Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu THIÊN THỜI

.PDF
496
619
126

Mô tả:

MỤC LỤC GIỚI THIỆU NỘI DUNG THƯỢNG HẠ CẦU SÁCH : (Tìm tòi từ trên xuống dưới) SỰ TÌM TÒI CỦA CÁC NHÀ HIỀN TRIẾT TRUNG QUỐC  THUẬT CHIÊM BỐC  Phát minh thuật bói rùa  Sự ra đời của bát quái  64 quẻ và “Kinh Dịch”  Bói cỏ thi và phương pháp bói cỏ thi  "Liên sơn", “Quy tàng" và "Chu dịch”  Xem bói "Kinh Dich" : Thái độ xử thế tích cực  Sự phong phú của lí thuyết chiêm bốc  Cải tiến công cụ chiêm bốc  Các loại thuật chiêm bốc  Công dụng của việc bói cỏ thi THUẬT CHIÊM TINH  Tinh tượng và lich pháp  Sự sùng bái các sao  Các sao chinh và hàm ý của nó  Phân dã với hiệu ứng thiên trường  Ứng dụng thuật chiêm tinh trong quân sự  Tinh tượng với sự hưng suy quốc vận  Thuật tinh bốc và vận mệnh cá nhân THUẬT ĐOÁN MỆNH  Thuật đoán mệnh và cơ may của con người.  Định nghĩa vận mệnh  Thực chất của vận mệnh  Đặc điểm của vận mệnh  Phê phán đối với vận mệnh quan xưa  Đoán mệnh theo Ngũ hành  Phương pháp đoán mệnh theo ngũ hành và tứ thời  Bàn về Giáp Mộc  Bàn về Ất Mộc  Bàn về Bính Hỏa  Bàn về Đinh Hỏa  Bàn về Mậu Thổ  Bàn về Kỉ Thổ  Bàn về Canh Kim  Bàn về Tân Kim  Bàn về Nhâm Thủy  Bàn về Quý Thủy Mệnh phả của các danh nhân xưa và nay  1. Mệnh phả của Gia cát Lượng 2. Mệnh phả của Thiệu Ung 3. Mệnh phả của Tôn Trung Sơn 4. Mệnh phả của Hoàng Hưng THUẬT QUÁI ẢNH QUỸ CÁCH  Phí Hiếu Tiên quái ảnh  "Dương Trừu Mã" quái ảnh THUẬT SẤM VĨ  Sấm ngữ (Lời sấm)  Thơ sấm  Tranh sấm THUẬT BÀNG MÔN TÁ  Thuật kì môn  Thuật Lục Nhâm  Thuật Thái Ất TÍNH CÁCH KHÓ THAY ĐỔI THIÊN THỜI VÀ TÍNH CÁCH  THUYẾT TÍNH CÁCH THEO NGŨ HÀNH  Thuyết tính cách của các nhà hiền triết Trung Quốc  Những suy nghĩ về Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ  Đặc trưng cá tính theo ngũ hành  Bí quyết lấy dài bù ngắn  ĐỊA CHI VỚI DUYÊN PHẬN CON NGƯỜI  Giải thích cầm tinh con vật của Địa chi  Đặc trưng tính cách theo cầm tinh 12 con vật  Phương pháp tìm duyên phận  PHÂN LOẠI TÍNH CÁCH BẨM SINH  Thuyết cá tính mang đặc trưng Trung quốc  Tổ hợp tính cách mới  Tính cách của bạn  THIÊN CƠ TIẾT LỘ : THIÊN THỜI VÀ QUỐC VẬN  “THÔI BỐI ĐỒ”  Truyền thuyết của 'Thôi bối đồ"  Dự đoán Chu Ôn cướp Đường và Hậu Đường sau khi triều Đường bị diệt.  Dự đoán mười nước thời Ngũ Đại diệt vong  Dự đoán Tống triều khai quốc  Dự đoán Nguyên triều khai quốc  Dự đoán Minh triều kỉến quốc  Dự đoán Thanh triều vào làm chủ Trung Nguyên  Dự đoán khai sinh Trung Hoa Dân quốc  "BÀI CA BÁNH NƯỚNG"  "Bài ca bánh nướng" của Lưu Bá Ôn  Dự đoán vận số triều Minh  Dự đoán người Trung Quốc cắt tóc  Dự đoán về thế kỉ 21  ANH HÙNG VẬN THẾ : THIÊN THỜI VÀ NHÂN SINH  NGƯỜI BIẾT THỜI THẾ LÀ TUẤN KIỆT  Thời thế tạo anh hùng  Quẻ Càn: Rồng và thiên thời  Sáu thời kì lớn phát triển sự nghiệp cá nhân  THỜI KÌ ẨN NÁU - THUẬT CỐ CHỊU ĐỰNG  Sư trả giá của ẩn náu  Học để làm quan  Gia Cát Lượng ở ẩn tạỉ Nam Dương  Ngô Khởi bị từ chối không cho học  Đốt cháy đường sàn và tu sửa đường sàn  Lưu Bị khéo mượn sấm che mình  Cái chết của Dương Tu  Biểu lộ mình không có khả năng  Tôn Tẫn giả điên  Lưu Bang trước và sau Hồng Môn yến  Câu Tiễn cố chịu nhục  Vương Mãng tiếm quyền  Đặng Tiểu Bình không giả dối  Chu Ân Lai "rút củi cháy khỏi đáy nồi"  Cái thất bại của Lâm Bưu  THỜI KÌ HIỂN HIỆN - THUẬT HIỂN HIỆN  Sau lúc ban lệnh "đuổi khách"  Ẩn ngữ của cô gái xấu can gián Quốc vương  Tử Cống và Tử Lộ  Con cáo Lâm Bưu mượn oai hổ  Bán mình để nhờ và và chọn người tốt để nương thân  Gia Cát Lượng ra đi sau ba lần mời  Mao Toại tự tiến cử  Ngô Khởi mưu cầu làm tướng  Quan Vân Trường chốc lát chém chết Hoa Hùng  Tây Môn Báo trị vì Nghiệp huyện  Tư Mã Nhương Thư chỉnh quân  Tôn Tẫn đua ngựa  Thương Ưởng biến pháp  Lí Thế Dân dấy binh dựng Đường  Trời phù hộ  THỜI KÌ TRƯỞNG THÀNH - THUẬT PHÒNG HỌA  Bát trưng pháp của Khương Thái công  Hãy chú ý phía sau quà tặng  Mỗi người đều có lúc vứt bỏ vai diễn của mình  Nên biết cái gì anh ta chán ghét nhất.  Cách nhìn hai mặt của âm dương  Hãy lưu ý tới từng việc bên mình  Hãy kiềm chế sự bành trướng lòng hám danh lợi  Phép khai thông thuận thế  Lừa dối qua ải  Bịa đặt ra một cảnh tượng giả để mọi người tin  Phòng họa khi chưa xảy ra  Hãy để cho cấp trên cho rằng bạn không có dã tâm  THỜI KÌ LỚN MẠNH - THUẬT LỚN MẠNH  Tào Tháo cấp thắng tiến quân, bị bại ở Xích Bích  Cấp lúc người ta nguy cấp  Mao Trạch Đông nhân cơ hội nắm thời cơ  Gia Cát Lượng nhờ lửa để cướp  Chu Vũ Vương nhân lúc suy yếu đánh vào  Việc lớn trong thiên hạ đều có phân có hợp  Mao Trạch Đông nói: Nếu Giải phóng quân không đi theo ông  Mạnh Thường Quân nuôi ba ngàn kẻ sĩ  Thái tử đã đủ vây cánh  Không nên gây thù địch quá nhiều  THỜI KÌ CƯỜNG THỊNH - THUẬT THÀNH CÔNG  Sau khi Trần Thắng lên vương  Lý trí cuối cùng khó giữ  Nơi quy tụ của 108 anh hùng  Bành trướng sự thành công  Viên Thế Khải ngóc dậy  Võ Tắc Thiên bêu xấu kẻ gièm pha và chọn người hiền  Nguyện ước ban đầu của Lỗ Chi Dụ  Lưu lại cho người đời sau  Quảng Bình vương vì muốn dân Tràng An xuống lạy  Làm theo cái "vốn dĩ"  Kế dòng nước sạch của Lí Thế Dân  Kế lo xa của Lã Di Giản  THỜI KÌ SUY BẠI - THUẬT HƯNG BẠI  Giả thuyết "Ngân hàng tương lai đáp ứng"  5000 cân dầu thô chỉ đổi được 1 cân rượu Mao đài  Đường Huyền Tông gạt lệ tại trạm Mã Ngôi  Lời thế Tức Nhưỡng của Cam Mậu  Minh Thái Tổ dùng pháp luật cứu suy sụp  Sư diệt vong của Đông Ngô  Gia Cát Lượng khai phá miền Tây Nam  Tinh thần "không sự sống"  BIẾT TRỜI BIẾT TA TỰ PHÁT HIỆN VẬN THẾ  LÀ THỜI CƠ, LÀ VẬN HỘI  Thiên thời với sức khỏe  Thời cơ đẹp nhất của đời người  Năm loại tuổi của con người  GIÁC QUAN THỨ 6  ESP thần bí  Thần thái và vầng quang  Hãy lưu ý tới cảnh vật quanh mình  TƯỚNG THUẬT TRUNG QUỐC  Ý nghĩa của thuật tướng tay  Thuật vận mệnh lưu niên  Bộ râu của Hạ Long  THUẬT ĐOÁN MỘNG  Đoán mộng cho mình  Ám thị của mộng  Phương pháp phân giải mộng  Đoán mộng cần đọc : ý nghĩa tượng trưng của mộng o Mộng có liên quan với tiền tài o Mộng có liên quan với sự nghiệp o Mộng có liên quan với gia sản o Mộng có liên quan với sức khỏe o Mộng có liên quan đến yêu đương và hôn nhân o Mộng có liên quan đến phúc họa GIỚI THIỆU NỘI DUNG Phương thuật Trung Quốc bắt nguồn từ tầng thứ cao nhất của triết học cổ đại, song nó lại diễn ra dưới hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất. Hàng mấỵ ngàn năm nay, những phương thuật này được vận dụng vào các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học kĩ thuật, văn nghệ, v.v... chứa đầy màu sắc thần bí, huyền hoặc mà từ trước đến nay đã tạo nên những ảnh hưởng cực kì quan trọng đối với sinh hoạt xã hội, sự hình thành trạng thái tâm linh văn hóa của người Trung Quốc. Qua nhiều năm nghiên cứu và chỉnh lí, từ ba phương diện lớn : Thiên thời, địa lợi, nhân hòa thông qua khía cạnh thực tiễn tùy cơ ứng biến của đời người, vận dụng tư duy mới, thành quả mới của nền khoa học hiện đại, tác giả đã giới thiệu lí thuyết và phương pháp của phương thuật Trung Quốc. Phần "Thiên thời" giới thiệu các phương pháp làm thế nào để nhận thức quy luật phát triển xã hội, đặc điểm biến đổi của thời đại và giành được cơ may của đời người như : chiêm tinh thuật, sấm vĩ thuật, chiêm bốc thuật, đoán mệnh thuật, quái ảnh thuật, tướng diện thuật, viên mộng thuật v.v... Phần "Địa lợi" giới thiệu các phương pháp làm thế nào để nhận thức và lợi dụng hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên như kì môn thuật để lựa chọn phương hướng tốt nhất, Thông thiên thuật dự đoán khí tượng, Quan nhân thuật thông qua tính khu vực phán đoán khí phách con người và Phong Thủy thuật lợi dụng ưu thế địa lí. Phần "Nhân hòa" giới thiệu phương pháp làm thế nào để nhận biết người và dùng người. Căn cứ kết quả nghiên cứu trong nhiều năm, tác giã đã sáng tạo ra một mô thức khoa học hành vi độc đáo : mô thức nhu cầu ngũ hành. Tác giả đã kết hợp một cách hữu cơ thuyết nhu cầu tâm lí của Maslow có ảnh hưởng nhất ở phương Tây với thuyết âm dương ngũ hành cổ đại của Trung Quốc, tổng kết thành phương pháp dùng người, hễ thực hiện là có hiệu quả rõ rệt. Nội dung sách phổ thông dễ hiểu, dễ học, dễ sử dụng, nhằm giúp bạn đọc trong chừng mực nhất định tìm hiểu được phần nào phương thuật Trung Quốc, trong xã hội đang thi thố nhân tài ngày nay có thể "thẩm thời độ thế", cân nhắc thiệt hơn để giành được thành công trong cuộc sống của mình. Phần thiên thời : NGUYÊN AN dịch. Phần địa lợi, nhân hòa : NGUYÊN VĂN MẬU dịch. Người dịch  THƯỢNG HẠ CẦU SÁCH : (Tìm tòi từ trên xuống dưới) SỰ TÌM TÒI CỦA CÁC NHÀ HIỀN TRIẾT TRUNG QUỐC  THUẬT CHIÊM BỐC  Phát minh thuật bói rùa Sự tìm tòi của các nhà hiền triết Trung Quốc đối với thiên thời bắt nguồn rất sớm từ phát minh thuật bói rùa. Thời đại thần quyền tiền sử, bộ lạc sớm nhất của dân tộc Trung Hoa đã từng sống cả một miền dọc theo sông Hoàng Hà đến tận Tây phần tỉnh Sơn Đông thuộc miền đông trung du sông Vị. Trong cuộc sống đánh cá và săn bắt, họ bắt đầu tìm hiểu đối với tự nhiên. Có quá nhiều nghi vấn đối với sự biến đổi của tự nhiên nên đã có một số thuật sĩ đi tìm những điều bí ẩn đó xuất hiện. Những thuật sĩ thông minh có nhiều hiểu biết và tâm đắc đối với sự vật, đã dự đoán sự biến đổi khí hậu thiên nhiên có độ chuẩn xác nổi bật do đó đã giành được sự tin cậy và tôn sùng của mọi người trong bộ lạc. Cuối cùng, chính họ và cả phương pháp quan trắc của họ đã được nêu lên và cố định trở thành những ông quan văn hóa cổ xưa nhất trên vùng đất hoang thổ này. Công cụ các thuật sĩ sử dụng khá đơn giản, chỉ là một con rùa đen. Rùa đen là loại động vật biết bò, thân rùa dẹt phẳng, trên mai rùa có một lớp vỏ cứng màu nâu đen, phía trên mặt là những hoa văn. Rùa đen không những có thể hoạt động trên đất cạn mà còn có thể sống ở dưới nước. Sự trọng thị đối với rùa đen, xuất phát từ hai nhận thức : một là rùa đen có năng lực hoạt động cả trên cạn và dưới nước, so với các loại động vật khác nó tỏ ra có khả năng nổi bật, nên đã được những người đánh cá và săn bắt ngưỡng mộ, sùng bái; hai là những hoa văn trên mai rùa đã làm cho các thuật sĩ ngạc nhiên mãi không thôi. Họ cho rằng những hoa văn này tượng trưng cho một loại ý chỉ của trời. Trong lòng người bộ lạc nguyên thủy, sự biến đổi của các hiện tượng tự nhiên và mọi hoạt động của xã hội loài người đều chịu sự chi phối của một sức mạnh nào đó. Do đó họ đã sáng tạo ra Thượng đế, một sự sáng tạo vừa vĩ đại vừa ngu xuẩn. Các hoa văn trên mai rùa được họ cho là sách của Thượng đế, nên đã từng có một loạt người chuyên nghiên cứu mai rùa. Chính sự nghiên cứu mai rùa đã sản sinh ra nền văn hóa Trung Quốc. Các hoa văn trên mai rùa sau khi chỉnh lí lại đã hình thành chữ viết tượng hình sớm nhất của Trung Quốc. Ý chỉ của Thượng đế về sau được diễn biến thành Thiên mệnh. Thủ lĩnh của bộ lạc liền trở thành nguời làm việc theo lệnh trời, cho nên những việc họ làm đều là những việc Thượng đế bảo họ làm như thế. Bói rùa cũng như Sử, Phệ, Chúc (lời khấn) đều đứng ra làm việc nối liền công việc giữa thần linh và con người. Các thuật sĩ bói rùa không những có thể suy đoán khí hậu thiên nhiên mà còn có thể xem được các điều lành dữ. Từ những việc lớn như sự tồn vong của bộ lạc, đến việc nhỏ như cát hung của mỗi cá nhân, không việc gì là không xem và bói toán cả. Nghe nói, mọi khi trong bộ lạc có sự kiện trọng đại nào xảy ra thì thủ lĩnh của bộ lạc đều phải triệu tập toàn bộ người trong bộ lạc lại, sau đó đốt mai rùa để xem bói lành dữ. Bốc từ đã ghi : Đế lệnh vũ túc niên ? Đế lệnh vũ phất kĩ túc niên ? Chính là xem tình hình mưa gió và thu hoạch. Lại như : phạt cát phương, Đế thụ phạt hựu ? Chính là dùng mai rùa để xem phương hướng tốt để đem quân di đánh nhau, để giành được thắng lợi. Những ví dụ loại này còn rất nhiều. Ngày nay chúng ta nhìn lại xem chừng rất ấu trĩ, nhưng trái lại lại bày tỏ sự tìm tòi của con người đối với sức mạnh siêu nhiên nằm ngoài khả năng của mình. Sức mạnh siêu nhiên mà về sau này nói đến chính là Thiên thời. Nó là một loại công năng kết cấu, các nhà triết học gọi nó là tính tất yếu. Từ sự hiểu biết và lí giải tính tất yếu, có thể nhìn thấy trình độ trí tuệ của một bộ lạc hoặc một cá nhân. Sự phát minh ra bốc phệ, với khoa học ngày nay thật ra không thể xem là việc làm cao siêu, nhưng ít nhất nó cũng đã chứng minh các nhà hiền triết cổ Trung Quốc đã có tài trí tương đối thông minh.  Sự ra đời của bát quái Lòng hăng say của các thuật sĩ bói rùa đối với công việc mình đảm đang đã phát triển mạnh mẽ môn Quy bốc học. Trải qua vô vàn thuật sĩ và vô số lần chỉnh lí, sửa đổi đã quy nạp thành tám kí hiệu, chính là bát quái sau này : CÀN KHẢM CẤN CHẤN TỐN LI KHÔN ĐOÀI Theo truyền thuyết bát quái là do Phục Hi sáng tạo ra. Sách "Dịch - Hệ từ hạ truyện" nói : "Cổ giã Bao Hi thị chi Vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng vu thiên, phủ quan pháp vu địa, quan điều thú chi văn dữ địa chi nghi; cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, vu thị thủy tác bát quái". Đại ý nói : Từ thời cổ xưa họ Bao Hi làm Vương từ của thiên hạ ngẩng đầu lên quan sát thiên tượng, cuối xuống nhìn thấy phép biến đổi trên đại lục, xem các màu sắc hoa văn của chim bay thú chạy và cả cỏ cây sống núi sinh trưởng trên đất. Gần thì chọn hình ảnh của chính mình, xa hơn thì chọn hình tượng của vạn vật bắt đầu sáng tạo ra bát quái Nếu như truyền thuyết này đáng tin cậy thì người đứng đầu trong hàng ngũ những nhà bói rùa cổ đại của Trung Quốc phải là họ Phục Hi. Trong chuyện thần thoại nói Phục Hi chính là thần văn hóa mặt người mình rắn, vợ ông là bà Nữ Oa luyện đá vá trời. Bát quái của Phục Hi vạch ra lần lượt đại diện cho tám loại vật tượng : Thiên, Thủy, Sơn, Lôi, Phong, Hỏa, Địa, Trạch. Hơn nữa trong đó mỗi cặp gồm hai quẻ đối lập nhau. Ví dụ : Càn đại diện cho Thiên (Trời) và Khôn đại diện cho Địa (Đất), Khảm đại diện cho Thủy và Ly đại diện cho Hỏa. Khái niệm đối lập là tinh hoa của môn Quy bốc học. Do đó sự phát sinh thuật bói rùa đã sản sinh ra tư tưởng biện chứng thuần phác cổ xưa. Xuyên qua bầu không khí thần bí của Quy bốc học, chúng ta có thể nhìn rõ những tia sáng phản chiếu trí sáng suốt nhìn thấy cả tương lai xa xôi của các nhà hiền triết cổ Trung Quốc. Dịch học về sau cho rằng : Lưỡng nghi sản sinh ra Tứ thời. Nghĩa là: Thái cực sinh âm dương. Âm dương sinh tứ thời, tứ thời sinh bát quái. Tứ thời là : Thiếu dương, Thiếu âm, Lão dương, Lão âm cũng còn gọi là Bốn mùa. Trên thực tế Bát quái là tám hình vẽ khác nhau. Mỗi quái (quẻ) là gồm 3 vạch đường nằm ngang tạo thành. Toàn bộ bát quái gồm 2 loại đường vạch tạo thành : một loại đại diện dương, một loại khác là đại diện âm. "Một âm một dương gọi là đạo". Đạo chính là quy luật tự nhiên. Vì thế âm dương không chỉ là 2 yếu tố lớn tạo thành vũ trụ mà nó còn đại biểu thuộc tính của tất cả hiện tượng biến đổi của vạn vật trong vũ trụ. Các nhà hiền triết Trung Quốc cho rằng: tất cả mọi hiện tượng biến đổi sự vật của giới tự nhiên không cái nào là không mang sẵn tính âm dương trong các nhân tố không gian và thời gian lúc đó, hoặc trở thành dương cương, hoặc trở thành âm nhu. Còn tác dụng biến đổi nhất âm nhất dương này sẽ vĩnh viễn lặp đi lặp lại không ngừng và không bao giờ kết thúc. Vì thế, Bát quái do âm dương tạo nên cũng sẽ đại diện cho tám tính chất của vạn sự, vạn vật trên thế gian. Đó là: "Càn là kiện, Khôn thuận, Chấn động, Tốn nhập, Khảm hãm, Li lệ, Cấn chỉ, Đoài duyệt". Tám tính chất này không đổi, vạn sự, vạn vật đều có thể quy nạp vào trong tám tính chất này. Bởi vì Bát quái sản sinh ra tứ thời, về sau này có người dùng Bát quái đại diện cho 8 khí tiết trong một năm : Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông, Đông chí. Trong "Kinh Dịch", tính thời gian của Bát quái được biểu hiện ngày càng nổi bật. Nhưng trước khi có "Kinh Dịch" thì Bát quái chỉ là đại từ chỉ thời gian mà thôi.  64 quẻ và “Kinh Dịch” Về sau Bát quái được dùng làm công cụ bói toán, được các thuật sĩ đương thời châp nhận. Trong cả thời gian sử dụng lâu dài, các thuật sĩ đã phát hiện Bát quái biến đổi quá ít không đủ dùng. Một số người bắt đầu công việc cải tiến Bát quái để mong làm tăng thêm biến đổi, thích ứng với các tình huống phức tạp hơn. Bát quái chỉ mới là phân chia vạn sự, vạn vật thành 8 loại lớn có tính chất khác nhau. Tính chất của từng loại sự vật một, có thể chọn rất nhiều vật tượng để tượng trưng, do đó Bát quái là sự biểu hiện ở trạng thái tĩnh đối với thế giới khách quan. Trong đó không có ý nghĩa phát triển biến hóa, cũng không có tính thời gian. Cho mãi về sau này sự hình thành 64 quẻ, mới hoàn thành sự kiến tạo của "Kinh Dịch". "Bát quái thành liệt, tương tại kì trung hĩ. Nhân nhi trùng chi, hào tại kì trung hĩ. Cương nhu tương thôi, biến tại kì trung hĩ. Hệ từ yên nhi mệnh chi, động tại kì trung hĩ ("Dịch. Hệ từ hạ truyện"). Đoạn văn trên là lí thuyết hình thành 64 quẻ. Từ Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ thời, Bát quái đã hình thành sự sắp đặt ngay ngắn có trật tự của các quẻ Càn, Đoài, Li, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, các hiện tượng của vạn vật trong vũ trụ đều chứa ở trong đó cả. Nhưng Bát quái vẫn không chứa hết tất cả các hiện tượng đang diễn ra trong vũ trụ, do đó đem xếp chồng bát quái lên sẽ hình thành 64 quẻ, mọi điều bí ẩn tế nhị của hào đều đã chứa ở bên trong. Chuyển dịch xen kẽ nhau các hào cương và hào nhu, thì tất cả các biến hóa trong vũ trụ sẽ chứa đựng cả ở trong đó. Lại kèm thêm hào từ đã nói rõ dấu hiệu cát hung trước, tất cả mọi hoạt động trong vũ trụ cũng đều chứa cả bên trong. Vì thế, 64 quẻ sẽ phản ánh thế giới khách quan ở trạng thái động. Trên thực tế 64 quẻ đã phân chia thế giới khách quan, nhất là xã hội loài người thành 64 thời đại nối liền nhau theo một trật tự. Thời đại là sự phát triển biến hóa, mà sự phát triển biến hóa lại được 384 hào cấu tạo thành 64 quẻ phản ánh. Theo cách nhìn vĩ mô, mỗi một quẻ trong 64 quẻ đều đại diện cho một thời đại, từ thời đại này phát triển thành thời đại khác. Theo cách nhìn vi mô, mỗi quẻ đại diện cho một thời đại. Mỗi quẻ đại biểu cho 6 giai đoạn biến đổi. Vì vậy, thế giới khách quan trong 64 quẻ được miêu tả thành quá trình phát triển đầy sinh động, không ngừng biến hóa và không bao giờ hết. Sự biến hóa của thời đại và sự biến đổi giai đoạn trong thời đại đó, chính là lời giải đáp cần phải tìm của "Kinh Dịch". Do đó có thể nói "Kinh Dịch" là những học vấn bàn về sự biến hóa. Bản thân chữ "Dịch" có hàm nghĩa là: giản dịch, biến dịch, bất dịch. Vạn vật trong vũ trụ từng giờ từng phút đang biến đổi, sự việc và con người cũng như vậy, cho nên nói là "biến dịch". Song đại vũ trụ biến đổi không ngừng, nhưng vẫn có tính quy luật, có trật tự ngăn nắp và tuần hoàn, phải tuân theo một quy luật nhất định. Còn vận mệnh của con người - tiểu vũ trụ, cũng có tính quy luật như thế, vì thế nên nói là "bất dịch". Thông qua tính quy luật "bất dịch", người ta có thể tìm hiếu quy luật của trời đất trong vũ trụ lớn có thể tuân theo. Tương tự, động hướng của con người - vũ trụ nhỏ cũng có thể dự đoán trước, có thể quy định, do đó nói là "giản dịch". Bộ "Kinh Dịch" chính là dùng những kí hiệu tượng trưng giản đơn và con số để biểu thị sự biến hóa hiện tượng "biến dịch, bất dịch, giản dịch" gây được tác dụng xem bói toán. Các nhà hiền triết cổ Trung Quốc đúng là đã từ phương hướng tư duy này đi tìm sự biến đổi của thiên thời. Sự biến hóa của thiên thời cũng tương tự có quy luật có thể tuân theo. Các nhà chiêm bốc và các học giả khác về sau cũng đều theo phương hướng này để tỏa đi khắp bốn phương.  Bói cỏ thi và phương pháp bói cỏ thi Công cụ xem bói của "Kinh Dịch" không còn là mai rùa nữa, mà là dùng cỏ thi. Cỏ thì là một loại cỏ sinh sống ở vùng Hoa Bắc, thường gọi là rau Khao tử. Sau khi phơi khô có thể dùng để xông muỗi. Cỏ thi được dùng để xem bói đại khái có thể vào thời kì loài người tiến vào xã hội nông nghiệp. Lịch sử không có ghi chép, cũng không có cách nào để tìm ra người đầu tiên đã sử dụng cỏ thi. Nghe nói phương pháp bói cỏ thi có 9 loại, nhưng hiện nay chỉ có một phương pháp được lưu truyền lại. Phương pháp bói cỏ thi này được lưu truyền lại ngày nay, có thể nói là công lao của Khổng Tử. Ông đã đem phương pháp này ghi chép trong sách ”Hệ từ truyện" : "Đại diễn chi số ngũ thập, kì dụng tứ thập hữu cửu, phân nhi vi nhị dĩ tượng lưỡng, quải nhất dĩ tượng tam, điệp chi dĩ tượng tứ thời, quy kì vu lịch dĩ tượng nhuận, cố tái lịch nhi hậu quải. Càn chi sách nhị bách nhất thập hữu lục, khôn chi sách bách tứ thập hữu tứ, phàm tam bách hữu lục thập, đương kì chi nhật. Nhị thiên chi sách vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã. Thị cố tứ doanh nhi thành dịch, thập hữu bát biến nhi thành quái. Bát quái nhi tiếu thành, dẫn nhi thân chi, xúc loại nhi trưởng chi, thiên hạ chi sự năng tất hĩ". Đại ý nói : Hãy chọn 50 nhánh cỏ thi, dùng 49 nhánh, đem chia ra làm hai để tượng trưng cho lưỡng nghi, lấy thêm một nhánh móc vào để tượng trưng cho tam tài (thiên địa nhân). Đem số cỏ thi đã chia làm đôi xếp bốn nhành một tượng trưng cho tứ thời, gom các số lẻ còn lại tượng trưng cho tháng nhuận. Vì năm âm lịch 5 năm nhuần 2 lần, tiếp theo lại thu thập tất cả các nhánh cỏ thì lại tiếp tục chia làm 2 như lúc trước để bắt đầu quá trình thao tác lần thứ 2 Số cỏ thì dùng cho quẻ Càn là 216 nhánh, quẻ Khôn là 144 nhánh. Tổng cộng là 360 nhánh, tương đương với số ngày trong một năm. Kinh Dịch chia thành 2 thiên, trong 64 quẻ cần có 11520 nhánh cỏ thì cũng tượng trưng cho 11520 số sự vật Vì vậy trải qua bốn bước tiến hành quẻ “Dịch“, mỗi quẻ có 6 hào, cần 18 lần biến cuối cùng thành 1 quẻ. Bát Quái so với 4 quẻ là số nhỏ nhưng nếu xếp chồng lên và khai triển thêm sẽ thành 64 quẻ thì tất cả mọi việc trong thiên hạ đều bao trùm hết thảy Nói một cách cụ thể là phương pháp bói cỏ thi được chia làm 4 bước : Bước thứ nhất là"phân nhi vi nhị". Ta đem 49 nhánh cỏ thì dùng để xem bói, tùy ý chia làm hai phần. Tượng trưng thái cực hoàn chỉnh chia thành Thiên (trời) và Địa (đất), tức Lưỡng nghi. Bước thứ hai là "quải nhất dĩ tượng tam’’. Lấy ra một nhánh từ trong số cỏ thi đã phân làm 2 phần, đặt ra một bên. Tượng trưng giữa trời đất sản sinh ra con người, do đó 49 nhánh cỏ thi sẽ chia thành 3 bộ phận : Thiên, Địa, Nhân. Quan niệm này rất quan trọng, vì nó đã làm sáng tỏ các nhà hiền triết cổ xưa đã nhận thức đầy đủ sự tồn tại và giá trị tồn tại của bản thân mình. Bước thứ ba là "điệp chi dĩ tứ". Điệp chính là đếm các chữ số, đem số cỏ thi đã chia làm 2 phần cứ 4 nhánh một, 4 nhánh một để đếm, làm như thế là tượng trưng Tứ thời. Điểm này chỉ rõ sự nhận thức của "Kinh Dịch" đối với thời gian. Bước cuối cũng là "quy kì vu lịch". Quy lẻ là các số dư lại sau mỗi lần đếm đều đặt ra một bên. Phải đem các số dư của cả 2 phần gom lại, sau đó lại đếm 4 cái một. Tác giả "Kinh Dịch" đã giải thích cách làm này là để "lập nhuận", tức tháng nhuận. Đến bước này là đã làm được "một dịch", tiếp theo cũng theo phương pháp tương tự còn phải làm 2 lần nữa, tức "tam dịch” mới có thể được một hào. Một quẻ có 6 hào, cho nên phải trải qua 6 lần "tam dịch" mới tạo thành một quẻ. Từ phương pháp bói cỏ thi phân tích ta thấy bói cỏ thi đã thay thế bói rùa, không thể lí giải một cách giản đơn rằng đó là sự tiết kiệm con vật, mà ý nghĩa chân chính của nó là việc sử dụng số và lịch pháp. Nhận thức của "Kinh Dịch" đối với trời, tức đối với quy luật tự nhiên đã từ quan trắc hiện tượng phát triển thành tính toán bằng số. Việc vận dụng kết hợp lịch pháp với phương pháp bói cỏ thi đã đưa trình độ nhận thức của "Kinh Dịch” tiến thêm về phía trước một bước khá xa. Nhận thức lí tính của các nhà hiền triết Trung Quốc đối với trời được bắt đầu từ lịch pháp, ở thời vua Nghiêu, các nhà hiền triết Trung Quốc đã biết quan sát hiện tượng để báo thời gian chuẩn. Lịch pháp trước thời vua Nghiêu gọi là Hỏa lịch, về sau phát triển thành lịch Mặt trời, Hỏa và Mặt trời (Thái dương) đều là sao. Quan sát hiện tượng đã sản sinh lịch pháp, sản sinh ra nhận thức lí tính đối với thiên thời. Tác giả của "Kinh Dịch" vận dụng lịch pháp đã tỏ ra họ xem giới tự nhiên trong trời đất là khách thể độc lập ở bên ngoài bản thân mình. Nhận thức này là nhận thức duy vật đối với thế giới. Vì thế có thể nói thế giới quan của "Kinh Dịch" cũng là thế giới quan duy vật.  "Liên sơn", “Quy tàng" và "Chu dịch” Bốn yếu tố tạo thành "Kinh Dịch” là: cỏ thi, quái (quẻ), hào và từ. Các thuật sĩ đời nhà Hạ đã có cống hiến chưa từng có trong lịch sử đối với việc xây dựng "Kinh Dịch". Do thời nhà Hạ, Trung Nguyên đã xuất hiện cục diện thống nhất lâu dài. Trong hoàn cảnh xã hội ổn định này, học thuật đã phát triển một cách ung dung. Các thuật sĩ đã thu lượm tư liệu của các bộ lạc, kinh qua chỉnh lí thống nhất, thêm bớt và cuối cùng đã biên soạn thành bộ sách xem bói toán có quẻ, có từ đầu tiên trong lịch sử, có tên là "Liên sơn". Đây chính là Hạ Dịch (Kinh Dịch thời nhà Hạ). Sách "Liên sơn" lấy quẻ Cấn làm quẻ đầu tiên, tượng trưng "những đám mây xuất hiện trên núi, liên miên không ngớt". Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương diệt vong, các thuật sĩ nhà Thương đã không bằng lòng dùng Hạ Dịch. Họ dựa vào những nghiên cứu của mình, tức những kiến thức của bộ lạc của chính họ đã chỉnh đốn lại Hạ Dịch và định ra Thương Dịch mang tên "Quy tàng". Sách "Quy tàng" lại lấy quẻ Khôn làm quẻ đầu trong 64 quẻ, tượng trưng cho "Vạn vật không có cái gì không chứa đựng ở trong đó". Đến đời nhà Chu, "Kinh Dịch" lại phát sinh một lần đổi mới nữa. Nghe nói Chu Văn Vương chính là người rất tinh thông "Kinh Dịch", ông đã từng bị vua Trụ giam nhiều năm ở trong ngục, ở đó, ông chuyên tâm nghiên cứu 64 quẻ, đồng thời đã viết ra quẻ từ và hào từ cho từng quẻ. Đợi mãi sau khi ông đánh bại vua Trụ, xây dựng nên Vương triều của mình, thành quả nghiên cứu của ông lúc đó mới trở thành văn hiến kinh điển của quốc gia. Đó chính là "Chu Dịch”. "Chu Dịch" lấy quẻ Càn làm quẻ đầu, đã phản ánh một bước nhảy vọt vĩ đại nữa về quan niệm của các nhà hiền triết Trung Quốc đương thời. Ân Thương lấy quẻ Khôn trước rồi mới đến quẻ Càn là thứ, là coi trọng mẫu hệ, còn người nhà Chu lại lấy Càn đầu, Khôn thứ là coi trọng phụ hệ. Các sách "Liên sơn", "Quy tàng” đều đã thất truyền. Hiện nay "Kinh Dịch" mà chúng ta bàn đến, chính là quyển sách quốc bản của nhà Chu. Nếu nói Phục Hi vẽ ra Bát quái là hình thức ban đầu của nền văn hóa Trung Quốc, Văn vương phát triển Chu dịch sẽ là mở đầu của nền văn hóa Trung Hoa. "Dịch đạo thâm, nhân cách tam thánh, thế lịch tam cổ". "Kinh Dịch" không những là bộ sách kinh điển cổ xưa nhất của Trung Quốc, mà từ xưa đến nay nó còn được tôn sùng hết mức, còn được gọi là "Quần kinh chi thủ". Con người trong vũ trụ biến hóa khôn lường, sinh tồn và phát triển ra sao, trong xã hội cơ hội và duyên phận phải liệu trước, làm thế nào để làm nên sự nghiệp. "Kinh Dịch" dùng trí tuệ độc đáo của phương Đông, ngửa lên xem thiên văn, nhìn xuống xét địa lí, ở giữa thông hiểu "vạn vật chi tình", nghiên cứu sự giao lưu giữa con người với thiên nhiên, tìm hiểu đạo lí vĩ đại "tất biến, sở biến và bất biến" của đời người, làm sáng tỏ quy luật "tri biến, ứng biến, thích biến" của đời người. Đây chính là những chỗ vĩ đại của "Kinh Dịch”. Vì vậy, chúng ta có thể xem "Kinh Dịch" là mô thức nhận biết của các nhà hiền triết Trung Quốc đối với vũ trụ vạn vật bao la và cuộc sống của con người cơ may khôn lường. 64 quẻ của "Kinh Dịch" tượng trưng cho các hiện tượng của tự nhiên hoặc nhân sự tại một thời điểm nào đó trong quá trình biến đổi không ngừng. Vì thế, ý nghĩa của "Kinh Dịch" là vô cùng coi trọng thời gian. "Thời" nói trong "Kinh Dịch" là những tình huống của con người trong khi đấu tranh, khi vui sướng, khi khốn khó, khi đau khổ v.v... "Kinh Dịch" nói đến thời gian, tôn trọng "thời trung”. Học giả đời Thanh là Huệ Đống nói "dịch đạo thâm, nhất ngôn dĩ tế chi, viết thời trung”. (Đạo lí "Kinh Dịch” rất sâu sắc, nhưng nói tóm lại là "thời trung”). Khổng Tử viết "Thoán truyện" nói về thời có 24 quẻ, nói về trung có 35 quẻ ; "Tượng truyện" nói về thời có 6 quẻ, nói về trung có 38 quẻ. Tử Tư viết sách "Trung Dung” kể lại những lời nói của Khổng Tử rằng : Quân tử mà thời trung ; Mạnh Tử lại nói : "Khổng Tử, bậc thánh bàn về thời. Là phép tắc cùng truyền lại từ thời Nghiêu Thuấn trở lại đây. Hiểu biết được nghĩa của thời trung là đã nắm được Dịch quá nửa vậy !" Từ đó ta thấy sự coi trọng của "Kinh Dịch" đối với nhân tố thời gian và nguyên tắc trung dung. Nói cách khác, thời trung sẽ là trạng thái tốt đẹp nhất của sự vật hoặc nhân sự. Hiểu được quy luật của thiên thời mới có thể "an mệnh", thông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan