Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu...

Tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu

.PDF
19
1
102

Mô tả:

lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII, TP.HCM) KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH Chủ đề tiểu luận Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Họ tên sinh viên : VŨ THỊ TRÚC LINH Mã số sinh viên : 1853401010509 Lớp tín chỉ : RRKD0522H_18KD_HKI D22_LT(CT7) TP.HCM, Tháng 1/2021 lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT5 DANH MỤC HÌNH ẢNH6 LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................1 5. Kết cấu của tiểu luận..............................................................................................1 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.................................................................................................................. 3 1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản............................................................3 1.1.1 Khái niệm thanh khoản..................................................................................3 1.1.2. Khái niệm thanh khoản ngân hàng...............................................................3 1.1.3. Khái niệm rủi ro thanh khoản........................................................................3 1.1.4. Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản...........................................................3 1.2. Nội dung về quản trị rủi ro thanh khoản..............................................................4 1.2.1. Nhận dạng rủi ro thanh khoản.......................................................................4 1.2.2. Đo lường rủi ro thanh khoản.........................................................................4 1.2.3. Kiểm soát rủi ro thanh khoản........................................................................5 1.2.4. Tài trợ rủi ro..................................................................................................5 1.2.5. Tiêu chí đánh giá...........................................................................................5 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản........................................5 Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu............................................................................................................................... 6 2.1. Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu..............................................6 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu..................6 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu........................................................................................................................ 6 2.1.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................7 2.1.3. Tình hình kinh doanh....................................................................................8 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu........................................................................................................................... 8 2.2.1. Thực trạng nhận dạng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.................................................................................................................... 8 lOMoARcPSD|16911414 2.2.2. Thực trạng đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu........................................................................................................................ 9 2.2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.................................................................................................................... 9 2.2.4. Thực trạng tài trợ rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu...................................................................................................................... 10 Chương 3. Đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu....................................................................................................10 3.1. Định hướng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu......................................................................................................................... 10 3.2. Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu .................................................................................................................................. 10 3.2.1. Tăng cường dự báo các điều kiện kinh tế vi mô..........................................10 3.2.2. Nâng cao hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng............................11 3.2.3. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp11 KẾT LUẬN.................................................................................................................12 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................13 lOMoARcPSD|16911414 lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn ATM Automated Teller Machine lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình ảnh 1.(Cơ cấu tổ chức - Nội dung bản cáo bạch acb, 2018)..................................7 lOMoARcPSD|16911414 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong xu thế hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt nam đang phải đương đầu với những khó khăn phải đối mặt. Hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và ngược lại. Cùng với xu thế đổi mới của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nổ lực nâng cao năng lực cạnh tranh và quản ly rủi ro để có thể tồn tại và phát triển. Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng đáp ứng cho nhu cầu của các hợp đồng thanh toán. Nếu rủi ro thanh khoản xảy ra, thì phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một ngân hàng mà còn tác động mạnh mẽ đến các ngân hàng khác và toàn bộ hệ thống tài chính. Chính vì sự quan trọng của nó mang lại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên em đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”. Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong giản dạy của nhà trường. Từ đó, có thể đưa ra những định hướng và giải pháp pháp cho quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 4. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận sử dụng phương pháp định tính bao gồm diễn dịch, quy nạp, so sánh với nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng cục thống kê, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và các báo cáo liên quan 5. Kết cấu của tiểu luận Ngoài lời mở đầu, tiểu luận gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu lOMoARcPSD|16911414 Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu lOMoARcPSD|16911414 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản 1.1.1 Khái niệm thanh khoản Thanh khoản là một khái niệm được sử dụng trong các ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực tài chính. Để chỉ mức độ mà một tài sản bất kì nào đó được bán hoặc mua trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Hay có thể hiểu thanh khoản để nói về khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản đang có mặt trên thị trường. Và tiền mặt chính là thước đo để đánh giá thanh khoản của tài sản nào đó. 1.1.2. Khái niệm thanh khoản ngân hàng Thanh khoản ngân hàng là mức độ khả năng ngân hàng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Và đối với thanh khoản ngân hàng thì tùy thuộc vào đặc tính của nhu cầu mà thời gian thanh khoản sẽ ngắn hạn hay là dài hạn. 1.1.3. Khái niệm rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời. Hay cung ứng đầy đủ nhưng chi phí cao, dẫn đến rủi ro trong thanh khoản là rất cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xảy ra trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của hợp đồng thanh khoản. 1.1.4. Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản Quản trị rủi ro” là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ về việc ngân hàng không đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu thanh khoản cho khách hàng”. Theo Phan Thị Thu Hà quản trị rủi ro” là việc các NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp nghiệp vụ với các công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống bất cập về thanh khoản trong khi vẫn bảo đảm khả năng sinh lời”. Qua hai khái niệm trên, có thể hiểu quản trị rủi ro là việc ngân hàng sử dụng hệ thống các chính sách, biện pháp nghiệp vụ thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng lOMoARcPSD|16911414 thái cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản. Đồng thời có thể kịp xử lý những tình huống bất cập về thanh khoản trong khi bảo đảm khả năng sinh lời. 1.2. Nội dung về quản trị rủi ro thanh khoản 1.2.1. Nhận dạng rủi ro thanh khoản a. Mối hiểm họa Những sự kiện xảy ra trong và ngoài ngân hàng có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản và nguy cơ rủi ro thanh khoản của ngân hàng. b. Mối nguy hiểm  Chủ quan: - Sự tăng trưởng tín dụng quá mức so với nguồn vốn - Khả năng tiếp cận và phân tích thị trường còn kém - Do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và còn kém hiệu quả.  Khách quan: - Do nhu cầu thanh khoản của khách hàng ngày càng tăng cao - Năng lực dự báo tiền tệ còn yếu - Do ngân hàng làm giảm niềm tin từ khách hàng, dẫn đến mất sự tín nhiệm của khách hành dành cho ngân hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Từ đây, ngân hàng có thể kinh doanh thua lỗ hay thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản. c. Nguy cơ rủi ro: - Rủi ro thị trường: rủi ro về lãi suất, tiền tệ và rủi ro chứng khoán - Rủi ro chính sách: Các chính sách vĩ mô thay đổi đột ngột như các hợp đồng xuất khẩu hay hợp đồng tiêu thụ không thực hiện như cam kết, xảy ra tình trạng khó khăn trong trả nợ ngân hàng. - Rủi ro về thiên tai, rủi ro bất khả kháng: Những rủi ro về thiên tai có tác động gián tiếp đến rủi ro ngân hàng. - Rủi ro danh tiếng và rủi ro công nghệ thông tin. 1.2.2. Đo lường rủi ro thanh khoản Dựa vào sự tác động chủ quan lẫn khách quan mà ngân hàng cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau như: - Đảm bảo được các số liệu thu thập phục vụ cho việc đo lường rủi ro thanh khoản phải chính xác. lOMoARcPSD|16911414 - Khi đã có được kết quả đo lường rủi ro thanh khoản, ngân hàng phải đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát được rủi ro. - Thành lập bộ phận có trách nhiệm thực hiện việc đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. 1.2.3. Kiểm soát rủi ro thanh khoản Ngân hàng cần xây dựng và triển khai hệ thống báo cáo rủi ro nhằm hướng tới các mục tiêu như: Phản ánh trạng thái rủi ro ở mọi thời điểm, đánh giá mức độ hiệu quả và kết quả thực hiện của quản trị rủi ro. 1.2.4. Tài trợ rủi ro Tăng cường quan tâm đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản thông qua khối lượng trích lập dự phòng rủi ro ngân hàng. Có thể thấy, đây được coi là phương án tối ưu nhất cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản. 1.2.5. Tiêu chí đánh giá Trạng thái thanh khoản ròng NPL của một ngân hàng được xác nhận như sau: NPL = Tổng cung về thanh khoản – Tổng cầu về thanh khoản Trong đó có ba khả năng xảy ra: - Thặng du thanh khoản: Xảy ra khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NPL > 0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị cần phải xem xét có nên đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu, để có thể mang lại hiệu quả cho đợt đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai. - Thâm hụt thanh khoản: Xảy ra khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NPL < 0), vì vậy nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu và có chi phí là bao nhiêu. - Cân bằng thanh khoản: Khi cung và cầu thanh khoản cân bằng nhau (NPL=0), đây là trường hợp khó có thể xảy ra trong thực tế. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản. Theo [ CITATION VũT12 \l 1066 ] đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, thu thập được các dữ liệu từ báo cáo tài chính tại 37 ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm 20006 đến năm 2011. Từ đó, cho được kết quả ty lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận có mối tương quan lẫn nhau và tỷ lệ cho vay trên huy động vốn lại có mang tỷ lệ nghịch và không tương quan lẫn nhau. Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế và khủng hoảng tài chính có tác động mạnh mẽ đến rủi ro thanh khoản. lOMoARcPSD|16911414 Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2.1. Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Tên tiếng anh: Asia Commercial Joint Stock Bank - Tên viết tắt: ACB - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0301452948 - Với vốn điều lệ là 9.375.965.060.000 đồng - Địa chỉ: 442 Nguyễn Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh - Số fax: 084 3839 9885 - Website: www.acb.com.vn 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hiện nay, ngân hàng đã và đang phát triển mạnh mẽ có hơn 350 chi nhánh, phòng giao dich hiện với hơn 11.000 máy ATM và 850 đại lý Union trên toàn quốc nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Có thể thấy, để có được những thành tựu trên thì không thể kể đến những bước đi cơ bản của ngân hàng được thể hiện qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1993 – 1995 Đây là giai đoạn sơ khai của ngân hàng, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, cùng với đó là quan điểm hết sức mới mẻ đó là thận trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ mà trên thị trường chưa có. Giai đoạn 1996 – 2000 Có thể nói trong giai đoạn này đã đánh dấu bước phát triển vượt trội của ngân hàng khi trở thành ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam lần đầu tiên cho phát hành thẻ tín dụng quốc tế Mastercard và Visa. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc hoạt động tại Hội sở theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Tháng 6/2000, khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành, ngân hàng đã thành lập công ty TNHH Chứng khoán ACB, bước đầu chuyển mình sang chiến lược đa dạng hóa hoạt động. Giai đoạn 2001 – 2005 lOMoARcPSD|16911414 Đây là giai đoạn ngân hàng thực hiện chương trình hiện đại hóa công nghệ, bao gồm thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng phần mềm có khả năng tích hợp với công nghệ lõi, nâng cấp máy chủ và lắp đặt hệ thống máy ATM. Giai đoạn 2006 – 2010 Đây là giai đoạn đánh dấu nhiều bước chuyển mới như niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Đến năm 2010, ACB tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động và đã thành lập 223 chi nhánh, phòng giao dịch. Được nhà nước trao tặng hai huân trương lao động và được nhiều tạp chí vinh danh là ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam. Giai đoạn 2011 – 2015 Giai đoạn này ngân hàng ban hành định hướng chiến lược phát triển của ACB và tầm nhìn 2020. Đến năm 2015, ACB hoàn thành các dự án như: - Tái cấu trúc kênh phân phối - Thành lập trung tâm thanh toán nôi địa Giai đoạn 2015 đến nay Năm 2016, ngân hàng đã hoàn thành nhiều dự án công nghệ như: cải tiến chương trình CLMS, CRM, PASS để hỗ trợ cho quy trình nghiệp vụ, nâng cấp máy ATM và website ACB. Nhằm gia tăng tiện ích, phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Hình ảnh 1.[ CITATION Cơc18 \l 1066 ] lOMoARcPSD|16911414 2.1.3. Tình hình kinh doanh Sau sự cố ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt đã khiến ngân hàng ACB chao đảo mạnh, tài sản sụt giảm nhanh chóng và lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm chỉ bằng 50% so với cùng kỳ trước đó. Tuy nhiên, những năm gần đây ngân hàng đã có những bước tiến bước khôi phục lại vị thế của mình như tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động mỗi năm trên 14%, quy mô mở rộng từ 269.998.503 triệu đồng năm 2018 lên 309.129.391 triệu đồng năm 2019 và tăng lên 353.195.838 triệu đồng năm 2020. Ngoài ra tỷ lệ nợ xấu năm 2018 là 0,73%, năm 2019 là 0,54% và năm 2020 là 0,9%, cho thấy được giai đoạn 2018 – 2020 tỷ lệ nợ xấu đã được ngân hàng kiểm soát ở mức khá tốt. Về khả năng sinh lời, chỉ số lợi nhuận trên tài sản trung bình và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ACB luôn ổn định được thể hiện qua giai đoạn 2019 – 2020 lần lượt là 1,69% và 1,86%. Về sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng: - Huy động vốn bằng đồng tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng - Sử dụng vốn - Các dịch vụ trung gian ( thực hiện thanh toán trong và ngoài nươc, chuyển tiền kiều hối...) - Kinh doanh ngoại tệ và vàng - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2.2.1. Thực trạng nhận dạng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Các mô hình đánh giá rủi ro thanh khoản còn khá sơ xài, chưa kịp thời cập nhật các phương pháp, mô hình hiện đại trên thế giới. Nên việc nhận dạng chỉ ở mức dừng lại các chỉ số, tỷ lệ của các số liệu có sẵn, nên công tác dự báo mang tính định tính chứ chưa xây dựng được các mô hình kỹ thuật để định lượng hóa các dự báo cung cầu. Ngoài ra, nguồn nhân lực trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản còn nhiều bất cập, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của ngân hàng và chưa tầm nhìn bao quát cũng như chưa lường trước được cac diễn biến trên thị trường. Những điều này có lOMoARcPSD|16911414 thể dẫn ngân hàng thụt giảm hình ảnh nghiêm trọng, đồng thời nợ xấu gia tăng khiến rủi ro thanh khoản của ngân hàng gặp nhiều trở ngại. 2.2.2. Thực trạng đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hiện nay, ngân hàng thực hiện đo lường rủi ro thanh khoản bằng một số phương pháp đo lường như: Phương pháp chỉ số thanh khoản - Chỉ số trạng thái tiền mặt = Tuy nhiên, chỉ số này quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống vì các tài sản bằng tiền hay tương đương bằng tiềm sẽ ít đem lợi nhuận cho ngân hàng. - Chỉ số chứng khoán thanh khoản = (Chứng khoán thanh khoản / Tổng tài sản)*100% Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản càng lớn thì rủi ro thanh khoản càng giảm. - Chỉ số năng lực cho vay = (Dư nợ / Tổng tài sản)*100% Nếu chỉ số năng lực cho vay càng lớn thì ngân hàng càng thể hiện là một ngân hàng kém thanh khoản. - Chỉ số dư nợ/Tiền gửi khách hàng: Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại. 2.2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Ngân hàng xây dựng và triển khai hệ thống báo cáo rủi ro hướng tới các mục tiêu như: Phản ánh toàn diện trạng thái rủi ro tại mọi thời điểm, đánh giá mức độ hiệu quả, kết quả thực hiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Đồng thời đưa ra các vấn đề còn đang tồn tại, phân tích sự ảnh hưởng, đưa ra những định hướng cho công tác quan trị rủi ro thanh khoản Bên cạnh các báo cáo rủi ro thanh khoản định kỳ và không định kỳ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, thì ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cũng cần xây dựng hệ thống báo cáo đầy đủ và áp dụng những thông lệ của quốc tế một cách tốt nhất. Thế nên, hiện nay ngân hàng đã và đang áp dụng những hệ thống gồm: Báo cáo rủi ro thị trường hằng ngày, báo cáo rủi ro thanh khoản hằng ngày, báo cáo rủi ro tín dụng hằng ngày để từ đó cung cấp những thông tin cho quản lý cấp cao về trạng thái rủi ro, cũng như cảnh báo bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra. lOMoARcPSD|16911414 2.2.4. Thực trạng tài trợ rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Mức độ quan tâm đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng còn được thể hiện thông qua khối lượng trích lập dự phòng rủi ro. Có thể nhận thấy rằng khối lượng trích lập dự phòng tăng đều qua các năm cùng với sự tăng trưởng của Tổng tài sản Có. Tuy nhiên, tỷ lệ trích lập dự phòng trên số lượng tài sản được trích lập dự phòng qua các năm 2016 - 2020 đều có xu hướng giảm. Chương 3. Đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 3.1. Định hướng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngân hàng với tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp và thực thi các chính sách tiền tệ theo nguyên tắt thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, đồng thời tạo một nền tảng giúp ngân hàng trở thành ngân hàng hiện đại đạt trình độ tiên tiến trong lĩnh vực quản trị rủi ro thanh khoản. Xây dựng chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vi mô, tăng truởng kinh tế và thực hiện thắng lợi trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính sách tiền tệ tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Cũng như kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá, qua đó có thể để định hướng và khuyến khích tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. 3.2. Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 3.2.1. Tăng cường dự báo các điều kiện kinh tế vi mô Điều kiện kinh tế vi mô thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Điều này thường xảy ra khi ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng việc ban hành hàng loạt các biện pháp mạnh. Chính vì thế, mà khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hay khi nền kinh tế ở thời kỳ suy giảm, các ngân hàng có xu hướng dự trữ tài sản thanh khoản và ngược lại. Có thể nói các điều kiện kinh tế vi vô và khả năng thanh khoản của ngân hàng có mối tương quan với nhau. Việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo các điều kiện kinh tế vi mô là điều cần thiết trong ngân hàng. lOMoARcPSD|16911414 3.2.2. Nâng cao hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng Kiểm tra kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, vì nó đảm bảo ngân hàng có đang chấp hành đúng các quy định trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh được Hội đồng thành viên và Ban lãnh đạo thông qua. Chính vì vậy, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cần hoàn tất các thủ tục kiểm soát nội bộ cần thiết đặt trong quy trình quản lý rủi ro thanh khoản. Để nâng cao hệ thống quản lý rủi ro, vần chú ý hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro cho phù hợp với từng loại rủi ro của ngân hàng và xác định các hạn mức rủi ro cho từng giai đoạn, từng lĩnh vực, từng đơn vị thành viên. 3.2.3. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp Phát triển nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bởi nó sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời cũng như khắc phục những rủi ro phát sinh trong tương lai. Chính vì thế, ngân hàng cần có một kế hoạch tuyển dụng, đào tạo minh bạch và bình đẳng. Sử dụng nhân viên vào vị trí phù hợp với khả năng của họ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ đó sẽ góp phần vào thành công chung của ngân hàng. Đặc biệt, việc lãnh đạo thiếu quan tâm hay thiếu hiểu biết về sự phù hợp của mỗi cá nhân cho từng vị trí việc làm sẽ khiến ngân hàng tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc trong suốt quá trình hoạt động. lOMoARcPSD|16911414 KẾT LUẬN Ngày nay thị trường tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại, song cũng kéo theo đó là những rủi ro phát sinh và rủi ro được coi là nguy hiểm nhất là rủi ro thanh khoản. Vì chúng quyết định đến sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Chính vì thê, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cần phải xây dựng một hệ thống tiên tiên cùng với đó là những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. lOMoARcPSD|16911414 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cơ cấu tổ chức - Nội dung bản cáo bạch acb. (2018). 2. Vũ Thị Hồng. (2012). Các yếu tô ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tr.32-49. 3. Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. (2021). from http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhan-to-anh-huong-den-rui-ro-thanhkhoan-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-81400.htm 4. ACB: Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB | VietstockFinance. (2022). 5. Nâng cao công tác quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Thanh Hóa | Tạp chí Quản lý nhà nước. (2021).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng