Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty kentuc...

Tài liệu Tiểu luận thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty kentucky fried chicken (kfc) tại thị trường việt nam

.PDF
21
1
84

Mô tả:

lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII) KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ─────────── TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Chủ Đề Tiểu Luận: “Thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Kentucky Fried Chicken (KFC) tại thị trường Việt Nam” Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Trà Mã số sinh viên: 1953401010770 Lớp tín chỉ: QTCL0523H-19KD-HKII-D2LOP4 TP. HỒ CHÍ MINH – 2021 lOMoARcPSD|16911414 i MỤC LỤC Lời nói đầu ..................................................................................................... 1 Nội dung ......................................................................................................... 2 Chương 1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................ 2 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ...................................................... 2 1.1.1. Khái niệm chiến lược ................................................................ 2 1.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược ................................................... 2 1.2. Nội dung chiến lược thâm nhập thị trường .......................................... 3 1.2.1. Khái niệm chiến lược thâm nhập thị trường ............................. 3 1.2.2. Nội dung chiến lược thâm nhập thị trường ............................... 3 1.2.3. Điều kiện áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường ................. 4 Chương 2. Thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Kentucky Fried Chicken (KFC) tại thị trường Việt Nam ................................ 5 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Kentucky Fried Chicken (KFC) ................ 5 2.1.1. Lịch sử hình thành ...................................................................... 5 2.1.2. Sản phẩm .................................................................................... 5 2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu, triết lý kinh doanh của KFC..... 6 2.2. Thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Kentucky Fried Chicken (KFC) tại thị trường Việt Nam .............................................................................................................. 6 2.2.1. Hoạch định chiến lược ................................................................ 6 2.2.1.1. Giai đoạn nhập vào .......................................................... 6 2.2.1.2 Giai đoạn kết hợp............................................................. 8 2.2.1.3. Giai đoạn quyết định..................................................... 11 2.2.2. Khâu tổ chức tiến độ ................................................................. 11 2.2.3. Kiểm soát chiến lược ................................................................ 12 2.3. Nhận xét, đánh giá quá trình quản trị chiến lược ................................... 12 2.3.1. Những ưu điểm của quá trình quản trị chiến lược .................... 12 2.3.2. Những hạn chế của quá trình quản trị chiến lược ..................... 13 2.3.3. Những kiến nghị đối với quá trình quản trị chiến lược ............ 13 lOMoARcPSD|16911414 ii Chương 3. Đề xuất một số giải pháp .......................................................... 14 Kết luận......................................................................................................... 15 Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 16 lOMoARcPSD|16911414 iii lOMoARcPSD|16911414 1 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2007, Việt Nam chính thức ra nhập WTO. Từ đó đến nay Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Trong đó xã hội càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao , nhịp sống của con người cũng tăng nhanh. Từ đó con người cũng xuất hiện thêm nhiều nhu cầu mới. Một trong số đó có nhu cầu về thời gian rất được trú trọng, đời sống của người dân cũng trở nên nhanh và gấp gáp hơn .Việc tiêu thụ thời gian cho các hoạt động hàng ngày bao gồm rất nhiều việc trong đó có thể kể tới bữa ăn của con người. Ngoài việc món ăn phải ngon đủ chất và đảm bảo sức khỏe thì còn đòi hỏi phải tốn ít thời gian .Việc này góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành thức ăn nhanh (fast food) tại Việt Nam. Những cửa hàng đồ ăn nhanh đang mọc lên ngày một nhiều và nhanh chóng tại khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, tại hai thành phố lớn là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, số lượng cửa hàng đồ ăn nhanh cũng như những thương hiệu đồ ăn nhanh khác nhau đang xuất hiện ngày một nhiều. Những hãng đồ ăn nhanh đã trở nên phổ biến tại đây phải kể đến: Burger King, McDonalds, KFC, Pizza Hut, Lotteria, Subway, Jollibee, Domino's Pizza,...Trong đó KFC đang giữ vị trí "bá chủ" thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam. Sự xuất hiện của chúng đã làm thay đổi thói quen ăn uống của người Việt nam, đặc biệt là giới trẻ. KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam. Một thương hiệu nổi tiếng thế giới, và những chiến lược đem đến sự thành công của thương hiệu đó tại thị trường Việt Nam là những lí do khiến tôi chọn đề tài “Thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Kentucky Fried Chicken (KFC) tại thị trường Việt Nam” cho bài nghiên cứu môn Quản trị chiến lược của mình. lOMoARcPSD|16911414 2 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Khái niệm chiến lược Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn cái gì đối phương có thể làm được, cái gì đối phương không thể làm được. Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời. Theo quan điểm truyền thống chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồng lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chiến lược kinh doanh và một số khái niệm liên quan được các nhà quản trị hiểu theo nhiều cách khác nhau. Điều đó có thể do họ có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu: Theo Alfred Chadler (1962) Đại Học Harvard thì: “Chiến lược kinh doanh là sự xác định các mục tiêu cơ bản, lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc quá trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo Fred R. David (2004) thì: “Chiến lược kinh doanh là những phương tiện để đạt đến mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể bao gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh”. Theo Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ.” Theo William. J. Gluck (1980): “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”. Hay theo Johnson và Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan.” 1.1.2 Khái niệm quản trị chiến lược Theo James Stoner và Stephen Robbins (Cuối thập niên 80, thế kỉ trước): “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các lOMoARcPSD|16911414 3 thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Theo Gary D. Smith (1997) cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu đanh giá môi trường hiện tại và tương lai, hoạch định mục tiêu phát triển của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra các quyết định nhằm đạt được những mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai. Theo Fred R. David (2004): “Quan trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó”. Như vậy, có thể thấy có nhiều định nghĩa về cách hiểu khác nhau về chiến lược và quản trị chiến lược. Nhưng nhìn chung có thể hiểu: Chiến lược là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực, ...) và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất. 1.2 Nội dung chiến lược thâm nhập thị trường 1.2.1 Khái niệm chiến lược thâm nhập thị trường Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược tìm kiếm mục tiêu gia tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại trong các thị trường hiện tại bằng các nỗ lực tiếp thị lớn hơn.Với chiến lược này các doanh nghiệp sẽ làm tăng thị phần bằng các cách: Quảng cáo, chào hàng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, ti vi, mạng xã hội, các cuộc hội thảo, tài trợ chương trình...; khuyến mãi; phát triển kênh tiêu thụ hay chú trọng dịch vụ hậu bán hàng... 1.2.2 Nội dung chiến lược thâm nhập thị trường Chiến lược về sản phẩm: Để có được vị trí trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì các hãng phải có một chiến lược rõ ràng về sản phẩm. Sản phẩm của họ phải khác biệt đối với các hãng cạnh tranh và ngày càng cải tiến về chất lượng. Một điều thấy rõ là các sản phẩm để có một đặc trưng riêng rõ ràng về hương vị, màu sắc, nhãn hiệu và ngay cả cách đóng gói, khâu chế biến...Các sản phẩm dù ở các chi nhánh dù ở các nước khác nhau nhưng vẫn phải có chung một tiêu chuẩn về chất lượng và không thay đổi.Ví dụ như khi ta nhắc đến KFC là nghĩ ngay đến hình ảnh ông già đầu bếp, khi nhắc đến McDonal thì nghĩ ngay đến chữ M lộn ngược. Chiến lược xúc tiến: Muốn đứng vững và vươn xa trên thị trường, các công ty luôn tìm mọi cách đưa sản phẩm của mình gần gũi với người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ Nhờ có những lợi thế về kinh nghiệm, tài chính và thương hiệu có sẵn mà các công ty có thể tiếp cận với người dùng qua các sự kiện, truyền hình ...Các hãng luôn tìm cách gần gũi và phù hợp với phong tục và cách sống của từng địa phương. Thông điệp quảng cáo: hầu hết đều có thông điệp để gần gũi với người tiêu dùng. Ví dụ lOMoARcPSD|16911414 4 như bằng việc so sánh cách sống giữa hai thế hệ ông và cháu, Coca-cola đưa ra các lời khuyên sức khỏe tới khách hàng. Qua đó, chất lượng sản phẩm của hãng càng được khẳng định. Phương tiện truyền thông không chỉ trên truyền hình, phim ảnh hay báo trí mà hiện nay mạng xã hội là một môi trường rộng lớn để có thể tương tác với người tiêu dùng. Chiến lược giá: Chiến lược định giá là yếu tố quyết định trong chiến lược thâm nhập thị trường và liên quan tới các quyết định quản lý như xác định giá bán sản phẩm (đặt ra mức giá), tính giá thành các sản phẩm (chi phí) và thay đổi giá theo đòi hỏi của thị trường. Cách tốt nhất là chúng ta tự tìm hiểu xem điều gì khiến cho khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của mình. Đó là động cơ mua hàng quan trọng bởi vì nó thể hiện sự hy sinh (trả tiền) mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra để nhận được sự thoả mãn tính năng của sản phẩm). 1.2.3 Điều kiện áp dụng của chiến lược thâm nhập thị trường Chiến lược này thường được áp dụng trong các trường hợp sau: Khi các thị trường hiện tại không bị bão hoà với những sản phẩm dịch vụ mà doanhnghiệp cung cấp. Khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tăng. tăng. Khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính giảm trong khi doanh số toàn ngành Khi sự tương quan giữa doanh thu và chi phí tiếp thị là cao. Theo Lali và Streeten (1977), các doanh nghiệp tiến hành thâm nhập thị trường quốc tế theo 3 hình thức chính (theo thứ tự tăng dần của mức độ kiểm soát mà mức độ rủi ro): xuất khẩu, nhượng quyền kinh doanh và đầu tư trực tiếp FDI. lOMoARcPSD|16911414 5 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KENTUCKY FRIED CHICKEN (KFC) TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Kentucky Fried Chicken (KFC) 2.1.1 Lịch sử hình thành KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe, được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước. Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 32 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam. Hương vị độc đáo, phong cách phục vụ thân thiện, hết lòng vì khách hàng và bầu không khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà hàng là ba chìa khóa chính mở cánh cửa thành công của KFC tại Việt Nam cũng như trên thế giới. KFC Việt Nam hiện nay đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực mới và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Việt Nam 2.1.2. Sản phẩm KFC là nhà hàng thức ăn nhanh chuyên về gà. Các sản phẩm tuy có cùng nguyên liệu nhưng lại được đa dạng hóa tốt tạo nên nhiều nhóm, loại và món ăn khác nhau. KFC chia thực đơn ra thành 10 mục với các món gà, cơm và rau trộn... đa dạng phong phú. Các món gà: Đây chính là thứ đã làm cho Colonel và KFC nổi tiếng. Từ những phần truyền thống cho đến những cải biến thì đều có đủ loại cho mọi người. Sandwiches: Nếu bạn không có đủ thời gian đề thưởng thức tại quán và muốn dung trên đường đi, hãy thử một phần sandwish ngon tuyệt. Desserts: Sau khi thỏa mãn cơn đói theo kiểu gia đình, hãy tự thưởng cho mình một bữa tráng miệng theo phong cách của KFC. lOMoARcPSD|16911414 6 Sides: KFC không chỉ phục vụ một chủng loại thức ăn duy nhất mà còn cung cấp các loại khác nhau cũng như những mòn kèm theo cho bữa ăn của thực khách thêm đa dạng và phong phú. Salads: Đôi khi cũng cần chút “xanh” cho bữa ăn thêm dinh dưỡng. Món rau trộn làm đa dạng thêm một hương vị mới cho thực đơn của KFC. 2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu, triết lý kinh doanh của KFC Tầm nhìn Trở thành người dẫn đầu thức ăn nhanh theo kiểu phương Tây, dịch vụ thân thiện, thức ăn chất lượng cao, không gian thoáng đãng. Sứ mệnh “ Công nhận là then chốt”. Họ mong muốn có những khách hàng trung thành mà khi thưởng thức chỉ một lần thì sẽ còn quay lại sau đó đề thưởng thức món ăn của họ. KFC – Mang lại sự vui nhộn cho tất cả mọi người. Mục tiêu kinh doanh Mang đến cho người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm,sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.”Trẻ trung trong tâm hồn, năng động trong cuộc sống” là tiêu chí & chiến lược của nhãn hiệu KFC tại Việt Nam. Triết lý Kinh doanh “To be the leader in western style quick service restaurants through friendly service, good quality food and clean atmosphere” - “Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ thức ăn nhanh theo kiểu Tây phương thông qua dịch vụ thân thiện, thức ăn chất lượng cao và không gian trong lành thoáng đãng”. 2.2 Thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Kentucky Fried Chicken (KFC) tại thị trường Việt Nam 2.2.1 Hoạch định chiến lược 2.2.1.1 Giai đoạn nhập vào Môi trường bên ngoài Môi trường chính trị: Ngày 17/11 Grant Thomton Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát năm 11/2009 lấy ý kiến từ đại diên các nước đầu tư và chuyên gia tư vấn đầu tư tại Việt Nam. Kết quả là hơn 59% số người được hỏi có cái nhìn tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới.Thêm vào đó 67% đã tỏ ra tin tưởng rằng Việt Nam đang là điểm đầu tư hấp dẫn hơn là các điểm đầu tư khác. lOMoARcPSD|16911414 7 Môi trường kinh tế: Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, In- đô- nê- xi- a, Việt Nam là một số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng và khả quan cho nền kinh tế. Môi trường văn hoá xã hội: Cơ cấu dân số trẻ dễ dàng chấp nhận, dễ tính hơn so với tầng lớp cao tuổi. Có tính thích nghi tốt hơn điều đó tạo điều kiện cho các sản phẩm có hương vị mới lạ xâm nhập thị trường hơn. Tuy nhiên khẩu vị của người Việt Nam có sự khác biệt giữa ba miền Bắc Trung Nam, có thể thấy rằng người Việt Nam không thích những thứ quá béo ngậy như thức ăn nhanh của KFC. Đây là một rào cản rất khó vượt qua và là một thử thách cho KFC tại thị trường miền Nam. Sức khỏe của con người cũng đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay, số lượng người mắc bệnh béo phì, tiểu đường tăng nhanh và thức ăn nhanh cũng được coi là một nguyên nhân, nó khiến người tiêu dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận khi mua. Đối thủ cạnh tranh JOLLIBEE của Phillipines: Theo kế hoạt trong năm nay hãng thức ăn nhanh này sẽ mở thêm 4 cửa hàng nữa nâng tổng số của hàng ở Việt Nam là 22. Ông Subido cũng cho biết Jollibee đang tìm them công ty làm đối tác nhượng quyền thương mại. từ năm 1996 đến nay hãng chỉ nhượng quyền thương mại cho trên dưới 5 công ty ở Việt Nam. Lotteria – một thành viên của tập đoàn lotte Hàn Quốc: Ông Trương Hàm Liêm,Trưởng phòng kinh doanh của Lotteria tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam là một thị trường quan trọng và tiềm năng của Lotte mặc dù khủng hoảng kinh tế vẫn còn nhưng Lotteria vẫn được đầu tư tối đa vào thị trường Việt Nam”. Ông cũng cho biết thêm kế hoạch phát triển trong những năm tới đây là mở rộng thị trường được đặt lên hàng đầu. Phở 24: Cũng là đối thủ mạnh của KFC, với hệ thống cửa hàng rộng khắp cả nước. Lại là đặc trưng cho nền văn hóa ẩm thực lâu đời tại Việt Nam với nhiều ưu điểm, khả năng phát triển nhãn hàng này đang dần được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn, cũng là doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Môi trường bên trong Nguồn nhân lực: Nét văn hóa dặc thù của KFC luôn nghi nhận công lao, niềm lOMoARcPSD|16911414 8 đam mê nghề nghiệp của mỗi công nhân trong KFC. Với hơn 2000 nhân viên đang làm việc tại khắp các nhà hàng lớn nhỏ tại Việt Nam đang sống và làm việc với phương châm : “work hard–play hard”. KFC cam kết về tính đa dạng và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên mà còn trong việc điều hành một chuỗi hệ thống các nhà hàng luôn mang lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng. Hệ thống phân phối: KFC có một chuỗi các cửa hàng rộng khắp cả nước.Với đội ngũ nhân viên giao hàng tận nơi hùng hậu, giao hàng đến nhà trong thời gian nhanh nhất. Một kiểu phân phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Đây là điểm mạnh của KFC. Vị trí kinh doanh: Các cửa hàng của KFC luôn được đặt ở vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay tại các giao lộ, siêu thị, các trung tâm thương mại, những nơi có bị thế đẹp của giúp người tiêu dùng thuận tiện lui tới, giúp việc kinh doanh ngày một phát triển và thu hút khách hàng. Tiềm lực tài chính: Toàn bộ KFC thuôc sở hữu của tập đoàn Yum đang hoạt động với trên 33.000 nhà hàng trên 100 Quốc Gia trên Thế Giới. Với nguồn lực tài chính hung hậu, có thể triển khai các kinh doanh có quy mô tài chính lớn, cũng như dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ khác. Đây là một điểm mạnh của KFC với sự hậu thuẫn của Yum..! 2.2.1.2 Giai đoạn kết hợp Strengths – Điểm mạnh Danh tiếng (S1): KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới với hơn 30.000 nhà hàng tại hơn 100 quốc gia, tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới. Nổi tiếng với phương thức tẩm ướp đặc biệt từ 11 loại hương vị thảo mộc. Dịch vụ khách hàng (S2): Phong cách phục vụ khá độc đáo, đặc điểm chung đó là tự phục vụ tạo sự bình đẳng, công bằng như nhau. Bên cạnh đó phong cách phục vụ lịch sự và chuyên nghiệp giúp thực khách có được món ăn trong thời gian ngắn nhất, đúng với ý nghĩa là cửa hàng thức ăn nhanh. Tiềm lực tài chính mạnh (S3): là một nhãn hiệu thuộc tập đoàn Yum hiện đang sở hữu bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là những thương hiệu hàng đầu của Yum toàn cầu! Những công ty này mở khoảng ba quán ăn mỗi ngày và là những nhà hàng công nghiệp bán lẻ quốc tế lớn mạnh nhất. Vị trí kinh doanh và hệ thống phân phối (S4): cửa hàng KFC đều sở hữu những vị trí rất đẹp, nằm ngay mặt tiền những con đường lớn, thông thoáng. Ngoài ra KFC còn chọn địa điểm đặt nhà hàng tại siêu thị và trung tâm thương mại, nơi có số lOMoARcPSD|16911414 9 lượng người mua sắm rất đông. Ngoài một chuỗi cửa hàng rộng khắp, KFC còn có một đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Cam kết về chất lượng (S5): KFC đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình là luôn luôn đạt mức cao nhất, làm hài lòng mọi khách hàng. Tính đa dạng của sản phẩm (S6): KFC không những tạo ra sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú. Thực đơn liên tục được cập nhật nhằm đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho Khách hàng cũng như đáp ứng nhiều sở thích khác nhau của Khách hàng. Weaknesses – Điểm yếu Giá cả (W1): Thực chất 1 thực đơn thấp nhất tại KFC có giá khoảng 30.000 VND (bao gồm nước uống). Do đó nó không mấy phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam đa phần có thu nhập thấp. Tuy nhiên, xét về lâu dài, khi thu nhập bình quân đầu người tăng cao, chất lượng sống được cải thiện, với mức giá trung bình, KFC có khả năng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nguồn nhân lực (W2): do nhiều lý do mà nguồn nhân lực không ổn định, thay đổi thường xuyên khiến cho nhân viên không có bề dày kinh nghiệm dẫn đến nhiều thiếu sót trong việc phục vụ khách hàng và chế biến thức ăn… Đồng thời, cũng tốn nhiều chi phí để tuyển dụng và đào tạo mà thời gian sử dụng nhân viên lại không lâu. Khẩu vị (W3): vị béo ngậy đặc trưng của thức ăn KFC không phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Opportunities – Cơ hội Sự bùng nổ về nhu cầu (O1): Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu tòan cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác. (O2) Danh tiếng lâu năm giúp KFC có lợi thế trong việc đàm phán và quan hệ với các nhà cung cấp. (O3) Xu hướng sính ngoại của bộ phận tiêu dùng trẻ. (O4) Các mối quan hệ xã hội được mở rộng, xu hướng đi ăn ngoài tăng cao. (O5) Khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập quốc tế, sự giao thoa văn hóa giữa các nước làm cho xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam thay đổi. Cuộc sống ngày càng cao, thu nhập cao thì con người ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm. lOMoARcPSD|16911414 10 (O6) Tận dụng những sáng kiến, ý tưởng của các Franchisee – Các bên nhận quyền thương mại. Threats – Thách thức Đối thủ cạnh tranh (T1): Tại thời điểm này, ngoài KFC còn Lotteria và Jollibee là 2 thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas. Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày. Sức khỏe người tiêu dùng (T2): KFC (chủ yếu với các món rán) được coi là có hại cho sức khỏe con người nếu được sử dụng liên tục. Một nhược điểm của thức ăn nhanh đó là nhiều chất béo, hàm lượng đạm cao nhưng lại ít chất xơ và vitamin. Các phương tiện truyền thông tập trung vào các mặt không tốt của thức ăn nhanh. Hàng loạt các bài báo gần đây đã phản ánh tình trạng thừa cân ở những trẻ em thành thị, nơi mà mật độ cửa hàng thức ăn nhanh phủ sóng rộng khắp. Xu thế hiện nay của người tiêu dùng là hướng đến những thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. (T3) Dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh việc xem xét từng yếu tố riêng lẻ, việc phân tích kết hợp những thành phần trong 4 yếu tố trên cũng mang lại nhiều vấn đề KFC cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Việt Nam: S1+S3+W3+O3+O4+O5+T2 Các sản phẩm của KFC có danh tiếng trên toàn thế giới với tiềm lực tài chính mạnh. Trong khi đó xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam ngày càng thay đổi, bộ phận tiêu dùng trẻ có xu hướng sính ngoại cùng với nhu cầu ăn ngoài nhiều hơn là những thuận lợi đối với KFC. Mặt khác, khi chất lượng cuộc sống được cải thiện, người dân chú ý nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm, quan tâm đến thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, ít chất béo. S6+O3+W1+T1 KFC khôg những tạo ra sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú, phù hợp với giới trẻ năng động. Tuy ban đầu giá cả có thể là trở ngại khiến KFC không tiếp cận nhiều đối tượng có thu nhập thấp, tuy nhiên khi đời sống người dân được cải thiện, với mức giá ở mức vừa phải, KFC sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng như học sinh, sinh viên, công chức. Đồng thời với tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam, không loại trừ khả năng nhiều đối thủ sẽ xuất hiện chia sẻ miếng mồi béo bở này. lOMoARcPSD|16911414 11 S4+O1+O6+W2 Vị trí kinh doanh và hệ thống phân phối rộng lớn, sự bùng nổ về nhu cầu và tận dụng những sáng kiến, ý tưởng của các Franchisee nhưng nguồn nhân lực không ổn định và thường xuyên thay đổi. S5+W2+O1+O2+T1+T3 Sự không ổn định về nhân sự khiến KFC tốn nhiều chi phí hơn trong việc giữ vững những cam kết về chất lượng hàng đầu, trong khi nhu cầu ngày càng tăng cao trong tương lai, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. Mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ giúp KFC chủ động hơn trong việc phòng ngừa những rủi ro khi dịch bệnh ngày càng nhiều, đồng thời giữ được cam kết chất lượng hàng đầu. 2.2.1.3 Giai đoạn quyết định Theo đánh giá của tập đoàn Yum Brands Inc, Việt Nam là thị trường mới và đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh. Hiện nay, KFC đã trở thị thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều. Với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ thì Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của KFC là hoàn toàn chính xác. Trong khi fast food ở nước ngoài được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp, nhiều công ty không cần đến mặt bằng quá lớn để kinh doanh, khách hàng chủ yếu mua về. Song ở Việt Nam, người dân chưa quen với cách kinh doanh này, do đó fast food Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh. Sự tiếp nhận tương đối dễ dàng dần dần đã trở thành trào lưu mới, xu hướng mới, một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động của giới trẻ. KFC cũng tạo ra một không gian mới mẻ nơi mà có thể trò chuyện,bàn bạc công việc... Chính vì vậy mà sản phẩm KFC ngày càng được nhiều người biết đến, đây là điều kiện để KFC phát triển hệ thống cửa hàng của mình thêm nữa. 2.2.2 Khâu tổ chức tiến độ Chiến lược sản phẩm Sản phẩm chính của KFC là gà rán truyền thống và hamburgers. Ngoài ra còn có những món ăn mới phù hợp với ẩm thực Việt Nam như cơm gà, súp gà, bắp cải trộn... Đồng thời kích thước, mẫu mã cũng được thay đổi đúng khẩu vị hơn với người Việt Nam. Điều quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm là tạo sự khác biệt hóa so với các sản phẩm khác. Và KFC đã thật sự làm được điều này trong việc pha trộn mười một gia vị để ướp món gà truyền thống hay có một thực đơn đa dạng và phong phú. KFC đã cố gắng giảm thiểu rủi ro xuống mức tối đa khi chủ động lOMoARcPSD|16911414 12 xây dựng một mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo chất lượng trên thị trường, chẳng hạn như CP Vietnam. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. Chiến lược giá trong suốt thời gian đầu thâm nhập thị trường Việt Nam khi ma người dân còn xa la với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó, KFC sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Giá sản phẩm KFC giữ được vị trí tương đối tốt trong việc cạnh tranh. Sản phẩm mà KFC cung cấp cho người tiêu dùng một cảm giác no mắt và đầy đủ với khẩu hiệu “Ăn thật no không lo về giá”. Rõ ràng chiến lược này có hiệu quả khi số lượng khách hàng và khách hàng trung thành ngày càng tăng. Chiến lược chiêu thị của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới đó là fastfood. KFC không chỉ quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình. Bên cạnh đó KFC còn tổ chức quảng cáo ngoài trời như: panô, áp-phích, bảng hiệu, phát tờ rơi,.. Vì khách hàng mục tiêu của KFC là giới trẻ năng động và thích khám phá, cho nên các chiến dịch quảng cáo của KFC cũng luôn trẻ trung, mới lạ và những phần quà hấp dẫn để có thể khai thác sự chú ý của khách hàng. 2.2.3 Khảo sát chiến lược Qua số liệu nghiên cứu (thu thập được) thì KFC là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất bởi nhóm học sinh, sinh viên là (78%),và với những người có thu nhập dưới 1 triệu đồng là 49%. Điều đó chứng tỏ giới trẻ là người tiêu dùng chính của các sản phẩm KFC và những người có thu nhập không cao lại là khách hàng chính của KFC. Cũng thông qua kết quả thu thập được thì nếu không mua sản phẩm KFC thì Lotteria chiếm tới 45% niềm tin từ khách hàng từ đó để thấy được Lotteria chính là đối thủ chính của KFC. Không những thế các sản phẩm của KFC còn tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác bằng sự pha trộn 11 loại gia vị khác nhau chính điều đó tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm. Quá trình giám sát đảm bảo cho chiến lược định vị của KFC luôn đi đúng hướng,mục tiêu đề ra. Đồng thời phát hiện những sai sót, nhầm lẫn để có thể có các biện pháp khắc phục kịp thời… 2.3 Nhận xét, đánh giá quá trình quản trị chiến lược 2.3.1 Những ưu điểm của quá trình quản trị chiến lược Với những chiến lược KFC thực hiện khi thâm nhập thị trường Việt Nam, KFC đã xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình. KFC đã góp phần hình thành nên lOMoARcPSD|16911414 13 ngành công nghiệp thức ăn nhanh ở Việt Nam, cũng cho thấy sự thành công của một hình thức kinh doanh hiện đại “Franchising”. Với việc chấp nhận chịu lỗ 7 năm và đến năm 2006 mới bắt đầu thu được lợi nhuận, KFC đã chiếm được thị trường và ngày càng khẳng định tầm vóc của thương hiệu. KFC được nhiều người biết đến và có thể nói là đạt được thành công rực rỡ ở Việt Nam. KFC đã thực sự thu hút được giới thanh niên không chỉ vì sự thuận tiện, sang trọng mà KFC đã tạo nên một trào lưu mới trong giới trẻ, đến KFC không chỉ để thưởng thức món ăn, mà còn thưởng thức một phong cách hiện đại đang phổ biến trên thế giới. KFC đã biến cửa hàng của họ trở thành nơi gặp mặt của bạn bè, đồng nghiệp để bàn bạc những vấn đề về công việc, cuộc sống cũng như tổ chức các buổi tiệc nhỏ nhân dịp quan trọng như sinh nhật, liên hoan công ty... Tính về thị phần trong ngành cung cấp thức ăn nhanh tại Việt Nam, hiện nay KFC đang có thị phần khá lớn (chiếm khoảng 70%), phần còn lại được chia sẻ cho Lotteria và các hãng khác. 2.3.2 Những hạn chế của quá trình quản trị chiến lược Giá cả: Thực chất 1 thực đơn thấp nhất tại KFC có giá khoảng 30.000 (bao gồm nước uống). Do đó nó không mấy phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam đa phần có thu nhập thấp. Nguồn nhân lực: do nhiều lý do mà nguồn nhân lực không ổn định, thay đổi thường xuyên khiến cho nhân viên không có bề dày kinh nghiệm dẫn đến nhiều thiếu sót trong việc phục vụ khách hàng và chế biến thức ăn. Đồng thời, cũng tốn nhiều chi phí để tuyển dụng và đào tạo mà thời gian sử dụng nhân viên lại không lâu. Thương hiệu dễ gây nhầm lẫn: KFC được thiết kế với tông đỏ, trắng với hình đại tá Sander thì Lotteria cũng là tông đỏ, trắng, Jolie Bee tông đỏ vàng...sự khác biệt cơ bản về tông màu tiêu biểu đã không còn. Menu đồ ăn thiếu lành mạnh: Menu của KFC phần lớn là các đồ ăn đồ ưng nhiều calo, nhiều dầu mỡ và nhiều muối. Loại menu này bị phản đối bởi các tổ chức chống béo phì, do đó làm giảm sự nổi tiếng của thương hiệu. Người tiêu dùng nhiều khi chọn các lựa chọn lành mạnh hơn thay là vì KFC. Nhà cung cấp thiếu tin cậy: Những năm gần đây, KFC đã kí hợp đồng với các nhà cung cấp thiếu tin cậy, cung cấp gà thiếu chất lượng hoặc đối xử sai với gà. Điều này làm giảm doanh thu và uy tín của KFC. 2.3.3 Những kiến nghị đối với quá trình quản trị chiến lược lOMoARcPSD|16911414 14 Đối với chiến lược sản phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu nên KFC cần tiếp tục tạo niềm tin cho khách hàng bằng việc đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu sạch. Đầu tư cho bộ phận R&D nhằm nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm theo hướng có lợi cho sức khỏe. Một thực đơn được pha trộn giữa phong cách Việt và phong cách Tây phương sẽ giúp KFC thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn không chỉ giới trẻ, tuổi teen mà cả người cao tuổi và trung niên. Đối với chiến lược giá Để các món ăn của KFC được người tiêu dùng sử dụng hằng ngày và thường xuyên, KFC cần đưa ra nhiều mức giá cạnh tranh hơn, phù hợp hơn. Tiếp tục duy trì bán sản phẩm theo kiểu phần ăn, chủ động tạo nhiều thực đơn/combo đa dạng hơn, hợp túi tiền người tiêu dùng hơn. Đối với chiến lược chiêu thị KFC phải tiếp tục quảng bá mình trên các phương tiện truyền thông, hay trên các phương tiện công cộng như xe buýt để người tiêu dùng biết đến, quan tâm và luôn nhớ tới. lOMoARcPSD|16911414 15 Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP Liên tục cải tiến chất lượng món ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo các menu món ăn mới phù hợp với khẩu vị người Việt Nam Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động qua việc đào tạo huấn luyện tập huấn đặc biệt đối với các nhân viên tiếp xúc để giao tiếp tốt với khách hàng. Xây dựng văn hóa làm việc cho nhân viên, duy trì chế độ lương thường hợp lý tạo động lực để nhân viên hoàn thành tốt công việc Nâng cao cơ sư vật chất đảm bảo các máy móc được bảo dưỡng, công cụ chế biến thực phẩm trong tình trạng tốt. Việc đầu tư bài trí hệ thống nhận diện thương hiệu có tính chất chuyên nghiệp, gây hấp dẫn khách hàng. Tăng cường sự phối hợp quản lý giữa các bộ phận trong nhà hàng. - Tăng cường dịch vụ bổ sung: wifi, báo tạp chí.. Đẩy mạnh chăm sóc khách hàng: thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, xúc tiến quang bá thương hiệu qua các sự kiện.. Giá cả đồ ăn nhanh ở các nhà hàng KFC còn cao so với thu nhập bình quân của người dân. Nên đa số người dân chỉ dùng KFC ở mức độ thỉnh thoảng. Ở nước ngoài, người tiêu dùng ăn đồ ăn nhanh chủ yếu vào những lúc bận rộn nhưng khách hàng Việt Nam đa số thưởng thức đồ ăn của KFC khi đi với bạn bè hay vào những dịp đặc biệt, ngày cuối tuần, ngày lễ. Để đồ ăn nhanh KFC trở thành lựa chọn thường xuyên của khách hàng cần có sự điều chỉnh nhất định về giá. Nên đặt thêm một số những cửa hàng tại các địa phương để phục vụ nhu cầu của khách hàng ở các địa phương nhỏ. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn … Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Ta Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn … Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tar lOMoARcPSD|16911414 16 KẾT LUẬN Trên cơ sở lý thuyết quản trị chiến lược thâm nhập thị trường gồm các khái niệm, nội dung và yêu cầu khi áp dụng của chiến lược thâm nhập thị trường và đồng thời liên hệ thực tiễn thông qua các phân tích về “Thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Kentucky Fried Chicken (KFC)” tại thị trường Việt Nam với các giai đoạn từ khâu hoạch định, khâu thực hiện đến khâu kiểm soát chiến lược, tôi nhận thấy rằng quá trình quản trị chiến lược của KFC cũng còn một số tồn tại, qua những ưu điểm còn có một số hạn chế và tôi đã mạnh dạn đề xuất một số các biện pháp để hoàn thiện hơn quá trình quản trị chiến lược tại KFC như sau: Công ty cần tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có hương vị ngon và chất lượng tốt, bởi vì đây là yếu tố rất quan trọng giúp công ty cạnh tranh được với các đối thủ khác và đứng vững trên thị trường. Nên đặt thêm một số những cửa hàng tại các địa phương để phục vụ nhu cầu của khách hàng ở các địa phương nhỏ. Các nhân viên phục vụ tại các nhà hàng KFC cần được đào tạo chuyên nghiệp hơn và luôn giữ thái độ phục vụ tốt. Nâng cao về chất lượng dịch vụ của công ty. Với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của loại hình kinh doanh đồ ăn như hiện nay, có thể thấy nhu cầu về sản phẩm đồ ăn nhanh ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới, mở ra triển vọng lớn cho KFC. Là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đồ ăn nhanh chất lượng cao, sản phẩm tốt, có uy tín. KFC đang ngày càng chiếm được sự tin cậy của khách hàng kể cả những khách hàng khó tính. Vấn đề hiện nay là KFC Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ khác như Lotteria, Jollibee. Sau những năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, KFC đã đạt được những thành công nhất định, vẫn duy trì được vị trí là doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh có uy tín và được nhiều người biết đến nhất. Quá trình thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC thực sự là một bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp cùng ngành của Việt Nam học tập để có thể có được những thành công trong hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng