Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Thực trạng và giải pháp phát triển cây sơn tra gắn với chuỗi giá trị bền vững tr...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển cây sơn tra gắn với chuỗi giá trị bền vững trên địa bàn huyện trạm tấu, tỉnh yên bái

.PDF
109
1
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHẠM THANH MỪNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY SƠN TRA GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHẠM THANH MỪNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY SƠN TRA GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Lý Phú Thọ, năm 2021 Phú Thọ, tháng …năm.. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của Luận văn: "Thực trạng và giải pháp phát triển cây Sơn tra gắn với chuỗi giá trị bền vững trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái" đều đƣợc đƣợc thu thập, điều tra, khảo sát, phân tích một cách trung thực, đánh giá trên cơ sở thực trang của địa phƣơng nơi triển khai nghiên cứu thực hiện Luận văn. Việc tiếp nhận, trao đổi thông tin phục vụ nội dung nghiên cứu của Luận văn đƣợc thực hiện trên nguyên tắc cầu thị và khách quan. Trong quá trình thực hiện Luận văn, bản thân luôn bày tỏ lòng biết ơn chân thành trƣớc sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ của Nhà trƣờng, các Thầy, Cô giao, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và ngƣời, các thông tin tham khảo bổ sung luận cứ trong Luận văn đều đƣợc trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc. Phú Thọ, tháng 6 năm 2021 Tác giả ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, tôi đã triển khai thực hiện và hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có đƣợc kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trƣờng, các cơ quan, thầy cô giáo, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, cùng toàn thể các Thầy, các Cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng nhƣ thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS. Phạm Thị Lý đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái; Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Yên Bái, Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu, cấp ủy và chính quyền các xã nơi tôi triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp, đã quan tâm, tạo mọi điều kiện, giúp đỡ để tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp theo đúng tiến độ và kế hoạch đào tạo của khóa học. Trong thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp, vì các lý do chủ quan và khách quan nên kết quả thu đƣợc của Luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất kính mong nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, tháng 6 năm 2021 Tác giả iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu ................................................ 3 5. Những đóng góp mới của Luân văn .............................................................. 8 6. Kết cấu của Luận văn .................................................................................... 9 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN .................................................................................................... 12 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị: .................................................................. 12 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 12 1.1.3. Tác nhân ................................................................................................ 15 1.1.4. Chuỗi sản phẩm nông sản ..................................................................... 16 1.1.5. Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị ..................................................... 16 1.1.6. Ý nghĩa phân tích chuỗi giá trị .............................................................. 27 1.2. Cơ sở thực tiễn về phân tích về chuỗi giá trị ........................................... 27 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới........................................................................ 27 1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ 30 iv Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY SƠN TRA CỦA HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI ........................................................ 35 2.1. Khái quát đặc điểm về địa bàn nghiên cứu .............................................. 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Trạm Tấu ............................... 35 2.2. Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến sự phát triển cây Sơn tra của huyện Trạm Tấu ......................................................................................................... 43 2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong phát triển Sơn tra tại huyện Trạm Tấu............................................................................. 47 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 51 3.1. Thực trạng sản xuất và phát triển Sơn tra của huyện Trạm Tấu ................... 51 3.1.1. Tình hình phát triển Sơn tra của Huyện Trạm Tấu ............................... 51 3.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Sơn tra của huyện Trạm Tấu............... 60 3.2.1. Hiện trạng chuỗi giá trị Sơn tra huyện Trạm Tấu ................................. 60 3.2.2. Các kênh tiêu thụ chính trong chuỗi giá trị Sơn tra của huyện Trạm Tấu ......................................................................................................................... 62 3.2.3. Tỷ lệ phân chia sản phẩm giữa các kênh tiêu thụ sản phẩm ................. 63 3.2.4. Giá bán sản phẩm Sơn tra giữa các kênh tiêu thụ ................................. 65 3.2.5. Các tác nhân trong chuỗi giá trị Sơn tra của huyện Trạm Tấu ............. 67 3.3. Định hƣớng, chiến lƣợc, giải pháp phát triển Sơn tra tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái .................................................................................................... 75 3.3.1. Định hƣớng, chiến lƣợc phát triển ........................................................ 75 3.3.2. Một số giải pháp phát triển Sơn tra tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 80 1. Kết luận ....................................................................................................... 80 2. Đề xuất, kiến nghị ....................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Trạm Tấu giai đoạn 2017- 2020....................................................................................................... 40 Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Trạm Tấu giai đoạn 2017- 2020 .............................................................................................. 42 Bảng 2.1. Điểm mạnh, yếu trong phát triển Sơn tra tại huyện Trạm Tấu ..... 47 Bảng 3.1: Diện tích, phƣơng thức trồng Sơn tra trên các loại đất của huyện Trạm Tấu ......................................................................................................... 51 Bảng 3.2: Diện tích Sơn tra huyện Trạm Tấu giai đoạn 2016 – 2020 ............ 53 Bảng 3.3: Sản lƣợng Sơn tra huyện Trạm Tấu giai đoạn 2016 – 2020 .......... 54 Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng và tình hình áp dụng các biện pháp chăm sóc cây Sơn tra tại các hộ điều tra trên địa bàn huyện Trạm Tấu ........ 57 Bảng 3.5: Hộ sản xuầt Sơn tra đƣợc điều tra phân loại theo kinh tế hộ ......... 67 Bảng 3.6: Tuổi, học vấn, nhân khẩu và lao động của hộ sản xuất Sơn tra phân theo kinh tế hộ ................................................................................................. 68 Bảng 3.7: Thu nhập bình quân từ Sơn tra phân theo kinh tế hộ ..................... 69 Bảng 3.8: Thu nhập của các hộ thu gom Sơn tra đƣợc điều tra phân theo đơn vị hành chính ................................................................................................... 70 Bảng 3.9: Thu nhập của các hộ bán buôn, bán lẻ Sơn tra đƣợc điều tra phân theo đơn vị hành chính .................................................................................... 71 Bảng 3.10: Kết quả điều tra thu nhập của các tác nhân trong kênh tiêu thụ Sơn tra dƣới dạng truyền thống .............................................................................. 74 Bảng 3.11: Kết quả điều tra thu nhập của các tác trong kênh tiêu thụ Sơn tra dƣới dạng chế biến thành phẩm ...................................................................... 75 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị Sơn tra huyện Trạm Tấu ................................. 60 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm Sơn tra huyện Trạm Tấu ............... 62 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ các kênh phân chia sản phẩm Sơn tra huyện Trạm Tấu ...... 64 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFLI Dự án Nông lâm kết hợp cải thiện sinh kế cho hộ gia đình ACIAR Cơ quan nghiên cứu Nông nghiệp Úc BVTV Bảo vệ thực vật CPTG Chi phí trung gian GO Giá trị sản xuất GTGT Giá trị gia tăng HQKT Hiệu quả kinh tế HTX Hợp tác xã ICRAF Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Nông lâm kết hợp IC SWOT VA Chi phí trung gian Công cụ phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức Giá trị gia tăng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trạm Tấu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, là một trong 63 huyện nghèo của cả nƣớc, thuộc Chƣơng trình 30a của Chính phủ. Trong những năm gần đây, huyện Trạm Tấu đã có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, song nếu so với mặt bằng chung các địa phƣơng của tỉnh thì huyện Trạm Tấu vẫn còn hết sức khó khăn do địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn và có khí hậu phức tạp; thành phần dân tộc chiếm trên 70% là đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Mông), trình độ dân trí còn ở mức thấp, tỉ lệ hộ nghèo chiếm trên 80%, xuất phát điểm thấp khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn, nhất là đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Kinh tế nông, lâm nghiệp vẫn luôn đƣợc xác định là một trong những thế mạnh của huyện vùng cao Trạm Tấu. Tuy nhiên, để lựa chọn đƣợc đối tƣợng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đặc biệt là phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của đồng bào vùng cao, dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu dựa vào kinh tế đồi rừng, đòi hỏi phải có những nghiên cứu, định hƣớng, quy hoạch phát triển và chính sách phù hợp. Trong giai đoạn 2016 – 2020 huyện Trạm Tấu đã tích cực triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển các đối tƣợng cây trồng, vật nuôi nhƣ: Phát triển cây chè Shan vùng cao, nuôi gà đen, lợn bản địa, trồng ngô đồi… nhằm đa dạng sinh kế, giúp ngƣời dân phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phƣơng. Kết quả cho thấy đã từng bƣớc làm thay đổi tƣ duy, nhận thức, tập quán canh tác của ngƣời dân chuyển dần từ sản xuất quảng canh, truyền thống sang sản xuất bán thâm canh và thâm canh để nâng cao năng suất, sản lƣợng, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác. Song nhìn chung sản xuất vẫn còn ở quy mô nhỏ, lẻ, phân tán và 2 mang năng tính tự cung tự cấp, tự túc, chƣa tạo ra đƣợc sản phẩm hàng hóa và liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị ổn định và bền vững. Từ thực tế trên, yêu cầu đặt ra cần thiết phải có những công trình nghiên cứu, cơ chế, chính sách đầu tƣ, hỗ trợ phát triển các cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, mang tính đặc sản bản địa, phù hợp với khí hậu thổ nhƣỡng và điều kiện, trình độ sản xuất của đồng bào vùng cao, từng bƣớc gắn kết sản xuất với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ổn định và bền vững, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn vùng cao khó khăn của tỉnh. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng cho thấy, trong các cây trồng bản địa của huyện Trạm Tấu hiện nay, có loài cây Sơn tra hay còn gọi là Táo mèo là cây trồng có tiềm năng và lợi thế để phát triển trở thành sản phẩm đặc sản địa phƣơng, vùng miền, góp phần tạo sinh kế, giúp ngƣời dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Xuất phát từ ý nghĩa kinh tế - xã hội của cây Sơn tra đối với đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Do đó tôi tiến hành lựa chọn nội dung nghiên cứu: "Thực trạng và giải pháp phát triển cây Sơn tra gắn với chuỗi giá trị bền vững trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái". 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Luận văn tập trung phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, để qua đó làm cơ sở lý luận để đề xuất các giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thiện và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm nói 3 chung và chuỗi nông sản nói riêng. - Phân tích thực trạng phát triển cây Sơn tra và các sản phẩm từ cây Sơn tra của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. - Phân tích vai trò, sự phân chia lợi ích của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra của địa bàn nghiên cứu. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. - Đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm phát triển sản xuất sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái một cách ổn định và bền vững. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn - Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về phát triển phát triển trồng cây sơn tra và chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra. - Phân tích đặc điểm địa bàn nghiên cứu, thực trạng phát triển cây Sơn tra trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển cây Sơn tra gắn với chuỗi giá trị bền vững trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. - Đề xuất định hƣớng và giải pháp phát triển sản xuất Sơn tra của huyện Trạm Tấu theo mô hình liên kết chuỗi giá trị bền vững. 3. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các sản phẩm chính từ Sơn tra và các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Các số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2016 – 2019; số liệu sơ cấp thu thập năm 2020. - Phạm vi về không gian: Thực hiện tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. 4 3.3. Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung chính nhƣ sau: - Mô tả thực trạng phát triển cây Sơn tra trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2016 - 2019. - Điều tra, đánh giá một số yếu tố của các tác nhân chính trong chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu. - Phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm từ cây Sơn tra để thấy đƣợc sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu. - Đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm phát triển cây Sơn tra tại huyện Trạm Tấu theo mô hình liên kết chuối giá trị bền vững trong thời gian tới. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lenin. 4.1.2. Tuân thủ theo chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về nội dung, đối tƣợng nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm, đối tƣợng nghiên cứu 4.2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: Luận văn lựa chọn huyện Trạm Tấu làm địa bàn nghiên cứu, vì Trạm Tấu là địa phƣơng có phong trào phát triển trồng cây Sơn tra rất lớn trong những năm vừa qua, diện tích cây Sơn tra hiện có trên 4.388 ha. Do vậy, cần có một công trình nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững của loài cây trồng này trong thời gian tới. 5 4.2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo các tác nhân chính tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu, bao gồm: - Tác nhân đầu vào và tổ chức sản xuất (cây giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, áp dung quy trình kỹ thuật sản xuất). - Tác nhân đầu ra của sản xuất (cơ sở thu mua, tiêu thụ và cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ Sơn tra). 4.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin 4.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu nhƣ: Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, một số website, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các cơ quan, ban, ngành, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. Qua đó, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ Sơn tra tại tỉnh Yên Bái và địa bàn nghiên cứu. 4.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp: a) Thu thập thông tin thông qua tiếp cận, đề nghị giúp đỡ cung cấp thông tin, số liệu và thông qua hình thức phòng vấn bằng mẫu phiếu điều tra đối với các đối tƣợng có liên quan và các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu. - Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra: + Đối với hộ sản xuất Sơn tra: Do đặc thù của huyện vùng cao chủ yếu là ngƣời dân tộc Mông sinh sống, diện tích Sơn tra trồng nhỏ lẻ, phân tán, do vậy trong giới hạn nghiên cứu của Luận văn, tác giả lựa chọn mẫu điều tra mang tính đại diện theo địa bàn phân bố diện tích Sơn tra tập trung và theo phân loại kinh tế hộ. Cụ thể chọn 20 hộ trồng cây Sơn tra tại địa bàn 03 xã có diện tích cây Sơn tra lớn của huyện để điều tra việc lựa chọn nguyên liệu và 6 chi phí đầu vào phục vụ sản xuất, đánh giá mức độ canh tác và chi phí đầu tƣ chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm và đặc điểm, thu nhập của hộ sản xuất Sơn tra. + Đối với cơ sở thƣơng mại, chế biến Sơn tra: Do các kênh thu mua, phân phối, tiêu thụ sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu hiện nay rất phức tạp, mang tính tự phát, do vậy để phục vụ mục tiêu, nội dung nghiên cứu của Luận văn, tác giả lựa chọn một số cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh mang tính đại diện tại các địa bàn trọng điểm tiêu thụ sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu. Cụ thể lựa chọn 10 cơ sở thu mua, tiêu thụ và 05 cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ quả Sơn tra để điều tra về tình hình thu mua, chế biến và thu nhập từ kinh doanh sản phẩm Sơn tra và các kênh trung gian phân phối sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu. - Phƣơng pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp và kết hợp với gửi phiếu điều tra (trong đó: đối với các hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh Sơn tra thực hiện phỏng vấn trực tiếp; các cơ quan quản lý, chuyên gia...gửi phiếu điều tra). b) Phƣơng pháp chuyên gia - Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm, đồng thời sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến nội dung, phạm vi nghiên cứu của Luận văn một cách linh hoạt, hợp lý và cần thiết. - Trong quá trình nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia thông qua các buổi thảo luận nhóm, thành phần tham gia là một số nhà nghiên cứu đã từng nghiên cứu về lĩnh vực chuỗi giá trị, các đại diện của các tác nhân tham gia trong chuỗi để lấy ý kiến và đƣa ra những gợi ý giải pháp hỗ trợ thiết thực cho nội dung nghiên cứu. 7 c) Phƣơng pháp phân tích số liệu - Phƣơng pháp phân tích định tính: Luận văn sử dụng sơ đồ hóa để mô phỏng, minh chứng, phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra của huyện Trạm Tấu. - Phƣơng pháp phân tích định lƣợng: Sử dụng các công cụ phân tích để tính toán chi phí, thu nhập và giá trị gia tăng của từng mắt xích trong chuỗi giá trị... - Phƣơng pháp phân tích SWOT: Dựa vào số liệu thu thập tiến hành xử lý, phân tích, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những khó khăn, thách thức, điểm nghẽn trong chuỗi giá trị Sơn tra hiện nay của huyện Trạm Tấu. d) Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị - Xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị. - Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. - Phân tích hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị. đ) Phân tích hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị. - Phân tích chuỗi liên kết bao gồm: Phân tích chức năng chuỗi; tác nhân tham gia chuỗi; kênh thị trƣờng và các yếu tố hỗ trợ thúc đẩy chuỗi liên liên kết. - Phân tích kinh tế chuỗi liên kết bao gồm: Phân tích chi phí trung gian, doanh thu, giá trị gia tăng, lợi nhuận thuần của mỗi tác nhân và toàn chuỗi dựa trên các chỉ tiêu sau: + Giá trị (GO): Đƣợc tính bằng lƣợng sản phẩm sản xuất ra hoặc đƣợc tiêu thụ nhân với giá bán bình quân (GO=P.Q). + Chi phí trung gian (IC): Bao gồm các chi phí về dịch vụ, vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nhƣ vật tƣ, cây giống, phân bón, 8 thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, nguyên vật liệu, năng lƣợng khác.... + Tổng chi phí (TC): Đƣợc tính bằng tổng chi phí trung gian, chi phí lao động, chi phí vận chuyển, chi phí khấu hao tài sản và các chi phí khác có liên quan. + Giá trị tăng thêm/giá trị gia tăng (VA):Bằng tổng giá trị (GO) trừ đi chi phí trung gian (IC): VA = GO-IC. + Lợi nhuận thuần (Pr): Bằng tổng giá trị thu đƣợc trừ đi tổng chi phí: Pr = GO – TC. 5. Những đóng góp mới của Luân văn 5.1. Về lý luận - Phân tích làm rõ thêm cơ sở lý luận về chuỗi giá trị, phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị ngành hàng, sản phẩm. - Củng cố cơ sở thực tiễn phân tích chuỗi giá trị trên thế giới và tại Việt Nam để đƣa ra những luận cứ cho nội dung nghiên cứu. - Sơ đồ hóa chuỗi giá trị nhằm chứng minh, phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, kênh phân phối sản phẩm, chi phí, lợi nhuận của từng tác nhận và toàn chuỗi. - Từ kết quả phân tích chuỗi giá trị đi đến kết luận các nguyên nhân, nút thắt chính trong chuỗi giá trị hiện nay. 5.2. Về thực tiễn - Luận văn góp phần làm cơ sở để đƣa ra các giải pháp cụ thể phù hợp cho định hƣớng phát triển cây Sơn tra của huyện Trạm Tấu trong giai đoạn 2021 – 2025 theo hƣớng tiếp cận chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững. 9 - Đánh giá, phân tích và cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là ngƣời sản xuất Sơn tra và các nhà quản lý hoạch định cơ chế, chính sách đầu tƣ, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng ổn định, bền vững. Bảo đảm sự hài hòa về trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia chuỗi. Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong phát triển cây Sơn tra, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị một cách bền vững, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã vùng cao của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Luận văn đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng, gồm: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và kinh nghiệm thực tiễn. - Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cây Sơn tra của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. - Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và nội dung thảo luận. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu Giải pháp phát triển các sản phẩm chủ lực, có tiểm năng, thế mạnh của mỗi địa phƣơng, vùng miền có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với sự vận động và phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng cũng nhƣ của cả nền kinh tế nói chung. Do vậy, vấn đề đặt ra của Luận văn đã đƣợc một số học giả và các cấp, các ngành quan tâm, nghiên cứu, qua đó đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu đƣợc ghi nhận nhƣ: - Nguyễn Văn Trọng, 2011. Nghiên cứu giải pháp kinh tế nhằm phát triển sản xuất cây Sơn tra (Táo mèo) tại huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm 10 Tấu, tỉnh Yên Bái. Báo cáo nghiên cứu khoa học, Ban Kinh tế và Ngân sách tỉnh Yên Bái. Báo cáo đã tập trung phân tích chỉ ra đƣợc tiềm năng, lợi thế phát triển cây Sơn tra tại hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải, đồng thời đề xuất các giải pháp về công tác xây dựng định hƣớng, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ vật tƣ đầu vào, xây dựng, nhân rộng mô hình để nhân rộng. Tuy nhiên, giải pháp để phát triển sản xuất Sơn tra theo chuỗi giá trị bền vững chƣa đƣợc tác giả đề cập, giải quyết trong nội dụng nghiên cứu. - Đinh Xuân Trƣờng, 2014. Phân tích chuỗi giá trị thị trƣờng các sản phẩm từ cây Sơn tra tại tỉnh Sơn La. Luận văn Thạc sĩ phát triển nông thôn, trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Luận văn đã tập trung phân tích chuỗi giá trị thị trƣờng sản phẩm Sơn tra của tỉnh Sơn La, qua đó đã chỉ ra các nhóm giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển diện tích Sơn tra, bảo đảm ổn định chất lƣợng sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nhóm giải pháp để phát triển sản xuất Sơn tra theo chuỗi giá trị bền vững chƣa đƣợc đề cập, giải quyết. - Phạm Tiến Lâm, 2017: Thực trạng và giải pháp phát triển cây Sơn tra gắn với chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Luận văn Thạc sĩ kinh tế nông nghiệp. Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng phát triển gắn với chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra, qua đó đã đề ra định hƣớng, chiến lƣợc và nhóm giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm Sơn tra huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, nhóm giải pháp trọng tâm để phát triển bền vững trƣớc cơ hội và thác thức của xu thế thị trƣờng hiện nay chƣa đƣợc đề cập, giải quyết. - Đề án phát triển cây Sơn tra tại hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 – 2020. Đề án đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 30/6/2016. 11 Đề án mới tập trung thực hiện đƣợc các giải pháp hỗ trợ để phát triển mở rộng vùng nguyên liệu, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai huyện vùng cao của tỉnh. Vẫn đề đầu ra cho sản xuất chƣa đƣợc đề cập và giải quyết, do đó đòi hỏi trong những năm tới khi diện tích Sơn tra đến thời kỳ cho thu hoạch tập trung sẽ trở thành một yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết để đảm bảo cho sản xuất phát triển ổn định, bền vững, đem lại hiệu quả. Có thể thấy đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về phát triển sản xuất cây Sơn tra và nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng này. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp để “phát triển ổn định, bền vững” còn ít hoặc chƣa đƣợc đề cập, giải quyết và đang trở thành yêu cầu cấp thiết của sản xuất hiện nay, tình trạng đƣợc mùa mất giá, sản xuất không có đầu ra vẫn đang là vấn đề thách thức đối với các nhà quản lý. Chính vì vậy, việc tiếp tục hƣớng nghiên cứu của Luận văn trong phạm vi một huyện trọng điểm về trồng cây Sơn tra của tỉnh Yên Bái là cần thiết, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan