Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Thực trạng công tác kiểm soát chi nsnn đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục côn...

Tài liệu Thực trạng công tác kiểm soát chi nsnn đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc

.PDF
50
324
113

Mô tả:

Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính MỤC LỤC CHƯƠNG 1....................................................................................................... 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NSNN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP. ........................................................... 1 1.1. Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1 1.1.1. Khái niệm và phân loại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập ......... 1 1.1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 1 1.1.1.2. Phân loại ............................................................................................ 1 1.1.2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập................................................................................... 3 1.1.2.1. Đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động...... 3 1.1.2.2. Đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động ........................................................................................................... 5 1.1.2.3. Đơn vị SNCL được NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí ........................ 6 1.2. Kiểm soát chi NSNN của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập................................................................................... 7 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước ...................................... 7 1.2.2. Nội dung kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập................................................................................... 9 1.2.2.1. Các khoản chi thanh toán cá nhân ..................................................... 9 1.2.2.2. Các khoản chi về nghiệp vụ, chuyên môn......................................... 9 1.2.2.3. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa .................................................. 10 1.2.2.4. Các khoản chi khác.......................................................................... 10 1.2.3. Quá trình kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập................................................................................. 11 1.2.3.1. Kiểm soát, thanh toán ...................................................................... 11 Sv: Lê Bình Thắng Lớp: CQ49/01.02 Học viện Tài chính Luận văn Tốt nghiệp 1.2.3.2. Nội dung kiểm soát, thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu......... 12 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập................................................................................. 16 1.2.4.1. Nhân tố khách quan ......................................................................... 16 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................. 19 1.3. Sự cần thiết của kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. ................................................................................................... 20 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 21 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC......................................................................................... 21 2.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014......... ................................................................................................................ 21 2.2. Tình hình chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2014 ..................................................................................................... 22 2.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc. ............................ 23 2.3.1. Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc ..................................................................................... 23 2.3.2. Kiểm soát các khoản thanh toán cá nhân ........................................... 26 2.3.3. Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn ............................... 29 2.3.4. Kiểm soát chi các khoản mua sắm ..................................................... 31 2.3.5. Kiểm soát chi các khoản chi khác ...................................................... 33 2.4. Đánh giá tình hình kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc 34 2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 34 Sv: Lê Bình Thắng Lớp: CQ49/01.02 Học viện Tài chính Luận văn Tốt nghiệp 2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong KSC NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 37 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................ 37 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................... 39 Sv: Lê Bình Thắng Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NSNN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP. 1.1.Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.1.1. Khái niệm và phân loại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.1.1.1. Khái niệm Đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, câp dịch vụ công, phục vụ cung quản lý nhà nước. Trong đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là 1 phần không thể thiếu trong các đơn vị SNCL. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm: - Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ); - Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ). 1.1.1.2. Phân loại Để phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập cần dựa vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. Mức tự bảo đảm chi Tổng số nguồn thu sự nghiệp phí hoạt động thường = ---------------------------------------------------- * 100% xuyên của đơn vị Tổng số chi hoạt động thường xuyên Trong đó Sv: Lê Bình Thắng 1 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính Tổng số nguồn thu sự nghiệp gồm: - Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước - Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị - Thu khác (nếu có) - Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ Tổng số chi hoạt động thường xuyên theo quy định gồm: - Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; - Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí; - Chi cho các hoạt động dịch vụ (nếu có) Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên đơn vị sự nghiệp được phân loại như: a, Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động ) gồm: Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, băng hoặc lớn hơn 100% Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng. Sv: Lê Bình Thắng 2 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính b, Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), gồm: Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%. c, Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động), gồm: Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chí phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống. Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo qui định trên được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp 1.1.2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. 1.1.2.1. Đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động * Nguồn tài chính của đơn vị bao gồm: - Kinh phí do NSNN cấp để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ không thường xuyên. Sv: Lê Bình Thắng 3 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính - Kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp bao gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước, thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị. - Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của pháp luật. - Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) * Nội dung thực hiện tự chủ trong hoạt động chi của đơn vị - Chi trả tiền lương, tiền công theo qui định của Nhà nước - Chi trả tiền lương, tiền công theo quy định của Nhà nước - Chi trả thu nhập tăng thêm: Căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định. Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động trong đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và bảo đảm nguyên tắc người nào đó có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn. - Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm + Hàng năm, phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau: Trích tổi thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm. Sv: Lê Bình Thắng 4 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính + Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng như sau: Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm binh quân trong năm. 1.1.2.2. Đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động Nguồn tài chính và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động tương tự như đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động. Tuy nhiên đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động có một số đặc trưng cơ bản khác như sau: - Ngoài kinh phí hoạt động giống như đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động, đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động được nhà nước cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thương mại thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định. Sv: Lê Bình Thắng 5 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính 1.1.2.3. Đơn vị SNCL được NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí * Nguồn tài chính của đơn vị gồm: - Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp: Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao và kinh phí thực hiện các chương trình nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định. - Nguồn thu sự nghiệp (nếu có) gồm: phần được đề lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước, thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị: và một số khoản thu khác (nếu có). - Nguồn viện trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của pháp luật. - Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) * Nội dung thực hiện tự chủ trong hoạt động chi của đơn vị - Chi trả tiền lương, tiền công theo quy định của Nhà nước - Chi trả thu nhập tăng thêm : Căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 01 lần quy tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định. Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ một năm trở lên) theo quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị và bảo đảm nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn. Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu, khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định được bảo đảm từ các nguồn theo quy định của Chính phủ. - Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm Sv: Lê Bình Thắng 6 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính Hàng năm, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động dịch vụ (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau: + Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động + Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị; + Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho người lao động; + Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị; + Trường hợp đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động. Mức cụ thể đối với các khoản chi và trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập do Thủ tướng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 1.2. Kiểm soát chi NSNN của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Kiểm soát chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc kiểm soát và sử dụng NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm soát của mình. Luật NSNN qui định khoản chi của NSNN chi được thực hiện khi có đủ điều kiện qui định, đồng thời theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên, phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán và sử dụng kinh phí. Như vậy, KBNN được coi như “trạm gác và kiểm soát cuối cùng” trước khi đồng vốn nhà nước ra khỏi quỹ NSNN. Sv: Lê Bình Thắng 7 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính Thực hiện nhiệm vụ nói trên, KBNN chủ động bố trí ngân quỹ để chi trả đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN theo yêu cầu trên cơ sở dự toán được duyệt và tồn quỹ NSNN các cấp. Để thực hiện việc cấp phát, thanh toán kinh phí một cách kịp thời, KBNN đã thường xuyên cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán, hoàn thiện chế độ kế toán, ứng dụng tin học và kiểm soát nghiệp vụ … Tăng cường thực hiện cấp phát, thanh toán trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người cung cấp hàng hóa dịch vụ theo tính chất của từng khoản chi NSNN. Trên cơ sở đó, KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng kinh phí được NSNN cấp không đúng mục đích, không đúng chế độ, chính sách của nhà nước, KBNN từ chối, cấp phát thanh toán và phải chịu trách nhiệm về sự từ chối của mình. Tổ chức hạch toán các khoản chi NSNN theo MLNS nhà nước, đồng thời cung cấp đầu đủ và chính xác các thông tin cần thiết, phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành của cơ quan tài chính và chính quyền các cấp. Ngoài ra, KBNN còn thực hiện quy chế phối hợp với cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, bảo đảm thu – chi NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được thuận lợi. Thông qua việc câp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từng địa bàn, từng cấp ngân sách và từng khoản chi chủ yếu, rút ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, cùng với các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên cứu nhằm cải tiến và hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Sv: Lê Bình Thắng 8 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính 1.2.2. Nội dung kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.2.2.1. Các khoản chi thanh toán cá nhân Đây được coi là nội dung chi quan trọng đầu tiên của bất kỳ một cơ quan tổ chức nào muốn tồn tại và hoạt động. Thuộc các khoản chi cho con người của khu vực hành chính – sự nghiệp, bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo chế độ nhà nước qui định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Ngoài ra, ở các đơn vị trường học còn có các khoản chi cho cá nhân không thuộc biên chế của đơn vị, nhưng Nhà nước lại giao cho đơn vị có trách nhiệm quản lý và thanh toán, chi trả cho các đối tượng này (như chi học bổng cho học sinh, sinh viên) theo chế độ nhà nước đã quy định cho mỗi đối tượng đó. 1.2.2.2. Các khoản chi về nghiệp vụ, chuyên môn Được tính vào chi nghiệp vụ chuyên môn của các đơn vị hành chính – sự nghiệp bao gồm nhiều nội dung chi khác nhau. Song ta cũng có thể nhóm các nội dung chi cho nhóm mục này theo hai tiêu chí gắn liền với mục đích của các khoản chi: chi đảm bảo hoạt động chung của mỗi đơn vị và chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù. Được tính vào chi nhằm đảm bảo cho hoạt động chung của mỗi đơn vị bao gồm các khoản chi như: tiền điện, nước, các khoản thanh toán cho bưu chính, viễn thông, văn phòng phẩm dùng chung cho toàn đơn vị và các khoản phí dùng chung khác. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù chỉ xuất hiện ở một số đơn vị hành chính – sự nghiệp, do hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn Sv: Lê Bình Thắng 9 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính vị hành chính – sự nghiệp được đảm bảo bằng nguồn kinh phí thường xuyên của NSNN ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khác nhau. Với các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo là hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. 1.2.2.3. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính, sự nghiệp còn phát sinh các nhu cầu chi mua sắm hay sửa chữa các tài sản nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất sử dụng của các tài sản đó. Mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị phụ thuộc vào tình trạng tài sản của đơn vị và khả năng nguồn vốn NSNN có thể dành cho nhu cầu chi ở mức độ nào. 1.2.2.4. Các khoản chi khác Thuộc phạm vi các khoản chi khác nằm trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN, có thể nói một cách khái quát nhất là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn nhưng chưa được đề cập đến ở ba nhóm mục trên. Thông qua nội dung kiểm soát chi NSNN đối với các khoản chi thường xuyên, các cơ quan quản lý có thể thu nhập được các thông tin một cách chính xác về tình hình quản lý biên chế quỹ lương, tình hình quản lý và sử dụng kinh phí đã hướng vào việc nâng cao hiệu quả chi thường xuyên đạt ở mức độ nào? Và tình hình tuân thủ các chính sách chế độ chi NSNN tại mỗi đơn vị, những bất cập có thể nảy sinh trong quá trình chấp hành dự toán trong đó có nguyên nhân từ các chính sách, chế độ chi thường xuyên, hay do cơ chế quản lý đối với các khoản chi này,… để kịp thời có các biện pháp nhằm hạn chế những sai lệch do bất cập đó có thể gây ra. Sv: Lê Bình Thắng 10 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính 1.2.3. Quá trình kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.2.3.1. Kiểm soát, thanh toán * Hồ sơ thanh toán: Khi có nhu cầu thanh toán, ngoài các hồ sơ gửi một lần vào đầu năm như: dự toán chi ngân sách nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ (gửi vào năm thực hiện chế độ tự chủ và gửi khi có bổ sung, sửa đổi), đơn vị SNCL thực hiện chế độ tự chủ tài chính gửi KBNN nơi giao dịch các hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan đến từng lần thanh toán, bao gồm: - Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước ghi rõ nồi dung chi thuộc nguồn kinh phí chi thường xuyên và chi tiết theo đúng quy định của MLNS nhà làm căn cứ để KBNN kiểm soát và hạch toán chi ngân sách nhà nước; - Các hồ sơ, chứng từ khác phù hợp với các tính chất của từng khoản chi. * Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ thanh toán của đơn vị, bao gồm: - Kiểm soát đối chiếu các khoản chi, đảm bảo các khoản chi có trong dự toán chi NSNN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị; - Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi; - Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. * Sau khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi của đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, Kho bạc Nhà nước thực hiện: - Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi trả theo quy định, Kho bác Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị Sv: Lê Bình Thắng 11 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính - Trường hợp không đủ điều kiện chi theo quy định, KBNN được phép từ chối chi trả, thanh toán và thông báo rõ lý do để đơn vị biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định từ chối thanh toán của mình. 1.2.3.2. Nội dung kiểm soát, thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu * Kiểm soát tiền lương, tiền công: - Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào các quy định hiện hành về tiền lương cấp bậc, chức vụ của nhà nước để kiểm soát thanh toán cho đơn vị. - Đối với hoạt động thu phí, lệ phí, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán tiền lương, tiền công cho đơn vị theo tiền lương, tiền công được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn. * Kiểm soát thu nhập tăng thêm: - KBNN căn cứ vào quyết định phân loại đơn vị SNCL của cơ quan có thẩm quyền, kết quả tài chính trong năm, chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý (đối với trường tạm chi thu nhập tăng thêm), phương án chi trả tiền lương và thu nhập tăng thêm của đơn vị cho từng người lao động quy định trong quý chế chi tiêu nội bộ, thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, cụ thể: + Đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. + Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng mức tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định. + Đơn vị kinh phí hoạt động do NSNN đảm bảo toàn bộ được quyết định tổng mức chi trả thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng tối Sv: Lê Bình Thắng 12 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính đa không quá 01 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định. - Trong năm, căn cứ vào mức chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý xác định được, đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước để tạm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị. - Kết thúc năm ngân sách, sau khi quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định được chính xác số chênh lệch thu lớn hơn chi, căn cứ vào đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán nốt phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị. Trường hợp đơn vị đã chi vượt quá số chênh lệch thu lớn hơn chi, Kho bạc Nhà nước cho chuyển số chi vượt sang năm sau để thực hiện thu hồi bằng cách giảm trừ vào số chi thu nhập tăng thêm năm sau của đơn vị. * Đối với những khoản chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên: Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước; Quy chế chi tiêu nội bộ; tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để thực hiện kiểm soát, thanh toán. * Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư: - Căn cứ vào dự toán di cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan; KBNN thực hiện đối chiếu với các điều kiện chi nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục thanh toán chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo quy định. - Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện tạm ứng cho đơn vị. + Căn cứ giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan, KBNN tạm ứng cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo quy định Sv: Lê Bình Thắng 13 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính + Sau khi thực hiện chi, đơn vị có trách nhiệm thanh toán số đã tạm ứng với KBNN. Căn cứ hồ sơ, chứng từ có liên quan kèm theo giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, nếu đủ điều kiện thanh toán thì làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán. * Kiểm soát các khoản chi phục vụ công tác thu phí, lệ phí: Căn cứ chế độ thu – chi phí, lệ phí, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, KBNN kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, đảm bảo đúng nội dung và mức chi theo quy định. * Kiểm soát, thanh toán đối với những khoản chi khác: Các khoản chi khác trong nội dung các khoản chi thường xuyên của đơn vị, nhưng không thuộc 5 nội dung chi nêu trên thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát và thanh toán cho đơn vị như sau: - Đối với những khoản chi đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi theo chế độ quy định và thực hiện thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ. - Đối với những khoản chi chưa thực hiện được thanh toán trực tiếp, căn cứ vào dự toán NSNN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và giất rút dự toán NSNN, Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng cho đơn vị. Đầu tháng sau, chậm nhất vào ngày 5 hàng tháng, đơn vị phải lập bảng kê chứng từ thanh toán kèm các hồ sơ, chứng từ có liên quan gửi Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục thanh toán tạm ứng. Căn cứ bảng kê chứng từ thanh toán và kiểm tra, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị hoặc các tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (đối với các tiêu chuẩn, định mức phải theo quy định chung của nhà nước); các hồ sơ, chứng từ có liên quan; nếu đủ điều kiện quy định, KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán cho đơn vị. Đơn Sv: Lê Bình Thắng 14 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính vị tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ thanh toán và quyết định chi tiêu của mình. * Kiểm soát việc sử dụng kết quả tài chính: căn cứ vào kết quả hoạt động thu, chi của các đơn vị SNCL, KBNN thực hiện kiểm soát việc sử dụng kết quả tài chính theo từng loại hình đơn vị. - Đơn vị bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị bảo đảm một phần chi phí hoạt động: + Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; + Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. + Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được quyết định sử dụng cho nội dung: + Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; + Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. - Đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động + Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động + Chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị; + Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho người lao động; Sv: Lê Bình Thắng 15 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính + Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị; Trường hợp xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có thể lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động. Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị trích lập các quỹ, KBNN thực hiện kiểm soát và chuyển tiền từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiền gửi cho đơn vị. KBNN không kiểm soát việc sử dụng các quỹ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng các quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập 1.2.4.1. Nhân tố khách quan 1.2.4.1.1. Trình độ phát triên kinh tế xã hội và sử ổn định chính trị của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Quy mô nguồn thu sẽ quyết định nguồn chi. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội càng cao thì nguồn thu cho NSNN càng lớn. Vì thế trình độ phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ là một trong những yếu tố quyết định để có cơ sở từng bước hoàn thiện cơ chế KSC Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước là phải có sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia. Có ổn định về chính trị thì kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mới đạt được và các nhà đầu tư từ mọi nơi trong và ngoài nước mới đưa vốn và kỹ thuật, công nghệ và nước ta để kinh doanh và làm ăn lâu dài. Như thế, chúng ta mới phát triển được kinh tế, từ đó tăng nguồn thu cho NSNN. 1.2.4.1.2. Hệ thống luật pháp và chế độ, định mức chi thường xuyên NSNN Sv: Lê Bình Thắng 16 Lớp: CQ49/01.02 Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính Hiện nay, hệ thống Luật pháp và chế độ, chính sách chi theo cơ chế KSC cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập đã khá đầy đủ, đồng bộ và tương đối sát với thực tiễn cuộc sống. Nhưng do chi thường xuyên NSNN rất đa dạng, phức tạp và rộng khắp, đồng thời chịu tác động của nhiều yêu tố khách quan và chủ quan khác nhau nên nhiều khi ban hành còn thiếu cơ sở thực tế để thực hiện, có tình trạng chưa đồng bộ. Định mức chi tiêu ngân sách là mức chuẩn làm căn cứ, tính toán, xây dựng, phân bổ dự toán và để KSC. Nếu hệ thống định mức chi tiêu NSNN xa rời thực tế, thì việc tính toán, phân bổ dự toán chi không khoa học và chính xác, dẫn đến tình trạng thiếu căn cứ để KSC. Bên cạnh đó, đơn vị sử dụng NSNN thường phải tìm mọi cách để hợp lý hóa các khoản chi cho phù hợp với những định mức đã lạc hậu nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính. Định mức chi tiêu càng cụ thể, càng chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và hiệu quả công tác kiểm soát chi qua KBNN nói riêng. Tuy nhiên do tính chất đa dạng của các đơn vị sử dụng NSNN, do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phạt, tăng trưởng nên việc ban hành đồng bộ và ổn định hệ thống định mức là hết sức khó khăn, phức tạp. 1.2.4.1.3. Năng lực kiểm soát, điều hành các cấp chính quyền Theo luật NSNN hiện nay, Quốc hội quyết định dự toán NSTW và trợ cấp cho ngân sách địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định dự toán ngân sách cấp mình và trợ cấp cho ngân sách cấp dưới. Tương tự như vậy đối với ngân sách huyện… Bộ Tài chính căn cứ vào quyết định của Quốc hội ra quyết định giao dự toán chi NSNN cho các bộ, ban, ngành ở TW và trợ cấp ngân sách cho các địa phương. UBND tỉnh căn cứ vào quyết định của HĐND tính giao dự toán chi thường xuyên cho ngân sách các sở, ban, ngành và trợ cấp cho ngân sách quận, huyện, tương tự như vậy với ngân sách quận, Sv: Lê Bình Thắng 17 Lớp: CQ49/01.02
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan