Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã đình lập ...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã đình lập huyện đình lập tỉnh lạng sơn.

.DOC
106
159
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -----------  ----------- ĐẶNG THÚY NGÂN Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÌNH LẬP, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2012 – 2016 Thái Nguyên - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -----------  ----------- ĐẶNG THÚY NGÂN Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÌNH LẬP, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K44 – PTNT Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2012 – 2016 Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Đinh Ngọc Lan Thái Nguyên - 2016 i LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã bước đầu được tiếp cận với kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp em nâng cao kiến thức và trải nghiệm so với những gì em đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay và hoàn thành khóa học của mình. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo PGS - TS. Đinh Ngọc Lan, em đã thực hiện đề tài: “ Thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn” Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS – TS Đinh Ngọc Lan, người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Cục Thống kê, Ủy ban nhân dân Xã Đình Lập, các phòng ban trong xã, huyện Đình Lập đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Đặng Thúy Ngân ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất xã Đình Lập năm 2015 .............................. 40 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Đình Lập năm 2015 .................. 46 Bảng 4.3: Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn xã Đình Lập năm 2015 ....................................................................................... 47 Bảng 4.4: Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp của xã Đình Lập năm 2015 ....................................................................................... 48 Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng trên địa bàn xã Đình Lập năm 2015 ...................................................... 50 Bảng 4.6: Tình hình chăn nuôi của xã Đình Lập năm 2015 .......................... 51 Bảng 4.7: Tình hình thực hiện tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch (Tính đến tháng 12 năm 2015)....................................................... 53 Bảng 4.8: Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông (Tính đến tháng 12 năm 2015) ....................................................................................... 54 Bảng 4.9: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi (Tính đến tháng 12 năm 2015) ............................................................................................... 55 Bảng 4.10: Tình hình thực hiện tiêu chí điện (Tính đến tháng 12 năm 2015) ......................................................................................................... 56 Bảng 4.11: Tình hình thực hiện cơ sở vật chất văn hóa (Tính đến tháng 12 năm 2015) ....................................................................................... 57 Bảng 4.12: Tình hình thực hiện tiêu chí bưu điện tại xã Đình Lập (Tính đến tháng 12 năm 2015) ................................................................. 58 Bảng 4.13: Tình hình thực hiên tiêu chí nhà ở dân cư (Tính đến thang 12 năm 2015) ....................................................................................... 59 iii Bảng 4.14: Tình hình thực hiện tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và hình thức tổ chức sản xuất (Tính đến tháng 12 năm 2015) .................................................................62 Bảng 4.15: Tình hình thực hiện tiêu chí giáo dục (Tính đến tháng 12 năm 2015) ...............................................................................................62 Bảng 4.16: Tình hình thực hiện tiêu chí y tế (Tính đến tháng 12 năm 2015) .64 Bảng 4.17: Tình hình thực hiện tiêu chí văn hóa (Tính đến tháng 12 năm 2015) ...............................................................................................64 Bảng 4.18: Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường (Tính đến tháng 12 năm 2015) .......................................................................................65 Bảng 4.19: Tình hình thực hiện hiện thống tổ chức chính trị (Tính đến tháng 12 năm 2015) ........................................................................68 Bảng 4.20: An ninh trật tự xã hội (Tính đến tháng 12 năm 2015) ..................68 Bảng 4.21: Tổng kết các tiêu chí của xã so với tiêu chí chung ....................... 69 Bảng 4.22: Bảng tình hình lao động và thu nhập của hộ nông thôn ............... 70 Bảng 4.23: Bảng cơ cấu đất đai của hộ gia đình ..............................................71 Bảng 4.24: Các kênh tiếp cận thông tin của người dân về mô hình nông thôn mới ..........................................................................................72 Bảng 4.25: Ý kiến của nông dân về chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Đình Lập ...............................................................................72 Bảng 4.26: Nhận thức của người dân về chương trình nông thôn mới ........... 73 Bảng 4.27: Những công việc của người dân tham gia vào xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương ...............................................73 Bảng 4.28: Ý kiến của người dân về chất lượng điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa phương ......................................................................................74 iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ANTT : An ninh trật tự BPTNNNT : Bộ Phát triển nông nghiệp, nông thôn BCĐ : Ban chỉ đạo BQL : Ban quản lý CC : Cơ cấu CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CN - TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp DTTN : Diện tích tự nhiên ĐVT : Đơn vị tính GT : Giá trị HTX : Hợp tác xã HĐND : Hội đồng nhân dân KHKT : Khoa học kỹ thuật NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới NN : Nông nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn SL : Số lượng UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQ : Ủy ban mặt trân tổ quốc TCXDVN : Tổ chức xây dựng Việt Nam THCS : Trung học cơ sở TP : Thành phố v MỤC LỤC Tran g PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................3 1.3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu......................................................3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn........................................................................... 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................... 5 2.1.1. Các khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn.................................. 5 2.1.2. Đơn vị nông thôn mới............................................................................. 6 2.1.3. Chức năng của nông thôn mới................................................................ 7 2.1.4. Chủ thể xây dựng nông thôn mới..........................................................10 2.1.5. Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới......................................10 2.2. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới...................................13 2.3. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới.......................................15 2.4. Nội dung xây dựng nông thôn mới.......................................................... 17 2.4.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.....................................................17 2.4.2. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội............................................................17 2.4.3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập..................19 2.4.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội...............................................................20 2.4.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn..................................................................................................................20 2.4.6. Phát triển giáo dục đào tạo....................................................................20 vi 2.4.7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân........................................ 21 2.4.8. Xây dựng đời sống văn hóa, thôn tin và truyền thông..........................21 2.4.9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn..................................21 2.4.10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn...........................................................................................22 2.4.11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.........................................23 2.4.12. Các bước xây dựng nông thôn mới.....................................................23 2.5. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới............................................24 2.5.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới............24 2.6. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam...................................... 27 2.6.1. Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh...............................................28 2.6.2. Tình hình xây dựng mô hình nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc...............30 2.6.3. Tình hình xây dựng mô hình nông thôn mới tại Hà Tĩnh.....................32 2.6.4. Một số kinh nghiệm rút ra qua việc triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới.......................................................................................................... 33 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................35 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................35 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 35 3.1.2 . Phạm vi nghiên cứu..............................................................................35 3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................35 3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................36 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................38 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Đình Lập........................................38 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên...........................................38 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................42 vii 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Đình Lập giai đoạn 2013 2015 ................................................................................................................. 45 4.2.1. Dân số và lao động của xã Đình Lập năm 2015 .................................. 45 4.2.2. Cơ cấu kinh tế của xã Đình Lập năm 2015 ........................................... 46 4.2.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Đình Lập giai đoạn 2013 2015 ................................................................................................................. 48 4.3. Thực trạng nông thôn mới tại xã Đình Lập .............................................. 52 4.3.1. Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 .................................................... 52 4.3.2. Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 ............... 53 4.4. Đánh giá của người dân về xây dựng mô hình nông thôn mới ................ 70 4.5. Những hạn chế yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân .............................. 75 4.5.1. Những hạn chế yếu kém. ....................................................................... 75 4.5.2. Nguyên nhân hạn chế yếu kém ............................................................. 76 4.6. Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Đình Lập.......................................................................... 77 4.6.1. Giải pháp về vốn ................................................................................... 77 4.6.2. Giải pháp về quy hoạch ......................................................................... 77 4.6.3. Giải pháp về giao thông, thủy lợi .......................................................... 77 4.6.4. Giải pháp về giảm nghèo ...................................................................... 78 4.6.5. Giải pháp về phát triển giáo dục đào tạo ............................................... 78 4.6.7. Giải pháp phát triển kinh tế. .................................................................. 79 4.6.8. Giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ............................. 79 4.6.9. Giải pháp về văn hóa - môi trường ....................................................... 80 4.6.10. Giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự ....................................................................... 80 4.6.11. Các biện pháp khác ............................................................................. 81 viii PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................82 5.1. Kết luận....................................................................................................82 5.2. Kiến nghị..................................................................................................83 5.2.1. Kiến nghị đối với các cấp chính quyền.................................................83 5.2.2. Đối với người dân................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 86 I. Tiếng Việt.....................................................................................................86 II. Tài liệu trích dẫn từ internet.......................................................................87 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 . Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cả nước. Nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển hiện nay. Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã ban hành những nghị quyết, quyết định về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngày 05/08/2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân nông thôn. Mục tiêu của Nghị quyết, đến năm 2020: “… Giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn thông qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn…” Để triển khai Nghị quyết số 26 - NQ/TW, với chủ trương đưa nông thôn tiến kịp với thành thị, xây dựng mục tiêu hiện đại hóa nông thôn Việt Nam vào cuối năm 2020, ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu trí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở bộ tiêu chí nông thôn mới này, các địa phương căn cứ để xây dựng, phất triển nông thôn. Ngày 4 tháng 6 năm 2010 Chính phủ ra Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, với mục tiêu: đến năn 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới, đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng ban hành thông tư số 54/2009/BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu trí quốc gia về nông thôn mới… Xây dựng nông thôn mới được tất cả 2 các tỉnh trên phạm vi toàn quốc quan tâm, là chủ đề của nhiều hội thảo, hội nghị, đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Trên cơ sở các quyết định của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các địa phương sẽ tiến hành rà soát và xây dựng chương trình hành động để thực hiện thắng lợi xây dựng nông thôn theo bộ tiêu chí mới. Huyện Đình Lập là huyện miền núi ở phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn, nằm trên trục đường nối giữa thành phố Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp huyện Lộc Bình, phía Đông Bắc giáp với đường biên giới Trung Quốc dài 51,2 km, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Huyện có địa hình là đồi núi dốc theo hướng từ đông bắc xuống tây nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 21,4 °C, lượng mưa trung bình 1448 mm, độ ẩm trung bình là 62%. Huyện có trên 20000 ha rừng là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp nên Đình Lập là nơi sản xuất, chế biến lâm sản lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó, huyện có hệ thống giao thông khá thuận lợi: Trục đường quốc lộ 4B nối Cao Bằng Lạng Sơn - Quảng Ninh, trục đường 32 nối Bắc Giang với cửa khẩu Bản Chắt cho phép giao lưu, trao đổi, vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Xã Đình Lập là một xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Đình Lập, gồm 18 thôn trong đó có 11 thôn đặc biệt khó khăn. Xã có 975 hộ với 3992 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ cùng sinh sống. Địa hình là đồi núi dốc bị chia cắt bởi các dãy núi đất và khe suối tạo thành các dải đất bằng hẹp, ngoài ra có đường quốc lộ 4B thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội địa phương. Xã được UBND tỉnh Lạng Sơn chọn làm 1 trong 35 xã điểm xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua mặc dù còn nhiều khóa khăn nhưng kinh tế xã hội của xã đã đạt được nhiều khởi sắc. Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế hộ của xã Đình Lập nói riêng đang dần phát triển theo đà chung của cả nước nhưng nó cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn còn tồn tại cần được giải quyết. Xuất phát từ thực trạng đó em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn ” 3 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và mô hình nông thôn mới ở xã Đình Lập thời gian qua đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã. - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. - Đánh giá được thực trạng xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Đình Lập thời gian qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu. - Đưa ra những hạn chế yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới. - Đề xuất được định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội của xã Đình Lập là cơ hội cho sinh viên khảo sát thực tế, áp dụng cơ sở lý thuyết vào thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm truyền thống của địa phương. Là hình thức tập luyện trước khi ra trường. + Nâng cao kiến thức đã được học và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. + Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của bản thân trong quá trình nghiên cứu. 4 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Nghiên cứu điệu kiện kinh tế - xã Đình Lập từ đó đưa ra các số liệu trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư - nghiệp làm cơ sở cho các nhà chuyên môn và người dân có những phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động trong trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện các công trình phúc lợi xã hội. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn 2.1.1.1. Nông thôn Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông nghiệp. Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện Việt Nam nhìn nhận dưới góc độ quản lý thì có thể hiểu “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân,trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.”[6]. 2.1.1.2. Phát triển nông thôn Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông thôn. Và đây là khái niệm của Việt Nam, được tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xă hội của Chính phủ, khái niệm được hiểu là: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông 6 thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và các tổ chức khác.”[8]. 2.1.1.3. Khái niệm nghèo Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo. Nhưng Việt Nam thừa nhận quan điểm về nghèo của Hội nghị chống đói nghèo của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băngkok - Thái Lan vào tháng 9/1993. Khái niệm nghèo được thể hiện như sau:“Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.”[9]. 2.1.1.4. Hộ nông dân Trong khi có rất nhiều khái niệm khác nhau về hộ nông dân thì ta chỉ có thể tìm hiểu về một số khái niệm. Và dưới đây là một trong những khái niệm đó:“Hộ nông dân là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp. Ngoài các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác như: Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,.v .v…”[7]. 2.1.1.5. Kinh tế hộ nông dân Khi nhắc đến khái niệm kinh tế hộ nông dân thì ta có thể nhắc đến khái niệm sau: “Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Ngoài ra có thể tiến hành trao đổi, bán cho người khác khi sản phẩm đó đối với họ là không cần thiết.”[6]. 2.1.1.6. Thu nhập Có thể hiểu thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng ...[2]. 2.1.2. Đơn vị nông thôn mới Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định đơn vị nông thôn mới có 3 cấp: 7 - Xã nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới). - Huyện nông thôn mới (khi có 75% số xã nông thôn mới). - Tỉnh nông thôn mới (khi có 75% số huyện nông thôn mới). Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung Ương kiểm tra việc công nhận xã nông thôn mới ở các tỉnh để xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới cho các huyện có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới và tỉnh có 75% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới. 2.1.3. Chức năng của nông thôn mới 2.1.3.1. Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại. Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây dựng nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn và khả năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn. 2.1.3.2. Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống. Quy tắc hành vi của xã hội gồm những người quen này là những phong tục tập quán đã được hình thành từ lâu đời, ở đó con người đối xử tin cậy lẫn nhau trên quy phạm phong tục tập quán đó. Ở đó quan hệ huyết thống là mối 8 quan hệ quan trọng nhất. Chính các tập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họ khắc phục được những nhược điểm của kinh tế tiểu nông, giúp bà con nông dân chống chọi với thiên tai đại họa. Cũng chính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà đáng tin, yêu quý quê hương..vv.., tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông thôn đặc thù. Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao, con người cũng có tính năng động cao, vì thế văn hoá quê hương ở đây sẽ không còn tính kế tục. Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc, dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương. Ngoài ra, các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên màu sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc. Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn nên việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống. 2.1.3.3. Chức năng sinh thái Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích luỹ trong suốt một quá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu 9 các ảnh hưởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống, con người và tự nhiên sinh sống hài hoà với nhau, chức năng người tôn trọng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên. Thành thị là hệ thống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức độ cao nhất. Quá trình mưu cầu cuộc sống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thị càng ngày càng xa rời tự nhiên. Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa con người với thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môi trường một cách nghiêm trọng. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước và không khí. Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đô thị, thì hệ thống sinh thái nông nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực hoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên..vv..phát huy các tác dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất..vv. Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn. Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn. Các cảnh quan tự nhiên tươi đẹp cùng với môi trường sinh thái có thể đáp ứng được nhu cầu trở về với tự nhiên của con người. Nông thôn có thể bù đắp được những thiếu hụt sinh thái của thành thị. Môi trường tự nhiên yên tĩnh có thể điều hoà cân bằng tâm lý con người. Môi trường sinh vật phong phú khiến con người có thể cảm thụ được những điều tốt đẹp từ cuộc sống. Sự 10 chung sống hài hoà giữa con người với tự nhiên có tác dụng thanh lọc và làm đẹp tâm hồn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các khu du lịch sinh thái xung quanh các khu đô thị ngày càng phát triển rầm rộ. Do vậy, phải nên xây dựng nông thôn mới với những đóng góp tích cực cho sinh thái. Có thể coi chức năng sinh thái chính là thước đo một đơn vị có thể coi là nông thôn mới hay không. Đồng thời phải phân biệt rõ không được lẫn lộn ranh giới giữa nông thôn với thành thị. 2.1.4. Chủ thể xây dựng nông thôn mới Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân thực sự là chủ thể xây dựng nông thôn, người nông dân phải tham gia từ khâu quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… đồng thời, cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới. Chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thành công, vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cực của nông dân. 2.1.5. Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới 2.1.5.1. Động lực từ công nghiệp hóa và đô thị hóa Xây dựng nông thôn mới XHCN nếu chỉ dựa vào nguồn đầu tư từ nhà nước hay chỉ tiến hành trong nội bộ nông thôn sẽ không tạo ra được động lực cũng như tính linh hoạt, mà cần phải đặt nó trong bối cảnh phát triển thành thị và nông thôn đồng hành với nhau, dựa trên những quan điểm hệ thống. Thực tế, các vấn đề về nông nghiệp cần phải được giải quyết thông qua phát triển công nghiệp, các vấn đề về nông dân phải giải quyết thông qua phi nông hóa, phát triển nông thôn phải song hành cùng phát triển thành thị. Điều này cũng có nghĩa là việc giải quyết các vấn đề “tam nông” không thể chỉ bó hẹp trong nội bộ nông thôn và nông nghiệp, mà cần phải xây dựng nên quan niệm phát triển thành thị và nông thôn song hành với nhau, xóa bỏ mọi ngăn cách giữa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan