vụ tài chính, mua sắm chính phủ và các quy định đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên thì vấn đề dệt may, da giày vẫn chưa được chốt. Vòng đàm phán TPP lần thứ 19 cũng ghi nhận sự tham gia lần thứ 2 của các thành biên mới là Nhật Bản. Tuy nhiên, việc có thêm thành viên mới có thể sẽ ảnh hưởng tới tiến độ đàm phán Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 11 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam TPP như Nhật Bản. Bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines và Thái Lan cũng đã bày tỏ quan tâm đến TPP. Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 12 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam CHƯƠNG 2 : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TPP. TPP – Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương, được đánh giá là một trong những cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam trong năm 2014. Để có thể hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, Việt Nam cần phải giải quyết hàng loạt những thách thức, rào cản mà TPP đặt ra. Một trong số đó là vấn đề môi trường, vấn đề mà các nước TPP đang tìm tiếng nói chung về hợp tác trong các đàm phán. Chương về Môi trường do các Bên đề xuất sẽ là các quan điểm của họ về các vấn đề môi trường bao gồm thương mại và đa dạng sinh học; các loài sinh vật ngoại lai; thương mại và biến đổi khí hậu; dự trữ đánh bắt cá; bảo tồn và thương mại; thương mại và đầu tư trong các hàng hóa và dịch vụ “môi trường”… Văn bản phác thảo tăng cường từng được các Chủ tịch Nhóm Làm việc về Môi trường chuẩn bị, theo yêu cầu của các Bộ trưởng TPP tại vòng đàm phán lần thứ 19 diễn ra từ ngày 23-30/8/2013 tại Bandar Seri Begawan, Brunei. Các nội dung chuyên môn về Môi trường đang được xem xét như sau: Thương mại và đa dạng sinh học. - Thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụng bền vững sự đa dạng sinh học và vai trò quan trọng của nó trong việc đạt được phát triển bền vững. - Cam kết khuyến khích, thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và chia sẻ một cách công bằng, hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng tài nguyên di truyền. - Các bên nhắc lại cam kết, tùy thuộc vào luật pháp quốc gia, tôn trọng, bảo tồn và duy trì kiến thức, đổi mới, tập quán của dân bản địa và cộng đồng địa phương, lối sống truyền thống có liên quan để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, và khuyến khích việc chia sẻ công bằng lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các kiến thức, đổi mới và thực tiễn. Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 13 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam - Thừa nhận quyền chủ quyền của các quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên của họ, và thẩm quyền xác định tiếp cận nguồn gen thuộc về các chính phủ quốc gia và luật pháp quốc gia. - Tùy thuộc vào luật pháp quốc gia về việc tiếp cận nguồn gen cho việc sử dụng của họ, thì nơi cấp nên được sự đồng ý thông báo trước của bên cung cấp nguồn tài nguyên này, trừ trường hợp được xác định bởi bên đó. Hơn nữa, các bên nhận ra rằng lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền cần được chia sẻ một cách công bằng và hợp lí. - Khẳng định tầm quan trọng của công chúng tham gia và tham vấn, như quy định của pháp luật hay chính sách trong nước, về các vấn đề liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Mỗi bên phải công bố công khai thông tin về các chương trình và các hoạt động, bao gồm cả các chương trình hợp tác, liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. - Cam kết tăng cường nỗ lực hợp tác trong các lĩnh vực, cũng quan tâm đến đa dạng sinh học. Hợp tác có thể bao gồm trao đổi thông tin, và kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến:  Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;  Bảo vệ và duy trì hệ sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái;  Sự chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, bao gồm cả tiếp cận phù hợp với nguồn tài nguyên di truyền. Các loài xâm hại ngoại lai. - Diễn biến của các loài xâm hại ngoại lai trên cạn và dưới nước qua biên giới thông qua con đường thương mại có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường, hoạt động phát triển kinh Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 14 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam tế, sức khỏe con người nên viê êc phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và xóa bỏ các loài ngoại lai xâm hại là những chiến lược quan trọng đối với quản lý các tác động này. - Theo đó, hội đồng thường trực sẽ phối hợp với Ủy ban vệ sinh xác định các cơ hội hợp tác chia sẻ thông tin và kinh nghiệm quản lý về diễn biến, phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và diệt trừ loài ngoại lai xâm lấn, nhằm tăng cường các nỗ lực để đánh giá, giải quyết các rủi ro và tác động tiêu cực của các loài ngoại lai xâm hại. Thương mại và biến đổi khí hậu. - Biến đổi khí hậu là một mối quan tâm toàn cầu đòi hỏi phải có sự hành động tập thể. - Các bên thừa nhận mong muốn rằng: Các chính sách thương mại và biến đổi khí hậu tác động, hỗ trợ lẫn nhau, và các biê n pháp đối phó nên được đầu tư hiệu quả ê - Các bên đồng ý rằng việc chuyển đổi và thích ứng phản ánh hoàn cảnh, khả năng trong nước và những nỗ lực đạt được trong một loạt các diễn đàn quốc tế để: nâng cao hiệu quả năng lượng, phát triển công nghệ các-bon thấp và nguồn năng lượng tái tạo; thúc đẩy giao thông bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị bền vững; phát triển hành động thích ứng với biến đổi khí hậu. - Thấy được sự phù hợp của các công cụ chính sách môi trường và kinh tế đóng vai trò trong việc đạt được mục tiêu về thay đổi khí hậu trong nước và góp phần cho các mục tiêu đó ở cấp độ quốc tế. Từ đó, các bên đã đồng ý đưa ra bàn luận 1 số vấn đề trọng điểm như:  Những bài học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng áp dụng & triển khai các cơ chế để giảm thiểu khí thải cacbon, bao gồm các công cụ thị trường và phi thị trường;  Kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng, thi hành và củng cố công cụ luật pháp; Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 15 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam  Những bài học & kinh nghiệm thực tiễn để đẩy mạnh tính minh bạch và tính chính xác của các công cụ đó. - Hợp lý hoá và loại bỏ trợ cấp trung hạn cho nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả cái mà khuyến khích tiêu thụ lãng phí. Khai thác thủy sản biển. - Các bên thừa nhận vai trò của họ như là người tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản lớn, và nhận ra tầm quan trọng của ngành thủy sản biển đối với sự phát triển và với kế sinh nhai của cộng đồng ngư dân, bao gồm cả đánh bắt thủ công hoặc đánh bắt thủy sản quy mô nhỏ. - Về vấn đề này, các bên thừa nhận rằng việc quản lí nghề cá cùng với trợ cấp thủy sản không đầy đủ góp phần vào việc đánh bắt quá mức, dư thừa và bất hợp pháp. Việc đánh bắt cá không qua báo cáo và không được kiểm soát có thể tác động tiêu cực đến thương mại, phát triển và môi trường; do đó, cần thiết những hành động của cá nhân và tập thể để giải quyết những vấn đề về đánh bắt quá mức và sử dụng không bền vững nguồn lợi thủy sản. - Theo đó, mỗi bên sẽ tìm cách vận hành một hệ thống quản lý nghề cá, tức những quy định về vùng biển đánh bắt, những quy chế đặt ra để ngăn chặn đánh bắt quá mức và dư thừa, giảm thiểu việc đánh bắt những loài không nằm trong mục tiêu và cá con, kể cả thông qua những quy định về ngư cụ, những ngư cụ trong đánh bắt và khu vực đánh bắt có khả năng dùng được, để thúc đẩy sự phục hồi của tất cả các loài hải sản bị khai thác quá mức nơi các hoạt động đánh bắt cá diễn ra. - Dựa trên những bằng chứng khoa học tốt nhất sẵn có, hệ thống quản lý nghề cá của mỗi bên cần thúc đẩy việc bảo tồn lâu dài các loài cá mập, rùa biển, chim biển, và các loài động vật có vú, thông qua việc thực hiện và thực thi hiệu quả công tác bảo tồn và các biện pháp quản lí thích hợp. Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 16 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam - Các bên cũng nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Bảo tồn và Thương mại. - Các bên khẳng định tầm quan trọng của cuộc chiến chống buôn bán và cất trữ thực vật hoang dã bất hợp pháp và trái phép, và thừa nhận rằng thương mại như vậy sẽ làm suy yếu những nỗ lực để bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, như vậy làm biến dạng thương mại hợp pháp trong thực vật hoang dã, và làm giảm giá trị kinh tế và môi trường của các tài nguyên thiên nhiên. - Khẳng định cam kết của mình để có biện pháp để đảm bảo rằng thương mại quốc tế của hệ thực vật và động vật hoang dã không đe dọa sự tồn tại của loài đó bằng cách thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). - Các bên cam kết thúc đẩy bảo tồn và chống cất trữ, kinh doanh bất hợp pháp thực vật hoang dã. Cuối cùng, các bên có trách nhiệm:  Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến chống cất trữ trái phép, và buôn bán trái phép thực vật hoang dã, đấu tranh chống khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn bán trái phép liên quan  Thực hiện các hoạt động chung thích hợp về các vấn đề bảo tồn quan tâm lẫn nhau, kể cả thông qua các diễn đàn có liên quan trong khu vực và quốc tế. - Mỗi bên cam kết tiếp tục:  Thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo vệ và bảo tồn động thực vật hoang dã có ở lãnh thổ của mình, bao gồm cả các biện pháp để bảo tồn tính toàn vẹn của các khu bảo tồn thiên nhiên;  Duy trì hoặc tăng cường năng lực của chính phủ và khuôn khổ thể chế để thúc đẩy quản lý rừng bền vững và bảo tồn động thực vật hoang dã. Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 17 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam  Cố gắng để phát triển và tăng cường hợp tác, tham vấn với các tổ chức phi chính phủ quan tâm nhằm tăng cường thực hiện các biện pháp chống lại cất trữ trái phép hoặc buôn bán trái phép động vật hoang dã và thực vật. - Mỗi bên sẽ thông qua hoặc duy trì các biện pháp thích hợp cho phép hành động để ngăn cấm việc buôn bán, trung chuyển hoặc giao dịch các loài động vật và thực vật trên lãnh thổ của mìnhCác biện pháp đó phải bao gồm biện pháp trừng phạt hoặc hình phạt ở mức có thể hoạt động như một hành động răn đe đối với thương mại, trung chuyển, giao dịch các mặt hàng này. Hàng hóa và dịch vụ môi trường - Thừa nhận tầm quan trọng của thương mại và đầu tư trong hàng hóa và dịch vụ môi trường như một phương tiện cải thiện hiệu suất môi trường và kinh tế, cũng như giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu. - Theo đó, mỗi bên phù hợp với hoàn cảnh quốc gia mình, xóa bỏ tất cả các loại thuế quan khi nhập cảnh trên một loạt các hàng hóa môi trường, và trên tất cả các sản phẩm khác càng sớm càng tốt. - Công nhận tầm quan trọng của dịch vụ môi trường trong việc hỗ trợ thương mại hàng hóa môi trường và cung cấp các lợi ích đúng đắn của riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh quốc gia. - Các bên sẽ nỗ lực để giải quyết bất kỳ rào cản tiềm năng thương mại được xác định bởi một bên, bao gồm cả cách làm việc thông qua các hội đồng kết hợp với các bên TPP có liên quan khác. - Các bên có thể phát triển các dự án hợp tác song phương và đa phương về môi trường hàng hóa và dịch vụ để giải quyết các vấn đề thương mại hiện tại và tương lai liên quan đến môi trường toàn cầu. Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 18 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam Nhìn toàn cục, các đàm phán về môi trường vẫn là một trong những lĩnh vực khó khăn nhất trong các vòng đàm phán TPP do các quốc gia khác phản đối đề xuất của Hoa Kỳ về những nghĩa vụ thực thi đầy đủ. Khi so sánh với các chương khác trong TPP, các vấn đề về môi trường đáng lưu ý vì sự thiếu vắng các mệnh đề bắt buộc của nó hoặc các biện pháp ép tuân thủ có ý nghĩa. Các cơ chế dàn xếp tranh chấp mà nó tạo ra là hợp tác thay vì ràng buộc; không có các khoản phạt được yêu cầu và không có các biện pháp trừng phạt tội phạm được đề xuất. Với ngoại lệ của ngành đánh bắt cá, thương mại trong các hàng hóa “môi trường” và đưa vào tranh chấp của các thỏa thuận đa phương khác, thì các điều lệ trong chương môi trường của TPP dường như để vận hành như một bài tập về quan hệ công chúng. Và trong lâu dài thì môi trường là vấn đề trước sau gì chúng ta cũng phải làm. Bảo vệ môi trường là điều không cần ai gây sức ép, tự chúng ta cũng phải nghiêm khắc và hành động. Vấn đề là thay đổi cách tư duy, không xem đó là thử thách mà chúng ta phải đối phó; ngược lại, cần xem đó chính là nhiệm vụ của chúng ta, và xem đàm phán TPP về những vấn đề này như một động lực tốt để chúng ta thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, hiệu quả hơn và có công cụ kiểm soát đầy đủ hơn. Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 19 Vấn đề môi trường trong TPP và vấn đề đặt ra với Việt Nam CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO TPP Thực trạng môi trường ở Việt Nam. Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát; về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Đó là những đánh giá chung, còn nếu xem xét cụ thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh chung của môi trường Việt Nam hiện nay. Rừng tiếp tục bị thu hẹp. Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh. Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhưng chỉ mới trồng bù được hơn 700 ha. Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Và, mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng có một thực tế là các trang trại gây nuôi động vật hoang dã như nuôi những loài rắn, rùa, cá sấu, khỉ và các loài quý hiếm khác vì mục đích thương mại ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á lại không hề Tiểu luận Môn Chính sách thương mại Quốc tế_Nhóm 4 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan