Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Thảo luận ngân hàng thương mại phân tích quá trình tín dụng của 1 nhtm mà bạn bi...

Tài liệu Thảo luận ngân hàng thương mại phân tích quá trình tín dụng của 1 nhtm mà bạn biết

.DOC
16
44
96

Mô tả:

Thảo luận Ngân Hàng Thương Mại Nhóm 1 – ca 2  • • • • • • Cao Xuân Tuấn © Phạm Thị Tuyết Đỗ Nam Phan Tuấn Nam Trịnh Bảo Ngọc Vương Thị Hồng Thuỷ  • Ngô Thị Ngân • Lê Anh Quỳnh • Nguyễn Thị Quỳnh Trang • Lê Thị Thanh Nhàn • Nguyễn Hoàng Minh • Nguyễn Việt Tiến 1. Phân tích quá trình tín dụng của 1 NHTM mà bạn biết ? 1 Bài làm Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. 1. Quy trình tín dụng là gì? Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. 2. Ý nghĩa của quy trình tín dụng Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với mộtngân hàng thương mại. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng. Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. 3. Một quy trình tín dụng căn bản Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khả năng sử dụng vốn vay khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) 2 Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Mục tiêu: Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Bước 3: Ra quyết định tín dụng Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: - Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt Từ chối cho vay với một khách hàng tôt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Bước 4: Giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bước 5: Giám sát tín dụng và Thanh lý hợp đồng tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ. 3 Ngân hàng thương mại cố phần Vietinbank Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Hồ sơ pháp lý: Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, bao gồm bản sao có công chứng các giấy tờ sau: ( Bản sao công chứng nhà nước) _ Quyết định thành lập (nếu có); _ Giấy đăng ký kinh doanh; _ Giấy phép hành nghề (nếu có); _ Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có); _ Điều lệ hoạt động (nếu có); _ Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng; _ Giấy chứng nhận phần góp vốn của từng thành viên (đối với khách hàng hoạt động theo luật DN). _ Giấy phép đầu tư và Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. _ Biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh…) hoặc văn bản uỷ quyền của các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh …) về việc uỷ quyền người đại diện hợp pháp thực hiện các quan hệ giao dịch với BIDV: vay nợ, cầm cố, thế chấp… (nội dung uỷ quyền phải ghi rõ ràng, cụ thể). _ Có vốn điều lệ theo qui định. _ CMND của người đại diện vay vốn. _ Đăng ký mã số thuế _ Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có) 4 Hồ sơ khoản vay: Hồ sơ , Phương án, dự án vay vốn, trong đó nêu rõ: _ Đơn đề nghị vay vốn. _ Mục đích sử dụng vốn vay; _ Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án; _ Kế hoạch trả nợ gốc, lãi (nêu rõ nguồn trả nợ, thời gian hoặc kỳ hạn trả nợ); _ Các tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tài chính đến trước thời điểm xin vay vốn của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có), cụ thể: _ Các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh; _ Báo cáo tài chính (03 năm gần nhất và báo cáo nhanh trong thời gian từ đầu năm tài chính đến thời điểm vay vốn); _ Các thuyết minh báo cáo tài chính về tình hình vay nợ, tồn kho, phải thu, phải trả, tăng giảm tài sản cố định; _ Các tài liệu khác (nếu có) liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay: Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có như nhà đất, máy móc thiết bị (trường hợp vay vốn để mở rộng hoạt động hiện tại) và hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 có thể được coi như là tài sản đảm bảo. Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản mà khách hàng dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại Vietinbank. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bao gồm: _ Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. _ Đối với động sản: Giấy đăng ký tài sản (như Đăng ký xe ô tô), Hoá đơn tài chính, Tờ khai hải quan hàng hoá, Hợp đồng mua bán hàng hoá, Giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản của cơ quan chủ quản/ cơ quan có thẩm quyền (nếu có áp dụng), hoặc các giấy phép liên quan đến tính chất đặc biệt của tài sản. 5 _ Các quyền bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các văn bản pháp lý khác; quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên; các quyền và quyền lợi phát sinh trong tương lai (nếu có). _ Các giấy tờ khác: giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp luật); giấy phép xây dựng (nhà, xưởng) các giấy phép sử dụng đặc biệt của cơ quan chủ quản đối với loại tài sản cầm cố thế chấp. Sau đây là một số mẫu hợp đồng tín dụng: MauHopDong.doc 2. Phân tích tín dụng + Nguồn cung cấp thông tin : Thông tin cần thu thập nói chung gồm có thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, các thông tin này có thể thu thập từ các nguồn : Khách hàng, bộ phận thẩm định tài chính và phi tài chính - Hồ sơ của khách hàng vay vốn VD : Cho vay khách hàng cá nhân  Cho vay chi phí du học  Cho vay chứng minh tài chính  Cho vay phát triển kinh doanh  Cho vay mua ô tô  Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở  Cho vay mua nhà dự án  Cho vay cán bộ công nhân viên  Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán Chi tiết : Cho Vay Ca Nhan.doc Cho vay khách hàng là doanh nghiệp 6  Đối tượng cho vay  Lợi ích  Các điều kiện vay vốn  Thời hạn cho vay  Phương thức cho vay  Lãi suất cho vay  Hồ sơ vay  Địa chỉ liên hệ Chi tiết : Cho Vay Doanh Nghiep.doc Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, khi lập kế hoạch vay vốn, bạn cần tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng Ngân hàng để đáp ứng đầy đủ các thủ tục cần thiết, đưa ra những chỉ tiêu phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi có nhu cầu mở L/C (Thư tín dụng - Letter of credit )để thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, bạn cần có tư vấn về các điều kiện trong hợp đồng: Phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, chọn ngân hàng thông báo... Ngân hàng Công thương sẽ giúp bạn giải quyết với những điều kiện có lợi cho doanh nghiệp của bạn, thời gian chu chuyển vốn nhanh, đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính của bạn. Doanh nghiệp của bạn có dự án đầu tư? Bạn đang có nhu cầu vốn để đầu tư? Ngân hàng Công thương sẽ giúp bạn cách thức tiếp cận các nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu đầu tư của bạn Thẩm định dự án đầu tư trước khi tiến hành đầu tư vốn: Để đảm bảo yêu cầu sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, Ngân hàng sẽ giúp bạn thẩm định dự án đầu tư, chọn hình thức đầu tư có hiệu quả nhất. Ngân hàng Công thương còn giúp bạn trong việc kêu gọi, dàn xếp huy động các nguồn vốn từ nhiều định chế tài chính khác nhau trong và ngoài nước để cùng đầu tư vào một hay nhiều dự án Doanh nghiệp của bạn muốn tiếp cận với các nguồn vốn tài trợ? Các nguồn vốn 7 của các tổ chức phi chính phủ hay nguồn vốn của chương trình hợp tác giữa Ngân hàng Công thương với các tổ chức tài chính quốc tế? Tiếp cận với các Chi nhánh Ngân hàng Công thương bạn sẽ có đầy đủ các thông tin cần thiết Đáp ứng mục tiêu của cả Doanh nghiệp và Ngân hàng là đầu tư có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao, Ngân hàng Công thương Việt Nam sẵn sàng cung cấp cho bạn dịch vụ tư vấn để mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho hoạt động của bạn. 3. Quyết định tín dụng 1.Nguồn, nơi cung cấp thông tin: A,Hồ sơ vay vốn: 1. Giấy đề nghị vay vốn 2. Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp:       Giấy phép thành lập nếu doanh nghiệp thành lập trước 01/01/2000. Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai). Điều lệ công ty (nếu có). Quyết định bổ nhiệm Giám đốc. Quyết định bổ nhiệm Kế tóan trưởng (nếu có). Giấy chứng nhận đăng ký thuế. 3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp:  Quyết toán 2 năm gần nhất. 4. Phương án vay vốn và các hồ sơ thuyết minh mục đích sử dụng vốn, bao gồm:     Vay vốn bổ sung vốn lưu động, thanh tóan tiền hàng trong nước: các hợp đồng mua hàng, hợp đồng ủy thác, hóa đơn thanh tóan, đơn đặt hàng,... Tài trợ nhập khẩu: hợp đồng ngọai thương, thư tín dụng,... Tài trợ xuất khẩu: thư tín dụng xuất khẩu (hợp đồng ngọai), các hợp đồng mua nguyên liệu, phụ liệu, ... thực hiện việc xuất khẩu. Tài trợ xây dựng: hợp đồng thi công, hợp đồng xây dựng, các hợp đồng mua vật tư, thanh tóan nhân công thực hiện công trình xây dựng. 5. Hồ sơ thế chấp, cầm cố:  Tài sản là bất động sản: hồ sơ nhà gồm các giấy chứng nhận sở hữu tài sản, tờ khai trước bạ, bản vẽ. 8  Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa: + Đối với động sản Nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu: giấy chứng nhận quyền sở hữu. + Đối với động sản đơn vị nhập khẩu trực tiếp: hợp đồng ngọai thương, tờ khai hải quan, bộ chứng từ nhập hàng. + Động sản đơn vị nhập khẩu ủy thác: hợp đồng ủy thác hoặc hợp đồng mua bán đính kèm biên bản thanh lý hợp đồng; hóa đơn tài chính.  Các chứng từ có giá. 6. Hồ sơ khác theo yêu cầu của Ngân hàng. Hồ sơ vay vốn Cho Vay Ca Nhan.doc Cho Vay Doanh Nghiep.doc 4. Giải Ngân Thủ tục chứng từ xin giải ngân 1. Lập các "Yêu cầu rút vốn", "Đơn xin rút vốn" theo đúng mẫu đã quy định , Khi lập, phải đảm bảo các yêu cầu sau: Các khoản xin thanh toán là hợp lệ theo điều kiện của Khoản vay Phải ghi rõ số tiền xin thanh toán và chỉ dẫn thanh toán một cách đầy đủ (số hiệu tài khoản của nhà thầu, bên cung cấp hàng hoá hoặc..... Mở tại Ngân hàng....; Kèm theo các chứng từ có liên quan khác 2. Hệ thống đánh số các loại đơn xin rút vốn: * Các "Đơn xin rút vốn" theo hình thức thanh toán trực tiếp và phát hành cam kết đặc biệt sẽ do các đơn vị tham gia lập và đánh số theo nguyên tắc sau: Các "Đơn xin rút vốn" phải được đánh số theo thứ tự bắt đầu từ số 1; Để đảm bảo theo dõi chặt chẽ việc rút vốn thì mỗi thành viên khi lập đơn xin rút vốn cần ký hiệu bằng các chữ cái viết tắt kết hợp với số thứ tự (ví dụ: Vietinbank-1 là đơn rút vốn lần thứ nhất của Ngân hàng Vietinbank) 3. Xử lý các "Yêu cầu rút vốn" từ tài khoản đặc biệt của các bên tham gia dự án, ngân hàng sẽ kiểm tra các chứng từ đính kèm. Nếu các khoản xin rút vốn là hợp lệ , được chứng minh bằng các chứng từ, hợp đồng dịch vụ và mua sắm và nếu số dư trên tài khoản đặc biệt đủ đáp ứng khoản tiền xin rút đó thì ngân hàng sẽ giải ngân 9 4. Xử lý "Đơn xin rút vốn" Nếu "Đơn xin rút vốn" được Phòng Tài chính chấp thuận, thì ngân hàng sẽ giải ngân 5. Đối với các "Yêu cầu rút vốn" và "Đơn xin rút vốn" không hợp lệ: Trường hợp vì lý do nào đó mà toàn bộ hay một phần số tiền trên: "Yêu cầu rút vốn" và "Đơn xin rút vốn" không được Ngân hàng phê duyệt thì sẽ thông báo ngay cho các bên tham gia và nêu từng điểm không hợp lệ đó. Gần đây nhất, Vietinbank đã giảm 0,5%/năm lãi suất huy động USD cho tất cả các khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng. Đây là lần thứ ba ngân hàng này giảm lãi suất, tính chung cả 3 lần giảm, lãi suất cho vay của ViettinBank giảm tối đa đến 3,5%/năm. Nhiều báo cáo tài chính năm tháng đầu năm của các ngân hàng thể hiện rõ lãi từ các hoạt động tín dụng và thu nhập từ trái tức chiếm hơn 95 phần trăm lãi trước thuế, riêng thu nhập từ trái tức chiếm xấp xỉ 30 phần trăm. Trong khi cơ hội từ trái phiếu chưa hết thì nguồn lợi từ tăng dư nợ do cho vay được hỗ trợ lãi suất đã đến. Với tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến 25/6 gần 360.000 tỷ đồng, trong đó nhóm ngân hàng nước ngoài và Cty tài chính chỉ chiếm xấp xỉ 20.000 tỷ đồng, thì số còn lại dành cho các ngân hàng trong nước quả là hấp dẫn. Dư nợ tăng cao chỉ trong vòng bốn tháng gần đây đem đến lợi nhuận khá lớn cho nhiều ngân hàng, như ngân hàng Sacombank có nguồn thu từ lãi hơn 450 tỷ đồng trong năm tháng đầu năm. Trong đó, có phần không nhỏ của việc ngân hàng này giải ngân hơn 17.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ lãi suất từ tháng 2 đến tháng 6/2009. Bên cạnh đó, quy mô nhỏ so với các đế chế tài chính lớn cũng giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam xoay trở và điều hành linh hoạt hơn. 10 Vietinbank ký hợp đồng thanh toán song phương với VDB Ngày 2/12/2008, tại Hà Nội, Vietinbank và VDB đã tiến hành lễ ký hợp đồng thanh toán song phương Hợp đồng này giúp ngân hàng này giải ngân một lượng vốn rất lớn từ nguồn vốn Chính phủ. Thông qua hợp đồng này, Vietinbank sẽ trở thành ngân hàng phục vụ chính trong hoạt động thanh toán của VDB; hai bên cùng xúc tiến hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết, hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh mỗi bên. Năm ngoái, hai ngân hàng này đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và các hợp đồng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại 5. Giám sát và thanh lí hợp đồng tín dụng Theo dõi và giám sát quá trình sử dụng vốn vay: 1. Nội dung kiểm tra: Sau ngày giải ngân, VietinBank thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của SeABank và tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay. Việc kiểm tra giám sát, cán bộ tín dụng cần lưu ý một số nội dung sau: -Kiểm tra việc vay, trả nợ ngân hàng (cả gốc và lãi) theo Hợp đồng tín dụng. -Kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng tiền vay đã ghi trong Hợp đồng tín dụng hoặc tường Giấy nhận nợ. 11 -Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tiến độ thực hiện phương án/dự án và việc thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng. -Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản tài sản đảm bảo vốn vay theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng đảm bảo tiền vay. 2. Lập biên bản kiểm tra: Việc kiểm tra cần được lập thành Biên bản kiểm tra khách hàng để làm căn cứ xử lý và lưu vào hồ sơ tín dụng. Nếu phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào gây rủi ro cho khoản vay, CBTD phải báo cáo cho Trưởng phòng Kinh doanh để có biện pháp xử lý kịp thời hoặc báo cáo cấp trên giải quyết. Trưởng phòng Kinh doanh đôn đốc cán bộ tín dụng kiểm tra, theo dõi sau cho vay định kỳ 1tháng/lần hoặc 2 tháng/lần. Trường hợp cầm cố bằng hàng tồn kho thì việc kiểm tra định kỳ thường là 15 ngày/lần. Có thể kiểm tra đột xuất để tránh tình trạng khách hàng có những chuẩn bị trước mang tính chất đối phó với ngân hàng. Ngoài ra, CBTD định kỳ hàng quý, 6 tháng hoặc 1 năm lập yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ tài liệu để lập Báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (trong đó tập trung phân tích tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ và các biến động khác, nêu những đề xuất kiến nghị), làm cơ sở để Trưởng phòng Kinh doanh xem xét và Tổng Giám đốc (trong trường hợp cần thiết) để có những điều chỉnh tín dụng cần thiết. ii. Thu nợ và thanh lý Hợp đồng tín dụng 1. Thu nợ: -Thu lãi: CBTD phải theo dõi đôn đốc khách hàng trả lãi, chậm nhất là hai ngày trước ngày trả lãi phải nhắc nhở khách hàng chuẩn bị tiền trả lãi đúng kỳ hạn đã quy định. -Thu gốc: Trước ngày đến hạn trả gốc từ 10 đến 15 ngày, CBTD phải gửi Thông báo nợ đến hạn (theo mẫu của VietinBank) cho khách hàng biết số tiền vay đến hạn trả cả gốc và lãi. -Trong trường hợp VietinBank cho vay xuất khẩu, Phòng Thanh toán quốc tế phải theo dõi việc đòi tiền ở Ngân hàng mở L/C. Nếu không đòi được tiền, Phòng thanh toán quốc tế phải thông báo cho Phòng Kinh doanh biết để kết hợp yêu cầu nhà xuất khẩu thanh toán tiền vay cho VietinBank. 2. Thanh lý Hợp đồng tín dụng: 2.1. Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD căn cứ vào Phiếu chuyển khoản hoặc Phiếu thu (cần phối hợp với Phòng Kế toán đối chiếu, kiểm tra tính xác thực về số tiền trả nợ gốc, lãi tiền vay và các khoản phí khác) để tất toán khoản vay. 12 2.2. Giải toả các Hợp đồng bảo đảm tài sản: -Bước 1: CBTD làm thủ tục xin xuất hồ sơ tài sản đảm bảo theo mẫu Phiếu xin xuất hồ sơ để trình Trưởng phòng Kinh doanh kiểm soát, sau đó trình Tổng Giám đốc/Giám đốc ký duyệt. -Bước 2: CBTD lập Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo (trường hợp VietinBank lưu giữ các Giấy tờ có giá, giấy từ chứng minh quyền sở hữu), Biên bản giao nhận tài sản đảm bảo (đối với trường hợp trực tiếp quản lý tài sản đảm bảo hoặc thuê kho ba bên), trên cơ sở biên bản giao nhận khi cầm cố, thế chấp. -Bước 3: CBTD tiến hành các thủ tục giải chấp cho khách hàng. Gửi Thông báo giải toả tài sản đảm bảo đối với các đơn vị đã gửi Thông báo phong toả hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo ở Phần III, Mục II, Khoản 3. 1.1. Thanh lý Hợp đồng tín dụng; Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng tín dụng theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: Khi khách hàng trả xong nợ gốc và lãi thì Hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanhlý hợp đồng. Trường hợp Bên khách hàng có yêu cầu, CBTD soạn thảo Biên bản thanh lý Hợp đồng, trình Trưởng Phòng Kinh doanh kiểm soát và trình Tổng Giám đốc/Giám đốc ký Biên bản. iii. Thủ tục điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ 1. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc: - Trường hợp khách hàng không trả nợ gốc đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ gốc trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, thì VietinBank nơi cho vay xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc cho gia hạn nợ. - Thời hạn gia hạn nợ gốc đối với cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng, đối với cho vay trung và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng. - Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ gốc quá các thời hạn trên do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ, thì người có thẩm quyền quyết định của VietinBank xem xét quyết định và báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thực hiện. 2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lãi: - Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, thì SeABank nơi cho vay xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc cho gia hạn nợ. - Thời hạn gia hạn nợ lãi tối đa áp dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc. 13 - Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ lãi quá các thời hạn trên do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ, thì người có thẩm quyền quyết định của VietinBank xem xét quyết định và báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thực hiện. 3. Thủ tục điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn trả nợ gốc, lãi: - Trước khi đến hạn 10 ngày, Khách hàng lập Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi; gia hạn nợ gốc, lãi theo mẫu gửi cho VietinBank nơi cho vay, trong đó nêu rõ lý do, nội dung điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cùng các tài liệu liên quan khác. - CBTD tiến hành thẩm định, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng và lập biên bản lưu hồ sơ tín dụng. Trường hợp thấy đủ điều kiện điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ thì lập Tờ trình nêu rõ ý kiến của mình trình Trưởng phòng Kinh doanh. - Trưởng phòng Kinh doanh xem xét trên cơ sở Tờ trình của CBTD và hồ sơ kèm theo, nêu rõ ý kiến của mình và chuyển Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ thực hiện Quy trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ và trình Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét ký quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ. - Đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền, Tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp sẽ trình Hội đồng Quản trị quyết định. iV. Chuyển và xử lý nợ quá hạn 1. Chuyển nợ quá hạn: -Sau 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ (trường hợp VietinBank không chấp thuận điều chỉnh hoặc cho gia hạn nợ) hoặc hết thời hạn gia hạn nợ, nếu khách hàng vay không trả được nợ thì VietinBank sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ của Hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn. Khi đó, CBTD cần phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết. -Toàn bộ số dư nợ gốc còn lại của khách hàng (kể cả các khoản vay chưa đến hạn) theo Hợp đồng tín dụng đó sẽ chuyển sang nợ quá hạn. -Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc vi phạm các cam kết trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay thì VietnBank phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc. -Trong trường hợp VietinBank phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc cho vay bắt buộc để thanh toán L/C, thì VietinBank yêu cầu khách hàng thực hiện việc bồi hoàn theo các bước sau: + Bước 1: CBTD soạn thảo Thông báo cho khách hàng kèm theo các tài liệu liên quan, Trưởng phòng Kinh doanh kiểm soát lại và trình Tổng Giám 14 đốc/Giám đốc ký duyệt, trong đó yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà VietinBank đã trả thay. + Bước 2: Sau khi nhận được thông báo của VietinBank, CBTD yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ hoặc có văn bản xác nhận nợ với VietinBank về số tiền mà VietinBank đã trả thay. + Bước 3: Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, nếu khách hàng chưa hoàn trả, hoặc chưa có văn bản xác nhận nợ thì Kế toán tiền vay tự động hạch toán ghi nợ cho khách hàng và chuyển toàn bộ số nợ đó thành nợ quá hạn. Lưu ý: Ngày hạch toán ghi nợ là ngày VietinBank đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng. Lãi suất áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định của VietinBank nhưng không quá 150% lãi suất trong hợp đồng giữa khách hàng và bên thụ hưởng bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh vay vốn) hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà VietinBank đang áp dụng. 2. Lãi suất nợ quá hạn và Thời điểm tính lãi nợ quá hạn: -Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất trong hạn. VietinBank không áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc chưa đến hạn trả nợ nhưng phải chuyển sang nợ quá hạn do khách hàng vay không trả được lãi vay. -Thời điểm tính lãi nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc chuyển sang nợ quá hạn là ngày chuyển sang nợ quá hạn. -Trường hợp VietinBank phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc cho vay bắt buộc để thanh toán L/C: Nếu vì lý do khách quan như thiên tai, hoả hoạn; những khó khăn tài chính tạm thời và những lý do khách quan khác hoặc việc trả nợ cho bên thụ hưởng bảo lãnh không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh dẫn đến khách hàng chưa thực hiện được nghĩa vụ đúng hạn với bên thụ hưởng. Trên cơ sở đề nghị của khách hàng trong văn bản xác nhận nợ, VietinBank có thể xem xét định lại kỳ hạn trả nợ và áp dụng lãi suất cho vay thông thường đối với số tiền mà VietinBank đã trả thay. 3. Xử lý nợ quá hạn: -Sau khi chuyển nợ quá hạn, CBTD có trách nhiệm tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ. Sau 15 ngày kể từ ngày chuyển nợ quá hạn, nếu Bên vay vẫn không trả được nợ, VietinBank được quyền chủ động xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ gốc và lãi. -Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện heo quy định tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng đảm bảo tiền vay, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLTNHNN-BTP-BCA-BTCTCĐC ngày 23/04/2001 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 15 Tiêu chí cho điểm : 1. Nộp bài đúng thời gian nhóm trưởng giao 2. Sàng lọc bài khi nộp cho nhóm trưởng 3. Ý thức tham gia họp nhóm 4. Ý thức thảo luận trong lớp Họ tên Công việc được giao Hoàn thành Cao Xuân Tuấn © Quá trình Quyết định tín dụng Hoàn thành Phạm Thị Tuyết Quá trình Quyết định tín dụng ¾ công việc Đỗ Nam Quá trình Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng ¾ công việc Phan Tuấn Nam Quá trình giải Ngân ¾ công việc Trịnh Bảo Ngọc Quá trình Quyết định tín dụng Vương Thị Hồng Thuỷ Quá trình Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng ¾ công việc Lê Anh Quỳnh Quá trình giám sát thanh lý tín dụng ¾ công việc Lê Thị Thanh NhànQuá trình phân tích tín dụng ¾ công việc Nguyễn Hoàng Minh Quá trình phân tích tín dụng ¾ công việc Nguyễn Việt Tiến Quá trình giám sát thanh lý tín dụng ¾ công việc Nguyễn Thị Quỳnh Quá trình giải Ngân Trang ¾ công việc Ngô Thị Ngân Không Quá trình giám sát thanh lý tín dụng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan