Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tieu luan nhom 1 cstm (da chinh sua)

.DOCX
48
264
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------- TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: BÀI HỌC RÚT RA TỪ MỘT SỐ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thu Hằng Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Lớp : TMA301(2-1314).7_LT Hà Nội, tháng 1 năm 2014 03 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................7 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM................................................................................................10 1.1MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ................10 1.1.1 Chống bán phá giá và một số khái niệm liên quan...................................................10 1.1.2 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá.....................................................12 1.1.3 Các chủ thể có quyền kiện chống bán phá giá.........................................................14 1.1.4 Trình tự thực hiện một vụ kiện chống bán phá giá...................................................15 1.2TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM....................................18 1.2.1 Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của Việt Nam.....................18 1.2.2 Cơ quan chống bán phá giá, người giải quyết vụ việc chống bán phá giá..............18 CHƯƠNG 2: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THÉP KHÔNG GỈ CÁN NGUỘI TẠI VIỆT NAM...........................................................................................20 2.1KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG THÉP KHÔNG GỈ VIỆT NAM.............................................20 2.2DIỄN BIẾN VỤ KIỆN THÉP KHÔNG GỈ CÁN NGUỘI TẠI VIỆT NAM...........................23 2.3TÁC ĐỘNG CỦA VỤ KIỆN.........................................................................................25 2.3.1 Tác động tích cực......................................................................................................25 2.3.2 Tác động tiêu cực......................................................................................................28 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC QUA VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ THÉP KHÔNG GỈ CÁN NGUỘI TẠI VIỆT NAM...........................................................................................33 3.1BÀI HỌC ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC...................................................................33 3.1.1 Chú trọng hoàn thiện nội dụng pháp luật về chống bán phá giá.............................33 3.1.2 Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực các cơ quan điều tra bán phá giá............34 3.1.3 Nâng cao nhận thức, năng lực tham gia của các doanh nghiệp trong khởi kiện và hỗ trợ điều tra..........................................................................................................................36 3.2BÀI HỌC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP............................................................................38 2 3.2.1 Bài học với doanh nghiệp qua vụ kiện bán phá giá thép không gỉ...........................38 3.2.2 Bài học đối với các doanh nghiệp nói chung............................................................42 KẾT LUẬN.................................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................47 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ TH 3 Hình 2.1 Thống kê sản lượng của ngành thép thời kỳ 1990 – 2008...............................21 Hình 2.2 Công suất sản xuất và sản lượng tiêu thụ thép giai đoạn 2006 - 2013............21 Hình 2.3 Số vụ điều tra và áp dụng thuế chống BPG đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài giai đoạn 1995 – 2012......................................................................27 Hình 2.4 Thống kê số vụ điều tra chống bán phá giá trên thế giới giai đoạn.................27 Hình 3.1 Hệ thống cơ quan thực thi chống bán phá giá của Việt Nam..........................35 DANH MỤC BẢN 4 Bảng 2.1 Dự báo năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ thép giai đoạn.......................22 Bảng 2.2 Bảng thuế chống bán phá giá tạm thời...........................................................25 5 DANH SÁCH NHÓM 1. Lê Tuấn Anh - MSSV: 1211110030 2. Lê Tuấn Anh - MSSV: 1211110031 3. Nguyễn Hoàng Hà Anh - MSSV: 1211110034 4. Nguyễn Phương Anh - MSSV: 1211110037 5. Nguyễn Thị Bích Anh - MSSV: 1211110039 6. Phạm Phương Anh - MSSV: 1211110054 7. Trần Tuấn Anh - MSSV: 1211110061 8. Nguyễn Thị Vân Anh - MSSV: 1217730003 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế hiện nay, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đáng kinh ngạc trong việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá. Những thành tựu có thể kể đến như hàng hoá của nước ta đã có mặt tại hầu hết các thị trường trên thế giới, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng trở nên uy tín đối với các bạn hàng quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của xu thế hội nhập, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Hiện tượng bán phá giá là một trong những vấn đề nóng và bức thiết mà nhiều nước đang gặp phải. Trước làn sóng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ nước ngoài với mức giá rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia đã không ngần ngại áp dụng bất kì biện pháp nào để bảo vệ thị trường nội địa do ý thức được rằng hiện tượng ngày càng lan rộng này có thể gây tổn thất lớn cho các nhà sản xuất tương tự trong nước. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ phù hợp, trong đó kiện chống bán phá giá là biện pháp đang được sử dụng phổ biến nhất. Trong bối cảnh bán phá giá hàng hoá ngày càng gia tăng trên thị trường Việt Nam, để có thể ngăn chặn kịp thời tình trạng đó thì việc hiểu biết sâu sắc về luật pháp chống bán phá giá để có cách ứng xử hợp lí trước các vụ kiện là việc làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước. Trong vài năm trở lại đây, một số đề tài nghiên cứu đã đưa ra những hiểu biết về luật chống bán phá giá của Việt Nam cùng với các quốc gia và tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến mặt pháp lí chứ chưa đi sâu tìm hiểu diễn biến các vụ kiện để từ đó rút ra những bài học quý báu cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan Nhà nước 7 trong việc ứng xử các vụ kiện chống bán phá giá. Chính vì lí do đó, chúng em đã chọn đề tài: “Bài học rút ra từ một số vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam” với mong muốn thông qua vụ kiện chống bán phá mặt hàng thép không gỉ cán nguội trên thị trường Việt Nam để tìm hiểu về luật chống bán phá giá, đưa ra cái nhìn đa chiều và đánh giá tác động nhiều mặt của vụ kiện, từ đó đề xuất ra những giải pháp cho các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước khi phải đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường nội địa. 2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam và rút ra bài học với Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Viêt Nam ứng phó trước các vụ kiện chống bán phá giá. Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:  Hệ thống hoá các quy định pháp luật chống bán phá giá  Tìm hiểu vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam  Phân tích nhận định của các bên về kết quả vụ kiện  Đánh giá những tác động của vụ kiện đến các bên có liên quan  Rút ra những bài học kinh nghiệm 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp thu thập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháp tư duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng. 5. Kết cấu đề tài 8 Chương 1: Giới thiệu tổng quan về pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam Chương 2: Vụ kiện bán phá giá thép không gỉ cán nguội tại Việt Nam Chương 3: Bài học qua vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam Mặc dù đã hết sức cố gắng song do hạn chế về kiến thức cũng như những khó khăn trong việc thu thập tài liệu, nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo để bài luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn, giúp chúng em hoàn thành tiểu luận này. 9 Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM 1.1 Một số khái niệm cơ bản về bán phá giá và chống bán phá giá 1.1.1 Chống bán phá giá và một số khái niệm liên quan 1.1.1.1 Bán phá giá Bán phá giá trong thương mại có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y - Xem thêm -

Tài liệu liên quan