Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt2

.DOC
14
119
58

Mô tả:

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg (ngày 29-12-2006) phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Đề án là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh toán đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay. Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Sự cần thiết của phương thức TTKDTM trong xã hội hiện đại Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức TTKDTM tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia. Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn. Tình hình TTKDTM ở Việt Nam những năm qua Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, mức độ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam là rất phổ biến. Khảo sát thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy: các doanh nghiệp tư nhân (có trên 500 công nhân trở lên) tiến hành 63 % các giao dịch qua hệ thống ngân hàng. Những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân, 47% các giao dịch được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành 80% các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng. Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đều trả lương cho người lao động bằng tiền mặt. Trong các hộ kinh doanh, có đến 86,2% số hộ vẫn chi trả hàng hóa bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt… Tuy nhiên, một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán xã hội đang có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 1997 là 32,2%; năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19% và đến tháng 3-2006 là 18,5%. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán xã hội của Việt Nam chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động. Đến nay, các giao dịch thanh toán sử dụng chứng từ điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn trong các hoạt động giao dịch thanh toán. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây, hoặc tức thời. Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang phát triển. Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cuối năm 2004 tăng gần 10 lần so với năm 2000 (từ 135.000 tài khoản lên tới 1.297.000 tài khoản). Năm 2005 đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư khoảng 20.000 tỷ đồng. Số tài khoản tăng trung bình khoảng 150%; số dư tài khoản tăng trung bình 120% mỗi năm. Máy giao dịch tự động (ATM), các thiết bị POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng đã có những phát triển đáng kể về số lượng. Đến tháng 6-2006, số máy ATM là 2,154 máy; số lượng đơn vị chấp nhận thẻ khoảng 12.000 (so với 8.789 đơn vị chấp nhận thẻ năm 2003). Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán. Xu hướng liên doanh, liên kết hình thành giúp nhiều ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư cho công nghẹ, trang thiết bị của hệ thống thanh toán. Đây là một trong nhiều yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành trong lưu thông gần đây. Định hướng phát triển phương thức TTKDTM trong thời gian tới Một trong những định hướng quan trọng của Chính phủ về việc phát triển phương thức TTKDTM là triển khai Đề án TTKDTM, trong đó đưa ra 6 giải pháp đồng bộ giúp tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động TTKDTM ở Việt Nam trong thời gian tới. Theo Đề án, đến cuối năm 2010, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 15 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2010 không quá 18%; đến năm 2020 khoảng 15%. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010 đạt mức 20 triệu; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020 đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình quân mỗi người có 0,5 tài khoản); 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng đạt mức 80% vào năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020. Nhóm giải pháp thưc hiện. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế, bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan… Phát triển TTKDTM trong khu vực công: Thực hiện thí điểm TTKDTM trong năm 2007 và 2008 tại một cơ quan Trung ương; phát triển thẻ thương mại trong khu vực Chính phủ để đến năm 2008 mở rộng đối tượng thực hiện sang các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, TP, sở, ban ngành địa phương lớn… Từ năm 2011-2020, triển khai mở rộng đến các đối tượng là sở, ban, ngành, các cấp chính quyền huyện, xã trên phạm vi toàn quốc… Phát triển TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp: nghiên cứu xác định nhu cầu và khả năng TTKDTM của các doanh nghiệp trong năm 2007; áp dụng thực hiện trước hết đối với các tập đoàn và các Tổng công ty lớn, tiến hành trên 3 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh; từ đó đề ra biện pháp cụ thể thích hợp. Phát triển TTKDTM trong khu vực dân cư: chủ yếu tập trung phát triển các phương tiện, dịch vụ TTKDTM đáp ứng nhu cầu thanh toán tại các trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng... Đến năm 2010, triển khai phổ biến các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác… Phát triển các hệ thống thanh toán và giải pháp hỗ trợ phát triển TTKDTM: phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có; tiến hành kết nối trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia với Trung tâm thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán; phổ biến kiến thức và tuyên truyền về TTKDTM; có chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán. Đặc biệt khuyến khích TTKDTM bằng chính sách thuế giá trị gia tăng; xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý và các giải pháp về tài chính phục vụ phát triển TTKDTM. Lần đọc: 9584 Muốn dân không dùng tiền mặt: phải có dịch vụ Ngân hàng Cập nhật lúc 14:37, Thứ Tư, 16/11/2005 (GMT+7) , Nếu ngân hàng không có sự phát triển thì làm sao có thể thúc đẩy được nền kinh tế văn minh không tiền mặt, ngược lại sẽ nảy sinh một số tiêu cực, lách luật trong thanh toán. Theo tôi, chìa khoá để mở cánh cửa này là ngành ngân hàng phải mở rộng năng lực thanh toán thẻ, thanh toán qua thẻ phải trở thành một hình thức phổ dụng và đi sâu vào ý thức của các doanh nghiệp và người dân. Công chúng bị "bắt buộc" dùng tiền mặt? Ho ten: Mai Sỹ Hoàn Dia chi: Hà Nội Email: [email protected] Tieu de: Thanh toán phi tiền mặt Noi dung: Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, hiệu quả và lợi ích của nó không phải ai cũng biết như bài viết trên đã nêu. Liệu người dân Việt Nam có bao nhiêu người ngoài việc coi Để hạn chế thanh toán ngân hàng là nơi vay tiền và gửi tiền thì họ còn bằng tiền mặt, hệ thống quan tâm tới ngân hàng để sử dụng các dịch vụ khác? Hơn nữa, việc quản lý theo kiểu hành chính thanh toán tự động phải phát triển. không thích hợp trong nền kinh tế hiện nay, nếu dùng biện pháp hành chính như bài viết trên nêu ra là thu phí dùng tiền mặt, tất yếu trong điều kiện các ngân hàng thương mại chưa cung ứng có chất lượng các phương tiện thanh toán thì những người phải "nộp phí" sẽ có cách để lách luật, đến khi đó Nhà nước lại phải tìm cách hạn chế. Một điều mà người ta hay nhầm tưởng đó là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là thẻ ATM, sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt trong tài khoản tại ngân hàng rồi để tiêu dùng thì tiền mặt vào ngân hàng bao nhiêu, sau một thời gian cũng quay trở lại lưu thông bấy nhiêu. Do vậy thẻ rút tiền mặt không thể coi nó là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là phải được hiểu là tiền mặt vẫn phải nằm trong ngân hàng nhưng tổng phương tiện thanh toán không thay đổi. Với mỗi người dân, họ có thể mua hàng hoá ở nhiều nơi (VD: siêu thị là cơ sở chấp nhận thẻ) nhưng mỗi cơ sở chấp nhận thẻ chỉ chấp nhận thẻ của một vài ngân hàng thì làm sao có thể bắt người dân bị máy nuốt thẻ khi không sử dụng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ lại phải rút tiền mặt ra để chi tiêu trong khi hoàn toàn có thể sử dụng thẻ đó để mua hàng ở cơ sở chấp nhận thẻ khác mà tiền mặt không hể quay trở lại lưu thông. Điều mà tôi muốn nói ở đây là trước khi sử dụng biện pháp hành chính thì cần phải làm từ khâu cung ứng trước khi buộc cầu phải tuân theo, nếu khâu cung ứng dịch vụ của cả hệ thống ngân hàng thương mại tốt thì dại gì người dân không dùng khi biết được tiện ích của nó. Do vậy, trước hết cần phải hình thành hệ thống thanh toán tự động liên kết các ngân hàng với nhau - thành lập liên minh thẻ. Việc dùng biện pháp hành chính không nên áp dụng đối với cá nhân. Điều có thể quy định là cá nhân Việt Nam có độ tuổi từ 18 trở lên phải có tài khoản tại ngân hàng, mục đích trước mắt là tạo thói quen sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Về dài hạn, Nhà nước có thể quản lý tài khoản cá nhân, thu nhập cá nhân để chống tiêu cực trong nền kinh tế. Ho ten: Phan Huy Toàn Dia chi: 79 Hàng Trống, Hà Nội Email: [email protected] Noi dung: Ra văn bản hành chính thì có thể dễ nhưng để thực thi thì cần phải có những biện pháp thuận tiện cho người phải thi hành. Không dùng tiền mặt thì trả lương cho nhân viên bằng hình thức gì khi mà gần như 100% người dân VN không có tài khoản ngân hàng? Khi mà hệ thống ngân hàng nghỉ cuối tuần, ngày lễ thì muốn cần tiền thì lấy ở đâu? Các hệ thống rút tiền bằng thẻ đã đáp ứng nhu cầu của dân chưa hay chỉ mới đấp ứng tỷ lệ rất nhỏ? v.v.. Cho nên cần phải thay đổi từ cách nghĩ, cách tư duy để xây dựng văn bản cho có tính khả thi chứ không thì ra văn bản để mà cho có, còn sau đó bắt buộc mọi người phải tìm cách đối phó, để mà ai cũng trở thành kẻ lừa dối, tự an ủi là mọi người đều thế không phải riêng mình! Ho ten: Nguyễn Thanh Bình Dia chi: Karrhoksgatan 88 556 12 Jonkoping Sverige Email: [email protected] Noi dung: Rõ ràng là Ngân hàng Nhà nước cần phải nhìn lại mình trước khi bắt người dân thế này, thế nọ. Cá nhân tôi sở hữu 2 cái thẻ ATM của Agribank và Vietcombank mà còn cảm thấy bất tiện khi muốn tìm một cái máy ATM nữa huống chi những người chỉ có 1 thẻ. Ngẫm lại thấy buồn cuời, Vietcombank tung ra thẻ ATM connect 24 tức là người dùng có thể rút tiền bất cứ đâu và 24 giờ trong ngày. Thế mà tôi thấy cứ khoảng 11h tối là hầu hết tất cả các địa điểm đặt máy ATM của Vietcombank đều "cửa đóng then cài". "Quý khách vui lòng quay lại vào sáng hôm sau nhé!" Ho ten: Lê Anh Dũng Dia chi: Phố Tó, Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội Email: [email protected] Noi dung: Sau khi xem xét những ý kiến xung quanh Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng nhà nước, tôi mong rằng thay vì "ép buộc" nguời dân không được dùng tiền mặt khi thanh toán tại sao chúng ta không tập trung phát triển một cách toàn diện các hệ thống giao dịch tự động của ngân hàng trên cả nước nhằm tạo ra sự cân bằng giữa thành thị và nông thôn; Đưa đến cho người dân những dịch vụ đáng tin cậy, đảm bảo rằng sẽ không có những sự rủi ro đáng tiếc xảy ra đối với kinh tế của người dân. Theo tôi biết việc sử dụng dịch vụ ATM của ngân hàng đã xảy ra nhiều bất cập, như vậy nếu người tiêu dùng không thể tin tưởng vào những cái thẻ thay tiền đó thì họ chỉ còn biết tin vào chính bản thân mình. Nhiều người dân khi được hỏi đến dịch vụ thanh toán bằng thẻ thì họ hoàn toàn không hay biết gì về việc có tồn tại dịch vụ này hay không. Do đó, Ngân hàng nhà nước phải triển khai phương án quảng bá tới những người dân để họ có thể biết tới các dịch vụ đó, hiểu được chúng có tác dụng như thế nào và đặc biệt làm sao cho người dân cảm thấy chúng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Nếu thực hiện được những điều như vậy thì trong một ngày không xa chúng ta không cần thiết phải đưa dự thảo Nghị định về không dùng tiền mặt để thanh toán vào áp dụng bởi lúc đó tự người dân sẽ biết mình phải làm gì. Tôi cũng đồng ý với ý kiến Luật gia Vũ Xuân Tiền, việc Ngân hàng nhà nước quy định về việc quy định chỉ tiêu hạn mức thanh toán và định mức tồn quỹ tiền mặt của các doanh nghiệp. Như vậy một cách ngẫu nhiên chúng ta đã đề cao vai trò của cán bộ ngành ngân hàng, làm phức tạp hoá thủ tục vốn đã không được ngắn gọn của ngành ngân hàng, đồng nghĩa với việc gây ra những tiêu cực trong đội ngũ cán bộ công nhân viên. Một vấn đề nữa cần xem xét, liệu các doanh nghiệp có cảm thấy thoải mái khi mọi việc liên quan đến sự thu chi lớn hơn 15 triệu đối với doanh nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước và 10 triệu đối với doanh nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước doanh nghiệp lại bị kiểm soát bởi ngân hàng. Như vậy, tất nhiên sẽ xảy ra tiêu cực trong các doanh nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Ho ten: Hoai Bao Dia chi: TP.HCM Noi dung: Các vị soạn thảo luật hãy soạn luật trên tư duy làm lợi cho nền kinh tế quốc dân, làm thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, trong đó có lợi ích của các doanh nghiệp và cuộc sống của người dân, hãy soạn luật với tư duy khách quan, khoa học, logic, không quá áp đặt ý kiến chủ quan theo cách là để quản lý. Nếu muốn cấm người dân khoan giếng vô tội vạ thì hãy cung cấp nước sạch tới ngay khu vực có dân cư. Nếu muốn người dân bớt dùng tiền mặt thì hệ thống thanh tóan qua ngân hàng phải rộng khắp và thật thuận tiện. Hãy dùng những quy luật kinh tế để điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Chúng ta không thể cấm con trâu ăn lúa, con chó cắn người chỉ bằng một tờ quy định hay chỉ thị nào đó... Ho ten: Trần Hải Tân Dia chi: Học viện Kỹ thuật Quân sự Email: [email protected] Noi dung: Nghị định Thanh toán khi ra đời có thể có một số bất lợi lớn cho các doanh nghiệp trong nước trong khi hệ thống thanh toán tiền bằng thẻ ở nước ta hoàn toàn chưa có đủ khả năng đáp ứng hết được nhu cầu to lớn này. Tôi thiết nghĩ nếu như ngân hàng không có sự phát triển thì làm sao có thể thúc đẩy được sự phát triển nền kinh tế văn minh không tiền mặt, ngược lại sẽ nảy sinh một số tiêu cực, lách luật trong thanh toán.Theo tôi, chìa khoá để mở cánh cửa này là ngành ngân hàng phải mở rộng năng lực thanh toán thẻ, thanh toán qua thẻ phải trở thành một hình thức phổ dụng và đi sâu vào ý thức của các doanh nghiệp mà quan trọng hơn là ý thức của người dân. Ho ten: Nguyen Hoang Giang Dia chi: ĐH Y Hà Nội Noi dung: Quả thực chúng ta đã tự tạo cho nhau thói quen tiêu tiền mặt. Nhà nước không nên dùng mệnh lệnh hành chính vì như vậy sẽ kìm hãm rất nhiều những thói quen chi tiêu và mức độ chi tiêu ở Việt Nam, nhất là ở nông thôn, nơi chưa có nhiều hình thức thanh tóan khác ngoài tiền mặt. Nhà nước nên áp dụng từ từ và đẩy mạnh hoạt động giao dịch ngoài tiền mặt ở các thành phố, rồi xây dựng mạng lưới ngân hàng sử dụng ATM ở nông thôn. Ngày nào chưa có ATM ngày đó tiền mặt không thể tách rời. Ho ten: Vũ Công Nguyên Dia chi: Yên Hoà, Cầu giấy Email: [email protected] Tieu de: Tôi cũng bị buộc phải dùng tiền mặt! Noi dung: Nghe có vẻ kỳ nhưng thực tế đúng vậy. Xin hỏi các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của chúng ta thế nào? Câu trả lời là kém. Giả sử tôi có tài khoản cá nhân và có séc phát hành tại Vietcom bank là ngân hàng được coi là lớn ở Việt nam với chi nhánh ở tất cả các tỉnh thành phố, liệu tôi đi ăn phở, vào siêu thị ở các tỉnh mua hàng rút séc ra trả người ta có nhận không? Câu trả lời mọi người đều đã rõ, nơi nào lịch sự, người ta sẽ nói "Cửa hàng của bọn em không nhận séc". Thế là tôi sẽ phải dùng tiền mặt, nhưng rút thẻ ra cũng nhận được câu Bọn em không có máy đọc thẻ, anh thông cảm". Không nhận séc, không nhận thẻ, vậy chỉ cho tôi chỗ có máy ATM để rút tiền. Chẳng ai biết chỗ nào có máy ATM, tôi đành hỏi thế ngân hàng ngoại thương ở đâu và tôi mất gần nửa tiếng loay hoay tìm đường đến ngân hàng ngoại thương của tỉnh, nơi thường có máy để rút tiền. Việc hạn chế dùng tiền mặt, theo tôi phải đi từng bước. Bước đầu tiên, tất cả những gì thuộc về lương bổng, trợ cấp phải được trả bằng tài khoản. Các ngân hàng phải bố trí người làm việc cả thứ bảy và chủ nhật vì đó là thời gian người đi làm ngày thường đến thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền và thanh toán. Song song cùng với trả tiền tài khoản, phải phát triển hệ thống thu tiền bằng thẻ tại tất cả các cửa hàng, cửa hiệu có đăng ký kinh doanh. Khi khách hàng đưa thẻ thanh toán phải chấp nhận thanh toán, không được đòi tiền mặt. Khi các quy định trên ra đời, sau một thời gian lượng tiền mặt lưu thông sẽ giảm. Xin trân trọng cảm ơn đã đọc bài và mong nhận sự tham gia góp ý của bạn đọc. Email: [email protected] Noi dung: Tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Lộc và ông Tiền rằng ngành ngân hàng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng séc, khi người dân thấy dung séc tiện lợi và an toàn hơn tất nhiên người dân sẽ chọn phương án dùng séc, không cần phải dùng luật để cấm đoán người dân. Ho ten: Trần Thị Hằng Dia chi: TP. Hạ Long, Quảng Ninh Email: [email protected] Noi dung: Tôi đồng tình với việc khuyến khích nhân dân ta chuyển qua sử dụng hệ thống thanh toán qua các ngân hàng, hạn chế việc sử dụng tiền mặt hằng ngày. Tuy nhiên, đối với những người dân nông thôn tiêu sài ít hoặc chi tiêu hằng ngày như đi chợ mua thức ăn ... thì việc sử dụng hệ thống này chưa được tiện lợi nên theo tôi việc vẫn phải dùng tiền mặt để chi trả là không tránh được. Theo tôi mới bắt đầu thì vẫn là khuyến khích chứ không nên ép hoàn toàn việc sử dụng hệ thống này. Ho ten: Nguyễn Hữu Lộc Dia chi: Biên Hòa, Đồng Nai Tieu de: Sự thuận tiện khi sử dụng hệ thống thanh toán qua ngân hàng Noi dung: Theo ý kiến riêng của tôi thì chỉ có sự thông thoáng, thuận tiện khi sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng thì mới làm cho người dân yên tâm. Đó là quy luật. Những gì đi ngược với quy luật thì sẽ bị đào thải qua thời gian. Đúng là cần phải hướng các giao dịch thanh toán hiện nay theo phương thức thanh toán qua ngân hàng thay vì bằng tiền mặt (dễ khuyến khích các hành vi tiêu cực của xã hội). Tuy nhiên, không thể ép buộc bằng mệnh lệnh hành chính. Điều đó, sẽ cho thấy chúng ta đi ngược lại những gì mà Hiến pháp đã quy định về quyền của công dân. Đó cũng không phải là cách quản lý tốt nhất đối với một Nhà nước pháp quyền (mà chỉ cho thấy khi chúng ta không quản lý được thì cấm). Ho ten: Nguyễn Quốc Minh Dia chi: Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Email: [email protected] Tieu de: Các DNNN phải gương mẫu trong việc trả lương qua tài khoản cá nhân Noi dung: Tôi là 1 người làm thuê cho doanh nghiệp Nhà nước (theo cách gọi trước kia là CB-CNV) cũng không muốn dùng tiền mặt. Thế nhưng, thu nhập chính của tôi là từ lương ngoài ra không có các khoản thu từ nguồn thu khác, nếu muốn dùng thẻ rút tiền tự động thì cũng rất khó. Bởi lẽ muốn dùng thẻ rút tiền tự động thì trong tài khoản luôn có một số dư nhất định, mà việc này thì mà cứ phải đến ngân hàng nộp tiền vào tài khoản của mình thì thật bất tiện. Trong khi chưa có quy định bắt buộc DNNN phải trả lương cho người làm thuê. Theo tôi, để góp phần hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong xã hội, song song với việc các ngân hàng thương mại cần phải đầu tư, nâng cấp hệ thống rút tiền tự động và khắc phục các tồn tại như đã nêu ở bài viết trên thì cũng cần phải có những quy định phù hợp cho việc bắt buộc các DNNN trả lương cho người lao động qua tài khoản cá nhân. Dù sao thì trong nền kinh tế của VN hiện nay, DNNN vẫn là chủ đạo nên cần phải "gương mẫu" thực hiện những quy định của Nhà nước. Lượt xem Thanh toán không dùng tiền mặt: Cần hỗ trợ thuế Đánh giá 3693 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hội thảo Banking Vietnam lần 11 năm 2009 tại TP.HCM chủ đề “Công nghệ tin học với phổ biến dịch vụ ngân hàng hiện đại trong cộng đồng và xã hội” diễn ra ngày 1011/12/2009 có nội dung hướng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL), sự phát triển các điểm bán lẻ (Point of sales - POS). POS muốn được hỗ trợ thuế Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học NHNN cho biết về sự phát triển của ngành NH một số năm qua: “Ngành NH đã đạt tỷ lệ máy tính/đầu người là 80% (nghiệp vụ 100%); 98% máy tính kết nối mạng (LAN, WAN); 57% máy tính kết nối băng rộng; hơn 90% có tường lửa, hệ thống cảnh báo, ngăn chặn xâm nhập; 79% có mạng riêng ảo; 100% được phòng chống virus, 79% là hệ thống tự bảo vệ; hơn 85% có hệ thống dự phòng sẵn sàng cao; 6 NH đã xây dựng trung tâm dữ liệu hiện đại; bước đầu áp dụng chính sách an ninh theo chuẩn quốc tế; tỷ lệ đầu tư phần cứng/phần mềm là 65/35; tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính là 89%; sử dụng email trong công việc là 76%; lượt được đào tạo về CNTT toàn ngành các năm 2006, 2007, 2008 là 49%, 53%, 62%”. Theo ông Hùng, ngành NH đã đạt tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt 86%; tốc độ quay vòng đồng vốn giảm từ 3 - 5 ngày trong năm 2001 xuống còn 20 phút năm 2009. Toàn quốc đã có hơn 9.000 máy rút tiền tự động ATM và 27.000 POS, 19 triệu thẻ thanh toán. 25/49 tổ chức tín dụng trong nước có dịch vụ Internet Banking, Home Banking, SMS banking, Mobile Banking và Ví điện tử. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng CNTT chưa đều, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu; các chính sách, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện còn thiếu và chưa đồng bộ; chi phí đầu tư cộng rủi ro cao, một số nghiệp vụ ứng dụng còn hạn chế, thiếu liên kết… Trong nhiều mục tiêu phát triển đến năm 2015, ngành NH đề ra mục tiêu “thúc đẩy dịch vụ thanh toán, hệ thống NH chuyển sang sử dụng thẻ chip, mở rộng dịch vụ và mạng lưới chấp nhận thẻ (ATM/POS)”. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, phối hợp các bộ ngành và giao khu vực công đi tiên phong. “Để phát triển hệ thống thanh toán qua POS, NN cần hỗ trợ thuế”, ông Hùng đề nghị. Hướng mạnh về bán lẻ Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, dẫn số liệu từ cuộc khảo sát 35 NHTM trên địa bàn cho biết: các NH đã “trực tuyến toàn bộ” nhưng mới dừng ở kết nối giao dịch toàn hệ thống chứ chưa có chính sách phát triển sản phẩm - dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) ra công chúng. Cũng theo ông Dũng, 2.800 ATM với năng suất phục vụ trung bình mỗi máy 2.860 người ở TP.HCM như hiện nay đủ cho ngày thường và thiếu cho các dịp Tết, lễ. Cũng theo ông Dũng, để phát triển mạnh dịch vụ BL, các NHTM cần có thời gian ứng dụng công nghệ hoàn thiện ít nhất từ 3 - 5 năm và chiến lược dịch vụ tầm trung và dài hạn. Các NH phải tiếp tục đầu tư: hệ thống máy chủ và mạng đủ mạnh; bảo mật thông tin cho dịch vụ NHBL; hệ thống dữ liệu đáp ứng yêu cầu quản lý, quản trị rủi ro; phân bổ và sử dụng hợp lý hệ thống POS, ATM; ứng dụng chữ ký điện tử… Với cơ quan NN, ông Dũng kiến nghị: Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và thị trường dịch vụ NHBL; có chính sách hỗ trợ về thuế cho tổ chức nhận thanh toán tiền hàng qua hệ thống POS nhằm tạo điều kiện phát triển tiện ích thẻ thanh toán. Về phía bộ, ngành và NHNN cần: Xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL; xúc tiến liên kết hệ thống thanh toán; nghiên cứu xu hướng công nghệ và có những thông tin hỗ trợ cho ngành NH; xây dựng chuẩn mực hệ thống, giao thức dữ liệu, bảo mật để các NH tuân thủ khi triển khai công nghệ mới. Phiền toái thanh toán không dùng tiền mặt Cập nhật lúc : 10:24 AM, 10/08/2009 Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cả khách và hệ thống ngân hàng không tốn chi phí cho việc bảo quản, kiểm đếm tiền mặt. Tuy nhiên, do hạ tầng kỹ thuật yếu kém, chưa đồng bộ nên nhiều trường hợp không dùng tiền mặt lại hóa đắt đỏ. >> Triển khai mô hình thanh toán bằng ví điện tử >> Thí điểm dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử >> Bắt đầu thời của 'ví điện tử' tại Việt Nam Lắm rủi ro Bà Lã Phương Di, quận Bình Tân, TP HCM, mua chiếc máy tính xách tay hiệu Lenovo tại Công ty Thế Giới Di Động trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), với giá 7,2 triệu đồng. Vì mang thiếu tiền mặt (một triệu đồng) và do công ty này chấp nhận cho chuyển khoản, bà Di đã gọi điện nhờ người thân trả số tiền trên trực tiếp vào tài khoản của công ty. Tuy nhiên, việc chuyển khoản không thành vì khi đang thực hiện giao dịch thì windows của máy ATM bị lỗi. “Ngoài việc phải chạy tới ngân hàng làm bảng tường trình, nhờ xác minh lại số tiền trên, hơn một tháng sau mới nhận được tiền bị kẹt trong máy ATM”, bà Di bức xúc. Nhiều đơn vị không dám thực hiện chuyển khoản vì sợ sự cố máy tính. Ảnh: TNLinh. Giám đốc một doanh nghiệp tại TP HCM cũng cho rằng, hầu hết trong các thương vụ làm ăn của mình chị đều thực hiện theo phương châm “tiền trao, cháo múc” vì rất sợ xảy ra “sự cố” phát sinh khi chuyển tiền qua tài khoản. Theo Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6, cả nước đã có 8.800 máy ATM, với hơn 17 triệu thẻ ATM đang được lưu hành. Song trên thực tế, đa số người dân chỉ sử dụng thẻ ATM để… rút tiền. Ông Tạ Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, cho rằng, do hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt còn nghèo nàn và kém hiệu quả; chất lượng, tiện ích và tính đa dạng của các dịch vụ thanh toán chưa phong phú nên người dân và doanh nghiệp chưa “mặn mà” với hình thức thanh toán này. Ở góc độ khác, ông Nguyễn Hoàng Ly, Tổng giám đốc Công ty Vietunion, đơn vị quản lý ví điện tử Payoo, cho rằng: “Hiện, nền kinh tế Việt Nam sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa phổ biến do lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin khi đưa thông tin thẻ vào giao dịch trên mạng. Ngoài ra, họ cũng ngại thanh toán không dùng tiền mặt do phải tốn phí giao dịch”. Hơn nữa, những dịch vụ mới trong thanh toán như mobile banking, Internet banking, ví điện tử…mới chỉ có ít đơn vị triển khai, không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nhiều tiện ích nhưng dân vẫn ngại Ông Tuấn cho biết, hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt chỉ mới dừng lại ở khâu trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách, với khoảng 1,1 triệu người. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đã rục rịch triển khai việc trả lương qua tài khoản cho nhân viên. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đang triển khai đề án phối hợp giữa ngành Thuế - Kho bạc - Hải quan với các ngân hàng thương mại nhằm thu nộp ngân sách được nhanh chóng, chính xác; hạn chế sử dụng tiền mặt trong thu, nộp thuế… Tuy nhiên, để thực hiện trên diện rộng quy trình này, hệ thống ngân hàng đang gặp trở ngại khi công nghệ giữa các hệ thống khác biệt nhau. Do vậy, Bộ Tài chính cần xây dựng một cơ sở dữ liệu dùng chung, kết nối hệ thống thanh toán của các ngân hàng, các trang thương mại điện tử lại với nhau. Ông Ly cho biết, tại Viê êt Nam hiện có 92% doanh nghiệp có kết nối internet, 82% trong số đó dùng ADSL và đã có 62.000 website được cấp tên miền… Do vậy, viê êc thanh toán các loại hóa đơn như điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp và tiến đến là thanh toán lê ê phí, thuế cho các dịch vụ công qua các phương tiện điện tử và qua mạng đang là mối quan tâm của nhiều người dân. Thanh toán không dùng tiền mặt: Vì sao chưa thể phổ cập? Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện chưa phát triển mạnh, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Còn những trường hợp dùng thẻ ATM chủ yếu chỉ để...rút tiền mặt thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Hơn 17 triệu thẻ ATM đang lưu hành Theo thống kê, thị trường thẻ thanh toán Việt Nam phát triển rất mạnh trong vài năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CTTTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách. ông Lê Đào Nguyên, Phó tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV cho biết, sau 1 tháng thực hiện thí điểm thu ngân sách tại thành phố Hải Dương, BIDV đã thực hiện được 3.000 khoản với số tiền trên 28 tỷ đồng. Điều này cho thấy, việc ngân hàng thu hộ ngân sách đã có những ảnh hưởng, tác động tích cực đối với các đối tượng tham gia quy trình thu nộp. Bà Nguyễn Thị Học, Phó trưởng ban Kê khai Thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, thời gian vừa qua Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước đã phối hợp với Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ký thoả thuận hợp tác và triển khai thí điểm phối hợp thu ngân sách tại một số địa bàn. Kết quả đạt được ban đầu tương đối tốt cho ngành Tài chính và cho người nộp thuế, đồng thời thông qua dịch vụ này, các ngân hàng cũng có điều kiện quảng bá các dịch vụ của các ngân hàng tới người nộp thuế. Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Bùi Quang Tiên cho biết, tính đến thời điểm này, tỷ trọng tiền mặt /tổng phương tiện thanh toán chỉ còn khoảng 14%, giảm đáng kể so với con số 16,36% của năm 2007. Tính đến cuối tháng 6.2009, toàn thị trường có 8.800 máy ATM; hơn 17 triệu thẻ ATM đang được lưu hành với 176 thương hiệu do 41 tổ chức phát hành. Ngân hàng Nhà nước cho biết, số đơn vị trả lương qua tài khoản vào đầu năm 2009 đã tăng gấp 4 lần so với một năm trước đó, với trên 1, 132 triệu người nhận lương qua tài khoản. Như vậy, so với mục tiêu đề ra, về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã hoàn thành mục tiêu. Tìm hiểu thêm Ai hưởng lợi? Khi VND giảm giá Đồng đô la Mỹ vẫn suy yếu. Vì sao? Lịch sử ra đời máy ATM Bàn về quy định thanh toán qua ngân hàng và khấu trừ thuế GTGT đầu vào Sức mạnh phi thường của đồng tiền! Ưu và nhược điểm của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi Về vấn đề này, ông Tạ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước nói riêng và trong nền kinh tế nói chung đang có xu hướng giảm dần. Theo ông Tuấn, về phía Kho bạc Nhà nước, nên kiểm soát chặt các nội dung chi bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính, gắn kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt với kiểm soát chi NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN. Ngoài ra, cũng thực hiện chi trả cá nhân qua thẻ ATM, đặc biệt là từng bước thực hiện các phương thức thanh toán hiện đại: song phương điện tử, bù trừ điện tử. Tại hội thảo về Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu khẳng định, thanh toán không dùng tiền mặt đã giúp khách hàng và hệ thống ngân hàng không tốn chi phí cho việc bảo quản, kiểm đếm tiền mặt. Ngoài ra, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp gia tăng sự an toàn, cũng như tính minh bạch của các giao dịch, phù hợp với tiêu chuẩn và điều kiện của các định chế tài chính quốc tế. Vẫn còn nhiều bất cập Mặc dù việc nộp thuế qua hệ thống ngân hàng được người nộp thuế ủng hộ nhưng ông Lê Đào Nguyên cho biết, để thực hiện trên diện rộng quy trình này, hệ thống ngân hàng đang gặp không ít trở ngại. Ví dụ như sự khác biệt về công nghệ giữa các hệ thống và việc hạn chế mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, theo các quy định hiện hành, Kho bạc Nhà nước chỉ được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và chỉ được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại quốc doanh tại nơi không có Ngân hàng Nhà nước. Chia sẻ quan điểm trên, ông Bùi Quang Tiên cũng cho rằng, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện chưa phát triển mạnh, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Mặc dù số lượng cá nhân sử dụng thẻ ATM đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010, nhưng trên thực tế, những trường hợp dùng thẻ ATM chủ yếu chỉ để... rút tiền mặt thanh toán hàng hoá, dịch vụ. ông Tiên nói, nguyên nhân là do chất lượng, tiện ích mới trong thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến chưa được triển khai mạnh. Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như mobile banking, Internet banking... mới chỉ dừng ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng. Tìm hiểu thêm Ai hưởng lợi? Khi VND giảm giá Đồng đô la Mỹ vẫn suy yếu. Vì sao? Lịch sử ra đời máy ATM Bàn về quy định thanh toán qua ngân hàng và khấu trừ thuế GTGT đầu vào Sức mạnh phi thường của đồng tiền! Ưu và nhược điểm của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi Nhiều chuyên gia bày tỏ, sở dĩ việc thanh toán dùng tiền mặt vẫn diễn ra phổ biến tại Việt Nam là do hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán còn nghèo nàn và kém hiệu quả. Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng của các dịch vụ thanh toán còn chưa phong phú. Tỷ trọng thanh toán chi trả cá nhân qua thẻ ATM vẫn còn thấp. ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế đề xuất, Bộ Tài chính cần xây dựng được cơ sở dữ liệu dùng chung. Hiện nay, các dự án hiện đại hoá công tác quản lý thu chi ngân sách của các hệ thống thuế, hải quan mới ở giai đoạn khởi động. Với những dự án công nghệ thông tin lớn này thì phải 3 đến 4 năm nữa, ngành tài chính sẽ có được cơ sở dữ liệu dùng chung về thu chi ngân sách.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan