Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiền ảo và xu hướng phát triển của tiền ảo tại việt nam giai đoạn năm 2018 201...

Tài liệu Tiền ảo và xu hướng phát triển của tiền ảo tại việt nam giai đoạn năm 2018 2019

.PDF
21
174
134

Mô tả:

MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Tiền tệ 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Chức năng của tiền tệ 5 1.1.3. Quy luật lưu thông tiền tệ 6 1.2. Tiền ảo 7 1.2.1. Khái niệm 7 1.2.2. Phân loại 7 1.2.3. Nguồn gốc ra đời của tiền ảo 7 1.2.4. Chức năng của tiền ảo 8 1.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của tiền ảo 9 1.2.6. Một số loại tiền ảo phổ biến tại Việt Nam 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2019 12 2.1. Thực trạng tiền ảo tại Việt Nam 12 2.2. Một số phương pháp mà chính phủ có thể áp dụng để quản lý tiền tại Việt Nam KẾT LUẬN ảo 14 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Ý nghĩa BTC Bitcoin ETH Etherum MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển kèm theo đó, những nhu cầu về tiêu dùng, tiện lợi trong quản lý tiền và sử dụng tiền cũng ngày càng được quan tâm. Từ đó tiền ảo ra đời nhằm giải quyết những nhu cầu của người dùng trên toàn xã hội. Kèm theo đó, tiền ảo ngày nay cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm và ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tôi đã chọn “Tiền ảo và xu hướng phát triển của tiền ảo tại Việt Nam giai đoạn năm 2018 - 2019” làm đề tài tiểu luận giữa học phần môn Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình học tập bộ môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin 2 tại Học viện Chính sách và Phát triển, tôi đã được giảng viên giảng dạy về khái niệm, chức năng và quy luật lưu thông của tiền tệ của C.Mac. Về vấn đề tiền ảo, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm chức năng, ưu nhược điểm của tiền ảo và giải thích vô cùng kĩ càng và chặt chẽ. Trong đó một số nhà kinh tế như Robert Shiller cho rằng Bitcoin nói riêng hay tiền ảo nói chung sẽ không phải là một tính năng vĩnh cửu nhưng việc sáng lập ra đồng tiền ảo này cũng là một ý tưởng thông minh và thú vị. Rất nhiều nhà kinh tế cũng đã chỉ ra rằng tiền ảo phát triển cũng có nhiều ưu điểm nhưng những hạn chế mà tiền ảo mang lại lại khá nghiêm trọng. Bill Gates cho rằng đồng tiền ảo là phương tiện để những đối tượng xấu lợi dụng để rửa tiền, trốn thuế, một số loại thuốc cấm trên thị trường hiện nay cũng có thể được mua bán dễ dàng thông qua tiền điện tử vì tính bảo mật người dùng cao,… Đa số những nhà kinh tế cho rằng tiền ảo ngày nay là một thảm họa tài chính. Như ​Jamie Dimon, ông cho rằng tiền ảo chỉ dành cho những kẻ buôn ma túy, trốn thuế, những kẻ giết người,… Tuy vậy, đồng tiền ảo vẫn được các nhà đầu tư rót vốn vào bất chấp những rủi ro mà nó mang lại. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận của tiền tệ theo nguyên lý của chủ nghĩa Mac - Lenin, từ đó làm rõ vấn đề về Tiền ảo tại Việt Nam. Nghiên cứu về tiền tệ, tiền ảo từ đó trình bày về xu hướng phát triển của tiền ảo tại Việt Nam, những ưu điểm, nhược điểm của tiền ảo và tìm ra những biện pháp phát triển tiền ảo lành mạnh, phổ biến rộng rãi tiền ảo cho toàn dân được hiểu, được biết, có kiến thức để phòng tránh những trường hợp bị lừa đảo do thiếu hiểu biết về đồng tiền này. Không chỉ để nâng cao kiến thức, việc nghiên cứu về tiền ảo không chỉ để làm rõ hơn các khái niệm vốn còn xa lạ mà còn để phát triển kinh tế, bắt kịp xu hướng toàn thế giới để Việt Nam không bị lạc hậu, thụt lùi trước những quốc gia ngày càng phát triển nhanh về công nghệ thông tin trên thế giới. 4. Câu hỏi nghiên cứu Khái niệm, chức năng của tiền tệ? Quy luật lưu thông tiền tệ? Thế nào là tiền ảo? Nguồn gốc ra đời của tiền ảo? Chức năng của tiền ảo? Ưu điểm và nhược điểm của tiền ảo? Một số loại tiền ảo phổ biến tại Việt Nam? Hiện nay, tại Việt Nam, tiền ảo đang được biết đến như thế nào? Thực trạng tiền ảo tại Việt Nam? Xu hướng phát triển tiền ảo tại Việt Nam? (về nhận thức của người dân, chính sách của nhà nước nhằm phát triển hay hạn chế chức năng của đồng tiền ảo,…) Một số biện pháp, chính sách có thể đề xuất cho Nhà nước nhằm phát triển những mặt tốt cũng như hạn chế những mặt xấu của tiền ảo? 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tiếp cận Nhìn từ góc độ của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển. 5.2. Phương pháp thu thập tài liệu Sử dụng các số liệu thứ cấp. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Tiền tệ, tiền ảo và xu hướng phát triển của tiền ảo tại Việt Nam. 6.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, tiểu luận sẽ tập trung chủ yếu vào phạm vi trong vùng lãnh thổ Việt Nam. Về thời gian, tiểu luận sẽ tập trung vào khoảng thời gian năm 2018 – 2019. 7. Kết cấu của bài tiểu luận Bài tiểu luận gồm 2 chương, trong đó: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng tiền ảo tại Việt Nam giai đoạn năm 2018 – 2019. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tiền tệ 1.1.1. Khái niệm Theo C.Mác, tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả hàng hóa, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản kể cả động sản hình thành trong tương lại và những vật gắn liền với đất đai. Trong tiểu luận này, tôi sử dụng khái niệm tiền tệ của C.Mác để có thể làm rõ nhất nội dung của tiểu luận. 1.1.2. Chức năng của tiền tệ Tiền tệ gồm 5 chức năng chính, đó là Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới. Trong đó Thước đo giá trị là chức năng cơ bản nhất. Với chức năng là Thước đo giá trị, tiền được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Là phương tiện lưu thông, tiền đóng vai trò làm môi giới trong việc trao đổi hàng hóa. Với chức năng này, việc trao đổi mua bán hàng hóa trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tiền còn là phương tiện cất trữ. Trong trường hợp này, tiền không được sử dụng ngay để mua bán hàng hóa mà thay vào đó, tiền được cất trữ để sử dụng khi cần thiết. Phương tiện thanh toán của tiền tệ chỉ nảy sinh khi xuất hiện tình trạng mua – bán chịu. Đối với chức năng này, tiền được sử dụng để chi trả sau khi quá trình mua – bán đã hoàn thành. Trong quá trình thực hiện chức năng này, xã hội đã xuất hiện một loại tiền mới đó là tiền tín dụng. Tiền tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền điện tử, thẻ thanh toán,… Chức năng cuối cùng của tiền tệ là Tiền tệ thế giới. Chức năng này xuất hiện khi thực hiện giao dịch, trao đổi mua - bán giữa các quốc gia với nhau. Việc quy đổi tiền của nước này ra tiền của nước khác được thực hiện theo tỷ giá hối đoái – là giá cả đồng tiền của nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác. 1.1.3. Quy luật lưu thông tiền tệ Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định. Ta có thể hiểu, quy luật lưu thông tiền tệ thể hiện lượng tiền vốn mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu để phục vụ cho quá trình trao đổi mua – bán nhằm đem lại giá trị thặng dư hay còn gọi là lợi nhuận. Trong quy luật lưu thông tiền tệ xuất hiện 2 trường hợp, trong đó: Trường hợp 1: Tiền chỉ thực hiện chức năng là Phương tiện lưu thông. Trong trường hợp này, số tiền cần thiết cho lưu thông hay còn hiểu là số tiền phục vụ cho trao đổi mua – bán hàng hóa được xác định theo công thức: M= P *Q V Trong đó: M: Lượng tiền cần thiết cho lưu thông P: Mức giá cả Q: Khối lượng hàng hóa và dịch vụ đem ra lưu thông V: Số vòng quay của đồng tiền cùng loại Trường hợp 2: Tiền thực hiện cả 2 chức năng là Phương tiện lưu thông và Phương tiện thanh toán. Số tiền cần thiết cho lưu thông được xác định theo công thức: M= Trong đó: M: Lượng tiền cần thiết cho lưu thông A: Tổng giá cả hàng hóa đem lưu thông A−B+C+D V B: Tổng giả cả hàng hóa bán chịu C: Tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau D: Tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ thanh toán V: Số vòng quay của đồng tiền cùng loại 1.2. Tiền ảo 1.2.1. Khái niệm Đồng tiền ảo hay còn gọi là đồng tiền điện tử, tiền kỹ thuật số hay Crypto-currency là một loại tiền tệ số hóa không thể nắm giữ hay nhìn thấy được. Nó có giá trị tương đương tiền truyền thống ( tiền giấy, vàng, bạc, kim loại, v..v...), tiền ảo ra đời nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch thông qua mạng lưới Internet. Ngân hàng Châu Âu đã định nghĩa tiền ảo là một đơn vị kỹ thuật số có thể được phát hành bởi ngân hàng trung ương hoặc một cơ quan công quyền. Tiền ảo được chấp nhận bởi cộng đồng và sử dụng để thanh toán, luân chuyển, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử. Trên thế giới hiện nay có khoảng 1,865 loại tiền ảo, trong đó có thể kể đến như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), TRON (TRX), Cardano (ADA),… 1.2.2. Phân loại Hiện nay trên thị trường có 3 loại tiền ảo chính là Tiền ảo đóng, Tiền ảo dịch chuyển một chiều và Tiền ảo phi tập trung. Tiền ảo đóng là những loại tiền ảo tập trung phục vụ vào nhu cầu giải trí, được người sử dụng dùng trong trò chơi là chủ yếu. Loại tiền ảo này không có liên hệ nhiều đến nền kinh tế thị trường. Tiền ảo dịch chuyển một chiều là dạng tiền ảo sử dụng tiền thật để mua nhưng không thể quy đổi ngược trở lại. Loại tiền này thường được sử dụng cho hoạt đông kinh doanh quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Ví dụ: coupon, điểm tích trong thẻ,… Loại tiền ảo cuối cùng là Tiền ảo phi tập chung. Loại tiền này được tạo ra dựa trên những nền tảng không tập trung ví dụ như Bitcoin, Ethereum,… Tiền ảo phi tập trung có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thực sự. 1.2.3. Nguồn gốc ra đời của tiền ảo Nhằm đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, tiền ảo đã ra đời. Đồng tiền ảo đầu tiên được Satoshi Nakamoto – nhà lập trình tài năng – tạo ra vào ngày 3 tháng 1 năm 2009. Ông Nakamoto cho biết, ông đã dành hơn 1 năm để viết phần mềm bao gồm 31 nghìn dòng mã và 1 thông báo trên Internet. Đồng tiền ảo của ông ra đời bởi một phần do bất bình vì khủng hoảng kinh tế lúc bấy giờ. Phát minh của Nakamoto được kiểm soát hoàn toàn bằng hệ thống phần mềm. Phần mềm này sẽ sản xuất ra khoảng 21 triệu Bitcoin trong vòng 20 năm và hoạt động dựa trên nền tảng như một loại xổ số. Cứ 10 phút trôi qua, tiền sẽ được phân phối theo một quy trình nhất định mà những người đào Bitcoin sẽ như những người chơi xổ số, họ chơi nhiểu lần và máy tính nào nhanh hơn sẽ kiếm được nhiều Bitcoin hơn. 1.2.4. Chức năng của tiền ảo Cũng giống như tiền tệ, tiền ảo cũng có 5 chức năng chính là Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới. Đối với chức năng là Thước đo giá trị, tiền ảo cũng được sử dụng để đo lường giá trị của hàng hóa mà cho phép sử dụng tiền ảo. Tiền ảo lưu thông vô cùng dễ dàng và đơn giản trên thị trường. Vì vậy, đối với Phương tiện lưu thông, tiền ảo có lợi thế vô cùng mạnh mẽ về sự thuận tiện và dễ dàng trong sử dụng. Trên thị trường hiện nay, tiền ảo lại có tốc độ biến động khá nhanh và không ổn định. Tuy vậy, tiền ảo vẫn có chức năng là Phương tiện cất trữ mặc dù mức độ rủi ro khi cất trữ tiền ảo là khá cao. Ví dụ như Bitcoin, vào thời điểm Bitcoin mới bùng nổ trên thị trường kinh tế, giá trị Bitcoin được tăng lên rất cao vào khoảng 20.000 USD/BTC nhưng có thể nhanh chóng tụt dốc và chỉ còn 2.000 USD/BTC, vô cùng bất ổn. Một số quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã cho phép sử dụng Bitcoin để thanh toán dịch vụ và hàng hóa điều đó thể hiện, tiền ảo có chức năng là Phương tiện thanh toán. Tại Việt Nam, trường Đại học FPT đã cho phép sinh viên sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin để đóng tiền học phí nhưng chính sách này hiện tại chỉ áp dụng cho sinh viên ngoại quốc, khó khăn trong quá trình đóng học phí vì khác quốc tịch Việt Nam. Konstantin Korishchenko thuộc Học viện Kinh tế và Quản lý Hành chính Quốc gia Nga (RANEPA) cho biết: “​Ở Nhật Bản, bạn có thể trả tiền bằng đồng Bitcoin cũng như đồng Yen, và điều này sẽ làm tăng nhu cầu về đồng tiền ký quỹ cũng như các hoạt động của nó. Tuy nhiên, tất cả các phương thức thanh toán​ bằng loại tiền kỹ thuật số sẽ phải được thực hiện thông qua một số tổ chức được ủy quyền đặc biệt, nơi có yêu cầu nghiêm túc về vốn đối với các hoạt động tiền tệ của họ” Và cuối cùng, tiền ảo có chức năng là Tiền tệ thế giới. Khả năng lưu chuyển và sử dụng trên mọi quốc gia và mọi vùng lãnh thổ là như nhau. Tiền ảo cho phép người dùng chi trả cho hoạt động của mình tại mọi khu vực, mọi dịch vụ cho phép sử dụng tiền ảo để thanh toán mà không mất thời gian để quy đổi tiền nước này sang tiền nước khác. Chức năng này chỉ có tác dụng khi sử dụng đồng tiền ảo thanh toán, trao đổi trên phạm vi ngoài khu vực quốc gia mà người dùng đang sinh sống. 1.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của tiền ảo 1.2.5.1. Ưu điểm Thứ nhất, tiền ảo có tính di động cao nên việc giao dịch cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Người sử dụng không cần phải luôn mang theo tiền mặt trong người mà có thể chỉ cần mang theo 1 thiết bị thông mình nhỏ gọn như điện thoại di động là đã có thể trao đổi mua bán một cách dễ dàng. Sử dụng tiền ảo sẽ không phụ thuộc vào không gian, thời gian khi trao đổi mua bán. Thứ hai, việc sử dụng tiền ảo sẽ ít gây ô nhiễm môi trường vì mọi giao dịch, tính toán loại tiền này đều xuất phát từ nền tảng Internet. Nếu bình thường để trao đổi mua bán hàng hóa, thực hiện giao dịch chúng ta phải sử dụng đến tiền mặt thì bây giờ, đối với tiền ảo, khâu in tiền, làm giấy,… sẽ được loại bỏ, thay vào đó là những dãy mã hóa trên Internet hệ thống. Cho dù vậy, việc sử dụng tiền ảo vẫn gây ô nhiễm môi trường vì để duy trì loại tiền này, hệ thống máy chủ và phần mềm phải được giữ ổn định liên tục nên sẽ tiêu một lượng điện năng nhất định. Thứ ba, tiền ảo có tính bảo mật cao hơn những loại tiền thông thường. Mọi giao dịch của bạn đều có thể được thực hiện mà không tiết lộ bất kì thông tin nào. Thứ tư, tiền ảo không thể bị làm giả. Ngày nay vấn nạn tiền giả vẫn còn là vấn đề mà nhiều quốc gia gặp phải nhưng đối với tiền ảo, mỗi loại tiền sẽ đc quản lý bằng phần mềm và máy chủ riêng nên không thể làm giả và tiền ảo vốn không có dạng vật chất nên cũng không thể có tiền ảo giả. Thứ năm, đồng tiền ảo có chi phí giao dịch thấp. Ngày nay, nếu bán muốn rút tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn, bạn sẽ mất khoảng 1000đ - 3.000đ tiền phí nhưng đối với tiền ảo, bạn có thể sử dụng trực tiếp mà không cần quy đổi sang tiền mặt và sử dụng thuận tiện cho nhiều giao dịch trao đổi mua bán thông thường mà không tốn thêm bất cứ loại chi phí phát sinh nào. Và cuối cùng, tiền ảo ra đời từ đó giúp tạo tiềm năng phát triển cho ngành thương mại điện tử, nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân. 1.2.5.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, tiền ảo cũng có rất nhiều hạn chế: Thứ nhất, tiền ảo ngày nay chưa được phổ biến, đa số mọi người vẫn chưa có kiến thức về tiền ảo nên vẫn còn ít người sử dụng và mọi người chưa sẵn sàng đón nhận và thay đổi thói quen sử dụng tiền thật. Thứ hai, tiền ảo khá khó đối với người mới sử dụng vì những thuật ngữ chuyên ngành khá khó hiểu và cơ chế hoạt động cũng khác với những loại tiền thông thường. Thứ ba, tiền ảo có tốc độ biến động nhanh và không ổn định. Đồng tiền ảo có thể lên giá rất nhanh nhưng cũng có thể xuống dốc rất nhanh. Tính bất ổn này khiến người sử dụng không yên tâm về khoản tiền của mình. Thứ tư, tiền ảo có thể bị đánh cắp không phải bởi những kẻ cướp thông thường mà bởi những “hacker” chuyên nghiệp. Việc đánh cắp bằng công nghệ sẽ khó giải quyết hơn là những vụ cướp tiền thông thường. Nhược điểm cuối cùng và cũng là nhược điểm lớn nhất của tiền ảo đó là vấn đề rửa tiền, trốn thuế, mua bán trái pháp luật,… Tiền ảo dễ bị tội phạm lợi dụng vì thực hiện giao dịch bằng tiền ảo có thể không để lộ bất cứ thông tin nào của người dùng và hiện nay chính phủ vẫn chưa có những quy định cụ thể và chặt chẽ về vấn đề tiền ảo. 1.2.6. Một số loại tiền ảo phổ biến tại Việt Nam Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại tiền ảo khác nhau nhưng không phải loại tiền nào cũng có thể tồn tại và phổ biến tại thị trường Việt Nam. Và sau đây là một số loại tiền ảo phổ biến nhất tại Việt Nam: Trước tiên phải kể đến Bitcoin – đồng tiền ảo đầu tiên và được lập trình viên Satoshi Nakamoto viết năm 2009. Bitcoin là đồng tiền ảo không chỉ phổ biến tại thị trường Việt Nam mà còn phổ biến trên toàn thế giới. Bitcoin hoạt động tương tự như một loại xổ số. Người sử dụng sẽ “chơi xổ số” nhiều lần và máy tính nào mạnh hơn sẽ thu được nhiều tiền hơn. Hiện nay trên thị trường tiền ảo, Bitcoin có giá trị vào khoảng 4.000 – 5.000USD/BTC, đây là dấu hiệu cho thấy thị trường tiền ảo đang tăng mạnh so với thời điểm 1 – 2 năm trước. Tiếp đến là Ethereum (ETH). ETH là một loại tiền ảo được viết nên bởi Vitarik Buterin vào năm 2013. Được biết nên như là Bitcoin 2.0, ETH khắc phục được những nhược điểm của Bitcoin, khuyến khích người dùng khai thác tập trung. Đơn vị tiền ảo của Etherum là Ether, được quyết định giá trị nhờ những người “đào mỏ” nên đồng tiền Ether vẫn còn nhiều biến động và chưa được chú ý đến nhiều như Bitcoin. Etherum có những đặc điểm khác với Bitcoin. Nếu ở Bitcoin chúng ta được biết đến về việc giao dịch không thông qua khâu trung gian, cách quản lí vẫn là một điều mơ hồ và việc thực hiện giao dịch không cần tiết lộ thông tin người dùng thì đến với Etherum, chúng ta đã thấy hệ thống được rõ ràng, chặt chẽ hơn. Bốn yếu tố chính cấu thành nên Etherum là: Ether, hợp đồng ảo, tài khoản và máy ảo Ethereum. Hợp đồng ảo của ETH cho phép người dùng tạo nên những quy định, điều khoản giữa 2 bên giao dịch nhưng không cần đến cơ quan trung gian. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2019 2.1. Thực trạng tiền ảo tại Việt Nam Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều loại tiền ảo nhưng nhận thức của người dân về tiền ảo là vô cùng hạn hẹp, chính phủ cũng chưa có những biện pháp thích hợp để phổ biến tiền ảo đến người dân. Chính chính phủ Việt Nam hiện nay cũng chưa muốn xác nhận, đưa tiền ảo trở thành một loại tiền hợp pháp. Ngày nay, tuy tiền ảo được biết đến đã nhiều hơn ngày trước nhưng vấn đề tiền ảo vẫn là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam bây giờ. Tài sản ảo được định nghĩa bao gồm tiền ảo, tên miền, hộp thư điện tử,… Vì tài sản ảo là loại tài sản có phạm vi khá rộng và khó có thể bao quát nên ngày nay vẫn chưa có khái niệm chung cho tài sản ảo và chính phủ cũng chưa đồng ý liệt tài sản ảo vào một trong những loại tài sản mà pháp luật quy định. Từ đó, tiền ảo cũng chưa được nhà nước Việt Nam công nhận là một loại tiền tệ mặc dù tiền ảo mang đầy đủ những chức năng của tiền tệ. Về phía chính phủ, do tiền ảo vẫn chưa được pháp luật biết đến và hiện nay đa số những người hiểu biết và đầu tư vào tiền ảo là người trẻ tuổi, những doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thử sức và trải nghiệm, còn lại, trong bộ máy nhà nước chúng ta đa số vẫn chưa đồng thuận cho việc sử dụng tiền ảo. Điều này cũng là dễ hiểu vì đặc điểm của tiền ảo là không cần cung cấp thông tin chi tiết của người sử dụng nên sẽ khiến cho chính phủ khó quản lý và không thể lường trước được những rủi ro mà đồng tiền nhiều biến động này mang lại. Một số những vấn nạn liên quan đến tiền ảo mà nhà nước quan tâm và đến nay cũng chưa thể tìm cách khắc phục nếu đưa tiền ảo vào hợp pháp hóa là nạn rửa tiền, trốn thuế, chảy máu ngoại tệ. Những tội phạm này có thể làm dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế thị trường, làm thất thoát vốn nhà nước,… Nhưng như một số nước đã hợp pháp hóa đồng tiền ảo thì Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý, những quy định pháp luật để hạn chế quyền hạn của đồng tiền ảo. Trong thời đại 4.0 ngày nay, việc đầu tư tiền ảo đang ngày càng gia tăng nhưng khung pháp lý về tiền ảo tại các quốc gia khác trên thế giới vẫn chưa được thống nhất. Như ở Nga hay Ấn Độ, tiền ảo bị cấm trên diện rộng và chính phủ không cho phép người dân sử dụng tiền ảo thì ở Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản cho phép người dân sử dụng tiền ảo để thanh toán nhưng vẫn chưa cho phép tiền ảo là tiền pháp định. Trước sự không thống nhất về pháp lý như vậy, chính phủ Việt Nam cũng rất khó khăn trong việc đưa ra khung pháp lý hợp lý để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào đồng tiền ảo. Về phía nhà đầu tư vào tiền ảo, thị trường tiền ảo là một thị trường biến động không ngừng và rủi ro của những nhà đầu tư vào đồng tiền ảo là rất lớn nhưng vì chính phủ chưa đưa ra được một khung pháp lý hoàn chỉnh cho tiền ảo nên những rủi ro mà người đầu tư tiền ảo gặp phải sẽ không được nhà nước giải quyết, những nhà đầu tư sẽ phải chịu 100% tổn thất do đồng tiền ảo mang lại. Trước những rủi ro như vậy, đồng tiền ảo ngày nay mới chỉ được các doanh nghiệp về công nghệ thông tin hoặc có nền tảng công nghệ vững chắc đầu tư và phát triển. Nhưng việc chỉ có một số doanh nghiệp tập trung đầu tư vào tiền ảo sẽ khiến cho đồng tiền ảo của nước ta tập trung quá nhiều vào những doanh nghiệp lớn từ đó thao túng thị trường tiền ảo, khiến các nhà đầu tư lo sợ và phải bán tháo đi lượng tiền mình nắm giữ trong tay, từ đó các nhà đầu tư lớn sẽ thu mua lượng tiền đó khiến giá đồng tiền ảo tăng nhanh. ​Việc tiền ảo dễ bị thao túng bởi thị trường các nhà đầu tư sẽ khiến môi trường ảo về tiền tệ trở thành khu vực thích hợp cho những hoạt động bất hợp pháp của tội phạm rửa tiền và trốn thuế. Ông Jeff Schumacher, nhà sáng lập của BCG Digital Ventures, nói tại buổi thảo luận do hãng tin CNBC tổ chức: "Tôi thực sự tin là giá Bitcoin sẽ về 0. Tôi nghĩ block-chain (công nghệ chuỗi khối hậu thuẫn tiền ảo) là một công nghệ tuyệt vời, nhưng tôi không cho rằng Bitcoin là một đồng tiền thực sự, vì nó chẳng dựa trên cái gì cả". Dựa theo những dự đoán của các nhà kinh tế nổi tiếng trên thế giới, đồng tiền ảo không chỉ kể đến Bitcoin sẽ có xu hướng giảm giá trị trong năm 2019 do sự quan tâm thưa dần của các nhà đầu tư. Khác với năm 2017 – 2018, thị trường tiền ảo trở thành trào lưu thu hút nhiều nhà đầu tư tài năng thì sang năm 2019, lượng người đầu tư vào tiền ảo đang thưa thớt dần. Nhưng một số nhà kinh tế khác như Sam Doctor, Tom Lee lại cho rằng, thị trường tiền ảo điểm hình là 2 đồng Bitcoin và Ethereum trong năm 2019 sẽ có xu hướng ổn định và sẽ không có nhiều biến động, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư đổ vốn phát triển. Đồng Bitcoin là đồng tiền ảo đầu tiên và cũng là đồng tiền ảo phổ biến nhất tại Việt Nam bây giờ nên cụ thể về đồng Bitcoin, đồng tiền ảo này có thể bị những đối tượng xấu lợi dụng nhằm lừa đảo, trốn thuế, rửa tiền. Người dân hiện nay chưa được phổ biến nhiều về tiền ảo nhất là người dân ở tầm trung và lớn tuổi, dễ bị các đối tượng lừa đảo nhắm đến. Hiểu biết thấp cùng với tình tin người và không cảnh giác sẽ khiến cho người dân bị lừa đảo, mất một lượng tiền không hề nhỏ để đầu tư vào tiền ảo dù không biết cặn kẽ loại tiền này. Những đối tượng xấu lợi dụng tiền ảo nhằm rửa tiền, biến tiền từ những hành vi phi pháp trở thành đồng tiền hợp pháp, qua mắt lực lượng cảnh sát. Hiện tượng trốn thuế cũng xảy ra khi tiền ảo đang ngày càng phổ biến. 2.2. Một số phương pháp mà chính phủ có thể áp dụng để quản lý tiền ảo tại Việt Nam Hiện nay chính phủ Việt Nam đã có những bước bắt đầu để ban hành bộ luật cho tài sản ảo nói chung và tiền ảo nói riêng, vì vậy để kết thúc nội dung tiểu luận tôi xin nêu ra một số chính sách hay biện pháp để nhà nước có thể áp dụng từ đó quản lý tiền ảo dễ hơn và tránh những vấn nạn đã nêu trên. Trước hết, để người dân yên tâm đầu tư vào tiền ảo, nhà nước phải đề ra những biện pháp nhằm quản lý lượng tiền mà người dân sử dụng vào tiền ảo. Ví dụ, đối với doanh nghiệp, lượng tiền vốn sử dụng vào tiền ảo sẽ được giới hạn trong một khoảng nhất định và đối với nhà đầu tư lẻ cũng vậy. Lượng tiền quy định sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư nhưng cũng không để khi xảy ra sự cố, nhà đầu tư lại mất mát quá lớn. Để khắc phục nạn rửa tiền, trốn thuế, nhà nước phải quản lý chặt chẽ trước hết là đến thuế suất của mỗi người và của mỗi doanh nghiệp. Sau là quản lý đến việc giao dịch bằng tiền ảo của mỗi cá nhân, tổ chức. Nhà nước nên thành lập một trung tâm an ninh mạng, chuyên xử lí và tìm hiểu về công nghệ thông tin, đối mặt với tội phạm công nghệ cao. Trung tâm an ninh mạng cũng là nơi tập trung thông tin những người tham gia giao dịch tiền ảo, lưu giữ hồ sơ giao dịch của mỗi cá nhân, tổ chức từ đó phát hiện ra điểm đáng ngờ trong những giao dịch của người dùng. Là nơi được trang bị những thiết bị điện tử đời mới và mạnh mẽ nhất, đây cũng là nơi quản lý sự biến động của tiền ảo như một sàn chứng khoán. Tiếp đến, để nhận thức của người dân được kĩ hơn về loại tiền này, trên các phương tiện truyền thông phải có những chương trình phổ cập kiến thức, giúp người dân có cái nhìn rõ hơn về loại tiền này, tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp phát sinh kiện cáo, tranh chấp về đồng tiền ảo, nhà nước cần đưa ra những bản án hợp lý và chính đáng, phải xây dựng được những cách xử lí trong việc tranh chấp tài sản ảo. Cuối cùng, vì là một nước đang phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí và xây dựng pháp lý cho tiền ảo nên chúng ta cần phải học hỏi thêm cách quản lý của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản,… Trau dồi thêm kĩ năng, kiến thức về tiền ảo nói riêng và tài sản ảo nói chung. Các ngân hàng cũng phải được phổ cập và lập ra một ban riêng cho tài sản ảo từ đó tạo sự tin tưởng cho người dân và quản lý tiền ảo một cách có hiệu quả. KẾT LUẬN Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập vì vậy việc học hỏi vào tiếp thu những khoa học công nghệ tiên tiến, kĩ thuật hiện đại là điều vô cùng cần thiết. Trong đó không thể không kể đến tiền ảo - một bước tiến mới của nền công nghệ. Mặc dù đồng tiền ảo đầu tiên ra đời nhằm giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế nhưng qua nghiên cứu, đồng tiền ảo còn có khả năng biến động lớn hơn cả nền kinh tế khủng hoảng và vì vậy, đồng tiền ảo Bitcoin ra đời không thể khắc phục được khủng hoảng kinh tế lúc bấy giờ. Mặc dù vậy nhưng Bitcoin đã mở ra một nền kinh tế mới với các đồng tiền ảo với vốn hóa thị trường lên tới vài triệu và có khi là vài tỉ USD. Với giá trị vô cùng lớn như vậy, đồng tiền ảo cũng đã cho thấy vô cùng nhiều ưu điểm nổi trội mà đồng tiền bình thường không thể mang lại. Bên cạnh đó cũng có vô vàn những hạn chế tiềm ẩn bên trong những đồng tiền ảo, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch phi pháp, hoạt động rửa tiền, trốn thuế và đặc biệt là tội phạm công nghệ cao. Việt Nam ta ngày nay đang ngày càng quan tâm hơn về đồng tiền ảo. Nói đến Bitcoin, ai cũng biết đó là đồng tiền ảo với biến động vô cùng lớn nhưng ít ai hiểu Bitcoin là gì? Ai sáng lập ra đồng tiền ảo Bitcoin? Đầu tư và “đào coin” là như thế nào?... Nên mặc dù người dân ai ai cũng biết về thuật ngữ Bitcoin nhưng hiểu biết chính xác về đồng tiền ảo lại vô cùng thấp. Vì vậy việc phổ cập kiến thức cho người dân về tiền ảo là vô cùng quan trọng, tránh trường hợp dân vì thiếu hiểu biết mà bị những đối tượng xấu lợi dụng, lừa gạt. Là một quốc gia có tiềm năng phát triển đồng tiền ảo, chính phủ phải đưa ra được những chính sách và bộ luật hợp lý đối với tiền ảo nói riêng và tài sản ảo nói chung. Việc đưa ra khung pháp lý cho loại tiền này cũng sẽ làm giảm bớt những vấn nạn và tội phạm từ đó có thể quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn. Tuy tiền ảo có tốc độ biến động nhanh và không ổn định, song những nhà đầu tư và doanh nghiệp vẫn mạo hiểm và đầu tư vào thị trường này. Điều đó cho thấy các nhà kinh tế Việt Nam đang cố gắng theo kịp, học tập các nước phát triển khác, tiếp cận ngày càng sâu vào nền công nghệ thông tin phát triển. Việc đưa ra chính sách nhằm hạn chế quyền hạn của tiền ảo là điều tất yếu kèm theo đó là sự phát triển không ngừng của tiền ảo ngày nay cũng sẽ là mối quan tâm hàng đầu cho những nhà đầu tư và chính phủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn An (2005), Luật Thương mại, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Thuong-mai-2005-36-2005-QH112633.aspx 2. Phương Anh (2017). Nhật Bản công nhận tiền ảo là một phương thức thanh toán, https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/​, trích dẫn ngày 3/4/2017. 3. Phương Anh (2018). Thị trường tiền ảo và Bitcoin Việt đang đi về đâu?, https://theleader.vn​, trích dẫn ngày 18/6/2018. 4. Diệp Vũ (2019). Davos nói về tiền ảo: “Giá Bitcoin sẽ trượt về 0”, http://vneconomy.vn​, trích dẫn ngày 24/1/2019. 5. Ethereum là gì? Thông tin mới nhất về tiền ảo ETH hôm nay, https://bitcoinvietnamnews.com/ethereum-la-gi 6. Joshua Davis (2011). The Crypto-curency, https://www.newyorker.com/magazine/2011/10/10/the-crypto-currency​, trích dẫn ngày 3/10/2011. 7. Nguyễn Long (2019). Tương lai đồng Bitcoin trong năm 2019?, http://enternews.vn​, trich dẫn ngày 14/1/2019. 8. MeoHeo. Tiền ảo là gì? Các đồng tiền điện tử tiềm năng và hướng dẫn đầu tư tiền ảo, https://thitruongcoin.vn​. 9. Payvnn Team (2018). Cryptocurrency: Tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa là gì?, https://www.payvnn.com/tien-ao-ma-hoa/​, trích dẫn ngày 30/4/2018 10. Tiền điện tử là gì? Tìm hiểu về cách hoạt động và ưu, nhược điểm của tiền điện tử, ​https://cafebitcoin.info/tien-dien-tu/tien-dien-tu-la-gi/ 11. Trần Đình Thảo (2010), Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB.Chính trị Quốc gia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng