Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tìm hiểu và phân tích chiến lược quản trị nhân lực tại công ty cổ phần...

Tài liệu Tiểu luận tìm hiểu và phân tích chiến lược quản trị nhân lực tại công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

.PDF
22
1
115

Mô tả:

lOMoARcPSD|16911414 Mã lớp: ĐH19KD2 251 Nguyễn Thị Thanh Trà 1953401010770 Học phần Quản trị nhân lực Ths. Nguyễn Quỳnh Nga TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH VỀ CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Tiểu luận (hoặc tham luận): ☒ Cuối kì ☐ Giữa kì Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 18/1/2022. Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên) ĐIỂM SỐ ĐIỂM CHỮ Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên) TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022 lOMoARcPSD|16911414 THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Nội dung đánh giá Điểm đánh giá tối đa 1 Hình thức trình bày 1,5 điểm 2 Phần mở đầu 1,0 điểm 3 Phần nội dung 6,0 điểm 3.1 Chương 1 1,5 điểm 3.2 Chương 2 2,5 điểm 3.3 Chương 3 2,0 điểm 4 Phần kết 1,0 điểm 5 Danh mục tài liệu tham khảo 0,5 điểm STT Tổng cộng 10 điểm Điểm sinh viên được đánh gía Ghi chú lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP ..........................................2 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ...................................2 1.2. Mục tiêu của chiến lược quản trị nhân lực ...............................................3 1.3. Vai trò của chiến lược quản trị nhân lực ..................................................3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NHÂN .....................5 LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK ......................5 2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk .............5 2.2. Thực trạng chiến lược quản trị nhân lực của Công ty Sữa Vinamilk .......6 2.2.1. Thực trạng thiết lập chiến lược quản trị nhân lực ...............................6 2.2.2. Thực trạng chiến lược quản trị nhân lực của Vinamilk ......................7 3.1 Đánh giá chung về công tác chiến lược quản trị nhân lực tại công ty sữa Vinamilk ........................................................................................................13 3.1.1. Ưu điểm ..................................................................................................13 3.1.2. Hạn chế ...................................................................................................14 3.1. Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty ..................16 3.2. Làm công tác tạo động lực, động viên tinh thần cho nhân viên...............16 3.3. Xây dựng chế độ phúc lợi, lương thưởng và trợ cấp hợp lý .....................17 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................19 lOMoARcPSD|16911414 1 PHẦN MỞ ĐẦU Nguồn nhân lực luôn được coi là yếu tố tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chắc nhưng nếu không có lao động thì khó tồn tại lâu dài và tạo được lợi thế cạnh tranh. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào phát triển nguồn nhân lực mà không liên kết nó với các nguyên tắc và mục tiêu chung của công ty thì mọi nỗ lực thúc đẩy hiệu quả hoạt động của nhân viên sẽ vô ích. Do vậy, chiến lược quản trị nhân lực ra đời. Đây cũng chính là lý do mà tôi chọn chủ đề “Tìm hiểu và phân tích chiến lược quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk” làm đề tài cho bài luận kết thúc học phần Quản trị nhân lực của mình. Nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng bản chất, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng, phân tích nội dung chiến lược quản trị nhân lực tại Công ty Sữa Vinamilk, từ đó đưa ra những định hướng và nội dung cơ bản cho chiến lược quản trị nhân lực của Vinamilk trong tương lai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược quản trị nhân lực, thực trạng nhân lực và các chính sách, nội dung về chiến lược quản trị nhân lực của Công ty Sữa Vinamilk. Các số liệu về nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Sữa Vinamilk Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2021, tìm hiểu chiến lược quản trị nhân lực và đề xuất biện pháp khắc phục. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu gồm thu thập thông tin, tài liệu có sẵn (số liệu thứ cấp), bảng thống kê số lượng nhân sự qua các năm, phân tích số liệu , đặc điểm, nội dung chiến lược. Ngoài ra, bài luận còn sử dụng một số mô hình để phân tích và tổng hợp các yếu tố bên trong, bên ngoài cần thiết cho xây dựng chiến lược quản trị nhân lực. lOMoARcPSD|16911414 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu Trong quy mô doanh nghiệp, có một số khái niệm về nguồn nhân lực như sau: Thứ nhất, theo GS.TS Bùi Văn Nhơn trong sách “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội" xuất bản năm 2006: "Nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương" (Bùi Văn Nhơn, 2006, 72). Thứ hai, theo giáo trình Quản trị nhân lực của Đại học kinh tế quốc dân, do Ths. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân chủ biên (2004) thì: "Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực" (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2004, 8). Thứ ba, trong Luận án tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế" năm 2009 của tác giả Lê Thị Mỹ Linh: "Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó có sức khỏe và trình độ khác nhau, họ có thể tạo thành một sức mạnh hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức nếu được động viên, khuyến khích phù hợp" (Lê Thị Mỹ Linh, 2009, 11). Thứ tư, trong luận án tiến sĩ “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế" (2008) của tác giả Phan Thủy Chi: “Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết lại bởi mục tiêu của tổ chức" (Phan Thủy Chi, 2008, 13). lOMoARcPSD|16911414 3 Qua tham khảo các khái niệm về Nguồn nhân lực nêu trên, tôi đưa ra khái niệm nguồn nhân lực theo cách hiểu của mình như sau: “ Nguồn nhân lực của tổ chức là tổng thể tiềm năng của con người, trước hết là tiềm năng lao động, bao gồm: thể lực, trí tuệ, phẩm chất và nhân cách con người đáp ứng yêu cầu phát triển hiện tại và tương lai của tổ chức”. Quản trị nguồn nhân lực chiến lược (SHRM) là một nhánh của quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nguồn nhân lực chiến lược là một lĩnh vực khá mới, nó được nảy sinh từ môn học quản trị nguồn nhân lực. Vậy quản trị nguồn nhân lực chiến lược là gì?. “Quản trị nhân lực chiến lược có thể được định nghĩa là sự liên kết của nguồn nhân lực với các mục tiêu và mục tiêu chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển văn hóa tổ chức thúc đẩy sự đổi mới, tính linh hoạt và lợi thế cạnh tranh. Trong một tổ chức, SHRM có nghĩa là chấp nhận và tham gia vào chức năng nhân sự như một đối tác chiến lược trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược của công ty thông qua các hoạt động nhân sự như tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo và khen thưởng nhân sự” (GiaLaiPC, 2021). 1.2. Mục tiêu của chiến lược quản trị nhân lực Giúp tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua sự đồng bộ trong cách tiếp cận nguồn nhân lực dài hạn. Đảm bảo cho tổ chức có được nguồn nhân lực với kỹ năng, thái độ, hành vi phù hợp để triển khai các công việc quan trọng đối với việc triển khai các chiến lược kinh doanh của mình. Với mục đích nâng cao tính linh hoạt, đổi mới và lợi thế cạnh tranh, phát triển phù hợp với mục đích văn hóa tổ chức. Lợi ích của chiến lược quản lý nhân sự là tăng sự hài lòng trong công việc, văn hóa làm việc tốt hơn, cải thiện tỷ lệ hài lòng của khách hàng, quản lý tài nguyên hiệu quả, một cách tiếp cận chủ động để quản lý nhân viên, tăng năng suất, cải thiện hiệu quả kinh doanh. 1.3. Vai trò của chiến lược quản trị nhân lực Là cơ sở để dịnh hướng mọi kế hoạch quản trị nguồn nhân lực. lOMoARcPSD|16911414 4 Cung cấp một cách tiếp cận nhất quán nhất cho thiết kế và quản lý hệ thống nhân sự dựa trên các chính sách nhân sự, lực lượng lao động và thường được củng cố bởi một triết lý quản lý. Kết nối các chính sách, hoạt động quản trị nhân lực với chiến lược kinh doanh cụ thể. Khẳng định “con người của tổ chức” như một tài nguyên chiến lược đẻ đạt được lợi thế cạnh tranh. Đi trước, đón đầu đối với mọi thay đổi và thách thực của vấn đề quản trị nhân lực. Ngày nay, để thành công trên thị trường trong và ngoài nước, các doanh nghiệp cần nỗ lực thực hiện các chiến lược quản trị nhân lực hiệu quả. Đây là giai đoạn quan trọng có thể giúp công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển (chi phí thấp và các yếu tố đầu ra khác nhau). Khi các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với những thách thức của hội nhập kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế toàn cầu trong tương lai gần, thì sự cần thiết của việc thực hiện các chiến lược quản trị nhân lực là rất quan trọng. lOMoARcPSD|16911414 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK 2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada… Vinamilk đạt lợi nhuận sau thuế hơn 6.000 tỷ đồng/năm, hiện có trên 377 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits... Hiện công ty có hơn 180 đại lý và hơn 80.000 điểm bán lẻ trên cả nước. Sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, cạnh tranh, gần với giá thành sản xuất bình quân của thế giới. Bằng những nỗ lực và cải tiến không ngừng, Vinamilk đã trở thành một trong những thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích và luôn mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự toàn diện, Vinamilk không chỉ chứng tỏ mình là một công ty lớn, có chất lượng sản phẩm xuất sắc mà còn thể hiện được chiến lược quản trị nhân lực đúng đắn để có được thành công như ngày hôm nay. Ở bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào, muốn thành công thì phải tôn trọng giá trị của con người, chiến lược quản trị nguồn nhân lực của Vinamilk cũng rất đáng học hỏi. lOMoARcPSD|16911414 6 Hình 2.1. Logo thương hiệu sữa Vinamilk Nguồn: Vinamilk, 2021 2.2. Thực trạng chiến lược quản trị nhân lực của Công ty Sữa Vinamilk 2.2.1. Thực trạng thiết lập chiến lược quản trị nhân lực Xuất phát từ sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của tổ chức, bộ phận quản lý xác định mục tiêu của nguồn nhân lực là đầu tư cho việc trau dồi nguồn nhân lực tri thức cao. Theo chiến lược phát triển ngành sữa hiện nay, Vinamilk Milk đã xác định được yếu tố “con người” quyết định sự thành bại của công ty. Nuôi dưỡng những thế hệ kế cận bền bỉ gắn bó với công ty trong tương lai, năm 1993, Vinamilk đã ký hợp đồng dài hạn với Trường Đại học Công nghệ sinh học ứng dụng Matxcova tại Liên bang Nga để cử con em cán bộ, công nhân viên sang học các ngành sau: công nghệ sữa. và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa công nghệ và quy trình sản xuất; Máy móc và thiết bị dùng để sản xuất sản phẩm; quản lý ngành sữa. Vinamilk có một đội ngũ quản lý hùng hậu, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm, họ đã làm việc tại công ty từ khi Vinamilk là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Dưới sự dẫn dắt của đội ngũ lãnh đạo này, Vinamilk đã gặt hái được nhiều thành công như lọt vào danh sách 10 công ty đạt Giải thưởng Sản phẩm Chất lượng Việt Nam 1995- lOMoARcPSD|16911414 7 2007, Giải thưởng Công nghệ Đổi mới Sở hữu Trí tuệ Thế giới. Nhiều giải thưởng khác của tổ chức và chính phủ Việt Nam trong năm 2000 và 2004. Chủ tịch hội đồng quản trị Mai Kiều Liên đã có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty cho đến ngày nay. Các nhà quản lý cấp cao khác có trung bình 25 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm sữa. Đối với các công ty nước ngoài, đầu tư nhân tài được coi là một trong những chiến lược chính để thành công và phát triển doanh nghiệp. Thấy được hiệu quả đó, Vinamilk đã mạnh dạn chọn hướng phát triển này và đạt được thành công thực sự vì có được nguồn nhân lực giỏi, năng động. 2.2.2. Thực trạng chiến lược quản trị nhân lực của Vinamilk a) Xác định rõ sứ mệnh và giá trị cốt lõi Sứ mệnh và giá trị cốt lõi là điều mà bất kỳ công ty nào cũng có thể xác định rõ ràng. Khi một công ty xác định được sứ mệnh của họ là gì và hiểu được họ cần phải làm gì, thì việc lập kế hoạch chắc chắn sẽ dễ dàng hơn. Khi sứ mệnh và giá trị cốt lõi không được xác định rõ ràng, mọi hành động đều mơ hồ và có thể đi sai hướng. Sứ mệnh: “Vinamilk mong muốn trở thành biểu tượng đầu tiên của niềm tin vào các sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống của con người. Bằng sự trân trọng, tình yêu thương và trách nhiệm cao đối với cuộc sống con người - xã hội, chúng tôi cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất. Vinamilk theo đuổi những giá trị đích thực tốt nhất: “Chính trực - Tôn trọng - Công bằng - Đạo đức - Tuân thủ”. Đây là 5 giá trị cốt lõi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên sở hữu. b) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Vinamilk trân trọng và đánh giá cao những đóng góp, ý kiến của người lao động. Vì vậy, nhân viên Vinamilk luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ. Vinamilk không áp đặt hay ép buộc nhân viên phải tuân theo phong cách lãnh đạo thông thường. Nhân viên có thể thoải mái đưa ra những ý kiến đóng góp của bản thân để công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở. Điều này sẽ phá vỡ khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo, nhân viên và nhân viên, người mới và người cũ, nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty. Tạo tâm lý lOMoARcPSD|16911414 8 thoải mái cho nhân viên và yên tâm làm việc. Khi họ cảm thấy thoải mái thì sự gắn bó và nhiệt tình với công việc sẽ cao hơn. Từ đó, họ sẽ tận tâm, nhiệt tình và gắn bó hơn với công ty. Khen ngợi và phê bình: Khen thưởng những nhân viên luôn làm việc chăm chỉ cho công ty. Xử lý kỷ luật đối với nhân viên không nghiêm túc trong công việc, ảnh hưởng đến tiến độ công việc. c) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực Để đảm bảo sự toàn diện cho nguồn nhân lực của công ty, chính sách chiến lược nguồn nhân lực của Vinamilk như sau: Công ty tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc trên cả nước đưa đi du học, hỗ trợ 50% học phí khóa đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ. và chuyên nghiệp, cung cấp đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên cho công ty. Mục tiêu của công ty là đầu tư vào việc ươm mầm nguồn nhân lực trí tuệ. Một phần của các hoạt động đào tạo do công ty thực hiện: Công ty chuẩn bị cho những tài năng và thiết bị chất lượng cao trong tương lai, và quản lý ngành công nghiệp sữa bằng cách gửi con cái của họ đến ngành công nghiệp sữa, các sản phẩm từ sữa, công nghệ và quy trình sản xuất tự động hóa, máy móc sản xuất thực phẩm và các lĩnh vực khác để học. Tính đến nay, công ty đã nhận đỡ đầu cho hơn 50 con em cán bộ công nhân viên đi học theo diện này. Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường Đại học trong cả nước và đưa đi du học ở nước ngoài. Những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng được công ty hỗ trợ 50% chi phí cho các khóa học nâng cao trình độ và nghiệp vụ. Và ngoài ra còn có các chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty Tổ chức những buổi học, giao lưu chia sẽ kinh nghiệm giữa các cán bộ công nhân viên giúp cho mọi người học tập và tiếp thu được những sáng tạo mới trong công việc. Trước nhu cầu về nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn cao và nắm vững công nghệ tiên tiến của ngành sữa thế giới, Vinamilk kiên quyết đầu tư xây dựng đội ngũ chuyên gia trẻ trong các lĩnh vực như: sữa và công nghệ chế biến các sản phẩm từ sữa, thú y, kiểm tra-dịch tễ, kỹ thuật tự động hóa và dây chuyền sản xuất… Đây là lOMoARcPSD|16911414 9 điểm khởi đầu của chương trình “Học bổng du học tại Nga toàn phần dành cho các sinh viên xuất sắc” mà Vinamilk đã tâm huyết thực hiện từ năm 2002. Việc thực hiện kế hoạch nhằm tuyển chọn, đào tạo và trau dồi những nhân viên có đủ năng lực để đạt được khả năng đáp ứng chiến lược hoạt động và kinh doanh của công ty. Năm 2016, tỷ lệ ứng viên tham gia chương trình Quản trị viên tập sự (MT) của Vinamilk là 1,7%, tức là chỉ có 1 đến 2 ứng viên được chọn trong số 100 ứng viên. Tuy nhiên, tỷ lệ thăng tiến lên các vị trí quản lý sau khi hoàn thành chương trình đạt 41%. Năm 2020, chương trình Quản trị viên tập sự (MT)của Vinamilk đã thu hút hơn 1.500 ứng viên. Trong chương trình, các ứng viên không chỉ tích lũy kiến thức chuyên môn mà sẽ được đào tạo về kỹ năng quản lý, năng lực tổ chức, đặc biệt là phát triển tư duy, tầm nhìn nhằm trang bị đầy đủ năng lực, bản lĩnh để trở thành các nhà quản lý tài năng. Vì vậy, Vinamilk lựa chọn chiến lược xây dựng đội ngũ kế thừa tài năng, là “ cái nôi” nuôi dưỡng nhân tài, trẻ hóa nguồn nhân lực để tìm ra động lực đổi mới. Hình 2.2.2a. Chương trình Quản trị viên tập sự của Vinamilk vừa mang đến cơ hội cho sinh viên mới ra trường, vừa mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Nguồn: Báo đầu tư (2022). Quản trị viên tập sự trong mùa Covid-19: Cơ hội hay một cuộc đầu tư mạo hiểm lOMoARcPSD|16911414 10 d) Chính sách đãi ngộ cho người lao động Đảm bảo thu nhập và phúc lợi cho nhân viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân/tập thể có đóng góp cho công ty và trừng phạt những cá nhân/tập thể làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Theo chiến lược phát triển hiện nay, Vinamilk đã xác định yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của công ty. Do đó, công ty có những chính sách đãi ngộ nhân viên như sau: Đảm bảo việc làm đầy đủ của người lao động và tăng thu nhập của họ. Ngoài thu nhập từ lương, nếu công ty có lãi, người lao động còn có thể nhận thêm thu nhập từ lợi nhuận dựa trên tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp cho công ty, xử lý kỷ luật đối với những cá nhân có hành vi làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích và uy tín của công ty. Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển. Công ty nhằm gia tăng về chất lượng. e) Chiến lược tuyển dụng nhân sự của Vinamilk Nhờ các chính sách nhân sự tiên tiến, Vinamilk dẫn đầu cuộc khảo sát Những nhà tuyển dụng phổ biến nhất cho ngành Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) năm 2020 do CareerBuilder thực hiện. Theo công bố mới đây của CareerBuilder Việt Nam, Vinamilk đã lọt vào danh sách “Top 10 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh năm 2020”. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Vinamilk đứng đầu danh sách này. Cuộc khảo sát được thực hiện dưới sự tài trợ phương pháp luận của công ty nghiên cứu thị trường Amco Việt Nam, bao gồm 31.588 người tham gia khảo sát ở nhiều độ tuổi và nghề nghiệp. Ngoài vị trí số một trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, lOMoARcPSD|16911414 11 Vinamilk còn nằm trong top 3 nhà tuyển dụng được người lao động săn đón nhiều nhất. Về mặt nội bộ, Vinamilk cũng đã nhận được những đánh giá tích cực từ nhân viên công ty. Theo kết quả khảo sát nội bộ năm 2020 trên 5 khía cạnh trọng yếu là công việc, quản lý trực tiếp, đồng nghiệp, lương thưởng - phúc lợi, đào tạo và phát triển, chỉ số hài lòng của người lao động tại Vinamilk đạt 91,9%. Đây là mức tăng cao nhất trong những năm công ty tiến hành khảo sát. Để có một đội ngũ nhân viên xuất sắc, chiến lược tuyển dụng nhân sự của Vinamilk cũng vô cùng thu hút nhân tài:  Nhân viên được đi đào tạo tại nước ngoài.  Trẻ hóa nguồn nhân lực để tạo ra động lực đổi mới.  Rèn luyện cả về chuyên môn lẫn kĩ năng nghiệp vụ. lOMoARcPSD|16911414 12 Hình 2.2.2b. Kết quả khảo sát nội bộ năm 2020 cho thấy người lao động đánh giá cao môi trường làm việc tại Vinamilk Nguồn: VnExpress (2021). Lý do Vinamilk luôn hấp dẫn lao động trong ngành hàng tiêu dùng nhanh e) Chính sách tiền lương của Vinamilk Mức tiền lương và cơ cấu lương: Mức đãi ngộ phù hợp để thu hút, giữ chân và khuyến khích các thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành để điều hành Vinamilk lOMoARcPSD|16911414 13 hoạt động thành công. Một phần lương sẽ dựa trên công ty và thành tích chung của mỗi cá nhân. Khi ấn định mức lương, tiểu ban tiền lương sẽ xem xét các yếu tố tiền lương và việc làm của các doanh nghiệp cùng ngành và so sánh với kết quả hoạt động của các công ty tương đương. Vinamilk và cá nhân các thành viên, nhân viên chủ chốt trong ban giám đốc. Kế hoạch thưởng hàng năm cũng được áp dụng cho tất cả nhân viên của công ty. Công bố tiền lương: Lương của tất cả các thành viên ban quản trị và điều hành được công bố hàng năm. Việc tiết lộ này giúp các nhà đầu tư hiểu được mối quan hệ giữa thù lao của các giám đốc điều hành chính và hiệu quả hoạt động của họ. Mức lương khởi điểm cho công nhân tiền trạm là 1,5 triệu đồng, lương khởi điểm cho nhân viên quản lý là 4 triệu đồng. Ngoài ra, trong các dịp lễ cuối năm, công ty đã chuẩn bị những phần thưởng hậu hĩnh cho mọi người vì những việc mà họ đã đóng góp cho công ty. Vinamilk cho rằng con người là tài sản quý giá nhất của Vinamilk, vì vậy họ coi tiền lương là khoản đầu tư hiệu quả nhất. Vì vậy, làm việc tại Vinamilk, mọi người sẽ nhận được mức lương tương xứng với năng lực và sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, kế hoạch chia thưởng cổ phiếu được coi là một trong những động lực tích cực đối với những người lao động tận tụy của Vinamilk. Việc ghi nhận đóng góp của nhân viên cũng được Vinamilk đặc biệt quan tâm. Chương trình đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên và các giải thưởng cuối năm hấp dẫn thể hiện sự đánh giá cao của Vinamilk đối với sự thành công của nhân viên và phản ánh sự công bằng giữa các nhân viên. Ngoài ra, các gói bảo hiểm sức khỏe và hỗ trợ xe cũng là một trong những lợi ích nổi bật mà Vinamilk mang đến cho nhân viên. 3.1 Đánh giá chung về công tác chiến lược quản trị nhân lực tại công ty sữa Vinamilk 3.1.1. Ưu điểm Trong công tác tuyển dụng, công ty áp dụng phương thức xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn và thử việc tương đối chặt chẽ nên chất lượng lao động đầu vào tốt. lOMoARcPSD|16911414 14 Làm tốt công tác đánh giá kết quả làm việc của từng người sau khi kết thúc mỗi quý, áp dụng phương pháp cho điểm hàng năm để lấy ý kiến từ mọi nguồn xung quanh từng nhân viên. Công ty cũng chú trọng đến việc thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo sự tin cậy, ổn định và thoải mái cho người lao động để họ phát huy khả năng của mình; làm rõ các quyền lợi hợp lệ, thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, khen thưởng và quỹ trừng phạt. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm kinh doanh: cho con em đi học ngành sữa và chăn nuôi bò sữa, tự động hóa công nghệ và quy trình sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm, quản lý trong ngành sữa. Lợi nhuận kinh doanh bền vững của công ty chứng tỏ đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm và đầy tham vọng. Các kỹ sư được đào tạo ở nước ngoài đều phát huy và ứng dụng hiệu quả kiến thức trong nhà trường. Nhiều bạn trẻ đã trở thành nhân viên chủ chốt trong các nhà máy của công ty và cảm thấy rất vui về sự xây dựng thành công của công ty. Phương án khảo sát các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Vinamilk cho thấy giá trị sản lượng bình quân hàng năm của nhân viên Vinamilk đạt khoảng 173 triệu đồng, tương đương với sức lao động của một nhân viên kỹ sư phần mềm. Đội ngũ bán hàng giàu kinh nghiệm giúp các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các nhà bán lẻ và người tiêu dùng đồng thời quảng bá sản phẩm của công ty. Đội ngũ bán hàng chịu trách nhiệm hỗ trợ các hoạt động phân phối và phát triển mối quan hệ với các nhà phân phối và nhà bán lẻ mới. 3.1.2. Hạn chế Hạn chế trong tuyển dụng: Công ty vẫn tuyển dụng nhân sự ở gần nhà máy nên vẫn còn một số nhân viên chưa đủ trình độ và kỹ năng nên cần đào tạo và đào tạo thêm. Hạn chế của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên chưa được thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân là do số lượng lao động lớn và việc thường xuyên áp dụng dây chuyền sản xuất công nghệ mới, đòi lOMoARcPSD|16911414 15 hỏi lực lượng lao động chất lượng cao, tay nghề cao, sẵn sàng thích ứng với công nghệ mới bất cứ lúc nào. Về việc làm: công ty đã thực hiện một số biện pháp để tạo động lực cho người lao động. Tuy nhiên, những nhiệm vụ này đôi khi không mang lại hiệu quả cao và chưa được thực hiện đầy đủ. Điều này đòi hỏi đội ngũ quản lý nguồn nhân lực phải giám sát việc thực hiện công việc này một cách tốt hơn. lOMoARcPSD|16911414 16 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHO CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 3.1. Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Để đạt được mục tiêu kinh doanh, Công ty cần đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để tạo ra luồng khí mới cho Công ty. Công tác đào tạo và hết sức cần thiết nhưng tránh tình trạng đào tạo ồ ạt, chi phí cao nhưng hiệu quả lại thấp. Cần duy trì công tác đào tạo trong thời gian qua. Mở rộng diện chuyên đề về quản lý kinh tế cho các thành viên trong Công ty Muốn nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ tại các trường Đại Học, Công ty cần sử dụng các biện pháp sau: Tổ chức quan hệ chặt chẽ vởi nhà trường để có thể giám sát tình hình, kết quả học tập của cán bộ công nhân viên. Cần sắp xếp thời gian học tập và làm việc hợp lý để tạo điều kiện cho nhân viên học tập, nhưng cần phải đảm bảo được kế hoạch kinh doanh của Công ty. Công ty cần có một quy hoạch tổng thể về đội ngũ cán bộ cận kề để từ đó có các phương pháp huấn luyện họ. Công ty nên khuyến khích việc đào tạo bằng cách hỗ trợ cho người lao động về thời gian và một khoản nào đó để kích thích họ, đồng thời có các chế độ ưu đãi với những người tiến bộ trong lao động mà do kết quả tự đào tạo mang lại tốt nhất và ưu đãi về vật chất. Ngoài những nghiệp vụ quản lý điều hành kinh doanh, các bộ phận phòng ban cần phải được đào tạo tốt cả về ngoại ngữ, tin học, ứng xử và giao tiếp cho công việc lao động 3.2. Làm công tác tạo động lực, động viên tinh thần cho nhân viên Việc sử dụng đúng khả năng, bố trí công việc phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi người, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể là một hình thức đại ngộ tinh thần dành cho cán bộ công nhân viên, nên tỏ thái độ quan tâm chân thành tới các nhân viên trong Công ty như: nắm vững tên tuổi, hoàn cảnh gia đình, thường xuyên thăm hỏi động viên cấp dưới, giảm bớt sự phân biệt giữa cấp trên và cấp dưới Tạo điều lOMoARcPSD|16911414 17 kiện để cùng sinh hoạt nghỉ mát, vui chơi, giải trí, tránh sự phân biệt thải qua trong lĩnh vực đãi ngộ. Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng vệ sinh trong Công ty để đảm bảo được sức khỏe và có tâm trạng thoải mái khi làm việc. Áp dụng thời gian làm việc linh động và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tổ chức đấy mạnh hơn nữa phongg trào thi đua trong doanh nghiệp. 3.3. Xây dựng chế độ phúc lợi, lương thưởng và trợ cấp hợp lý Chế độ thưởng, phạt, trợ cấp, bảo hiểm là một trong những biện pháp tạo động lực cơ bản cho nhân viên và sử dụng nhân viên có hiệu quả trong Công ty. Tiền thưởng là một khoản bổ sung cho tiền lương, nếu thưởng thích hợp sẽ thúc đẩy cho nhân viên luôn cố gắng hết mình để tạo ra hiệu quả tối đa cho Công ty. Công ty cần áp dụng 3 phương pháp tác động đến người lao động như sau: Phương pháp giáo dục: Tác động tình cảm, nhận thức của nhân viên trong Công ty nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của nhân viên. Đây chính là phương pháp vận dụng các quy luật tâm lý để tác động trong người lao động Phương pháp kinh tế: Sử dụng phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất của người quản lý đối với nhân viên. Kích thích kinh tế tác động ngay, linh hoạt vào khả năng sáng tạo và sự nhiệt tình của nhân viên, bởi vì con người làm việc có động cơ. Phương pháp hành chính: Phương pháp này dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của doanh nghiệp, là tác động của chủ doanh nghiệp lên tập thể nhân viên dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc đòi hỏi nhân viên phải chấp hành, nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Nó xác lập trật tự, kỉ cương tại nơi làm việc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng