Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thông tin về hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp...

Tài liệu Thông tin về hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) trên báo điện tử anh ngữ

.PDF
167
68
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------- NGUYỄN MAI CHI THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------- NGUYỄN MAI CHI THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số 60 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng PGS. TS. Lê Thanh Bình PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn Thông tin về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên báo điện tử Anh ngữ, khảo sát các báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ là những kiến thức do tôi thu nhận được trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình, không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Mai Chi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp cho tôi những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Lê Thanh Bình, giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Thầy đã tận tâm chỉ bảo, định hướng cho tôi về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu, đồng thời gợi mở những kiến thức khoa học mới để tôi vận dụng vào luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng Khoa học chấm luận văn thạc sĩ đã phản biện, góp ý để tôi hoàn thành luận văn này. Do còn có hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, tôi nhận thấy luận văn của mình còn những thiếu sót nhất định. Kính mong sự góp ý và sửa chữa của các thầy, cô giáo cũng như các bạn học viên để nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Mai Chi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................... 10 7. Kết cấu luận văn........................................................................................ 10 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT, LÝ LUẬN CHUNG ......... 11 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 11 1.1.1. Khái niệm thông tin ............................................................................ 11 1.1.2. Khái niệm báo điện tử ........................................................................ 13 1.1.3. Hiệp định CPTPP ............................................................................... 19 1.2. Một số lý thuyết liên quan đến đề tài ................................................. 28 1.2.1. Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự........................................ 28 1.2.2. Lý thuyết truyền thông quốc tế ........................................................... 32 1.3. Vai trò của báo điện tử Anh ngữ trong việc thông tin về Hiệp định CPTPP............................................................................................................. 35 1.4. Vài nét về các tờ báo trong diện khảo sát .......................................... 35 1.4.1. Việt Nam News (vietnamnews.vn) ...................................................... 35 1.4.2. Kyodo News (english.kyodonews.net) ................................................ 38 1.4.3. The Washington Post (washingtonpost.com) ........................................ 38 Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 40 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TRÊN CÁC TỜ BÁO THUỘC DIỆN KHẢO SÁT ..... 41 1 2.1. Báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News của Việt Nam .......................... 41 2.1.1. Khảo sát số lượng các tin, bài .............................................................. 41 2.1.2. Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP ............................................. 42 2.1.3. Hình thức chuyển tải thông tin về CPTPP ............................................ 48 2.1.4. Tính tương tác trong các tin, bài về CPTPP......................................... 53 2.2. Báo điện tử Anh ngữ Kyodo News của Nhật Bản ............................... 55 2.2.1. Khảo sát số lượng tin, bài ..................................................................... 55 2.2.2. Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP ............................................. 56 2.2.3. Hình thức chuyển tải thông tin về CPTPP ............................................ 60 2.2.4. Tính tương tác trong các tin, bài về CPTPP......................................... 64 2.3. Báo điện tử Anh ngữ The Washington Post của Mỹ .......................... 64 2.3.1. Khảo sát số lượng tin, bài ..................................................................... 64 2.3.2. Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP ............................................. 65 2.3.3. Hình thức chuyển tải thông tin về CPTPP ............................................ 66 2.3.4. Tính tương tác trong các tin, bài về CPTPP......................................... 69 *Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 70 Chương 3: ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 74 3.1. Những mặt làm đƣợc ............................................................................. 74 3.2. Hạn chế .................................................................................................... 75 3.3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................... 76 3.4. Khuyến nghị giải pháp tăng cƣờng truyền thông quốc tế trên báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam .................................................................... 77 3.4.1. Giải pháp chung .................................................................................... 77 3.4.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 79 * Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự. ....................................... 30 Sơ đồ 1.2. Tam giác nghị sự ............................................................................ 31 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News............................................................................ 42 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tin, bài về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News. ............................................................................................................... 49 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện tử Anh ngữ Kyodo News. ................................................................................. 56 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ tin, bài về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ Kyodo News. .... 60 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện tử Anh ngữ The Washington Post.................................................................... 65 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ tin, bài về CPTPP trên báo điện tử The Washington Post. 67 3 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sapo trong tin của báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News ............... 51 Hình 2.2. Ảnh minh họa cho tin “Without US, 11 Asia-Pacific states sign trade deal”. ..................................................................................................... 52 Hình 2.3. Ảnh minh họa cho bài viết “CPTPP vital to VN economic reforms: minister”.......................................................................................................... 52 Hình 2.4. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội thứ nhất trên báo điện tử Việt Nam News. ............................................................................................... 53 Hình 2.5. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội thứ hai trên báo điện tử Việt Nam News. ....................................................................................................... 54 Hình 2.6. Các bình luận trên báo điện tử Việt Nam News.............................. 55 Hình 2.7. Dòng Breaking News 1. .................................................................. 62 Hình 2.8. Dòng Breaking News 2. .................................................................. 62 Hình 2.9. Sapo trên báo điện tử Kyodo News. ................................................ 63 Hình 2.10. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội trên báo điện tử Anh ngữ Kyodo News. .................................................................................................... 64 Hình 2.11. Hình ảnh dòng trạng thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng tải trên mạng xã hội Twitter. ........................................................................... 68 Hình 2.12. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội trên báo điện tử Anh ngữ The Washington Post - 1. ................................................................................ 69 Hình 2.13. Cách bố trí cụm tương tác mạng xã hội trên báo điện tử Anh ngữ The Washington Post – 2................................................................................. 69 Hình 2.14. Đường link dẫn tới thông tin liên quan trên báo điện tử The New York Times. ...................................................................................................... 70 Hình 3.1. Mẫu infographic về CPTPP. ........................................................... 86 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với những bước phát triển vượt bậc khi đã ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 3 FTA khác. Trong đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là một FTA thế hệ mới đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao, kỳ vọng tạo mô hình mới về hội nhập và hợp tác khu vực, tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy thương mại - đầu tư và trở thành hạt nhân hình thành một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với cam kết mở cửa thị trường mạnh và tham gia sâu của các nước thành viên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ và các yêu cầu cao về môi trường, lao động… CPTPP được đánh giá là ―Hiệp định thế kỷ‖ đầy cơ hội không thể bỏ qua. Để tận dụng cơ hội thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần được hiểu đúng, đủ, có thông tin cụ thể, kịp thời và chính xác về nội dung CPTPP và các cam kết của Việt Nam khi tham gia hiệp định này. Do đó, công tác tuyên truyền về CPTPP trên các ấn phẩm báo chí càng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra thông tin mang tính định hướng, cho thấy Việt Nam coi trọng, kỳ vọng, đánh giá cao và cam kết sâu rộng đối Hiệp định này như thế nào. Thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền của mình, báo chí nói chung đã và đang rất nỗ lực truyền tải đến công chúng các nội dung về ý nghĩa, tác động, vai trò… của Hiệp định CPTPP đối với quốc tế và Việt Nam một cách thường xuyên, đa khía cạnh. Trong đó, báo điện tử - loại hình báo chí ra đời muộn nhất so với các thể loại báo in, báo phát thanh và báo truyền hình đang rất tích cực truyền tải thông tin về Hiệp định CPTPP. Bởi nhiều ưu thế vượt trội về khả năng tương tác; khả năng đa phương tiện; tính thời sự cùng khả năng cập nhật thông tin nhanh nhạy và tính định hướng, kết nối 5 cộng đồng, những thông tin về CPTPP trên báo điện tử đã đến với công chúng một cách hiệu quả và dễ dàng. Báo điện tử Anh ngữ có những lợi thế nhất định khi giúp chuyển tải thông tin, chủ trường, đường lối, quan điểm, chính sách của một nước đến với quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân thế giới. Nghiên cứu thông tin về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ là hướng nghiên cứu cần thiết, góp thêm một tiếng nói tư vấn cho hoạt động truyền thông quốc tế ngày càng có hiệu quả; góp phần khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam trong việc thông tin các sự kiện được dư luận quan tâm. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: “Media Power in Politics” (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị) của Doris A.Graber, năm 2000; “The Creation of The Media: Political Origins of Modern Communications” (Sáng tạo phương tiện truyền thông đại chúng: nguồn gốc chính trị của các phương tiện liên lạc hiện đại) của Paul Starr, New York, Basic Books, năm 2004; “Phương tiện truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ thông tin” của Sayling Wen, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2002; “Đưa tin thời toàn cầu hoá” của Anya Schifrin và Amer Bisat, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2004... Đây là những nghiên cứu mang tính lý luận về thông tin đại chúng trong thời đại công nghệ số, có tính chất khái quát cao. - Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về truyền thông quốc tế: “International media research: A Critical survey” (Nghiên cứu truyền thông quốc tế: Một khảo sát phản biện) của John Corner, Philip Schlesinger và Roger Silverstone năm 1998, trên cơ sở khảo sát chính sách truyền thông của châu Âu, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, các tác giả chỉ 6 ra rằng truyền thông quốc tế cần được xây dựng mềm dẻo trên cở sở đặc trưng văn hóa, bản sắc riêng của từng quốc gia, dân tộc. - Nghiên cứu về thông tin về các hiệp định thương mại (CPTPP, WTO…) trên một số phương tiện thông tin đại chúng không phải là mới, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và được công bố như sau: + Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: “TPP Objectively: Legal, Economic, and National Security Dimensions of CPTPP” (Khách quan về TPP: Các khía cạnh Luật pháp, Kinh tế và An ninh quốc gia) của Giáo sư Raj Bhala thuộc Đại học Kansas (Mỹ) năm 2019, cập nhật những thay đổi kể từ quyết định gây tranh cãi của Mỹ năm 2017 là rút khỏi TPP, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa TPP và CPTPP; “Trade Implications of the Trans-Pacific Partnership for ASEAN and Other Asian Countries” (Ý nghĩa thương mại của quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương đối với ASEAN và các nước châu Á khác), 2014, của Deardorff, Alan, V, xem xét các tác động của TPP đối với thương mại, trên cơ sở thông tin từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các số liệu tăng trưởng của các nước thành viên hiệp định. + Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước: Tài liệu giới thiệu Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các văn kiện có liên quan của Bộ Tư pháp…. trong đó nêu ra lịch sử hình thành, nội dung cam kết chính của hiệp định, đánh giá tác động của hiệp định đối với Việt Nam trên các mặt chính trị, đối ngoại, an ninh, kinh tế; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc tham gia của Mỹ và Việt Nam, Hà Hồng Hải, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 4(95), tháng 12/2012, tr43-68, đánh giá sự tham gia của hai nền kinh tế có sự khác biệt nổi bật là Mỹ và Việt Nam từ góc độ kinh tế - chính trị, nêu bật mục tiêu và lợi ích của Mỹ và cơ hội và thách thức mà hiệp định này đặt ra cho Việt Nam. - Các đề tài, luận văn nghiên cứu có liên quan đã được công bố: 7 + Các công trình nghiên cứu về CPTPP: “Thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử ở Việt Nam” của Phạm Đức Tiến, luận văn thạc sĩ, năm 2017. Luận văn rút ra một số vấn đề cơ bản trong hoạt động thông tin về hiệp định này (lý luận về quản lý, thông tin…) qua khảo sát thực trạng thông tin về TPP trên 3 tờ báo điện tử là Thời báo Tài chính Việt Nam, Thời báo Ngân hàng và Diễn đàn doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. + Công trình nghiên cứu về thông tin trên báo điện tử Anh ngữ: “Sự kiện Giàn khoan Hải dương 981 dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc” của Nguyễn Tuấn Anh, luận văn thạc sĩ, năm 2015. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt động thông tin đối ngoại; khảo sát, phân tích hoạt động thông tin về sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên một số tờ báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc, luận văn nêu bật thực trạng về nội dung và hình thức thông tin của báo điện tử bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc đối với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, từ đó, chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo điện tử bằng tiếng nước ngoài của Việt Nam nói chung, báo điện tử Anh ngữ nói riêng. - Ngoài ra, còn nhiều luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khác về TPP, tựu chung dưới góc độ kinh tế: vấn đề chuyển giao công nghệ, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, cơ hội và thách thức với xuất khẩu gạo… hay dưới góc độ luật pháp. Trong đó, phần lớn các công trình tập trung vào lợi ích kinh tế mà hiệp định này mang lại, đánh gía triển vọng mà chưa đề cập nhiều đến vai trò của công tác tuyên truyền, đặc biệt là trên các ấn phẩm báo mạng điện tử Anh ngữ. 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thông tin về CPTPP trên 3 tờ báo điện tử Anh ngữ của Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng của thông tin và nâng cao vai trò của báo điện tử Anh ngữ về vấn đề này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận văn tiến hành thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất, khái quát hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về báo điện tử, chức năng thông tin trên báo điện tử; kiến thức về Hiệp định CPTPP và những thông tin cơ bản về 3 tờ báo điện tử Anh ngữ được khảo sát. Thứ hai, đánh giá chất lượng nội dung, hình thức bài viết về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử dựa trên 3 tờ báo khảo sát. Từ đó tiến hành phân tích những thành công, hạn chế của việc thông tin về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ. Thứ ba, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin trên báo điện tử Anh ngữ khi thông tin về Hiệp định CPTPP. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CPTPP dưới góc nhìn của báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát 3 báo điện tử Anh ngữ, cụ thể là báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam là Việt Nam News; báo điện tử Anh ngữ của Nhật Bản là Kyodo News và báo điện tử của Mỹ là The Washington Post; tập trung vào giai đoạn từ tháng 11/2017 (11 nước còn lại sau khi Mỹ rút khỏi TPP nhất trí duy trì cam kết và đổi tên Hiệp định thành CPTPP) tới nay. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích thông điệp truyền thông về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các đối tượng gồm nhà quản lý, phóng viên, biên tập viên, độc giả là người nước ngoài… để tìm hiểu ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng này đối với việc thông tin về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tập hợp, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu, văn bản liên quan đến đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn có những nghiên cứu tổng thể về hoạt động thông tin tuyên truyền của báo điện tử Anh ngữ với CPTPP, từ đó rút ra một số vấn đề lý luận cơ bản trong hoạt động thông tin về Hiệp định này. Ví dụ, lý thuyết thông tin, truyền thông quốc tế, báo điện tử, chuẩn hóa các khái niệm… 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của báo điện tử Anh ngữ trong việc thông tin về Hiệp định CPTPP, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử bằng tiếng nước ngoài, đạt hiệu quả tốt nhất với những đối tượng đặc thù hướng đến. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý thuyết, lý luận chung Chƣơng 2. Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin về Hiệp định CPTPP trên các tờ báo thuộc diện khảo sát Chƣơng 3. Khuyến nghị, giải pháp 10 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT, LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm thông tin Có rất nhiều cách hiểu về thông tin, và các từ điển cũng không thể đưa ra một định nghĩa thống nhất. Ví dụ: Từ điển Oxford EnglishDictionary cho rằng, thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến”, là “tri thức, tin tức”. Một vài từ điển khác đồng nhất thông tin với kiến thức, “thông tin là điều mà người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người”... Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do thông tin chỉ được bắt gặp và tiếp cận trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó. Từ Latin Informatio, gốc của từ hiện đại information (thông tin) có hai nghĩa. Một là chỉ hành động rất cụ thể tạo ra một hình dạng. Hai là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng tuỳ vào tình huống. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. Với nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: Một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh [41]. Trên quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh, nói rộng hơn là bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người [41]. Nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản và không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin đó lại được truyền cho người khác trong quá trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, trong thư từ và tài liệu hoặc qua các 11 phương tiện truyền thông khác. Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được khai thác và nghiên cứu một cách hệ thống. Trong hoạt động của con người, thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú như con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh... Thuật ngữ ―thông tin‖ dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng ngôn ngữ tự nhiên. Thông tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua nghệ thuật, bằng nét mặt và động tác, cử chỉ. Hơn nữa con người còn được cung cấp thông tin dưới dạng mã di truyền. Những hiện tượng này của thông tin thấm vào thế giới vật chất và tinh thần của con người, tạo ra sự đa dạng phong phú về thông tin, dẫn tới những mức độ chất lượng khác nhau của thông tin. Chẳng hạn như các số liệu, dữ kiện ban đầu thu thập được qua điều tra, khảo sát là các thông tin nguyên liệu, còn gọi là dữ liệu. Từ các dữ liệu đó qua xử lý, phân tích, tổng hợp sẽ thu được những thông tin có giá trị cao hơn, gọi là thông tin có giá trị gia tăng. Ở mức độ cao hơn nữa là các thông tin quyết định trong quản lý và lãnh đạo - kết quả xử lý của những nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm, các thông tin chứa đựng trong các quy luật khoa học - kết quả của những công trình nghiên cứu, thử nghiệm của các nhà khoa học và chuyên môn. Đối chiếu theo Từ điển tiếng Việt, thông tin được hiểu với nghĩa động từ là truyền tin cho nhau để biết, và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi. Như vậy, khái niệm thông tin được hiểu theo hai nghĩa là nội dung thông tin và phương tiện thông báo, báo tin. Trong cuốn Global Information and World Communication, Hamid Mowlana cho rằng thông tin và một hiện tượng luôn có nhiều tranh cãi về nó. Chính từ việc sử dụng hằng ngày, thông tin đã liên quan đến con người, đến phương tiện truyền thông, với những gì có thể thêm vào, bổ sung cho những điều thực tế, giá trị, hữu dụng, vô dụng hoặc kiến thức. Bởi vậy mà người ta 12 cho rằng thông tin là tốt, và càng có nhiều thông tin càng tốt; và rằng thông tin là quyền lực, phức tạp, khó hiểu; rằng mỗi quyển sách, từ báo, lá thư hay hội nghị đều chứa thông tin [2]. Mowlana cũng cho rằng khái niệm thông tin sử dụng trong nghiên cứu về truyền thông nên được đặt trong bối cảnh ngữ nghĩa và thực tế của nó. Thông tin ở đây được hiểu là một sự đóng góp mẫu hoặc một mối quan hệ mẫu giữa các sự vật, hiện tượng [2]. Thông điệp là bất cứ thứ gì nguồn cố gắng chia sẻ với người khác. Thông điệp bắt nguồn từ ý tưởng được mã hòa vào trong những biểu tượng sẽ được sử dụng để diễn đạt ý tưởng đó. Những biểu tượng có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự vật mà nguồn sử dụng để khơi gợi ý nghĩa trong suy nghĩ của người nhận thông điệp. Việc lựa chọn biểu tượng để diễn đạt một ý tưởng hay một sự vật là một bước rất quan trọng trong quy trình truyền thông vì chọn lựa không tốt sẽ dẫn tới sự mơ hồ hoặc hiểu sai thông điệp cần truyền tải. 1.1.2. Khái niệm báo điện tử 1.1.2.1. Báo điện tử là gì Báo điện tử hay báo mạng là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet. Báo điện tử được xuất bản bởi Tòa soạn báo điện tử. Người đọc báo điện tử dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... có kết nối Internet để thu thập thông tin. Khái niệm báo điện tử bắt đầu xuất hiện vào năm 1992 cùng với sự ra đời của tờ báo Online Journal. Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi và cách hiểu khác nhau đối với loại hình báo chí này như: báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper)... Trong đó, báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới cũng xuất hiện các khái niệm với cùng đặc tính như: xuất bản trực tuyến (Online publishing), 13 phương tiện truyền thông trực tuyến (Online media), nhà báo trực tuyến (Online journalist), phát thanh trực tuyến (Online radio), truyền hình trực tuyến (Online television). Theo Điều 3, Luật Báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện các ―báo điện tử‖ đối với các tờ báo in đưa thông tin lên mạng Internet như Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ… Luật báo chí sửa đổi, bổ sung số 103/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 5/4/2016 (gọi tắt là Luật báo chí 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) định nghĩa: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”; Tạp chí điện tử là “sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng”. Năm 1993, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng Internet. Ngày 5/3/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 21/CP về Quy chế tạm thời quản lý, thiết lập và sử dụng mạng Internet ở Việt Nam. Internet quốc gia Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu ngày 19/11/1997. Từ đây, báo chí điện tử nước ta và việc khai thác mạng Internet chính thức được đưa vào hoạt động. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức trên cơ sở sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, việc phát triển nhanh Internet để khắc phục sự tụt hậu xa hơn các nước trên thế giới về công nghệ thông tin là yêu cầu rất bức thiết đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngày 2/2/1997, Tạp chí Quê hương điện tử thuộc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao ra đời, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của báo điện tử Việt Nam. Quá trình phát triển, báo điện tử Việt Nam đã đóng một vai trò 14 quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền nói chung và hoạt động tuyên truyền đối ngoại nói riêng. Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ truyền dẫn, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới. Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Báo điện tử có sự tích hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh mà còn cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Có thể coi báo điện tử ngày nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng người đọc không giới hạn. Thông tin từ khi thu thập đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn sống 24/24h. Báo điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến... nhằm tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả, giữa độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích. Báo điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo điện tử đang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn. 1.1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của báo điện tử - Khả năng đa phương tiện: Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ mạng, phần cứng và phần mềm, các sản phẩm báo điện tử đang ngày càng tích hợp thêm nhiều phương tiện mới với những cách thức thể hiện khác nhau. 15 Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm các thành phần văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và các chương trình tương tác (interative program). Nhờ đó, khi độc giả đọc báo điện tử vẫn có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào giống như báo in; tiếp nhận trực quan những hình ảnh, video, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian. - Tính tức thời và phi định kỳ: Vượt qua những rào cản mà các loại hình báo chí khác gặp phải, nội dung thông tin trên báo điện tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính, quy trình sản xuất thông tin lại đơn giản, dễ dàng có thể cập nhật, bổ sung bất kỳ khi nào, số lượng bao nhiêu. Với tốc độ đường truyền nhanh, báo điện tử được gọi là báo giờ, bởi các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc sự kiện đang diễn ra một cách sống động, nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây, ví dụ như khi tường thuật một trận bóng đá hay một cuộc họp báo, xét xử… - Tính tương tác cao: Khi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu được đáp ứng về thông tin cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng được coi trọng. Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này đều được những người làm báo lưu tâm. Đối với báo điện tử, nhờ có những đặc trưng nổi trội về công nghệ mà tính tương tác thường cao hơn so với các loại hình còn lại. Hằng ngày, mỗi tòa soạn báo điện tử có thể nhận được hàng trăm thư các loại từ bạn đọc. Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo điện tử, chúng ta còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo, độc giả với độc giả hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí. Ngày nay các phương tiện tương tác trên các tờ báo điện tử đã được tăng cường bằng việc lắng nghe, lôi cuốn sự tham gia của độc giả vào việc thu thập và cung cấp thông tin. Các tờ báo chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng