Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieu luan giao duc hoc...

Tài liệu Tieu luan giao duc hoc

.DOCX
4
310
142

Mô tả:

Đề tài: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Bác Hồ đã từng dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định…”. Chính vì vậy mà Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học…”. Nhưng trong xu thế xã hội hiện nay thì đạo đức đang bị suy thoái và xuất hiện bên cạnh những mặt tích cực tốt đẹp của nó không biết bao nhiêu hiện tượng tha hoá, lừa đảo, buôn bán gian lận, chay theo đồng tiền mà quên đi lương tâm đạo đức vốn có cử mình. Đối với nhà trường tiểu học giáo dục đạo đức là một mặt quan trong của hoạt động giáo dục nhằm hình thành những con người có đầy đủ phẩm chất: trí, đức, thể, mỹ nhằm xây dựng những tính cách nhất định và đối với mọi người trong xã hội. Không những vậy, trường tiểu học còn là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Đây không những là nơi dạy chữ mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời cho học sinh để làm chủ tương lai của đất nước sau này. Nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực thì nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy làm xoá mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay ở các trường tiểu học đã có dấu hiệu sa sút về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Và nhà trường vốn là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho học sinh nhưng sự quan tâm của nhà trường đến vấn đề đạo đức của học sinh còn bị hạn chế, các đoàn thể còn thiếu sự quan tâm đầu tư cho kế hoạch trong hoạt động giáo dục, sự quan tâm nhận thức của phụ huynh còn quá hời hợt, thêm vào đó trong phương pháp giáo dục còn để lại nhiều lổ hỏng. Chính vì vậy mà vấn đề đạo đức của các em học sinh tiểu học đang dần xuống cấp. Cho nên giáo dục đạo đức là vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện nay cần được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay”. 1 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của vấn đề “Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay” đề tài có mục đích góp phần đưa ra biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về cơ sở lý luận của vấn đề Nhiệm vụ 2: Thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh tiểu học 5. Phạm vi nghiên cứu. Trong đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại, khen thưởng và kỳ luật học sinh. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát: Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học trong năm học. Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về lĩnh vực này: tham khảo một số ý kiến đóng góp của thầy, cô về công tác giáo dục đạo đức và một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học. 6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu xử lý số liệu: - Phương pháp toán thống kê: thống kê các số liệu về thưc trạng đạo đức của học sinh hiện nay. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số khái niệm liên quan. 1.1.1. Khái niệm giáo dục. 1.1.2. Khái niệm về đạo đức và chức năng của đạo đức. 2 1.1.3. Học sinh tiểu học. 1.2. Giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học. 1.2.1. Giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. 1.2.2. Đặc điểm của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. 1.2.3. Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. 1.3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 1.3.1. Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 1.3.2. Những nguyên tắt giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 1.3.3. Các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY. 2.1. 2.1.1. 2.1.1.1. 2.1.1.2. 2.1.1.3. 2.1.2. 2.1.2.1. 2.1.2.2. 2.1.2.3. 2.1.2.4. 2.2. 2.2.1. 2.2.1.1. 2.2.1.2. 2.2.1.3. 2.2.1.4. 2.2.2. 2.2.3. 2.2.4. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức ở trường tiểu học hiện nay. Một số đặc trưng về nhân cách của học sinh tiểu học hiện nay. Về tính cách. Về nhu cầu nhận thức. Về tình cảm. Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học. Nhận thức của giáo viên, phụ huynh và học sinh về đạo đức. Những công việc mà các trường tiểu học đã làm được. Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức ở trường tiểu học Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế về mặt đạo đức ở học sinh trường tiểu học. Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay. Về phía nhà trường: Nhà trường cần xây dựng một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên có kế hoạch giáo dục các đối tượng học sinh khác nhau. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua quá trình dạy học. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp Về phía gia đình. Về phía xã hội. Về phía Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo cùng các ban ngành. C. KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 [1]. Bộ giáo dục và đào tạo – dự án phát triển GVTH, Giáo trình Tâm lý học, nhà xuất bản Giáo dục và nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [2]. Bộ giáo dục và đào tạo – dự án phát triển GVTH, Giáo trình Giáo dục học, nhà xuất bản Giáo dục và nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [3]. Bộ giáo dục và đào tạo, xuất bản năm 1992, Đạo đức và phương pháp dạy đạo đức ở trường tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục. [4]. Công văn số 968/SGD&ĐT- CNTT ngày 19/4/2012 SGD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường. [5]. Báo điện tử Hà Nội Mới. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng