Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp điều ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2022

.PDF
59
1
88

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ THỊ BÍCH THẢO THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VŨ THỊ BÍCH THẢO THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS.BS. TRẦN VĂN LONG NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ chân thành của Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình. Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn TS.BS Trần Văn Long là giảng viên đã tận tình hướng dẫn khoa học, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi có thể hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề tại cơ sở. Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể các bác sỹ, điều dưỡng và các đồng nghiệp đã tham gia giúp đỡ đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực tập và viết chuyên đề báo cáo. Tôi xin chân thành cảm ơn người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện, phối hợp để tôi hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi luôn ghi nhớ sự chia sẻ, động viên, hết lòng của bố, mẹ, chồng, con và bạn bè đã giúp đỡ, cho tôi thêm nghị lực để học tập và hoàn thành chuyên đề này. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Vũ Thị Bích Thảo ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS.BS Trần Văn Long. Tất cả các nội dung trong chuyên đề này do tôi tìm hiểu và trực tiếp thực hiện. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Vũ Thị Bích Thảo iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN.................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH........................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 10 1.1. Cơ sở lý luận. .............................................................................................. 10 1.2. Cơ sở thực tiễn. ........................................................................................... 23 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 26 2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. ........................... 26 2.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh THA điều trị ngoại trú tại BVĐK Tỉnh Bắc Giang. ..................................................................................... 27 Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................... 37 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 43 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI Chỉ số khối cơ thể BVĐK Bệnh viện đa khhoa CBYT Cán bộ y tế CTXH Công tác xã hội DASH Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp ĐD Điều dưỡng ĐTKS Đối tượng khảo sát ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTV Điều tra viên ESC Hội Tim mạch Châu Âu ESH Hội Tăng huyết áp Châu Âu GDSK Giáo dục sức khỏe ISH 1999 Hội Tăng huyết áp Thế giới 1999 JNC Ủy ban Hỗn hợp Quốc gia Hoa Kỳ về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA NB Người bệnh PA Tri số huyết áp PAd Huyết áp động mạch tối thiểu PAs Huyết áp động mạch tối đa THA Tăng huyết áp THPT Trung học phổ thông YTDP Y tế dự phòng WHO World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp............................................................................ 12 Bảng 2. 1: Một số thông tin chung của ĐTKS ....................................................... 30 Bảng 2. 2: Mức độ THA của ĐTKS....................................................................... 31 Bảng 2. 3: Hiểu biết của ĐTKS về bệnh THA ....................................................... 31 Bảng 2. 4: Hiểu biết của ĐTKS về thực hành tự chăm sóc bệnh THA ................... 32 Bảng 2. 5: Thực hành theo dõi huyết áp tại nhà ..................................................... 33 Bảng 2. 6: Thực hành tuân thủ điều trị của ĐTKS ................................................. 33 Bảng 2. 7: Thực hành tuân thủ chế độ ăn ............................................................... 34 Bảng 2. 8: Thực hành thay đổi lối sống tích cực ................................................... 35 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Đặc điểm giới tính của ĐTKS ........................................................... 29 Biểu đồ 2. 2. Đặc điểm về tuổi của ĐTKS ............................................................. 30 Biểu đồ 2. 3. Đặc điểm về thời gian điều trị THA .................................................. 31 Biểu đồ 2. 4. Kiến thức chung của người bệnh THA.............................................. 32 Biểu đồ 2.5. Thực trạng thực hành tự chăm sóc ..................................................... 35 Biểu đồ 2.6. Mức độ tuân thủ thực hành tự chăm sóc của NB THA ....................... 36 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Minh họa tăng huyết áp ......................................................................... 10 Hình 1. 2: Rượu, bia ảnh hưởng tới tăng huyết áp .................................................. 11 Hình 1. 3: Đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân ............................................... 14 Hình 1. 4: Các loại máy đo huyết áp ...................................................................... 15 Hình 1. 5: Biến chứng của tăng huyết áp ............................................................... 15 Hình 1. 6: Quy trình điều trị Tăng huyết áp[3]. ...................................................... 17 Hình 1. 7: 4 bước điều trị tăng huyết áp tại tuyến cơ sở ......................................... 18 Hình 2. 1: Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bắc Giang – Thanh Hóa ................................. 26 Hình 2. 2: Khoa Khám bệnh – BVĐK Bắc Giang .... Error! Bookmark not defined. Hình 2. 3: Đo huyết áp tại khoa Khám bệnh – BVĐK Bắc Giang .......................... 27 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới, được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng sống người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh tăng huyết áp (THA) có xu hướng ngày càng gia tăng tại tất cả các nước trên thế giới, hiện có hơn 1 tỷ người THA và dự kiến sẽ tăng 1.5 tỷ vào năm 2025. THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó tử vong do bệnh mạch vành là 4,9 triệu người và đột quỵ là 3,5 triệu người. Bệnh THA cũng là yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh như suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức …[7,13]. Ở các nước phát triển tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn ( ≥18 tuổi) khoảng gần 30% dân số và hơn một nửa dân số ở tuổi >50 tuổi có tăng huyết áp [5]. Tại Hoa Kỳ, thống kê năm 2009 cho thấy, tỷ lệ THA là 37, 6% ở nam và 40,1% ở nữ. Tỷ lệ này gia tăng so với năm 2001 (32,6% và 36,9%, tương ứng) [7]. Tỷ lệ THA ở các nước Châu Âu ước khoảng 30 - 45% dân số, tăng dần lên theo tuổi. Ở Trung Quốc, năm 2010 có khoảng 335,8 triệu người, chiếm 33,6% dân số THA, trong đó nam giới là 35,3% và nữ giới là 32%[7]. Tại Việt Nam, THA đã tạo ra một gánh nặng lớn về kinh tế và xã hội, một số nghiên cứu đánh giá kinh tế đã được thực hiện và đã chỉ ra chi phí - hiệu quả của các can thiệp nhằm quản lý và kiểm soát THA như: thống kê năm 1992 tỷ lệ THA là 11,2%., năm 2002 tỷ lệ THA là 16,9%. Năm 2008, theo kết quả điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh thành trong toàn quốc cho thấy tỷ lệ người THA đã tăng lên 25,1% [7]. Theo Niên giám Thống kê y tế năm 2018, tăng huyết áp là một trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam [4]. Bệnh THA phải điều trị liên tục, suốt đời và để giữ được mức huyết áp ổn định, giảm tổn thương các cơ quan đích thì kiến thức và sự tự chăm sóc trong điều trị THA của người bệnh là vô cùng quan trọng [7]. Việc người bệnh kém hiểu biết và không tuân thủ trong điều trị THA vẫn là một thách thức lớn trong điều trị. Để người bệnh có kiến thức, sự hiểu biết về tự chăm sóc thì cần có sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế, gia đình và xã hội. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện Đa khoa hạng I, việc quản lý và chăm sóc người bệnh mắc các bệnh không lây nhiễm ngoại trú trong đó có bệnh THA được bệnh viện luôn chú trọng. Tuy nhiên, vẫn chưa có thống kê, nghiên cứu đầy đủ về kiến thức tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú. Xuất phát từ thực tế trên để có thêm bằng chứng tin cậy cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh THA hiệu quả, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: Thực trạng Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả Thực trạng Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Định nghĩa, Phân loại bệnh Tăng huyết áp. 1.1.1.1. Định nghĩa bệnh Tăng huyết áp. Hình 1. 1: Minh họa tăng huyết áp Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg [3]. 1.1.1.2. Phân loại tăng huyết áp [14] * Dựa theo định nghĩa: - Tăng huyết áp giới hạn khi trị số huyết áp trong khoảng 140/90 < PA < 160/95 mmHg - Tăng huyết áp tâm thu khi huyết áp động mạch tối đa (PAs) lớn hơn 160 mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu (PAd) nhỏ hơn 90 mmHg. - Tăng huyết áp tâm trương khi huyết áp động mạch tối đa (PAs) thấp hơn 140 mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu (PAd) cao hơn 95 mmHg. * Dựa vào tình trạng biến thiên của trị số huyết áp - Tăng huyết áp thường xuyên, có thể phân thành tăng huyết áp ác tính và tăng huyết áp lành tính - Tăng huyết áp cơn: trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường, bệnh xuất hiện với những cơn cao vọt, những lúc này thường có tai biến. - Tăng huyết áp dao động: con số huyết áp có thể lúc tăng, lúc không tăng (OMS khuyên không nên dùng thuật ngữ này và nên xếp vào loại giới hạn vì tất cả các trường hợp tăng huyết áp đều ít nhiều dao động). * Dựa vào nguyên nhân - Tăng huyết áp nguyên phát (không có nguyên nhân), ở người cao tuổi. - Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân), phần lớn ở trẻ em và người trẻ tuổi. 1.1.2. Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp [3]. 1.1.2.1. Tăng huyết áp nguyên phát: 92 - 94% THA không tìm được nguyên nhân hay còn gọi là bệnh THA ngay cả trong số người trẻ tuổi thì cũng khoảng 50% là nguyên phát. Các yếu tố thuận lợi thường thấy trong THA nguyên phát như sau: - Vai trò của muối natri: ăn nhiều muối natri (> 14 gram/ngày) có nhiều nguy cơ THA, ăn < 1 gam/ngày, huyết áp giảm. - Nòi giống: người da đen có tỷ lệ THA cao hơn người da trăng (trong cùng một hoàn cảnh, điều kiện làm việc như nhau). - Thừa cân và béo phì: người ta thấy ở nguời có chỉ số khối cơ thể (BMI) > 30 ở tuổi 40 – 49 thì tỷ lệ THA gấp 4 lần người bình thường. - Yếu tố gia đình: 50% người bệnh THA có người trong gia đình bị bệnh THA. - Nghiện rượu: ở những người nghiện rượu, nguy cơ THA gấp 2 – 3 lần người bình thường. Giãn mạch da Co mạch nội tạng Hình 1. 2: Rượu, bia ảnh hưởng tới tăng huyết áp - Hút thuốc lá. - Stress: những người làm việc căng thẳng, có nhiều sang chấn thần kinh tâm thần, gia tăng hoạt động thần kinh giao cảm thì có tỷ lệ THA cao hơn người bình thường - Đái tháo đường: là bệnh lý thường đi kèm với THA và làm cho nguy cơ tổn thương cơ quan đích càng tăng lên. 1.1.2.2. Tăng huyết áp thứ phát: THA là triệu chứng của một bệnh, hoặc có tác nhân rõ ràng gây ra, vì vậy người ta còn gọi là THA có nguyên nhân. Loại này chỉ chiếm 4 – 5% và thường gặp ở người trẻ, hoặc các trường hợp THA khó điều trị. Các nguyên nhân có thể là: - Các bệnh thận: Chiếm phần lớn (50%) trong THA thứ phát, 2 – 3% trong THA chung. Các bệnh thận bao gồm bệnh hẹp động mạch thận (thường gặp) và bệnh nhu mô thận. - Bệnh ở động mạch lớn: hẹp eo động mạch chủ bẩm sinh gây THA chi trên, viêm tắc động mạch (Takayashu). - Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận, hội chứng Conn, hội chứng Cushing, chứng to đầu chi (acromegaly), cường tuyến cận giáp với tăng canxi máu. - Bệnh ở nội sọ: khối u nội sọ, khối choán chỗ, tăng áp lực nội sọ cấp tính. - Tăng huyết áp thai kỳ: + THA xuất hiện sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén. Nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật. + THA đã có từ trước nay nặng lên do mang thai, do nhiễm độc thai nghén. - Tăng huyết áp do thuốc và độc chất + Thuốc ngừa thai có chứa estrogen – progesteron. + Các corticosteroid, ACTH. + Các thuốc gây chán ăn, Ephedrin, một số thuốc ma túy, cocain. 1.1.3. Phân độ tăng huyết áp [3],[ 5],[ 11],[ 12],[ 31]. Phân độ THA dựa vào trị số huyết áp của người bệnh. Bảng phân độ THA dưới đây có sự đồng thuận của Tổ chức Y tế Thế giới/Hội Tăng huyết áp Thế giới 1999 (WHO/ISH 1999), Ủy ban Hỗn hợp Quốc gia Hoa Kỳ về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA lần thứ 6 (JNC 6), Hội Tim mạch/Hội Tăng huyết áp Châu Âu 2013 (ESC/ESH 2013) và Hội Tim mạch Việt Nam 2015. Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp Phân độ tăng huyết áp Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) < 120 < 80 Huyết áp bình thường Huyết áp tối ưu Huyết áp bình thường < 130 < 85 130 – 139 85 – 89 Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 90 – 99 Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 100 – 109 Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 ≥ 110 Tăng huyết áp tâm thu đơn ≥ 140 < 90 Huyết áp bình thường cao Tăng huyết áp độc - Khi huyết áp tâm thu và tâm trương của một người bệnh không cùng một nhóm phân loại thì chọn mức phân loại cao nhất. - Khái niệm tiền tăng huyết áp (prehypertension) được JNC 7 đưa ra năm 2003, tương ứng với mức huyết áp bình thường cao, tuy nhiên ít được sử dụng trên lâm sàng. 1.1.4. Triệu chứng, biến chứng tăng huyết áp. 1.1.4.1. Triệu chứng tăng huyết áp [1] ,[5], [11],[ 12]. * Triệu chứng lâm sàng Đa số người bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng cơ năng, trừ biểu hiện thực thể là đo huyết áp thấy tăng. Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện tăng huyết áp khi đã có một số biến chứng do THA như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim… Một số người tăng huyết áp có thể bị nhức đầu; đỏ bừng mặt; cảm giác có mây mù trước mắt, ruồi bay trước mắt; tê tay nhất thời… Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng có thể gặp trong nhiều tình trạng hoặc bệnh lý khác, không phải là đặc hiệu của THA. Như vậy, THA chỉ có thể khẳng định được bằng đo huyết áp. Đa số các trường hợp THA được phát hiện qua đo huyết áp thường qui, tuy nhiên với một số trường hợp cần đo huyết áp trong 24h. Hình 1. 3: Đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân * Quy trình đo huyết áp [1],[3], [14]. Đo huyết áp là một động tác quan trọng, quyết định trong chẩn đoán THA, vì vậy trong quá trình đo cần tuân thủ một số quy định sau: - Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 -10 phút trước khi đo huyết áp. - Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2h. - Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không. - Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim. - Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạnh cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiến đập (pha V của Korotkoff). - Không nói chuyện khi đang đo huyết áp. - Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơns ẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. - Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. - Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp). - Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82mmHg) không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo. Hình 1. 4: Các loại máy đo huyết áp 1.1.4.2. Biến chứng tăng huyết áp[1], [12],[ 14],[ 28],[ 31]. Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề, có thể gây tử vong hoặc tàn phế. Cơ quan đích mà THA gây tổn thương (gây biến chứng) bao gồm tim, não, mắt, thận và mạch máu. Hình 1.5: Biến chứng của tăng huyết áp [5]. 1.1.5. Điều trị tăng huyết áp [1], [3], [7], [11] 1.1.5.1. Nguyên tắc chung: - Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. - Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. - “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời. - Điều trị cần hết sức tích cực ở người bệnh đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu. 1.1.5.2. Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: - Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: + Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày). + Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. + Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no. - Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. - Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. - Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh. - Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. - Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. - Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. - Tránh bị lạnh đột ngột. Hình 1. 6: Quy trình điều trị Tăng huyết áp[3]. 1.1.5.3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tại tuyến cơ sở: - Chọn thuốc khởi đầu: + Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định). + Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao cảm. + Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyến áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày …). - Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo người bệnh được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc theo 4 bước quản lý tăng huyết áp ở tuyến cơ sở. - Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu. - Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch. Hình 1. 7: 4 bước điều trị tăng huyết áp tại tuyến cơ sở [2] 1.1.6. Kiến thức và thực hành tự chăm sóc tăng huyết áp. 1.1.6.1. Khái niệm và nội dung tự chăm sóc. * Khái niệm Tự chăm sóc là một khái niệm đa chiều và có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong số các định nghĩa, định nghĩa của Orem là nhất quán hơn. Orem lập luận rằng, tự chăm sóc là những hành động mà mỗi cá nhân được biết và thực hiện để chăm sóc, duy trì sức khỏe của chính họ và phòng ngừa biến chứng liên quan đến bệnh. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc quản lý và duy trì thực hiện lối sống lành mạnh các lĩnh vực hoạt động thể chất, dinh dưỡng, sử dụng thuốc và kiểm soát bệnh. Cùng với điều này, Orem mô tả tự chăm sóc là khả năng của mình để đánh giá, giám sát và đưa ra quyết định cho các tình huống trong cuộc sống của bản thân họ. Tự chăm sóc là một quá trình liên tục [20]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1983) đã định nghĩa tự chăm sóc là các hoạt động cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế dịch bệnh và phục hồi sức khỏe. Theo Bộ Y tế Vương quốc Anh (2005), tự chăm sóc là một phần của cuộc sống hàng ngày, bao gồm các hành động mà cá nhân và người chăm sóc tự chăm sóc bản thân, con cái, gia đình và những người khác để giữ gìn sức khỏe và tinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan