Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm t...

Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo hiểm viến đông vass

.PDF
92
178
107

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -----o0o----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG (VASS) Họ và tên sinh viên : Lƣu Thị Thu Hƣơng Lớp : Anh 18 Khóa : 42 Giáo viên hƣớng dẫn : TS.Trịnh Thị Thu Hƣơng Hà Nội, tháng 11 năm 2007 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 4 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM.................................................... 7 I, Khái quát chung về bảo hiểm ................................................................... 7 1, Khái niệm và bản chất của bảo hiểm ...............................................................7 2, Tác dụng của bảo hiểm....................................................................................9 3, Phân loại bảo hiểm ........................................................................................ 11 II, Tổng quan thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam........................................... 15 1, Tình hình thị trường bảo hiểm trong những năm qua..................................... 15 2, Tổng quan một số nghiệp vụ của thị trường .................................................. 21 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG 27 I, Khái quát chung về công ty .................................................................... 27 1, Lịch sử hình thành ......................................................................................... 27 2, Cơ cấu tổ chức và chức năng, quyền hạn của các bộ phận ............................. 28 3, Các sự kiện nổi bật khác................................................................................ 33 4, Các cổ đông chính ......................................................................................... 33 5, Đối tượng phục vụ và lĩnh vực kinh doanh .................................................... 34 6, Phương thức giải quyết bồi thường ............................................................... 35 7, Tình hình kinh doanh chung .......................................................................... 36 II, Các loại hình bảo hiểm của Công ty ..................................................... 38 1, Bảo hiểm hàng hoá ........................................................................................ 39 2, Bảo hiểm tàu thuỷ nội địa.............................................................................. 40 3, Bảo hiểm trọn gói trong kinh doanh .............................................................. 41 4, Bảo hiểm tài sản ............................................................................................ 42 5, Bảo hiểm kỹ thuật ......................................................................................... 43 1 6, Bảo hiểm hỗn hợp ngân hàng ........................................................................ 43 7, Bảo hiểm trách nhiệm ................................................................................... 44 8, Bảo hiểm con người ...................................................................................... 44 9, Bảo hiểm xe cơ giới ...................................................................................... 46 10, Bảo hiểm khác ............................................................................................. 47 11, Chương trình tái bảo hiểm ........................................................................... 47 III, Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty Bảo hiểm Viễn Đông ...................................................................... 49 1, Kết quả đạt được ........................................................................................... 49 2, Những thuận lợi và hạn chế ........................................................................... 57 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM ..................................... 65 I, Định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông ................................................................................................... 65 1, Định hướng phát triển Công ty ...................................................................... 65 2, Chiến lược phát triển trung và dài hạn ........................................................... 65 3, Chiến lược phát triển ngắn hạn ...................................................................... 67 II, Giải pháp đối với Công ty ..................................................................... 69 1, Vấn đề hiệu quả kinh doanh bảo hiểm ........................................................... 69 2, Vấn đề nhân sự .............................................................................................. 77 3, Vấn đề phòng ngừa rủi ro, tái bảo hiểm, đầu tư tài chính .............................. 79 III, Một số kiến nghị ................................................................................... 81 1, Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước ......... 81 2, Tăng cường vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam .................................... 83 3, Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ......................................................... 84 KẾT LUẬN ......................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 88 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 90 DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................. 91 3 LỜI MỞ ĐẦU 1, Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những những bước tiến mạnh mẽ. Chúng ta là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực châu Á, trung bình 8%/năm. Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không ngừng tăng, nhất là từ sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 1 năm 2007, trong 6 tháng đầu năm đã thu hút được 6,4 tỷ USD - bằng 82% số vốn đăng ký trong cả năm 2006. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, bình quân GDP/đầu người năm 2006 là 725,3 USD và dự kiến sẽ nâng lên mức 1000 – 1100 USD/người vào năm 2010. Có thể nói, đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển. Với những tiền đề thuận lợi như vậy, chắc chắn nhu cầu bảo hiểm sẽ gia tăng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ có cơ hội mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, việc có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường và sự hạn chế những ưu đãi, hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng tạo động lực cạnh tranh để các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực quản lý, cải tiến chất lượng phục vụ, giảm chi phí hoạt động, phát triển nguồn nhân lực, tự tìm ra cho mình chiến lược kinh doanh dài hạn giúp đứng vững trên thị trường và nắm bắt các cơ hội to lớn phía trước. Đời sống nhân dân được cải thiện cũng dẫn đến sự nhận thức một cách sâu sắc và quan tâm nhiều hơn đến việc tích luỹ, phòng ngừa rủi ro, tai nạn, chăm lo giáo dục con em trong tương lai. Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông tuy mới được thành lập và là doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân đầu tiên tại Việt Nam nhưng đã chứng minh được năng lực và khả năng của mình qua những kết quả ban đầu khá ấn tượng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Để tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường, Công ty cần nghiên cứu sâu sắc về lý luận và thực tiễn kinh doanh 4 để tìm ra cho mình một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Với mục đích trên, người viết đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Viễn Đông (VASS)”. 2, Mục tiêu của khoá luận Thông qua việc trình bày, phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh bảo hiểm trong những năm đầu hoạt động, người viết đã phân tích hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông. Từ đó chỉ rõ, phân tích những lợi thế và tồn tại để xây dựng một hệ thống các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 3, Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Lấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm của toàn Công ty làm đối tượng nghiên cứu để phân tích hiệu quả và từ đó tìm ra những giải pháp giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm. 4, Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn qua các tài liệu, việc tìm hiểu trực tiếp từ Công ty Bảo hiểm Viễn Đông và vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đối để nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5, Những đóng góp của khoá luận Khoá luận cung cấp hệ thống lý luận chung về bảo hiểm, phân tích tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm trở lại đây, đưa ra các đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông. 5 6, Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương: - Chƣơng I: Khái quát chung về bảo hiểm và thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam - Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông - Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo TS.Trịnh Thị Thu Hương đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận này. Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn Công ty Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) đã giúp đỡ trong quá trình thu thập tài liệu. 6 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM I, Khái quát chung về bảo hiểm 1, Khái niệm và bản chất của bảo hiểm 1.1, Các khái niệm bảo hiểm Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong hoạt động kinh tế của con người không thể tránh khỏi những tai hoạ, tai nạn bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về người và tài sản. Để đối phó với những rủi ro này, bảo hiểm là một biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để góp phần khắc phục hậu quả. Có thể định nghĩa bảo hiểm theo cách sau: “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo qui luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba.” Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quĩ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quĩ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Trong định nghĩa này, có một số khái niệm: - Người bảo hiểm (The Insurer, Underwriter): là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Người bảo hiểm có thể là công ty của nhà nước hay của tư nhân. - Người tham gia bảo hiểm (The Insured): là người có lợi ích bảo hiểm (insurable interest), là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. Người tham gia bảo hiểm là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm và là người phải nộp phí bảo hiểm. 7 - Rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm (Risk insured against): là rủi ro đã thoả thuận trong hợp đồng. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thoả thuận gây ra. - Phí bảo hiểm (Premium): là một khoản tiền nhỏ mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để được bồi thường. Mức phí bảo hiểm thường do người bảo hiểm định ra trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra rủi ro hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo số phí thu về đủ để bồi thường và bù đắp các chi phí khác đồng thời có lãi. Số thu về phí bảo hiểm trong khi chưa bồi thường là một nguồn vốn quan trọng để công ty bảo hiểm đầu tư sang những lĩnh vực kinh doanh khác. 1.2, Bản chất của bảo hiểm Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia, từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tại nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều, không bằng nhau. Nghĩa là không phải ai tham gia bảo hiểm cũng được phân phối và phân phối với số tiền như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ, gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm. Điều này cũng có nghĩa là phân phối trong bảo hiểm không mang tính bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm nhưng không tổn thất thì không được phân phối (trừ một số sản phẩm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí). Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Nguyên tắc này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro. 8 Hoạt động bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đất nước. Bảo hiểm với nguyên tắc số đông cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc trước rủi ro của mỗi thành viên. 2, Tác dụng của bảo hiểm Nhìn chung, bảo hiểm mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực. Sau đây là một số tác dụng chính:  Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra: Rủi ro dù là thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về mặt kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người. Những tổn thất này sẽ được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh một cách bình thường. Tác động này phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia.  Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất rủi ro. Các công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền, hướng dẫn những biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, kết hợp với ngành giao thông làm các biển báo, đường lánh nạn…  Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nước: Với quĩ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân sách Nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, trừ trường 9 hợp tổn thất có tính thảm hoạ, mang tính xã hội rộng lớn. Mặt khác, hoạt động bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế, đồng nghĩa với việc tăng doanh thu cho ngân sách.  Bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Dưới hình thức phí bảo hiểm, ngành bảo hiểm đã huy động được một số lượng vốn khá lớn từ các đối tượng tham gia. Số vốn đó ngoài việc chi trả trợ cấp hay bồi thường thiệt hại còn là nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt đối với bảo hiểm nhân thọ, nguồn vốn huy động được tích luỹ trong thời gian dài rồi mới sử dụng để chi trả. Do đó, các công ty bảo hiểm có thể sử dụng để kinh doanh bất động sản, mua trái phiếu… nghĩa là đầu tư vào hoạt động kinh tế để sinh lời. Như vậy góp phần tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, làm cho hệ thống tài chính sôi động hơn.  Bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển thông qua hình thức phát tán rủi ro và chấp nhận rủi ro giữa các công ty của nhiều quốc gia. Vì thế, bảo hiểm vừa góp phần phát triển quan hệ kinh tế, vừa ổn định thu, chi ngoại tệ cho ngân sách.  Bảo hiểm thu hút được một số lượng lao động nhất định của xã hội, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp. Đồng thời hoạt động bảo hiểm cũng góp phần giải quyết đời sống cho lao động làm việc trong ngành, góp phần tạo ra một bộ phận trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP).  Cuối cùng, bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế xã hội, giúp họ yên tâm hơn trong cuộc sống, sinh hoạt và trong sản xuất kinh doanh. Với một mức giá khiêm tốn của phí bảo hiểm, bảo hiểm có thể giúp đỡ các gia đình, các tổ chức khắc phục hậu quả của những rủi ro khôn lường. 10 Ông Wiston Churchill - một chính khách người Anh đã nói: “Nếu có thể, tôi sẽ viết từ “Bảo hiểm” trong mỗi nhà và trên trán mỗi người. Càng ngày tôi càng tin chắc rằng, với một giá khiêm tốn, bảo hiểm có thể giải phóng các gia đình ra khỏi thảm hoạ không lường trước được” 3, Phân loại bảo hiểm 3.1, Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm a, Bảo hiểm xã hội (Social Insurance)  Khái niệm: là nhu cầu khách quan của người lao động, nó đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm làm giảm hoặc mất khả năng lao động, nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ. Bảo hiểm xã hội mang tính cộng đồng, nhân văn sâu sắc. Nó được phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động.  Bảo hiểm xã hội bao gồm: - Chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, viên chức Nhà nước - Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo hiểm y tế… b, Bảo hiểm thương mại (Commercial Insurance)  Khái niệm: là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, kiếm lời. Hoạt động của bảo hiểm thương mại chịu sự chi phối của pháp luật, nhất là luật kinh doanh bảo hiểm, các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Bảo hiểm thương mại không chỉ xâm nhập vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội khắp đất nước liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự và con người mà còn phát triển, mở rộng ra thị trường thế giới thông qua hoạt động phân tán rủi ro. Ngày nay, bảo hiểm thương mại trở thành một dịch vụ tài chính rất phát triển trong nền kinh tế thị trường và có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.  Phân loại: - Theo hình thức tham gia: 11 + Bảo hiểm tự nguyện + Bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm của chủ đối với người lao động…) - Theo kỹ thuật bảo hiểm: + Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia: là các bảo hiểm có thời hạn ngắn (thường là một năm), đảm bảo cho các rủi ro có tính chất tương đối ổn định và độc lập với tuổi thọ con người. Vì vậy, bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia cũng chính là bảo hiểm phi nhân thọ. + Bảo hiểm theo kỹ thuật tổn tích có đặc trưng là thời hạn dài, quĩ dự phòng được tích tụ qua nhiều năm mới được sử dụng để chi trả. Nó đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời gian, đối tượng và thường gắn liền với tuổi thọ con người. Bảo hiểm nhân thọ thuộc loại bảo hiểm có kỹ thuật tổn tích. - Theo đối tượng bảo hiểm: + Bảo hiểm tài sản + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự + Bảo hiểm con người 3.2, Căn cứ vào tính chất của rủi ro bảo hiểm a, Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance)  Khái niệm: là bảo hiểm những rủi ro liên quan đến tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn.  Bảo hiểm nhân thọ bao gồm: - Bảo hiệm trọn đời - Bảo hiểm sinh kỳ - Bảo hiểm tử kỳ 12 - Bảo hiểm hỗn hợp - Bảo hiểm trả tiền định kỳ… b, Bảo hiểm phi nhân thọ (Non-life Insurance)  Khái niệm: là những loại bảo hiểm khác ngoài bảo hiểm nhân thọ.  Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: - Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người - Bảo hiểm hàng hải (Marine insurance): gồm Bảo hiểm thân tàu (Hull insurance); Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I insurance) và Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển - Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại - Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không… - Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt - Bảo hiểm hàng không - Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt - Bảo hiểm dầu khí - Bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận - Bảo hiểm trách nhiệm chung và trách nhiệm sản phẩm - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp - Bảo hiểm nông nghiệp - Bảo hiểm du lịch - Bảo hiểm bồi thường cho người lao động… 3.3, Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm a, Bảo hiểm tài sản: Đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu động) của tập thể hoặc cá nhân, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá… Khi tham gia bảo 13 hiểm có thể xác định được ngay giá trị của đối tượng bảo hiểm. Thiệt hại được bồi thường trong loại hình bảo hiểm này được căn cứ vào mức độ tổn thất của tài sản và vì vậy nó mang tính vật chất. b, Bảo hiểm trách nhiệm: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba hay đối với sản phẩm… Khi tham gia bảo hiểm, ta không thể xác định được giá trị bảo hiểm mà chỉ đưa ra hạn mức trách nhiệm tuỳ thuộc vào thoả thuận của hai bên được xác định trên hợp đồng bảo hiểm. c, Bảo hiểm con người: Đối tượng bảo hiểm là con người, các bộ phận của cơ thể con người hoặc các vấn đề có liên quan như tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khoẻ hoặc các sự kiện liên quan và có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Loại hình bảo hiểm này cũng không thể xác định được giá trị bảo hiểm, chỉ có thể căn cứ vào các thoả thuận và các hạn mức trách nhiệm. 3.4, Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm a, Bảo hiểm bắt buộc  Khái niệm: là những loại hình bảo hiểm mang tính chất bắt buộc đối với đối tượng bảo hiểm, do pháp luật qui định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm… Bảo hiểm bắt buộc thường gắn với các loại rủi ro có hậu quả gây tổn hại đến lợi ích toàn bộ xã hội.  Bao gồm: - Bảo hiểm tai nạn hành khách - Bảo hiểm xe cơ giới và trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới - Bảo hiểm cháy nổ… b, Bảo hiểm tự nguyện Là những loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm không thuộc diện bắt buộc. Việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của người tham gia. Tính tự nguyện ở đây được thể hiện ở sự giao kết giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. 14 3.5, Căn cứ vào phạm vi bảo hiểm a, Bảo hiểm đối ngoại  Đối tượng bảo hiểm có liên quan đến nước ngoài và đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ.  Bao gồm: - Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu - Bảo hiểm khách du lịch… b, Bảo hiểm đối nội  Đối tượng bảo hiểm chỉ nằm trong phạm vi một quốc gia. Đồng tiền thanh toán là đồng nội tệ.  Bao gồm: - Bảo hiểm đối với hàng hoá vận chuyển nội địa - Bảo hiểm y tế… II, Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam 1, Tình hình thị trƣờng bảo hiểm trong những năm qua Trong giai đoạn 2004 - 2006, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 8,1%/năm. Đặc biệt, năm 2005 chứng kiến mức tăng kỷ lục 8,43% - cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Cơ cấu GDP cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm tương ứng. Đến năm 2006, tỉ trọng công nghiệp trong GDP là 41,5%, nông nghiệp là 38,1% và còn lại 20,4% cho dịch vụ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ con số 4,2 tỷ USD năm 2004 đã đạt 7,8 tỷ USD năm 2006, tăng trung bình 36,9%/năm.Thu nhập bình quân đầu người cũng cải thiện dần qua các năm: 555 USD/người năm 2004, 637 USD/người năm 2005 và 725,3 USD/người năm 2006. 15 Hình 1.1, Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2004 - tháng 6/2007 8.6% 8.4% 8.2% 8.0% 7.8% 7.6% 7.4% 7.2% Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 T6/2007 (Nguồn: Vietnam Economic Times – August 2007) Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 dẫn đầu trong cả giai đoạn với 39,6 tỉ USD. Sáu tháng đầu năm 2007 đánh dấu những bước phát triển quan trọng của nền kinh tế sau khi gia nhập WTO với tốc độ tăng trưởng 7,87%. Việt Nam thu hút được 717 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn xấp xỉ 6,4 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các ngành công nghiệp như đóng tàu, xây dựng, hàng hải, vận tải đường bộ đều tăng trưởng mạnh. Thị trường chứng khoán bắt đầu khởi sắc và phát triển nóng từ năm 2005. Ngành tài chính ngân hàng cũng có những bước phát triển và mở rộng mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại không ít những khó khăn, thách thức. Thiên tai lũ lụt hoành hành gây thiệt hại không nhỏ về người và của. Dịch cúm gia cầm H5N1 gây thiệt hại nặng nề cho đàn gia súc gia cầm và dân cư. Số vụ tai nạn giao thông vẫn ở mức báo động, mức độ thiệt hại và tài sản ngày càng gia tăng. Giá vàng và đô la Mỹ biến động liên tục, chỉ số giá tiêu dùng leo thang đã gây không ít khó khăn cho nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ đã tạo đà thuận lợi để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển. Toàn thị trường có sự chững lại, mặc dù tổng doanh thu phí bảo hiểm ngày càng tăng nhưng tốc độ tăng 16 trưởng lại giảm dần. Điều này báo hiệu chấm dứt thời kỳ tăng trưởng nóng và đi vào xu thế ổn định. Bảng 1.2: Doanh thu thị trường bảo hiểm Việt Nam (2004 – tháng 6/2007) Bảo hiểm Bảo hiểm Tổng cộng phi nhân thọ nhân thọ TT Năm Tăng Tăng Tăng Doanh thu Doanh thu Doanh thu trưởng trưởng trưởng 1 2004 4.790 23,2% 7.710 19,7% 12.500 21% 2 2005 5.678 18,5% 8.130 5,4% 13.808 10,5% 3 2006 6.360 12% 8.500 4,6% 14.860 7,6% 4 Tháng 6/2007 4.036 33% 4.426 25,8% 8.462 29,1% Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Bản tin Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Khởi đầu là năm 2004 với 12.500 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm. Một số điểm đáng chú ý là với việc thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp đều bổ sung thêm vốn chủ sở hữu làm tăng tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm lên hơn 6.500 tỷ đồng. Một số công ty bảo hiểm nhà nước tiến hành cổ phần hoá thành công như Bảo Minh, công ty tái bảo hiểm Vinare. Các doanh nghiệp từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, tung ra nhiều sản phẩm mới, chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực để chuẩn bị cho lộ trình mở cửa hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, có một số nhân tố khách quan khiến mức độ tăng trưởng của năm này thấp, đó là chỉ số giá tiêu dùng tăng tới 9,5%, sự cạnh tranh của hệ thống các ngân hàng thương mại với mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cao hơn năm trước. Thị trường bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng 19,7% với 6,5 triệu hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và 1,8 triệu hợp đồng khai thác mới trong kỳ. Công ty bảo hiểm Prudential đứng đầu thị trường, tiếp đó là Bảo Việt Nhân thọ. Đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tổng doanh thu là 4.790 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 17 2003. Bảo Việt vẫn chiếm thị phần cao nhất (với 40,2%), đứng thứ hai là Bảo Minh (22,1%) và thứ ba là PJICO (13,3%). Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu phí bảo hiểm cao nhất (1.356 tỷ đồng - chiếm 28,3% tổng doanh thu) còn bảo hiểm cháy nổ là nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất (87,7%). Năm 2005, mức tăng trưởng chỉ còn bằng một nửa so với năm trước đó. Toàn thị trường đạt doanh thu 13.808 tỷ đồng. Tổng số vốn điều lệ là 7.420 tỷ, tổng dự phòng nghiệp vụ là 23.696 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế quốc dân đạt 26.276 tỷ đồng. Với sự gia nhập của các công ty bảo hiểm nước ngoài là AAA, AIG (phi nhân thọ), Prévoir, ACE Life, New York Life (nhân thọ) đã nâng tổng số doanh nghiệp bảo hiểm lên 23. Các công ty đang hoạt động cũng tiến hành tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam mua lại cổ phần của công ty bảo hiểm QBE và thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn trong nước BIC. Sau đó, chính công ty QBE mua lại công ty bảo hiểm Allianz và thành lập một doanh nghiệp mới. Cùng với quyết định số 310 của Thủ tướng Chính phủ, Công ty bảo hiểm Bảo Việt chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn tài chính Bảo Việt với rất nhiều đơn vị thành viên. Có thể nói, đây là những chuyển biến tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm này. Với 36.760 đại lý bảo hiểm, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 5.678 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2004. Bảo Việt vẫn dẫn đầu với 38% thị phần, tiếp đó là Bảo Minh, PJICO tụt xuống vị trí thứ tư sau PVI. Về các nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới tiếp tục dẫn đầu với doanh thu 1.601 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,2%. Đứng thứ hai là bảo hiểm con người với 14,8% thị trường. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt có tốc độ tăng trưởng cao nhất - 80%, chiếm tỷ trọng 8,6%. Thị trưởng bảo hiểm nhân thọ chứng kiến một năm tăng trưởng chậm chạp với tốc độ 5,4% - bằng 25% so với năm trước đó. Khu vực này có quỹ dự phòng nghiệp vụ 21.380 tỷ đồng và đã đầu tư 21.806 tỷ đồng vào nền kinh tế quốc dân. 18 Hình 1.3. Biểu đồ tỷ lệ doanh thu theo loại hình bảo hiểm – năm 2005 BH xe cơ giới 21,3% 28,2% BH con người BH thân tàu P&I BH cháy nổ và mọi rủi ro tài sản BH hàng hoá vận chuyển BH xây dựng lắp đặt 8,6% 7,8% 10% 14,8% BH khác 9,3% (Nguồn: Bản tin Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam năm 2005) Đáng chú ý là năm 2006 có mức tăng trưởng giảm đáng kể, chỉ còn bằng 72,3% năm 2005 và 36% năm 2004. Thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển quá nóng, giá vàng và đô la Mỹ liên tục biến đồng và những đợt tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng là một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này. Doanh thu toàn thị trường là 14.860 tỷ đồng, ngành đã đóng góp trên 1.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước và đầu tư trên 35.000 tỷ đồng cho nền kinh tế. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn được thống lĩnh bởi 3 công ty bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, PVI như năm trước. Doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 6.360 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2005. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn đứng vị trí hàng đầu về doanh thu với 1.711 tỷ đồng, tăng 6,9% và chiếm 26,9% doanh thu. Thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng 4,6% xấp xỉ năm 2005 với doanh thu 8.500 tỷ đồng. Ở khu vực này, những tên tuổi của các doanh nghiệp nước ngoài chiếm phần lớn những vị trí dẫn đầu như Prudential, Manulife, AIA, Bảo Việt Nhân thọ là doanh nghiệp nhà nước duy nhất vẫn duy trì được vị trí thứ hai của mình trong top đầu này. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp thị trường có dấu hiệu chững lại, số hợp đồng mới khai thác giảm 14,7%, chỉ còn 1,2 triệu hợp đồng, số hợp đồng khôi phục cũng giảm 7,5%. Hướng khắc phục của 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng