Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực phẩm chức năngx...

Tài liệu Thực phẩm chức năngx

.PPTX
27
1
118

Mô tả:

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG III. HỆ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ĐƯỜNG RUỘT IV. HỆ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TIM MẠCH V. HỆ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG PHÒNG KHỐI U VI. HỆ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ BỆNH BÉO PHÌ THỪA CÂN VII. HỆ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VIII. HỆ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ CÁC BỆNH VỀ CHỨC NĂNG TRÍ TUỆ, NHẬN THỨC IX. HỆ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHO SỨC KHỎE XƯƠNG X. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG I. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG (Nutraceuticals and functional foods) 1.1 Định nghĩa tại Nhật Bản • Nhật Bản là nơi khai sinh “thực phẩm chức năng” • Foods For Specified Health Use (FOSHU) (1991): thực phẩm sử dụng cho mục đích sức khỏe chuyên biệt “FOSHU: + Thực phẩm được mong đợi tạo nên ảnh hưởng đặc biệt trên sức khỏe , hoặc thực phẩm đã được loại bỏ những chất gây dị ứng + Thực phẩm mà ảnh hưởng khi thêm hoặc loại bỏ chúng đã được đánh giá một cách khoa học, và được cho phép để tuyên bố về những ảnh hưởng có lợi chuyên biệt trên sức khỏe khi sử dụng chúng” Bộ Sức Khỏe và An Sinh Nhật Bản • Thực phẩm chức năng (FOSHU): + Sản phẩm cuối cùng, không phải là từng chất riêng biệt + likely (dường như) tạo nên sức khỏe/ảnh hưởng sinh lý khi sử dụng như một phần bữa ăn thông thường + Ở dạng thức ăn thông thường (tức là không phải ở dạng viên nang, viên nén…) 1.2. Định nghĩa tại Mỹ + Thành phần bổ sung cho chế độ ăn uống (Dietary supplements) là một sản phẩm có định ý thêm vào bữa ăn và chứa một hoặc nhiều những thành phần thức ăn đặc biệt nào đó (vitamin, khoáng chất, thảo dược hay những thành phần thực vật, amino a-xít, hoặc thành phần thực phẩm bổ sung nào đó) nhằm gia tăng hấp thụ ăn uống, nồng độ, chuyển hóa, cấu tạo…Nó ở dạng viên nén, bột, gel lỏng, gelcap, hoặc giọt lỏng hoặc những dạng khác có thể là thực phẩm thông thường nhưng không trình bày dưới dạng thực phẩm + Theo Viện Dược Washington “thực phẩm bao gồm những sản phẩm có lợi tiềm năng, gồm cả những thực phẩm biến đổi hoặc thành phần thực phẩm, có thể cung cấp lợi ích sức khỏe ngoài những thành phần dinh dưỡng cơ bản mà nó chứa” 1.3. Định nghĩa của các tác giả nghiên cứu • Trên thế giới cùng thời điểm, ngoài thực phẩm chức năng (functional food): các tên gọi khác như ‘nutraceuticals’, ‘designer foods’, ‘f(ph)armafoods’, ‘medifoods’, ‘vitafoods’, hoặc có tên truyền thống hơn như ‘dietary supplements’ và ‘fortified foods’ • Thực phẩm chức năng được định nghĩa bởi 1 số tác giả nghiên cứu từ đơn giản đến phức tạp + Thực phẩm cung cấp lợi ích về mặt sức khỏe bên cạnh dinh dưỡng cơ bản (IFIC Foundation, 1995) + Thực phẩm hay sản phẩm thực phẩm được kinh doanh với thông điệp có lợi cho sức khỏe (Riemersma, R.A., 1996) + Thực phẩm được chuyển đổi thành một “lifesaver” (sản phẩm cứu mạng) bằng việc thêm thành phần huyền diệu (magical ingredient) (Coghlan, A., 1996) Hoặc định nghĩa phức tạp: + Thực phẩm và sản phẩm nước uống với thành phần có nguồn gốc tự nhiên được tiêu thụ như một phần của bữa ăn hàng ngày và tạo nên những lợi ích sinh lý đặc biệt khi tiêu thụ (Hillian, M.,1995) + Thực phẩm với thành phần có nguồn gốc tự nhiên có thể và nên sử dụng như một phần của bữa ăn hàng ngày và phục vụ - điều hòa hoặc ảnh hưởng lên một quá trình đặc biệt nào đó của cơ thể khi tiêu thụ (Smith, B.L., Marcotte, M., Hannan, G. 1996) + Thực phẩm tương tự về bề ngoài với thực phẩm thông thường, được sử dụng như một phần của bữa ăn hàng ngày và chứng minh lợi ích sinh lý và/hoặc giảm nguy cơ của bệnh mạn tính ngoài chức năng dinh dưỡng cơ bản (Health Canada, 1997) + Thực phẩm tương tự về bề ngoài so với thực phẩm thông thường được cố ý sử dụng như một phần của bữa ăn thông thường, nhưng thực phẩm đó được biến đổi để phục vụ thêm những vai trò sinh lý ngoài những yêu cầu dinh dưỡng bình thường - Thực phẩm chức năng là một khái niệm khá độc đáo: + Thuộc về phạm trù dinh dưỡng chứ không phải phạm trù dược + Thực phẩm chứ không phải thuốc (không có tác dụng chữa trị) + Đối với bệnh, trong hầu hết các trường hợp, giảm mối nguy hơn là phòng ngừa bệnh 1.4. Định nghĩa của châu Âu: - Thực phẩm chức năng phải chứa những đặc điểm đặc trưng sau: + là thực phẩm thông thường hoặc thực phẩm hàng ngày + có thể sử dụng như một phần của bữa ăn bình thường + bao gồm những thành phần xuất hiện tự nhiên ở dạng cô đặc không tự nhiên hoặc hiện diện trong thực phẩm thông thường không chứa chúng + gây nên ảnh hưởng tích cực lên chức năng mục tiêu nào đó ngoài giá trị dinh dưỡng thông thường + có thể gia tăng sức khỏe hoặc/và giảm mối nguy, cung cấp lợi ích sức khỏe để cải thiện chất lượng cuộc sống bao gồm những hoạt động thể chất, tâm lý và hành vi. Phải được cho phép và phải dựa trên những công bố khoa học - Ủy ban hành động phối hợp châu Âu vể thực phẩm chức năng (FUFOSE) + Đánh giá nghiêm túc những cơ sở khoa học để cung cấp bằng chứng rằng một chất dinh dưỡng đặc biệt và những thành phần thực phẩm đặc biệt nào đó ảnh hưởng tích cực đến “chức năng mục tiêu”* nào đó trong cơ thể + Khảo sát những thông tin khoa học hiện có ở khía cạnh chức năng cơ thể hơn là khía cạnh sản phẩm + Dựng lên một sự đồng thuận về những biến đổi có mục đích của thực phẩm và thành phần thực phẩm, và những lựa chọn cho ứng dụng của chúng * Chức năng mục tiệu liên quan đến chức năng ‘target function’ chỉ đến những chức năng về gien, hóa sinh, sinh lý, tâm lý hoặc chức năng hành vi tương ứng để duy trì tình trạng sức khỏe và thoải mái hoặc để giảm mối nguy của 1 căn bệnh. Những chức năng này được đánh giá một cách số lượng cụ thể bằng việc đo sự thay đổi trong serum hoặc dịch cơ thể khác của một chất chuyển hóa, 1 protein đặc biệt, một hormone, thay đổi trong hoạt động của enzyme, thay đổi số đo sinh lý (ví dụ như huyết áp, thời gian tiêu hóa đường ruột…), thay đổi trong hoạt động khả năng thể hiện vật lý hoặc trí tuệ…. - Một định nghĩa đồng thuận về thực phẩm chức năng tại châu Âu: “Một thực phẩm được xem như là thực phẩm chức năng khi nó được chứng minh một cách thỏa thoả mãn như sau: gây nên ảnh hưởng có lợi cho một hoặc nhiều chức năng mục tiêu trong cơ thể, ngoài ảnh hưởng về dinh dưỡng, theo cách cải thiện giai đoạn của sức khỏe và sự thoải mái và/hoặc giảm mối nguy của bệnh. Một thực phẩm chức năng phải giữ nguyên ở dạng thực phẩm và phải chứng minh những ảnh hưởng của nó ở số lượng có thể tiêu thụ trong bữa ăn: nó không phải là thuốc viên hay con nhộng nhưng phải là một phần của kiểu thực phẩm thông thường” - Những khía cạnh chính của định nghĩa phía trên bao gồm: + Bản chất thực phẩm của thực phẩm chức năng biểu hiện ở nó không phải là viên nén, viên con nhộng, hay bất kỳ dạng thực phẩm bổ sung nào + chứng minh ảnh hưởng của nó để thỏa mãn hội đồng khoa học + ảnh hưởng có lợi lên chức năng cơ thể, ngoài ảnh hưởng dinh dưỡng tương ứng, tạo nên sự cải thiện tương thích về sức khỏe và sự thoải mái (tinh thần/thể chất) hoặc giảm mối nguy (không phải ngăn ngừa) bệnh + có thể sử dụng như một phần của kiểu thực phẩm thông thường Lưu ý: Thực phẩm chức năng sẽ có thể không có chức năng đối với tất cả mọi người. Thực phẩm chức năng chỉ đáp ứng với nhu cầu sinh hóa của từng cá nhân. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm chức năng cho từng cái thể là nhiệm vụ chủ chốt (ảnh hưởng của thức ăn lên gien của mỗi người) - Về thực tế, thực phẩm chức năng có thể là: + Một thực phẩm tự nhiên + Một thực phẩm với một thành phần được thêm vào + Một thực phẩm với một thành phần được tách ra + Một thực phẩm nơi mà một hoặc nhiều thành phần được biến đổi + Một thực phẩm mà tính khả dụng của một hoặc nhiều thành phần được biến đổi hoặc kết hợp tính khả dụng sinh học của các thành phần 2. Khoa học thực phẩm chức năng Hình 1. Chiến lược phát triển thực phẩm chức năng - Sự khác nhau cơ bản của những nghiên cứu thế hệ mới trên dinh dưỡng người so với những nghiên cứu lâm sang: nghiên cứu dinh dưỡng có mục tiêu là kiểm tra ảnh hưởng của thực phẩm như một phần của bữa ăn thông thường; những nghiên cứu này quan tâm đến một nhóm dân số chung, thông thường là lớn, nhóm mục tiêu ở mối nguy; những nghiên cứu này không dựa trên chẩn đoán hay triệu chứng; và những nghiên cứu này không đánh giá mối nguy vs lợi ích. - Hầu hết những nghiên cứu này dựa trên những thay đổi trên marker tương ứng. - Dữ liệu phải được thu thập và xử lý cẩn thận, phải chứng minh khác biệt về thống kê và sinh học có ý nghĩa - Ảnh hưởng lâu dài của thực phẩm chức năng trên chức năng cơ thể sẽ phải được theo dõi cẩn thận 3. Trao đổi thông tin về thực phẩm chức năng Hình 2. Những thách thức về trao đổi thông tin thực phẩm chức năng - Trao đổi thông tin về thực phẩm chức năng cho cộng đồng cần sự tham gia của các kênh trung gian: chuyên gia sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng, nhà giáo dục, truyền thông và công nghiệp thực phẩm - Những khó khăn trong truyền thông về thực phẩm chức năng: + Khoa học vẫn là lực lượng chính + Thông điệp – tuyên bố phải dựa trên âm thanh, hình thể và bằng chứng thích hợp + Bằng chứng phải nhất quán + Thông tin về thực phẩm chức năng đến từ nhiều nguồn, đôi khi mâu thuẫn, tạo cảm giác hỗn loạn, dẫn đến thông tin nhầm lẫn - Có hai loại công bố thông tin thực phẩm chức năng Loại A: ảnh hưởng có lợi đặc biệt của việc sử dụng thực phẩm và thành phần của thực phẩm lên chức năng sinh hóa/tâm lý/sinh học của người sử dụng ngoài dinh dưỡng. Những công bố liên quan đến sự tác động tích cực của thực phẩm đối với sức khỏe hay một điều kiện sức khỏe nhằm cải thiện hay bảo vệ sức khỏe. Loại B: hay “giảm mối nguy cơ của bệnh tật” liên quan đến việc giảm mối nguy của một bệnh tật đặc biệt hay điều kiện sức khỏe đặc biệt khi sử dụng thực phẩm và thành phần của thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng