Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 5 Tiểu học lớp 5 mới nhất toan hoc 5 de khao sat chat luong...

Tài liệu Tiểu học lớp 5 mới nhất toan hoc 5 de khao sat chat luong

.DOCX
4
353
105

Mô tả:

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN ĐỌC THẦM LỚP 5 THỜI GIAN : 25 PHÚT Họ và tên :...................................................................... Lớp : 5/ ..... Trường Tiểu học SỐ BÁO DANH Chữ kí GT 1 Chữ kí GT 2 Số mật mã Số thứ tự .................................... ĐIỂM- NHẬN XÉT ........................................................................ ........................................................................ ........................................................................ Chữ kí GK 1 Chữ kí GK2 Số mật mã GT1.................. GK1................ GT2:................. GK2:................ Số thứ tự ............ PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH I. ĐỌC THẦM Con lật đật Ngày tôi mới chập chững bước đi, chuyện vấp té là một điều không thể tránh khỏi. Mỗi lần vấp té, tôi vẫn thường nằm lì trên sàn nhà, chờ mẹ tới dỗ dành hoặc cho quà mới chịu ngồi dậy. Có một lần, tôi bị té khá đau, mẹ dỗ mãi vẫn không nín khóc được. Lần này không phải tôi cố tình làm nũng mà thực sự là tôi rất đau. Mẹ bỗng đứng lên, mở cái tủ nhỏ xíu vẫn hay đựng những thứ linh tinh của mẹ. Rồi mẹ đem đến trước mặt tôi một con lật đật. Mẹ đặt con lật đật xuống đất, đẩy cho nó ngã lăn ra rồi nói: - Con hãy nhìn kìa, lật đật tuy nhỏ hơn con nhưng mỗi lần bị xô ngã, nó vẫn tự đứng dậy được. Nhìn xem con gái yêu của mẹ! Tôi nhìn con lật đật. Ðúng là khi bị xô ngã, lật đật bật dậy ngay. Tôi thích thú trước trò chơi mới và quên cả cái đau.Mẹ nhìn tôi cười dịu dàng và nói: - Con thấy không, dù thế nào đi nữa, lật đật cũng tự đứng dậy được. Lật đật rất ngoan và mẹ tin con gái của mẹ cũng ngoan như thế. Tôi đã nín khóc và cứ tròn xoe mắt nhìn con lật đật. Nó cứ lắc lư nhưng không bao giờ bị té. Ngày ấy tôi đã cố gắng giống như lật đật. Mỗi lần vấp té, tôi đều cố gắng bật dậy ngay. Mẹ vẫn hay gọi tôi là "Cô lật đật đáng yêu của mẹ". Bây giờ bên cạnh tôi không có mẹ. Tôi đã trưởng thành và phải tự mình lo liệu hết mọi thứ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý muốn. Ðôi lúc mệt mỏi, chán chường, tôi muốn buông xuôi tất cả nhưng hình ảnh con lật đật và những lời động viên của mẹ cứ hiện về. Tôi lại tiếp tục bật dậy, bởi tôi đã quyết tâm làm một con lật đật... ( Sưu tầm) ……/0.5đ II. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:( câu 1, 2, 3,4,6,7) 1.Lúc mới chập chững bước đi, mỗi lần vấp té, người con thường làm gì? A. nén chịu đau, bật dậy ngay B. khóc lóc thảm thiết, gọi mẹ hay người xung quanh đến nâng dậy. C. nằm lì trên sàn nhà đến khi nào hết đau thì thôi D. nằm chờ mẹ đến dỗ dành hoặc cho quà mới chịu ngồi dậy. 2. Một lần khác, vì sao sau khi con ngã, người mẹ dỗ mãi mà con vẫn không nín khóc? ……/0.5đ ……/0.5đ ……/0.5đ ……/0.5đ ……/ 0.5đ ……/0.5đ A.Vì người mẹ chưa cho con món quà đúng như mong muốn. B.Vì người con cố tình làm nũng với mẹ. C.Vì lần ngã này thật sự rất đau. D.Vì người con không hợp tác với mẹ. 3. Sau cùng, người con nín khóc nhờ điều gì? A. Người con thích thú nhìn con lật đật bị xô ngã nhưng bật dậy ngay. B. Mẹ mua cho người con một món quà mà con mong ước từ lâu: con lật đật. C. Mẹ đứng lên, mở cái tủ nhỏ xíu , lấy cho con xem những thứ linh tinh trong tủ . D. Khóc mãi , khóc mãi rồi thấm mệt nên người con không khóc nữa. 4. Khi trưởng thành, những lúc mệt mỏi chán chường, người con nghĩ về điều gì? A. Những món đồ chơi được mẹ mua cho thuở nhỏ, trong đó có con lật đật. B. Lúc còn nhỏ, mỗi lần ngã đau, mẹ luôn dịu dàng dỗ dành, nâng đỡ. C. Những món đồ đơn sơ gắn liền với thời thơ ấu hạnh phúc trong vòng tay của mẹ. D. Hình ảnh của con lật đật và những lời động viên của mẹ. 5. Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 6. Từ đồng nghĩa với từ “động viên” là: A. Động lực B. Khích lệ C. Dạy dỗ D. Khuyên nhủ 7. Các câu trong đoạn văn sau được liên kết bằng cách nào? “ Tôi đã nín khóc và cứ tròn xoe mắt nhìn con lật đật. Nó cứ lắc lư nhưng không bao giờ bị té. Ngày ấy tôi đã cố gắng giống như lật đật.” A. Lặp từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ C. Sử dụng từ ngữ nối D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ 8. Dấu phẩy “,” có tác dụng gì trong câu sau ? ……/0.5đ “Mẹ đặt con lật đật xuống đất, đẩy cho nó ngã lăn ra” …………………………………………………………………………………………. 9. a) Qua hình ảnh của người mẹ trong câu chuyên trên, em hãy ghi lại từ ngữ chỉ ……/0.5đ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. ……………………………………………………………………………………… ……/0.5đ b) Với từ vừa tìm được, em hãy viết 1 câu ghép ca ngợi người mẹ kính yêu của em. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN Mỗi đáp án đúng được 0.5 đ 1. D 2. C 3. A 4. D 5. Diễn đạt hợp lý: 0.5 đ VD: - Không gục ngã/khuất phục/ trước khó khăn - Kiên cường vượt qua mọi thử thách để thành công - Khi thất bại không nản chí… 6. B 7. D Câu 8: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (vị ngữ) Câu 9: dịu dàng/ hết lòng thương yêu con Câu 10: Đặt câu hợp lý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm: 0.5 đ Thiếu chấm câu và viết hoa: 0đ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan