Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực tập tốt nghiệp - lập dự toán xây dựng công trình...

Tài liệu Thực tập tốt nghiệp - lập dự toán xây dựng công trình

.PDF
22
7498
89

Mô tả:

Thực tập tốt nghiệp - Lập dự toán xây dựng công trình
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình Mục lục I. Giới thiệu về cơ quan II. Cơ sở lý luận về lập giá dự toán III.Lập dự toán chi phí xây dung của công trình giao thông đường bộ IV. Kết luận kiến nghị. Sinh viên: Phạm Thị Liên 1 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình Phần I: Giới thiệu chung về cơ quan thực tập: - Vị trí và chức năng. - Nhiệm vụ và quyền hạn. - Cơ cấu tổ chức. - Tình hình về tài sản. Tên tổ chức : Viện Chiến Lược Và Phát Triển Giao Thông Vận Tải. Địa chỉ: 162 Trần Quang Khải – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Cơ quan chủ quản : Bộ GTVT. Cơ quan quyết định : Bộ GTVT. Quyết định số 320/ Q Đ – TCCB ngày 10/02/1983 của Bộ trưởng bộ GTVT. Quyết định số 2926/Q Đ – TCCB - L Đ ngày 02/11/1986 của bộ trưởng bộ GTVT về việc đổi tên viện khoa học kinh tế GTVT thành viện chiến lược phát triển GTVT. 1. Vị trí và chức năng . Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải và tổ chức sự nghiệp khoa học trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng nghiên cửu khoa học phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển giao thông vận tải. Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu, được hưởng kinh phí từ Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo qui định của pháp luật, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại Ngân hàng (kể cả tài khoản tiền nước ngoài), có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải có tên giao dịch bằng tiếng Anh: TRANSPORT DEVELOPMENT AND STRATEGY INSTITUTE (viết tãi là: TDSI). 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 2.1. Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học dưới các hình thức giao nhiệm vụ thường xuyên theo kế hoạch, giao trực tiếp, giao theo phương thức tuyển chọn, bao gồm: a. Nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới giao thông trên phạm vi toàn quốc, theo vùng lãnh thổ, Sinh viên: Phạm Thị Liên 2 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình giao thông đô thị và giao thông nông thôn; tham gia nghiên cứu, xây dựng qui hoạch phát triển các chuyên ngành giao thông vận tải; b. Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả các cơ chế, chính sách quản lý và phát triển giao thông vận tải; c Xây dựng các dự báo về nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa theo các phương thức vận tải trong phạm vi cả nước; d. Nghiên cứu các vấn đề về quản lý môi trường và quy hoạch khai thác sử dụng đất để phát triển kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông vận tải; đ. Nghiên cứu các vấn đề về quản lý và tổ chức vận tải; e. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải; g. Nghiên cứu các vấn đề về an toàn giao thông vận tải; h. Nghiên cứu về phát triển các nguồn lực trong lĩnh vực giao thông vận tải; i. Nghiên cứu định mức, đơn giá tổng hợp về xây dựng cơ bản, vận tải, công nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải; k. Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội, giao thông đô thị, giao thông nông thôn, giao thông vận tải quốc tế. 2.2. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan tới nghiên cứu khoa học và đào tạo về các lĩnh vực thuộc chức năng của Viện theo quy định của pháp luật. 3.2. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của Viện. 4.2. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Viện theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ Giao thông vận tải. 5.2. Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ, tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải; thực hiện các hình thức liên kết, được nhận tài trợ và vay vốn để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. 6.2. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền của Viện. 7.2. Tổ chức và phối hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước tổ chức đào tạo sau đại học, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật. 8.2. Tự chủ và chịu trách nhiệm về quản lý tổ chức, biên chế, tài chính theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ. Sinh viên: Phạm Thị Liên 3 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình 9.2. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. 3. Cơ cấu tổ chức 3.1 Các tổ chức giúp việc Viện trưởng: - Phòng Kế hoạch; - Phòng Hợp tác quốc tế; - Phòng Tài chính - Kế toán; . - Phòng Tổ chức - Hành chính. 3.2. Các tổ chức nghiện cứu khoa học thuộc Viện: - Phòng Dự báo; - Phòng Chiến lược; - Phòng Quy hoạch; - Phòng Cơ chế, chính sách; - Phòng Nghiên cứu xây dựng đơn giá - định mức; - Phòng Nghiên cứu phát triển giao thông đô thị; - Phòng Nghiên cứu An toàn giao thông; - Phòng Phân tích, đánh giá dự án và cơ sở dữ liệu; - Phòng Nghiên cứu Tổ chức vận tải; - Phòng Nghiên cứu giao thông nông thôn; - Phòng Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin. . 3.3. Các trung tâm trực thuộc.Viện: - Trung tâm Nghiên cứu môi trường và quy hoạch sử dụng đất trong lĩnh vực giao thông vận tải (gọi tắt là Trung tâm Môi trường và Tài nguyên); - Trung tâm Nghiên cứu phát triển giao thông vận tải (tại Thành phố Hồ Chí Minh); - Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải. 3.4. Cơ cấu cán bộ viên chức và lao động khác: a. Hiện viện Chiến Lược có 119 công chức, viên chức, người lao động trong đó được giao định biên 74 người gồm 72 biên chế và 2 hợp đồng trong biên chế 1 hợp đồng không xác định thời hạn văn phòng viện đựoc giao 64 biên chế tính cả 1 hợp đồng trong biên chế; trung tâm nghiên cứu phát triển GTVT được giao 6 biên chế và 1 hợp đồng trong biên chế, 1 hđ ko xác định thời hạn; có 46 người theo diện hợp đồng trong đó văn phòng viện có 19 người; trung tâm ncptgtvt là 10 người; trung tâm tư vấn đầu tư PTGTVT là 14 ngưởi; trung tâm môi trường và tài nguyên là 3 người. Sinh viên: Phạm Thị Liên 4 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình b. Trong tổng số 119 công chức viên chức có một người học viện tiến sỹ khoa học,6 tiên sỹ, 13 thạc sỹ, 89 người tốt nghiệp đại học, và 10 người có trình độ dưới đại học. c. Nếu theo độ tuổi dười 33 có 55 người; từ 31-40 có 24 người; 4150 có 15 người;51-60 có 25 người d. Theo cơ cấu chuyên môn có 34 ngườivề chuyên ngành đường bộ. 10 người chuyên ngành đường sắt, 2 người chuyên ngành đường sông . 5 người chuyên ngành đường e. biển, một người chuyên ngành hàng không. 4 người có chuyên môn về môi trường, 8 người về tài chính kế toán, một số cử nhân kinh tế, một cử nhân luật, còn lại là thuộc các ngành khác. 5. Tình hình tài chính và tài sản. Thông qua báo cáo tài chính năm: Trong năm 2005 nguồn thu của viện và các trung tâm như sau : 5.1Viện chiến lược GTVT ( không kể 2 trung tâm) tổng nguồn thu 8.533.000.000 trong đó tổng quỹ lương và chi thường xuyên là 1.948.000 nguồn thu nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài nghiên cứu các đề án thiết kế quy hoạch và nhiệm vụ mội trường là 5.347.000.000 nguồn thu từ dich vụ khoa học là 1.238.000.000. Như vậy nguồn thu từ ngân sách nhà nước chiếm hơn 85% tổng số nguồn thu. 5.2Trung tâm nghiên cứu phát triển GTVT có tổng nguồn thu là 2.543.000.000 trong đó kinh phí lương với (6 biên chế và 1 hợp đồng trong biên chế) và chi thường xuyên là 140 triệu thu từ dịch vụ khoa học là 2.403.000.000 nguồn thu từ ngân sách nhà nước chiếm hơn 5% tổng số nguồn thu. 5.3Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT có tổng nguồn thu là 1.586.000.000 tất cả thu từ dịch vụ khoa học và dịch vụ khác. 5.4Trung tâm môi trường và tài nguyên đang hoạt động như một phòng của viện. Sinh viên: Phạm Thị Liên 5 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình Phần 1: Cơ sở lý luận về lập dự toán công trình xây dựng giao thông 1.1. Khái niệm. Dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng các công trình hạng mục công trình thuộc dự án. Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án. Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 1.2. Nội dung: Nội dung dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Cụ thể: a) Chi phí xây dựng được lập cho công trình, hạng mục công trình chính, các công việc của công trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công thì chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức tỷ lệ. Chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. b) Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan, nếu có. Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có) được xác định bằng dự toán; c) Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức tỷ lệ. d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ hoặc lập dự toán. Sinh viên: Phạm Thị Liên 6 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình đ) Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a), điểm b), điểm c) và điểm d) khoản 1 Điều này và được xác định bằng lập dự toán hoặc định mức tỷ lệ. e) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm(%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a), điểm b), điểm c), điểm d), và điểm đ) khoản 1 Điều này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng. 1.3. Cơ sở lập dự toán - Khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công - Nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình - Đơn giá xây dựng công trình - Định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm(%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó. 1.4. Phương pháp lập. Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP). Công thức xác định dự toán công trình: GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP Dự toán công trình được tổng hợp theo Bảng 2.1 1. Chi phí xây dựng (GXD) 1.1. Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được xác định như Bảng 2.2 1.2. Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì chi phí xây dựng trong dự toán công trình, hạng mục công trình được tính theo công thức sau: n Sinh viên: Phạm Thị Liên 7 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình GXD = Σ gi (2.2) i=1 Trong đó: + gi: chi phí xây dựng sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình (i=1-n) 1.3. Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc bằng định mức tỷ lệ. 2. Chi phí thiết bị (GTB) Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức sau: GTB = GMS + GĐT + GLĐ (2.3) Trong đó: + GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ. + GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. + GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh. 2.1. Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau: n GSTB = Σ [QiMi x (1 + TiGTGT-TB)] (2.4) i=1 Trong đó: + Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1- n). + Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1- n), được xác định theo công thức: M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T Sinh viên: Phạm Thị Liên 8 (2.5) Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình Trong đó: - Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo. - Cvc: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình. - Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu. - Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường. - T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị). + TiGTGT-TB : mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1- n). Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện. 2.2. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án. 2.3. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán Chi phí thiết bị được tổng hợp theo Bảng 2.5 3. Chi phí quản lý dự án (GQLDA) Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau: GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) Trong đó : + T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án. + GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế. + GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế. Sinh viên: Phạm Thị Liên 9 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình 4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau: n GTV = ∑ Ci x (1 + T m ) + ∑ Dj x (1 + TjGTGT-TV) GTGT-TV i i=1 j=1 Trong đó: + Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1n). + Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1m). + TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ. + TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán. 5. Chi phí khác (GK) Chi phí khác được tính theo công thức sau: n GK = ∑ Ci x (1 + Ti m ) + ∑ Dj x (1 + TjGTGT-K) GTGT-K i=1 j=1 Trong đó : + Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1-n). + Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (i=1-n). + TiGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ. + TjGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán. 6. Chi phí dự phòng (GDP) Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí Sinh viên: Phạm Thị Liên 10 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được tính theo công thức: GDP = 10% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá. Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm được tính theo công thức sau: GDP = GDP1 + GDP2 Trong đó: + GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức: GDP = 5% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) + GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây dựng. Bảng 2.1. Tổng hợp dự toán công trình Ngày ......... tháng........... năm .......... Tên công trình: Đơn vị tính: đồng STT Khoản mục chi phí Chi phí Trước thuế [1] [2] [3] Thuế GTGT [4] Chi phí Sau thuế [5] 1 Chi phí xây dựng GXD 2 Chi phí thiết bị GTB 3 Chi phí quản lý dự án Sinh viên: Phạm Thị Liên GQLDA 11 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4 Lập dự toán xây dựng công trình Chi tư vấn đầu tư xây dựng GTV 4.1 Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc 4.2 Chi phí thiết kế xây dựng công trình ….. ……………………………………. 5 Chi phí khác GK 5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ 5.2 Chi phí bảo hiểm công trình ….. …………………………………… 6 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) GDP 6.1 Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh GDP1 6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá GDP2 Tổng cộng ( 1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6) Người tính GXDCT Người kiểm tra Cơ quan lập Bảng 2.2. Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng STT I Khoản mục chi phí Cách tính Ký hiệu Chi phí trực tiếp n 1 Σ Qj x Djvl Chi phí vật liệu VL j=1 n 2 Σ Qj x Djnc x (1 + Knc) Chi phí nhân công NC j=1 Sinh viên: Phạm Thị Liên 12 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình n 3 Σ Qj x Djm x (1 + Kmtc) Chi phí máy thi công M j=1 4 Chi phí trực tiếp khác Chi phí trực tiếp (VL+NC+M) x tỷ lệ TT VL+NC+M+TT T T x tỷ lệ C II Chi phí chung iii Thu nhập chịu thuế tính trước (T+C) x tỷ lệ TL Chi phí xây dựng trước thuế (T+C+TL) G G x TGTGT-XD GTGT G + GTGT GXD G x tỷ lệ x (1+ TGTGTXD) GxDNT GXD + GxDNT GXD IV Thuế giá trị gia tăng Chi phí xây dựng sau thuế V Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công Tổng cộng Trong đó: + Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp: - Qj là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình (j=1(n). - Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng tổng hợp một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình. + Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: - Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j (j=1(n). - Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ j. Sinh viên: Phạm Thị Liên 13 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình Chi phí vật liệu (Djvl), chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy thi công (Djm) trong đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp được tính toán và tổng hợp theo Bảng 2.3 . Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình (gồm đơn giá xây dựng chi tiết và đơn giá xây dựng tổng hợp) là một phần trong hồ sơ dự toán công trình. + Knc, Kmtc : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có). + Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 2.4 + G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế. + TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. + GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế. + GXDNT : chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. + GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Bảng 2.3. Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình Tên công trình: ... I. Phần đơn giá xây dựng chi tiết Stt. (Tên công tác xây dựng) Đơn vị tính : ... Mã Mã Thành phần Sinh viên: Phạm Thị Liên Đơn 14 Khối Đơn Thành Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình hiệu đơn giá hiệu VL, NC, M hao phí vị tính lượng giá tiền [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] DG.1 Chi phí VL Vl.1 Vl.2 ... Cộng VL Chi phí NC (theo cấp bậc thợ bình quân) công NC Chi phí MTC M.1 ca M.2 ca ... Cộng M Bảng 2.4. Định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính Trước Đơn vị tính: % Sinh viên: Phạm Thị Liên 15 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình Chi phí chung TT 1 2 3 Loại công trình Thu nhập chịu thuế tính trước Trên chi Trên chi phí phí trực nhân công tiếp Công trình dân dụng 6,0 Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hoá 10,0 Công trình công nghiệp 5,5 Riêng công trình xây dựng đường hầm, hầm lò 7,0 Công trình giao thông 6.0 Riêng công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thuỷ nội địa Công trình thuỷ lợi 5,5 6,0 66,0 5.5 5,5 4 Riêng đào, đắp đất công trình thuỷ lợi bằng thủ công 5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 6 Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, công tác thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, công tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng 51,0 4,5 5,5 5,5 65,0 6,0 Ghi chú: Sinh viên: Phạm Thị Liên 16 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình - Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trằm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng. - Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của công trình. Bảng 2.5. tổng hợp chi phí thiết bị Ngày ........ tháng ......... năm ............ Tên công trình: Đơn vị tính: đồng STT Tên thiết bị hay nhóm thiết bị [1] [2] 1 Chi phí Thuế giá trước thuế trị gia tăng [3] [4] Chi phí sau thuế [5] Chi phí mua sắm thiết bị 1.1 ….. 1.2 ….. 2 Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ 3 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh Tổng cộng Người tính GTB Người kiểm tra Cơ quan lập 1.5. Điều chỉnh dự toán 1.5.1. sự cần thiết phải điều chỉnh dự toán Do những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng như sản phẩm có tính riêng lẻ, đơn chiếc, gắn chặt với đất đai, địa điểm xây dựng, chịu Sinh viên: Phạm Thị Liên 17 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình ảnh hưởng của điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn, thời gian thi công dài…đã tác động đến việc xác định giá dự toán. - Do trong quá trình thi công có những sự thay đổi chủ trương xây dựng cho phù hợp với yêu cầu mới. - Do quá trình khảo sát thiết kế có những thiếu sót cần phải được bổ sung và sửa đổi. - Do các yếu tố cấu thành giá luôn biến động - Do yêu cầu của việc thanh quyết toán và đánh giá tài sản cố định đúng đắn. Tất cả những điều trên dẫn tới cần phải điều chỉnh dự toán cho đúng với giá trị công trình. 1.5.2. Dự toán công trình được điều chỉnh trong những trường hợp sau : - Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng; - Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình; - Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao hơn . - Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Do sự biến động của giá cả nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Sự thay đổi mức lương tối thiểu. Tác động trực tiếp đến các nhà thầu và chủ đầu tư. Do vậy Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán những khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2008 của công trình, gói thầu sử dụng vốn nhà nước mà Người quyết định đầu tư chưa quyết định thực hiện chuyển tiếp việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ.. Phần 2: Lập dự toán chi phí xây dựng công trình giao thông đường bộ. THUYẾT MINH DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠNG MỤC : CẦU NHẬT TỰU – QUỐC LỘ 38 DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO NÚT GIAO THÔNG Sinh viên: Phạm Thị Liên 18 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình GIỮA QL38 VỚI QL1A VÀ ĐƯỜNG SẮT BẮC NAM( NÚT GIAO THÔNG ĐỒNG VĂN) THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG I. Giới thiệu chung. Cầu Nhật Tựu là cầu lớn vượt qua sông Nhuệ nằm trên QL38 thuộc địa phận xã Duy Hải huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. II. Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật. Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT và BTCTƯST Bề rộng cầu: B=0.5+2+2x3.5+2+0.5=12.0m Khổ thông thuyền B=25m, H=3.5m ( Tương ứng với tần suất lũ P=5%) III. Giải pháp thiết kế Nhịp chính: 4 nhịp dầm T 33m, chiều dài toàn cầu 141.3m a. Kết cấu nhịp Nhịp chính: 4 nhịp dầm T 33m BTCTƯST. b. Kết cấu phần dưới: - Mố cầu bằng BTCT móng cọc khoan nhồi D=1,0m. - Trụ cầu: Bằng BTCT móng cọc khoan nhồi D=1,0m IV. Biện pháp thi công: IV.1 Thi công mố M1(M2) *Bước 1: Tạo mặt bằng thi công mố - Tập kết máy móc vật tư thiết bị. - Xác định tim mố - Xan đắp tao mặt bằng thi công mố * Bước 2: Thi công cọc khoan nhồi: - Rung hạ ống vách D1050, T=8mm, L=10m - Bố trí thiết bị chuyên dụng khoan tạo lỗ cọc đến cao độ thiết kế. - Vệ sinh lỗ khoan. - Hạ lồng cốt thép. - Đổ bê tông cọc khoan nhồi. * Bước 3: Công tác hố móng. - Bùng máy kết hợp với thủ công đào đất hố móng đến cao độ thiết kế. - Đập đầu cọc, nắn và vệ sinh cốt thép. - Đổ bê tông tạo phẳng dày 10cm. * Bước 4: Thi công bệ mố - Dựng ván khuôn, cốt thép đổ bê tông móng mố. - Tháo dỡ hệ đà giáo ván khuôn bệ mố khi bê tông đạt cường độ. * Bước 5: Thi công thân mố - Đắp đất đến cao độ đỉnh bệ - Lắp dựng sàn công tác, đà giáo, ván khuôn, cốt théo đổ bê tông thân mố, tường cánh. 19 Sinh viên: Phạm Thị Liên Lớp: Kinh tế xây dựng A K45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lập dự toán xây dựng công trình - Tháo dỡ hệ đà giáo ván khuôn thân mố - hoàn thiện 4.2. Thi công thân trụ T1, T3: * Bước 1: Tạo mặt bằng thi công trụ: - Tập kết máy móc vật tư thiết bị. - Xác định sơ bộ tim trụ - San đắp tạo mặt bằng thi công mố đến cao độ: +2.5m *Bước 2: Thi công cọc khoan nhồi: - Rung hạ ống vách tạm - Bố trí thiết bị chuyên dụng thi công cọc khoan nhồi. - Vệ sinh lỗ khoan - Hạ lồng cốt thép. - Đổ BT cọc khoan nhồi *Bước 3: Công tác hố móng - Đóng cọc định vị, lắp đặt khung định vị dẫn hướng. - Dùng búa rung đóng cọc ván thép - Dùng máy kết hợp với thủ công đào đất hố móng đến cao độ thiết kế - Thi công bê tông bịt đáy hố móng - Bơm hút nước hố móng - Lắp đặt khung chống vòng vây cọc ván thép tương úng với chiều sâu đào đất - - Đập đầu cọc, nắn và vệ sinh cốt thép 4.3 Thi công trụ T2( Thi công bằng hệ nổi): *Bước 1: Thi công cọc khoan nhồi: - Đóng cọc định vị và lắp đặt khung định vị ống vách - Rung hạ ống vách tạm - Đưa hệ nổi chở khoan và thiết bị thi công vào vị trí - Định vị chính xác và neo hệ nổi chắc chắn. - Đưa mũi khoan vào đúng vị trí tim cọc. - Khoan tạo lỗ cọc đến cao độ thiết kế. - Vệ sinh lỗ khoan Hạ lồng cốt thép đến cao độ thiết kế. Đổ BT cọc khoan nhồi BT được cấp từ bờ bằng máy bơm qua cầu tạm. *Bước 2: Công tác hố móng - Đóng cọc định vị và lắp hệ khung dẫn hướng - Đóng cọc ván thép - Đào đất hố móng - Thi công bê tông bịt đáy - Hút nước hố móng Sinh viên: Phạm Thị Liên 20 Lớp: Kinh tế xây dựng A K45
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan