Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 5 Tiểu học lớp 5 mới nhất on thi hoc sinh gioi tieng viet lop 4...

Tài liệu Tiểu học lớp 5 mới nhất on thi hoc sinh gioi tieng viet lop 4

.DOCX
30
67
142

Mô tả:

DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ 1. Chọn câu trả lời đúng nhất. (M1) Danh từ là những từ chỉ …… A. Người, Vật; B. Hiện tượng; C. Khái niệm; Đơn vị. D. Tất cả các ý trên Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào ? A. Động từ B. Danh từ C. Tính từ Từ nào không dùng để chỉ màu sắc của da người ? A. xanh xao C. đỏ đắn B. đỏ ối D. hồng hào Từ nào là tính từ? D. Đại từ A. tươi cười Từ nào là động từ? B. mừng rỡ C. buồn rầu D. tươi tắn A. trung thực Từ nào là danh từ? B. trung thành C. trung kiên D. tập trung A. cái đẹp C. đáng yêu B. tươi đẹp D. thân thương 2. Câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả “ có mấy động từ, có mấy tính từ. Kể tên các động từ và tính từ đó? ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 3. Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ sau: " Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày Khách đến thì mời ngô nếp nướng Săn về thì chén thịt rừng quay". -Danhtừ: ........................................................................................................................ - Động từ : ........................................................................................................................ - Tính từ : ........................................................................................................................ 4 : Câu sau gồm mấy tính từ, đó là các tính từ : M3 ( 0,5 đ) Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa hương lúa ngậm đòng và hương sen. A. 2 tính từ, đó là : vàng dịu, thơm B 3 tính từ, đó là : nắng, vàng dịu, thơm C 4 tính từ, đó là : nắng, vàng dịu, hương lúa, thơm D 5 tính từ, đó là : nắng, vàng dịu, thơm, hương lúa, hương sen 5 : Xếp các từ sau thành 3 nhóm: Danh từ , động từ , tính từ : lo lắng, khuôn mặt, bạc trắng, ngạc nhiên, mái tóc, quan sát , hiền từ, giây phút, xuất sắc, thành phố. Danh từ là:…………………………………………………………………………… Động từ là:…………………………………………………………………………… Tính từ là:…………………………………………………………………………… 6. ( 2điểm) Tìm tính từ trong câu sau: Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa hương lúa ngậm đòng và hương sen 6b. Xếp các từ sau vào hai nhóm từ ghép và từ láy: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mơ mộng, nhỏ nhẹ, nhỏ nhắn, tươi tốt, phẳng lặng, vương vấn, tươi tắn. ................................................................................................................................................................. ....................................................................................................................................................... 7. Xác định các từ loại của các từ “kỉ niệm” trong mỗi câu sau: (M2) a) Những kỉ niệm với mái trường còn in đạm trong tôi. A . Động từ B . Danh từ. C . Số từ. D Tính từ b) Tôi kỉ niệm hoa một chiếc bút máy. A . Động từ B . Danh từ. C . Số từ. 8. Trong các dòng dưới đây, dòng nào chỉ gồm các tính từ. ( M2) a) Thẳng thắn, thông minh, cơn mưa b) Tròn xoe, méo mó, vàng óng.. c) Truyền thống, hiền lành, êm dịu. d) Đỏ tươi, xanh thắm , mùa thu. D Tính từ 9. Xếp các từ sau thành 3 nhóm : Danh từ , động từ , tính từ : lo lắng , khuôn mặt , bạc trắng , ngạc nhiên , mái tóc , quan sát , hiền từ , giây phút , xuất sắc, thành phố ( M3) …………................………………………………………………………………………………... ……………………………................……………………………………………………………... ……………………………...............……………………………………………………………… 10. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau. (M3) Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. - Danh từ: ...................……………………………………………………………………. - Động từ: ...................……………………………………………………………………. - Tính từ: ...................……………………………………………………………………. 11: (1điểm) Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn sau: “Hương sầu riêng thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn”.(M3) - Danh từ: ………………………………………………………………….....…………. - Động từ: ………………………………………………………………………………… - Tính từ: …………………………………………………………………………………. 12: Trong các dòng dưới đây, dòng nào chỉ gồm các tính từ ? A. Thẳng thắn, cơn mưa, thông minh B. Tròn xoe, méo mó, vàng óng C. Đỏ tươi, xanh thẳm, mùa thu. D. Xanh thẳm, mùa thu, thẳng thắn. 13: Câu “ Chúng tôi đưa Xôm về nhà Ni-cô-la.” Có mấy danh từ? Gạch dưới danh từ trong câu. A. 2 danh từ B. 3 danh từ C. 4 danh từ D. 5 danh từ 14. Các động từ trong câu "Nghe lời bộc bạch, ai nấy đều xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng." là: A. lời, bộc bạch, xúc động, cảm phục, biết ơn B. bộc bạch, xúc động, cảm phục, biết ơn, trạng C. nghe, bộc bạch, xúc động, cảm phục, gương D. nghe, bộc bạch, xúc động, biết ơn, cảm phục. 15. Các từ sau: niềm vui, nỗi buồn, sự khó khăn, tình yêu thuộc loại từ: A. Tính từ. B. Danh từ. C. Đại từ. D. Động từ. 16 : (2 điểm) Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau : a. Ngoài đồng lúa đang chờ nước. Chỗ này, các xã viên đang đào mương. Chỗ kia, các xã viên đang tát nước. Mọi người đang ra sức đánh giắc hạn. b. Tiết trời đã về cuối năm. Trên cành lê, giữa đám lá xanh mơn mởn, mấy bông hoa trắng điểm lác đác. Câu 2: ( 0,5 điểm) Câu “ Nước chảy đá mòn” gồm các từ loại nào? A. Danh từ, động từ B. Tính từ, động từ C. Danh từ, động từ, tính từ D. Động từ, tính từ. TỪ LÁY TỪ GHÉP Câu 1: Nhóm các từ gồm từ láy là: ( M 3) 0,5đ A. nhỏ nhắn, hốt hoảng, lung linh , ngay ngắn . B. tươi tốt, bờ bãi, đi đứng, cứng cáp. C. khấp khểnh, máy in, máy móc ,mộc mạc . Câu 2. ( 0,5 điểm. M1). Cho các từ sau: xanh xao, san sẻ, phơi phới, hư hỏng, khỏe khoắn, lạnh lẽo, mềm mỏng, tốt tươi, lêu nghêu, cheo leo. Nhóm từ nào là từ ghép ? A. san sẻ, hư hỏng, mềm mỏng, tốt tươi. B. san sẻ, xanh xao, lêu nghêu, cheo leo. C. san sẻ, hư hỏng, phơi phới, khỏe khoắn. D. san sẻ, hư hỏng, khỏe khoắn, lạnh lẽo. Câu 3: Từ phức có trong câu: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do." là các từ: A. không có, quý hơn B. có gì, quý hơn C. độc lập, tự do D. quý hơn, tự do Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ láy. A. chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, rối tinh B. chói chang, long lanh, nhè nhẹ, thơm tho, rối tinh C. chói chang, long lanh, thơm tho, xập xình, rối tinh D. chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, thơm tho. Câu 5: (2điểm) Xếp các từ sau thành 2 cột.( từ láy, từ ghép): nhăn nheo, cổ kính, trắng phau, thoang thoảng, xanh tươi Câu 6: Xác định từ ghép, từ láy trong câu văn sau: “Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ mềm mại rơi mà như đang nhảy nhót.” Câu 7: Có mấy từ ghép, mấy từ láy trong hai câu sau “Mỗi lúc chú liệng vòng cánh không động đậy, bóng loang loáng trên đồng cỏ. Ngựa Trắng mê quá, cứ ước mong bay được như Đại Bàng.” ? (Gạch dưới từ láy 1 gạch, dưới từ ghép 2 gạch) A. 1 từ láy, 2 từ ghép B. 2 từ láy, 1 từ ghép C. 2 từ láy, 2 từ ghép D. 3 từ láy, 1 từ ghép Câu 8: Từ nào không phải là từ ghép? A. san sẻ B. phương hướng C. xa lạ D. mong mỏi Câu 9: Dòng nào dưới đây là các từ láy A. chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhắn, vương vấn, tươi tắn. B. nhỏ nhẹ, mê mẩn, nhỏ nhắn, vương vấn, tươi tắn. C. chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhắn, vương vấn, phẳng lặng. D. chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, tươi tắn. Câu 10.Xếp các từ sau thành 2 cột( từ láy, từ ghép): nhăn nheo, cổ kính, trắng phau, thoang thoảng, xanh tươi Câu 11: Nhóm các từ gồm từ láy là: A. B. C. nhỏ nhắn, hốt hoảng, lung linh, ngay ngắn . tươi tốt, bờ bãi, đi đứng, cứng cáp. khấp khểnh, máy in, máy móc, mộc mạc. Câu 12. Cho các từ sau: xanh xao, san sẻ, phơi phới, hư hỏng, khỏe khoắn, lạnh lẽo, mềm mỏng, tốt tươi, lêu nghêu, cheo leo. Nhóm từ nào là từ ghép ? (M2) A. san sẻ, hư hỏng, mềm mỏng, tốt tươi. B. san sẻ, xanh xao, lêu nghêu, cheo leo. C. san sẻ, hư hỏng, phơi phới, khỏe khoắn. D. san sẻ, hư hỏng, khỏe khoắn, lạnh lẽo. Câu 13: Dòng nào dưới đây gồm 3 từ láy? A. quây quần, vuốt ve, quyến luyến B. quây quần, hoan hô, quyến luyến C. quyến luyến, vuốt ve, hò hát D. quyến luyến, hò hát, hoan hô. Câu 14: (1 điểm) Xếp các từ sau đây Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ vào các nhóm từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy: - Từ ghép tổng hợp: ………………………………………………………………………………………………………… - Từ ghép phân loại: …………………………………………………………………………………………………… - Từ láy: …………………………………………………………………………………………………… 15. Câu “Những cánh trăng trắng phấp phới trên nền cải xanh lốm đốm điểm hoa vàng” có mấy từ láy ? A. 1 Từ láy. B. 2 Từ láy. C. 3 Từ láy. D. 4 Từ láy. Câu 16: (2 điểm) Hãy xếp các từ thành 2 nhóm từ ghép và tứ láy : Phẳng phiu, mơ mộng, mải miết, phẳng lặng, loáng thoáng, học hỏi, học hành, anh em, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, ấp úng, yên ả, im ắng, tuổi tác, cây cối, chim choc, cong queo, thành thực, bình minh. Từ ghép: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. Từ láy: ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 17. Tìm 2 từ ghép tổng hợp, 2 từ ghép phân loại, 2 từ láy từ các tiếng sau : vui, nhỏ. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… C©u 18. Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. B. C. D. Cuống quýt, í ới, xinh xắn, gớm ghiếc, ngốc nghếch Bập bùng, thoang thoảng, bình tĩnh, học hành, rực rỡ. Lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy, tham lam. Mềm mại, mềm mỏng, máy móc, mơ mộng, phương hướng. Câu 19. Nhóm gồm các từ láy là: A. Chậm chạp, nhỏ nhắn, tươi tắn B. Chậm chạp, nhỏ nhẹ, tươi tốt C. Tươi tốt, bờ bãi, đi đứng D. Nhỏ nhẹ, tươi tắn, đi đứng Câu 20 :Cho cặp từ: Thuyền nan/ Thuyền bè. Hãy cho biết hai từ trong cặp từ trên khác nhau ở chỗ nào về nghĩa và về cấu tạo từ ? Câu 21. Trong các đáp án dưới đây, từ láy là: M2 A.Đánh đập, đi đứng, bình tĩnh, đấm đá. B.Minh mẫn, mong manh, mong mỏi, mong ngóng. C.Hối hả, hì hục, hý hoáy, hớt hải. D.Hối hả, mong ngóng, đấm đá, đi đứng Câu 22. Trong các câu “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ mềm mại rơi mà như nhảy nhót.” có số từ láy, từ ghép là: A. 3 từ ghép, 3 từ láy. B. 4 từ ghép, 3 từ láy. C. 2 từ ghép, 4 từ láy. D. 3 từ ghép, 4 từ láy. Câu 23 Nhóm từ không có từ ghép là: A. Mây mưa, râm ran, lanh lảnh, chầm chậm. B. Lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy. C. Bập bùng, thoang thoảng, lập lòe, lung linh. D. Mềm mỏng, máu mủ, mượt mà, mơ mộng. Câu 24 Trong những câu dưới đây, câu không phải câu ghép là: A. Lan vừa đến, tôi vừa đi. B. Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. C. Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. D. Vào những ngày hè oi bức, chúng ta được ngồi hóng những cơn gió mát lành từ biển thổi vào thì thật tuyệt. Câu 25. Trong đoạn văn “Thuỷ nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắcsê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.” Các câu được liên kết với nhau bằng cách: A. Dùng từ ngữ nối. B. Lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ. D. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối. Câu 26 a, Dòng nào dưới đây chỉ gồm toàn các từ láy? A. Thoang thoảng, nhăn nheo, rào rào, sững sờ B. Thoang thoảng, trung thưc, rào rào, nhăn nheo C. Thoang thoảng, nhăn nheo, lao xao, sững sờ. b, Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? A. Trong lớp tôi, thường xung phong, phát biểu ý kiến. B. Trong lớp, tôi thường xung phong phát biểu ý kiến. C.Trong lớp tôi thường xung phong, phát biểu ý kiến CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ, DẤU CÂU Câu 1. Chủ ngữ của câu “ Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ mọc lên.” Là: A. Từ phía chân trời. B. Trong làn sương mù. C. Từ phía chân trời, trong làn sương mù. D. Mặt trời buổi sớm. Câu 2 : Chủ ngữ trong câu : “Cuộc đời tôi rất bình thường” là : A. Tôi B. Cuộc đời tôi C. Rất bình thường Câu 3 ( 1điểm) Bộ phận chủ ngữ trong câu “ Những con voi về đích trước hươ vòi chào khán giả” là: A.Những con voi về đích trước B. Những con voi về đích trước hươ vòi C. Những con voi về đích D. Những con voi Câu 4 Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau (gạch một gạch dưới chủ ngữ) 1. Đó đây, hình tượng ghép đôi muôn thú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân. 2. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. 3.“Tảng sáng vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía tây ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên bắt chéo qua thung lũng trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn...” 4, Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! 5) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve. 6) Hôm nay, học sinh thi Tiếng Việt. 7) Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. 8) Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng má bảy chở thương binh lặng lẽ trôi. 9. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thi thả diều. 10. Bãi biển có biết bao cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngồi dưới bóng cây dừa để hưởng những làn gió mát rượi. 11. Cô Bốn tôi rất nghèo. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét. 12.Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. 13. Đứng trên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc. 14.Trong các thửa ruộng, hàng lúa xanh tươi rập rờn theo chiều gió. 15. Lương Ngọc Quyến hy sinh nhưng tấm lòng của ông còn sáng mãi. 16.Tiếng cá quẫy tung tăng xôn xao quanh mạn thuyền. 17.Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. 18.Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve 19.Gió mát đêm hè mơn man chú 20.Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! 21 Hôm nay, học sinh thi TiếngViệt. 22. Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng. 23.Mặt nước sông Sài Gòn long lanh năm xưa đã từng soi bóng Bác. 24.Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc thuyền của má Bảy chở thương binhn lặng lẽ trôi. 25.Trên bãi cỏ, những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn. 26.Hoa dạ hương gửi mùi hương đến từng chú bọ ve. Câu 5 CN của câu "Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả" là: (M2) A. Những con voi B. Những con voi về đích C. Những con voi về đích trước tiên D. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi 6. Chủ ngữ trong câu: “Màu xanh tươi tắn rải lên trên màu đất vàng sẫm.” là: A. Màu xanh tươi tắn. B. Màu xanh tươi tắn giãi lên. C. Màu xanh. D. Màu đát vàng sẫm. Câu 7: Bộ phận chủ ngữ trong câu: "Ở trường tôi, lớp 4A chúng tôi học tập rất chăm ngoan." là: A. Lớp 4A chúng tôi B. Lớp 4 A C. Trường tôi D. Chúng tôi Câu 8 Trạng ngữ trong câu “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét.” là: A. Cái hình ảnh trong tôi về cô. B. Cái hình ảnh trong tôi. C. Đến bây giờ. D. Vẫn còn rõ nét. Câu 9. Chủ ngữ trong câu “Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản” là: A. Đằng sau B. Đằng sau những câu đơn giản C. Những câu đơn giản D. Đằng sau những câu đơn giản là Câu 10.Câu “Nơi bố mẹ ngày ngày cày sâu cuốc bẫm, mọc lên vô số những mầm xanh” được viết theo cấu trúc: A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ B. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ C. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ D. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ Câu 11. Dòng nào đã có thể thành câu? (M2) A. Mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó C. Trên mặt nước loang loáng D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành Câu 12. "Bỗng đâu xuất hiện một bông hoa màu hồng đang chúm chúm nở" A. màu hồng đang chúm chím nở B. hồng đang chúm chím nở C. đang chúm chím nở D. chúm chím nở Câu 13: Dòng nào nêu đúng trạng ngữ của câu “ Một ngày nọ, khi đã trở thành một chàng trai, cậu bé trở lại bên cây táo.”? M2(0,5 đ) A. Một ngày nọ B Một ngày nọ, khi đã trở thành C Một ngày nọ, khi đã trở thành một chàng trai D khi đã trở thành một chàng trai Câu 14: Trạng ngữ thích hợp trong câu "..........., những quả bóng bay đủ màu sắc đang đua nhau bay lượn" là: A. Trên cành cây B. Trong nhà C. Trên bầu trời D. Trên xe Câu 15: ( 1 điểm) Bộ phận vị ngữ trong câu “ Những con cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ” là: A. trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ B. len lỏi giữa các bụi ven bờ C. các bụi ven bờ D. đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ Câu 16Trong câu "Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh." Bộ phận vị ngữ là:(1 điểm) A.Lên đường diệt trừ yêu tinh. B.Diệt trừ yêu tinh. C.Quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.D.Thương dân bản. Câu 17: ( M4- 1 đ) Tách đoạn văn sau thành các câu cho đúng ngữ pháp và xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu ? “Tảng sáng vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía tây ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên bắt chéo qua thung lũng trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn...” Câu 18. Ghi dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau ( đánh dấu trực tiếp vào đoạn văn): Bác tự cho mình là người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Câu 19. Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng. ( M1) A . Mùa thu, trời mát mẻ. B . Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường. C . Buổi sáng, núi đồi, làng bản, chìm trong biển mây mù. D. Trời mưa, em không đi học được. Câu 20. Đọc câu văn sau và cho biết dấu hai chấm dùng để làm gì ? “Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi .” (M1) A. Dẫn lời nói nói trực tiếp của nhân vật . B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. C. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước . D. Báo hiệu bộ phận đứng sau được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 21 Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong 2 câu văn sau: Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Câu 22. Dấu chấm lửng trong câu “Một, hai, ba...!” được dùng với chức năng: A. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ. B. Biểu thị âm thanh kéo dài. C. Biểu thị âm thanh ngắt quãng. D. Cả ba chức năng trên. Câu 23 Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ: “Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.” CÁC KIỂU CÂU Câu 1( Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Hoa mai vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo. ………………………………………………………………………………………………………… Câu 2: Câu “ Thưa ba, con xin tặng ba một món quà” thuộc kiểu câu gì?M1 ( 0,5 đ) A. cảm B. Câu khiến C. Câu kể D. Câu hỏi Câu 3: Những câu nào là câu hỏi, hãy ghi dấu chấm hỏi cuối câu đó vào ô trống? M2 ( 05 đ) A. Phần thưởng là gì hả chị Ma - ri B. An – na hỏi chị gái gửi phiếu dự thưởng như thế nào C. Em có muốn xin chiếc cặp tóc không, An - na Câu D. Em đâu có xin chiếc cặp tóc của chị Câu 4: Câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” thuộc kiểu câu kể nào? A. Ai là gì ? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 5. ( 0,5 điểm). Dòng nào dưới đây không phải là câu hỏi ? (M1) A. Hôm nay mình có nên đi xem phim không nhỉ? B. Ngày mai bạn có đi xem bóng đá với mình không? C. Ngày mai bạn đi chơi với mình nhé? D. Bạn đang học bài đấy à ? Câu 6( 0,5 điểm). Trong các câu sau, câu nào thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? (M2) A. Chim sơn ca hệt như một ca sĩ chuyên nghiệp. B. Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm. C. Chim sơn ca là ca sĩ của rừng xanh. D. Chim sơn ca có giọng hót rất hay. Câu 7 ( 0,5 điểm) Câu “ Khi mùa xuân đến, cây gạo già lại trổ lộc, lại gọi chim chóc tới” là kiểu câu kể nào A. Ai làm gì ? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 8 (1 điểm) trong đoạn văn: “Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tý hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến còn đọng lại.” a. Khi miêu tả hoa sấu, tác giả đã tập trung chú ý đến: A. Màu sắc, hương thơm B. Hương thơm, mùi vị C. Màu sắc, hương thơm, mùi vị b. Trong đọan văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Nhân hoá B. So sánh C. Nhân hoá và so sánh. Câu 9 Đặt 2 câu kể Ai làm gì? có vị ngữ là cụm động từ? 10. (0.5 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau: Trước gió hiu hiu, những bụi mưa bay loăng quăng, vẩn vơ. ................................................................................................................................................................. 11. (0.5 điểm) Đặt một câu kể theo mẫu Ai thế nào? ................................................................................................................................................................. ....................................................................................... Câu 12: ( 0,5 điểm) Câu “ Anh có thể giúp em đóng cửa sổ được không?” thuộc kiểu câu nào? A. Câu hỏi B. Câu cảm C. Câu khiến D. Câu kể Câu 13: (0,5 điểm) Câu: “Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể “Ai là gì?” B. Câu kể “Ai làm gì?” C. Câu kể “Ai thế nào?” Câu 14: (0,5 điểm) Câu nào là câu hỏi trong các câu sau? M1 A. Mẹ em đi chợ. B. Mẹ em đi chợ mua áo cho em. C. Mẹ em đi chợ về chưa? Câu 15 Em hãy thêm thành phần câu để biến đổi từ “ mùa xuân ” thành câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu cầu khiến. Câu 16 Nối các câu với kiểu câu tương ứng Câu Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Kiểu câu Ai là gì? Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nhát từng cây một. Ai thế nào? Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. Ai làm gì? Câu 17: (m2- 1đ) Trong từng câu sau, mục đích dùng câu hỏi để làm gì? a) Anh chị nói nhỏ một chút có được không? b) Sao bạn chịu khó thế ? c) Sao con hư thế nhỉ ? d) Cậu làm như thế này là đúng à ? Câu 18: (M2 – 1đ). Câu Tôi bây giờ vẫn là một đứa trẻ thích xê dịch. Thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể "Ai là gì?" B. Câu kể "Ai làm gì?" C. Câu kể "Ai thế nào?" Câu 19. Từ “ai” được dùng là từ nghi vấn trong câu: A. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời. B. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy? C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy? D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó! MỞ RỘNG VỐN TỪ Câu 1. Cho các từ sau: Tài nguyên, tài trợ, tài hoa, tài năng, tài nghệ. Nhóm nào gồm các từ có tiếng tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường? A. Tài nghệ, tài năng, tài hoa B. Tài nguyên, tài trợ, tài hoa C. Tài nghệ, tài năng, tài trợ D. Tài năng, tài hoa, tài nguyên Câu 2.Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”? A. xanh ngắt C. xanh thẳm B. xanh biếc D. xanh mướt Câu 3.. Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ xum xuê : A. Có nhiều cành lá. B. Có nhiều cành lá rậm rạp, tơi tốt, đẹp. C. Có màu xanh đậm. Câu 4. Em hiểu “Thơm thoang thoảng ” có nghĩa là gì ? ( M1) A . Mùi thơm ngào ngạt lan xa . C . Mùi thơm bốc lên mạnh mẽ . B . Mùi thơm phảng phất , nhẹ nhàng . D . Mùi thơm đậm hương Câu 5. Loài hoa được gọi là hoa học trò là hoa : ( M1) 0,5đ A. Hoa Mười Giờ B. Hoa Hồng C. Hoa Phượng D. Hoa Lan Câu 6: Từ nào không chỉ vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của con người trong các từ sau: A. nhân ái B. thon thả C. lịch sự D. thật thà Câu7. Em hiểu thế nào là “ ước mơ cao đẹp”? hãy nêu ví dụ trong cuộc sống để làm rõ điều đó. Câu 8 Dòng nào dưới đây gồm 4 từ cùng nghĩa với từ ao ước? A. ước ao, khát khao, ước mong, ước lượng B. ước ao, khát khao, ước mong, ước muốn C. ước ao, khát vọng, ước chừng, ước muốn D. ước ao, khát vọng, ước chừng, ước đoán 9. (0.5 điểm) Sắp xếp các từ ngữ tả người sau đây thành hai loại: (dịu dàng, xinh xắn, thanh mảnh, chua ngoa, đanh đá, thùy mị, chất phác, phi thường.) a) Những từ miêu tả ngoại hình. b) Những từ miêu tả tính cách. ............................................................. ............................................................. ............................................................. ............................................................. Câu 10 ( 0,5 điểm) Từ cùng nghĩa với từ “ thẳng tắp” A. Thắng thắn B. Ngay thẳng C. Thẳng băng D. Thẳng tính Câu 11 (1điểm)Tiếng “nhân” trong từ nào khác nghĩa tiếng “nhân” trong các từ còn lại? A. nhân tài B. nhân ái C. nhân hậu D. nhân nghĩa Khoanh tròn vào chữ cái trước từ có tiếng "bảo" mang nghĩa: giữ, chịu trách nhiệm. A. Bảo kiếm C. Bảo ngọc B. Bảo toàn D. Gia bảo Câu 12. Đồng nghĩa với từ hạnh phúc là từ: A. Sung sướng C. Toại nguyện B. Phúc hậu D. Giàu có Câu 13. Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây không có nghĩa là “ở giữa”? A. Trung tâm C. Trung thu B. Trung nghĩa D. Trung điểm Câu 14. Dòng chỉ gồm những từ đồng nghĩa với từ “vui”: A. Vui vẻ, vui tươi, vui sướng, thích thú. B. Vui tươi, tươi vui, sung sướng, hài lòng. C. Vui sướng, vui tươi, hồ hởi, phấn khởi. D. Sung sướng, thích thú, hân hoan, hài lòng Câu 15 : (m2 - 0,5đ) Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại : a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước. b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn. 16. Từ nào có nghĩa là “Phổ biến rộng rãi” (2đ) A. truyền tụng B. truyền bá C. truyền thống Câu 17. Từ nào sau đây không phải là từ ghép? D. truyền đạt A. San sẻ B. Phương hướng C. Xa lạ Câu 18. Từ nào khác nghĩa các từ còn lại ? D. Mong mỏi A. Tổ tiên B. Tổ Quốc C. Đất nước D. Giang sơn Câu 19: Đáp án nào tiếng " nhân" có nghĩa là "lòng thương người":(1 điểm) A. Nhân dân, nhân hậu, công nhân, nhân ái . B. Nhận hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ. C. Nhân dân, công nhân, nhân đức, nhân từ. D. nhân hậu, nhân đức, nhân loại, nhân tài. THÀNH NGỮ: Câu 1 Tìm hai thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng. ( M3- 1đ) Câu 2 Câu thành ngữ, tục ngữ nào không cùng nhóm nghĩa với các câu còn lại. ( M3) a) Đồng tâm hiệp lực b) Một lòng một dạ.. c) Đồng sức đồng lòng d) Đồng cam cộng khổ. Câu 3 Trong các câu thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? Ba chìm bảy nổi ; vào sinh ra tử ; cày sâu cuốc bẫm ; gan vàng dạ sắt ; nhường cơm sẻ áo Câu 4( 0,5 điểm). Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu tục ngữ : (M1) “ Người có chí thì nên Nhà có nền thì vững.” A. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn. B. Khuyên không nên nản lòng khi gặp khó khăn. C. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công D. Khuyên người ta cần kiên nhẫn, vững lòng. Câu 8 ( 1 điểm) Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: (M2) a) ……..sao được …… b) Hãy……..bền chí …………… ….. ai………………….., …………….mặc ai. c) Trọng ………..mới ……… làm ………… d) ………… như ……….kêu mùa hè. Câu 9 Điền vào chỗ chấm để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ: (M3) a) ………………thầy …………………………..bạn. b) Non …………..nước ……………………….. c) …………………được ……………………..thấy. d) …………………….là sống, …………………..là chết. 10. Điền từ còn thiếu trong câu tục ngữ sau? (2đ) Chim ……. kêu tiếng rảnh rang Người ………. nói tiếng dịu dàng dễ nghe Câu 11.Viết một câu ca dao hoặc tục ngữ, thành ngữ nói về tình nghĩa thầy trò hoặc cha mẹ, anh chị em. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. Câu 12: Dòng nào dưới đây gồm 2 câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người? A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức./ Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. B. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo./ Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. C. Thắng không kiêu, bại không nản./ Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. D. Thua keo này, bày keo khác./ Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly. 13.Trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây, thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực là: A. Thương người như thể thương thân. B. Dám nghĩ, dám làm C. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. D. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Câu 14:(M2- 0,5 điểm) Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng ? A. Thẳng như ruột ngựa. C. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Thuốc đắng dã tật. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. Câu 15: ( 0,5 điểm) Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào nói về lòng tự trọng: A. Ba chìm bảy nổi B. Vào sinh ra tử C. Đói cho sạch, rách cho thơm D. Ở hiền gặp lành 16. (1 điểm) Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ “có chí thì nên” ? Câu 17. Đáp án nào nêu đúng nghĩa câu tục ngữ : Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ A. Cùng chung chịu đau thương, hoạn nạn. B. Phải biết giúp đỡ nhau trong tập thể. C. Sự cảm thông, thương yêu lẫn nhau của đồng loại lúc hoạn nạn. D. Phải biết che chở cho nhau khi chung một nhà. Câu 18: Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ "Học đâu hiểu đấy" “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ” ? Đă ̣t câu với tục ngữ trên . Câu 19.)Câu thành ngữ, tục ngữ nào trong các đáp án dưới đây có ý nghĩa tương tự câu ca dao sau:M3 Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Ăn cây nào rào cây ấy. Câu 20 ( M3) C. Uống nước nhớ nguồn. D. Lá lành đùm lá rách. " Nhiễu điều phủ lấy giá gương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan