Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh quảng n...

Tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh quảng ninh

.PDF
122
111
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM DUY PHÚ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - NĂM 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM DUY PHÚ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨTHEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ĐÌNH LONG THÁI NGUYÊN - NĂM 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu được sử dụng trong chuyên đề này là xác thực đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, vì vậy mọi đánh giá, nhận xét được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân tôi. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Duy Phú ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tàitôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Đỗ Đình Long. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Duy Phú iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Đóng góp của Luận văn ................................................................................ 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCĐỐI VỚI DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH ....................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch ........... 5 1.1.1. Khái niệm cơ bản về lưu trú, dịch vụ lưu trú du lịch .............................. 5 1.1.2.Quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch.......................................... 10 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước dịch vụ lưu trú ............... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ................... 21 1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh ............................................................................... 26 Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 28 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 28 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 28 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 30 iv 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 31 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 31 Chương 3:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ LƯU TRÚDU LỊCH TẠI TỈNH QUẢNG NINH ....................................... 34 3.1. Khái quát tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh ......................... 34 3.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh .............................................. 34 3.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................. 35 3.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa ................................................................... 36 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch của Quảng Ninh ........................................ 37 3.2.1. Thực trạng hoạt động du lịch của Quảng Ninh ..................................... 37 3.2.2. Thực trạng các loại hình lưu trú ở Quảng Ninh hiện nay ..................... 41 3.2.3. Thực trạng đội ngũ lao động thuộc hệ thống dịch vụ lưu trú du lịch ... 42 3.2.4. Thực trạng công tácđào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............................................. 44 3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................................. 48 3.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong quản lý dịch vụ lưu trú du lịch của tỉnh Quảng Ninh ...... 48 3.3.2. Công tác tổ chức điều hành quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch........................................................................................................ 50 3.3.2.2. Phân loại, xếp hạng số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ..... 55 3.3.3. Quản lý công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội trong cơ sở dịch vụ lưu trú .............................................................................................................. 65 3.3.4. Quản lý của nhà nước về khách lưu trú du lịch .................................... 70 3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 74 3.4.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................... 74 v 3.4.2. Các yếu tố về kinh tế xã hội .................................................................. 75 3.4.3. Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển .............................................. 76 3.4.4. Các yếu tố thuộc về sự phát triển của các cơ sở lưu trú du lịch ........... 77 3.4.5. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ................... 79 3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch theo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 79 3.5.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 79 3.5.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh ............................................................................................... 83 3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 86 Chương 4:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI TỈNH QUẢNG NINH ................... 87 4.1. Cơ sở định hướng giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 87 4.1.1.Quan điểm phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh ........................... 87 4.1.2. Mục tiêu phát triển của Ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh ..................... 88 4.1.3.Phương hướng phát triển các loại hình dịch vụ lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 89 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 92 4.2.1.Bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sác, quy hoạch, kế hoạch trong quản lý dịch vụ lưu trú du lịch của tỉnh........ 92 4.2.2.Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý dịch vụ lưu trú du lịch của tỉnh ........................................... 94 4.2.3.Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch ............................................................... 96 vi 4.2.4.Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh .......................................... 100 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 102 4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ............................................................... 102 4.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch .......................... 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 110 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CSLTDL Cơ sở lưu trú du lịch ĐVT Đơn vị tính LTDL Lưu trú du lịch QLNN Quản lý nhà nước VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Số lượng khách du lịch và tổng doanh thu du lịchở QuảngNinh giai đoạn 2016- 2017 .................................................................... 37 Bảng 3.2. Khảo sát mức độ phù hợp đường lối phát triển du lịchcủa Nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh ............................................................... 49 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát đánh giá QLNN về dịch vụ lưu trú du lịch ......... 62 Bảng 3.4: Khảo sát tiêu chí bảo vệ môi trường của dịch vụ lưu trú du lịch ... 68 Bảng 3.5. Giá phòng trung bình và ngày lưu trú bình quân của khách du lịchtại tỉnh Quảng Ninh năm 2017................................................ 70 Bảng 3.6: Tổng số khách và thời gian lưu trú bình quân năm 2017 so với năm 2016 ....................................................................................... 71 Bảng 3.7: Khảo sát QLNN về hoạt động kinh doanh LTDL .......................... 73 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1: Lượng khách du lịch đến một số địa danh nổi tiếngở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2017 ........................................................ 38 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch năm 2017 ............................................................................................ 42 Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát ý kiến về chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Ninh ................................................. 43 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu khách sạn 3-5 sao trên địa bàntỉnh Quảng Ninh năm 2017 ............................................................................ 56 Biểu đồ 3.5: So sánh số lượng khách sạn 3 - 5 sao và cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Đà Nẵng năm 2017. ..... 57 Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ khách sạn 1 - 2 sao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninhtrong 6 tháng đầu năm 2017 ................................................................. 59 Biểu đồ 3.7: Khảo sát các loại hình cơ sở lưu trú ........................................... 61 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn. Trên cơ sở nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, nền tảng pháp lý không ngừng được cải thiện và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngành du lịch Việt Nam đã và đang nỗ lực từng bước khẳng định mình với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn; đóng góp ngày càng tích cực vào quá trình phát triển chung của đất nước, cũng như của du lịch quốc tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch, những năm qua Du lịch Quảng Ninh cũng đã có những bước phát triển đột phá. Để có được những thành tựu đó, tỉnh Quảng Ninh đã chủ trương lựa chọn phát triển dịch vụ lưu trú du lịch làm khâu đột phá để thay đổi diện mạo của Du lịch Quảng Ninh. Bởi lẽ, dịch vụ lưu trú đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm hài lòng du khách trong một chuyến du lịch. Các loại cơ sở lưu trú du lịch đã và đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ bổ sung trong cơ sở lưu trú du lịch đang ngày càng góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch địa phương. Những năm gần đây Quảng Ninh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4-5 sao. Hàng loạt các dự án do các nhà đầu tư, quản lý khách sạn hàng đầu Việt nam và quốc tế đã và đang được triển khai,nhiều sản phẩm du lịch quy mô lớn, thương hiệu đẳng cấp, đạt chất lượng cao đã ra đời như: VinPearl Hạ Long, Mường Thanh Luxury Quảng Ninh, Novotel Hạ Long, Sheraton Hạ Long, Double Tree by Hilton, Mellia Ha Long Hotel và một số lượng lớn tàu thủy lưu trú du lịch chất lượng cao như Au Co Cruises, Paradise Cruise lines, Victory Cruises, Indochina Sails… cung cấp dịch vụ lưu trú trên vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả khả quan đó, trước thực trạng phát triển quá nhanh và đa dạng, hoạt động lưu trú du lịch cũng bộc lộ nhiều 2 hạn chế, bất cập. Nhiều cơ sở lưu trú hoạt động tự phát, chưa chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, gây ô nhiểm môi trường. Đặc biệt mảng dịch vụ tầu thủy lưu trú trên vịnh Hạ Long. Sau một thời gian dài do thiếu qui hoạch cụ thể, lỏng lẻo trong khâu cấp phép nên đã phát triển tự phát, một số lượng lớn tầu thủy lưu trú được đóng mới ồ ạt và đưa vào hoạt động gây nên tình trạng tự lộn xộn, cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng dịch vụ không như cam kết dẫn đến những hậu quả như ô nhiễm mặt nước khu vực Vịnh Hạ Long, tàu bị chìm đắm, cháy do chất lượng xuống cấp không đủ các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy … làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu của điểm đến du lịch Quảng Ninh. Để thực hiệnchủ trương lựa chọn phát triển dịch vụ lưu trú du lịch làm khâu đột phá để thay đổi diện mạo của Du lịch Quảng Ninh thì hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của Quảng Ninh phải thực sự phát triển ổn định, bền vững, phát triển mạnh cả về lượng và chất, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế. Đáp ứng các yêu cầu nhu cầu phát triển thì ngoài nỗ lực của các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch (chủ CSLTDL) thì công tác quản lý nhà nước cũng cần phải tăng cường hơn nữa. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch tại tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch. 3 - Phân tích thực trạng dịch vụ lưu trú du lịch, công tác quản lý nhà nước của ngành du lịch đối với dịch vụ lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch và những vấn đề có liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tại tỉnh Quảng Ninh. - Về thời gian:Do tính chất phát triển mạnh mẽ, nhạy cảm của ngành lưu trú du lịch và sự biến động không ngừng của kinh tế thế giới, kinh tế khu vực và ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu, tham khảo và đánh giá các số liệu, tài liệu đã công bố chủ yếu từ năm 2016 đến năm 2017. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lưu trú du lịch, thực trạng phát triển của dịch vụ lưu trú du lịch và về công tác quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. 4. Đóng góp của Luận văn Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch. Kết quả này kỳ vọng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch nói riêng và kinh tế nói chung. Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú sẽ góp phần giúp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch (chủ cơ sở lưu trú du 4 lịch) có bức tranh tổng thể trong lĩnh vực phát triển ngành nghề kinh doanh dịch vụ này để có những quyết định trong công tác điều hành doanh nghiệp phát triển đúng hướng, đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Những giải pháp đề xuất có cơ sở khoa học nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch cũng là những tài liệu tham khảo có giá trị đối với, Sở Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3:Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch ở tỉnh Quảng Ninh Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ lưu trú du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dịch vụ lưu trú du lịch 1.1.1. Khái niệm cơ bản về lưu trú, dịch vụ lưu trú du lịch 1.1.1.1. Khái niệm lưu trú, dịch vụ lưu trú du lịch Theo Từ điển Tiếng Việt “lưu trú” có nghĩa là “ở lại”, Từ điển trực tuyếnwww.informatik.uni-leipzig.de định nghĩa “lưu trú” là “ở tạm”, Từ điển Tiếng Việt www.vi.wikitionary.org thì “lưu trú” cũng được khái niệm là “ở tạm”. Bên cạnh đó, lưu trú còn được hiểu là việc một người ở lại trong thời gian nhất định tại một địa phương không phải là nơi cư trú của mình. - Dịch vụ lưu trú du lịch: Là dịch vụ cho thuê buồng ngủ và một sốdịch vụ bổ sung cho khách du lịch trong thời gian họ lưu lại tạm thời tại cơ sở kinhdoanh lưu trú du lịch nhằm mục đích có lãi. Các dịch vụ bổ sung trong kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm các dịch vụ bổsung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc, trong đó các dịch vụ bổ sungbắt buộc là những dịch vụ mà các cơ sở lưu trú bắt buộc phải cung cấp cho kháchtheo quy định trong hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú của các quốc gia. Số lượng và sựđa dạng của các dịch vụ bổ sung bắt buộc trong kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch tùy thuộcvào từng cấp hạng và từng loại hình của cơ sở lưu trú du lịch. Ngoài ra, các cơ sở lưu trú du lịch có thể cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung không bắt buộc khác mà không có trong quy định tiêu chuẩn xếp hạng quốc gia tương ứng cho thứ hạng của cơ sở lưu trú du lịch nếu như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có nhu cầu và nằm trong khuôn khổ chophép của pháp luật hiện hành. 1.1.1.2. Khái niệm và phân loại cơ sở lưu trú du lịch - Theo ISO 18153-2003: Thuật ngữ khách sạn và các loại hình khác của cơ sở lưu trú du lịchcủa Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tếthì khái niệm cơ sở lưu trú có nghĩa là nơi cung cấp tối thiểu hai dịch vụ: (i) ngủ và (ii) các trang thiết bị vệ sinh. 6 - Theo Luật Du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14 năm 2017: Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. - Qua các quan điểm nêu trên, trong phạm vi luận văn này, chúng ta có thể đưa ra và hiểu thêm một định nghĩa về cơ sở lưu trú du lịch như sau: Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ lưu trú du lịch (tối thiểu hai dịch vụ: (i) ngủ và (ii) các trang thiết bị vệ sinh) phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. - Phân loại cơ sở lưu trú du lịch Cơ sở lưu trú du lịch có thể được phân loại theo các cách khác nhau tùy theo tiêu chí phân loại như theo loại hình, qui mô, vị trí, chủ sở hữu … Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng cách phân loại cơ sở lưu trú du lịch theo Luật du lịch 2017 và theo Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 “Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch”. Theo đó: Khách sạn(hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau: - Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch. Ví dụ: Charming city Hotel Taipei; Novotel Amsterdam City Hotel; Royal City Hotel Mandalay... - Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort)là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của du khách. Trong đó bungalow là một dạng nhà trọ làm bằng gỗ hay các vật liệu nhẹ được lắp ghép lại với nhau. Cơ sở lưu trú này thường thấy tại các vùng ven biển hay các vùng núi, các điểm nghỉ mát. Bungalow có thể được bố trí đơn lẻ thành cụm hoặc tập trung theo một quy hoạch cụ thể. Nội 7 thất của loại hình cơ sở lưu trú không được sang trọng nhưng lại đầy đủ cho sinh hoạt gia đình hay tập thể. Loại hình này có đối tượng phục vụ là các gia đình, hiện nay ở nước ta loại hình này vẫn chưa phát triển. - Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước. Ví dụ: Park Hyatt Saigon ở TP. Hồ Chí Minh, Sofitel Metropole ở Hà Nội. - Khách sạn bên đường (motel)là một dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, có kiến trúc thấp tầng (thường chỉ có một tầng) phục vụ khách đi bằng phương tiện riêng (xe con, xe máy...) tại cơ sở lưu trú này có bộ phận bảo dưỡng, kiểm tra sửa chữa xe cho khách. Đối tượng phục vụ của loại hình này thường là khách có thu nhập trung bình. Ở nước ta loại hình này còn chưa phát triển. Làng du lịch (holiday village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch. Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch. Ví dụ: Biệt thự Đà Lạt Edensee vip, Biệt thự Đà Lạt Edensee Mimoda Supperior, Biệt thự Vũng Tàu-196A... Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch. Ví dụ: Căn hộ du lịch Côn Đảo, du lịch căn hộ gia đình Thụy Sĩ-Pari, căn hộ Mỹ Đức (Chung cư Mỹ Đức Bình Thạnh). 8 Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.Camping là một khu vực mà ở đó người ta phân lô theo một quy hoạch nhất định. Tại các lô này bằng các vật liệu khác nhau người ta tạo nên các nền (ximăng, chất dẻo, gỗ, tre...) đoàn du khách cần chọn một địa điểm để dựng lều trại. Đại đa số các loại cơ sở lưu trú này đều có kho cho thuê các trang thiết bị cần thiết để qua đêm: lều, bạt, chăn, màn... Loại hình này thường được sinh viên ưa chuộng. Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, cara-van (caravan), lều du lịch. Thực tiễn tại các quốc gia trên thế giới, cách phân loại của một số tài liệu về quản trị kinh doanh khách sạn và định hướng phân loại của Tổ chức Du lịch Thế giới thì một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác như nhà nghỉ du lịch, làng du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch và nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê,... ít có sự phân biệt, chia nhỏ về loại hình. Khách sạn là loại hình phổ biến nhất nên việc phân loại được các quốc gia chú trọng, việc phân loại này góp phần đưa hình ảnh, chất lượng khách sạn đến gần hơn với khách du lịch và khách dự kiến có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại khách sạn. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia có cách khái quát, định hướng tên gọi cơ sở lưu trú du lịch của mình một cách khác nhau nhằm tạo thuận tiện cho việc triển khai công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực. Trong khu vực ASEAN, Thái Lan phân loại cơ sở lưu trú du lịch thành khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ 9 cho thuê và nhà nghỉ du lịch; Malaysia chia cơ sở lưu trú du lịch thành khách sạn, nhà nghỉ du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ cho khách du lịch thuê, ký túc xá, nhà trọ du lịch. Như vậy, đối tượng quản lý được chú trọng nhất và chủ yếu nhất vẫn là khách sạn. Về cơ bản, khách sạn được phân thành các đối tượng như sau: Phân loại khách sạn theo vị trí địa lý: - Khách sạn thành phố; - Khách sạn nghỉ dưỡng; - Khách sạn ven đô; - Khách sạn ven đường; - Khách sạn sân bay. Phân loại khách sạn theo quy mô: - Khách sạn quy mô lớn; - Khách sạn quy mô vừa; - Khách sạn quy mô nhỏ. Tuy nhiên thế nào là khách sạn quy mô lớn, thế nào là khách sạn quy mô vừa, khách sạn nào là quy mô nhỏ vẫn phụ thuộc vào các quốc gia khác nhau. Đơn vị định lượng quy mô thì tại mỗi quốc gia, quy định có những sự khác biệt. Nhìn chung, các nước thường căn cứ vào số lượng buồng và số lượng dịch vụ để xác định quy mô của khách sạn. Ví dụ: Tại Mỹ, khách sạn có từ 500 buồng được xếp vào loại quy mô lớn; từ 125 buồng tới cận 500 buồng có quy mô trung bình; còn khách sạn có dưới 125 buồng là khách sạn có quy mô nhỏ. Tại Việt Nam: Khách sạn có thứ hạng 5 sao, được gọi là có quy mô lớn, có từ 100 buồng trở lên; khách sạn có quy mô trung bình là khách sạn có từ 50 buồng tới cận 100 buồng; còn khách sạn dưới 50 buồng được gọi là quy mô nhỏ. + Phân loại theo mức cung cấp dịch vụ của khách sạn - Khách sạn sang trọng;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan